LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu và nghiên cứu, đến nay luận văn “ Nghiên
cứu yếu tố thủy lực khi xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công phục vụ cho
xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện”
đã hoàn thành và đáp ứng được các yêu
cầu đề ra.
Với thành quả đạt được, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
quý thầy cô Trường Đại học Thủy lợi trong thời gian qua đã truyền đạt kiến thức
khoa học, kinh nghiệm thực tế cho tác giả luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Trung tâm nghiên cứu thủy lực đã tạo điều kiện, giúp đỡ
tác giả tham gia, thực hiện thí nghiệm mô hình thủy lực và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy
TS.Nguyễn Đăng Giáp và PGS.TS.Trần Quốc Thưởng đã hướng dẫn tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm tạ tấm lòng, sự hy sinh, hỗ trợ của những người thân đã
động viên giúp đỡ tác giả luận văn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Trương Văn Đô
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trương Văn Đô
Học viên lớp: CH19C21
Đề tài luận văn cao học “ Nghiên cứu yếu tố thủy lực khi xả lũ thi công qua
đập đá đổ đang thi công phục vụ cho xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện”
được Trường đại học Thủy lợi Hà Nội giao cho học viên Trương Văn Đô dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Đăng Giáp và PGS.TS Trần Quốc Thưởng đến nay
đã hoàn thành.
Tôi xin cam đoan với Khoa Công trình và Phòng Đào tạo đại học và sau đại
hoc Trường đại học Thủy lợi đề tài nghiên cứu này là công trình của cá nhân tôi./.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Trương Văn Đô
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DẪN DÒNG THI CÔNG 4
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN DÒNG THI CÔNG 4
1.1.1. Dẫn dòng qua cống ngầm 4
1.1.2. Dẫn dòng qua tuy nen 5
1.1.3. Phương pháp đắp đê quai ngăn dòng nhiều đợt 7
1.2. TỔNG QUAN VỀ XẢ LŨ THI CÔNG QUA ĐẬP ĐÁ ĐỔ ĐANG THI
CÔNG (ĐẮP DỞ) Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 7
1.2.1. Trên thế giới 7
1.2.2. Ở Việt Nam 26
1.3. TÍNH TOÁN DẪN DÒNG 34
1.3.2. Công thức tính toán 34
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH HÓA VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH 41
2.1. LUẬT TƯƠNG TỰ CỦA MÔ HÌNH THỦY LỰC CÔNG TRÌNH 41
2.1.1. Khái niệm về tương tự cơ học 41
2.1.2. Định luật FRUT (Định luật Tương tự trọng lực) 45
2.1.3. Định luật REYNOL 48
2.2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH 52
2.2.1. Tỷ lệ mô hình 52
2.3. PHẠM VI MÔ HÌNH 53
2.4. BỐ TRÍ ĐO ĐẠC 53
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM 55
2.6. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM 55
2.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. KHÁI QUÁT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 59
3.2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP HỢP LÝ 60
3.2.1. Xác định chiều dài phun xa trên bậc nước 2.25m. 60
3.2.2. Xác định đường mặt nước dọc công trình 65
3.2.3. Xác định vận tốc dòng chảy 66
3.2.4. Chọn cao trình đỉnh đập hợp lý. 67
3.3. NGHIÊN CỨU CHIỀU DÀI BẬC 4M, CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP 45M . 67
3.3.1. Xác định chiều dài phun xa trên bậc nước 68
3.3.2. Xác định vận tốc dòng chảy 70
3.4. KẾT QUẢ CHỌN CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP VÀ CHIỀU DÀI BẬC
NƯỚC 71
3.4.1. Chọn cao trình đỉnh đập 71
3.4.2. Chiều dài dòng phun trên bậc 74
3.4.3. Chọn hình thức công trình xả lũ thi công 74
3.4.4. Kết luận 75
3.4.5. Nghiên cứu chế độ thủy lực với cao trình đỉnh 45m và bậc dài 2.25m
75
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83
3.5.1. Nhận xét chung 83
3.5.2. Những đóng góp của tác giả 84
3.5.3. Đề nghị 84
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 85
4.2. TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ 85
4.3. KIẾN NGHỊ 85
4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU TIẾP: 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Lựa chọn bố trí công trình tháo trong công trình đầu mối. 13
Hình 1.2: Tính toán dốc nước gia cố lòng dẫn bằng đá lớn, đá khối. 15
Hình 1.3: Kết cấu gia cố mái hạ của đập đá đổ 16
Hình 1.4: Gia cố mái hạ của đập đá đổ 17
Hình 1.5: Kết cấu gia cố và mặt cắt đập Liên Hoa vượt lũ năm 24
Hình 1.6: Sơ họa cắt dọc tuyến dẫn dòng phương án chọn 27
Hình 1.7: Cắt dọc thân đập đá đổ đắp dở 32
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng mô hình 56
Hình 2.2: Sơ đồ đo thông số thủy lực, bậc dài 2.25m 57
DANH MỤC ẢNH CHỤP
Ảnh 1.1: Công trình thủy điện Tuyên Quang 28
Ảnh 1.2: Lũ chảy qua đê quai thượng lưu (Thủy điện Tuyên Quang) 29
Ảnh 1.3: Lũ chảy qua cống dẫn dòng và đê quai thượng lưu (Thủy điện Tuyên Quang) 29
Ảnh 1.4: Mô hình mặt cắt đập đá đổ dạng bậc nước nhiều cấp 32
Ảnh 1.5: Mô hình mặt cắt đập đá đổ đắp dở và đê quai hạ lưu 32
Ảnh 3.1: Mô hình mặt cắt - lòng cứng 59
Ảnh 3.2: Nước nhảy ở hạ lưu đập. 65
Ảnh 3.3: Mô hình nhìn từ hạ lưu 68
Ảnh 3.4: Mô hình mặt cắt- lòng cứng, bậc dài 4m 68
Ảnh 3.5: Dòng chảy vượt ngoài mũi bậc dài 4m, Q= 2000 m
3
/s 69
Ảnh 3.6: Mô tả đá hộc bảo vệ mặt đập 72
Ảnh 3.7: Dòng chảy hạ lưu đập Q= 1000 m
3
/s, ∇45m. 78
Ảnh 3.8: Dòng chảy hạ lưu đập Q= 4500 m
3
/s, ∇45m. 78
Ảnh 3.9: Mô hình lòng cứng bậc dài 2.25m, ∇50m. 79
Ảnh 3.10: Dòng chảy hạ lưu đập Q =1000 m
3
/s, ∇50m. 79
Ảnh 3.11: Mô hình lòng cứng bậc dài 2.25m, ∇48m. 80
Ảnh 3.12: Dòng chảy hạ lưu đập Q =1000 m
3
/s, ∇48m. 80
Ảnh 3.13: Học viên thao tác đo đạc ở mô hình 81
Ảnh 3.14: Học viên thao tác đo đạc ở mô hình 82
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một số cống dẫn dòng 4
Bảng 1.2: Một số tuynen dẫn dòng trên thế giới 6
Bảng 1.3: Phương thức dẫn dòng thi công vượt lũ một phần đập bê tông bản mặt và
chọn tiêu chuẩn vượt lũ 20
Bảng 1.4: Thông số thủy lực của mặt đập tràn nước 23
Bảng 1.5: Thông số dẫn dòng 27
Bảng 1.6: Các thông số cơ bản 27
Bảng 1.7: Sơ đồ dẫn dòng thi công 31
Bảng 2.1: Tỷ lệ các đại lượng 52
Bảng 2.1a: Lưu lượng thực tế và mô hình 52
Bảng 3.1: Kết quả đo dòng phun trên bậc dài 2,25 m của mái đập- mô hình mặt cắt -
Tỷ lệ: 1/40 61
Bảng 3.2: Kết quả đo dòng phun trên bậc dài 2,25 m của mái đập - mô hình mặt cắt
- Tỷ lệ: 1/40 62
Kịch bản 2: Đập chính chịu lực là chính 62
Trường hợp 1: Cao trình đỉnh đập 48.0; mô hình lòng cứng 62
Bảng 3.3: Kết quả đo dòng phun trên bậc dài 2.25 m của mái đập- mô hình mặt cắt
- Tỷ lệ: 1/40 63
Bảng 3.4: Thông số nước nhảy sau đập chính 64
Bảng 3.5: Chênh lệch cột nước đầu và cuối đỉnh đập (m) 65
Bảng 3.6: Độ dốc đường mặt nước trên đỉnh đập (i) 66
Bảng 3.7: Vận tốc dòng chảy (m/s) với Q =4500 (m
3
/s) 66
Bảng 3.8: Vận tốc dòng chảy (m/s) với Q =6500 (m
3
/s) 67
Bảng 3.9: Kết quả đo dòng phun trên bậc dài 4 m của mái đập - mô hình mặt cắt -
Tỷ lệ: 1/40 70
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Sau giai đoạn chặn dòng sông của những công trình thủy lợi, thủy điện
lớn là giai đoạn xả lũ thi công. Sự thành bại của việc xả lũ thi công nhất là đối
với các công trình đập chính là đá đổ có một ý nghĩa rất quan trọng.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, bên cạnh vấn đề kỹ
thuật, vốn đầu tư cho công trình là một trong những tiêu chí hàng đầu để lựa
chọn các giải pháp xây dựng, thi công công trình.
Phương án xả lũ thi công hợp lý có liên quan mật thiết với việc thiết kế,
bố trí tổng thể công trình đầu mối, hệ thống đê quai thượng, hạ lưu, tuynel
dẫn dòng tạm thời, cống, tuynel thủy điện Quy mô các công trình này
thường rất lớn, chi phí rất tốn kém, vấn đề xử lý kỹ thuật cũng gặp nhiều khó
khăn.
Ngày nay, các đập lớn, kiên cố xây dựng bằng vật liệu đá đổ, bê tông
đầm lăn đang được áp dụng rộng rãi, mở ra một hướng phát triển cho giải
pháp xả lũ thi công qua đập đắp dở, giúp giảm quy mô và chi phí cho công
trình dẫn dòng thi công.
Trong giai đoạn dẫn dòng này thường sử dụng tuynel dẫn dòng xả một
phần lưu lượng lũ, lưu lượng còn lại được xả qua đập đá đổ đang đắp dở.
Ở nước ta hiện nay có những công trình thủy lợi, thủy điện lớp áp dụng
pgiải pháp dẫn dòng thi công qua đập đá đổ đắp dở như : Công trình thủy điện
Tuyên Quang (Na Hang) xả lũ thi công với lưu lượng thiết kế P5% khoảng
4400m
3
/s, công trình xả lũ thi công qua đập đá đổ đắp dở Cửa Đạt với lưu
lượng Q5% = 4500m
3
/s và sắp tới còn có nhiều công trình khác.
Tuy vậy, sự hiểu biết, kinh nghiệm thiết kế cũng như các quy phạm, chỉ
dẫn thiết kế về vấn đề này còn rất hạn chế cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
Giữ ổn định cho đoạn đập đá đổ khi xả lũ thi công mỗi công trình dùng
công nghệ khác nhau bằng các biện pháp gia cố là một vấn đề quan trọng. Do
2
đó, việc xác định các yếu tố gây mất ổn định cho đoạn đập đá đổ khi xả lũ thi
công phải được làm rõ, tránh cho sự thất bại nếu gia cố không tốt, ngược lại
nếu gia cố quá chắc lại gây lãng phí về vốn đầu tư.
Vì vậy nghiên cứu sơ đồ giải pháp hợp lý khi dẫn dòng xả lũ thi công
qua đập đá đổ đang thi công có ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự trong giai
pđoạn nước ta đang có yêu cầu xây dựng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện
lớn, nhằm phục vụ cho dân sinh, kinh tế.
Xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công thường theo 2 sơ đồ sau:
• Sơ đồ 1 (kịch bản 1)
Xả lũ thi công qua cống (tuynel) và đê quai thượng lưu chịu lực là chính,
nghĩa là cao trình đỉnh đê quai thượng lưu cao hơn cao trình đỉnh đoạn đập đá
đổ đắp dở và đê quai hạ lưu.
• Sơ đồ 2 (kịch bản 2)
Xả lũ thi công qua cống (tuynel) và đoạn đập đá đổ đắp dở chịu lực là
chính, nghĩa là cao trình đỉnh đoạn đập đá đổ đắp dở cao hơn cao trình đỉnh
đê quai thượng lưu và đê quai hạ lưu.
Luận văn nghiên cứu theo sơ đồ 2 (kịch bản 2).
Để tạo phần nào giúp các nhà chuyên môn có những đánh giá xác thực
và lựa chọn công nghệ dẫn dòng thi công hợp lý trong thực tế xây dựng các
công trình thủy lợi, thủy điện. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên học viên lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu yếu tố thủy lực khi xả lũ thi công qua đập đá đổ
đang thi công, phục vụ cho xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện”
2. Mục tiêu của Đề tài
Nghiên cứu lựa chọn hình thức công trình khi xả lũ thi công qua đập đá
đổ đang thi công (hay đắp dở).
3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích công tác dẫn dòng thi công
công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các sơ đồ dẫn dòng thi công…
3
- Sử dụng phương pháp tính toán lý thuyết.
- Sử dụng phương pháp mô hình vật lý.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Xác định được cao trình đỉnh đập đá đổ để xả lũ thi công hợp lý.
- Xác định hình thức dạng bậc nước để xả lũ với các lưu lượng xả lũ thi
công khác nhau.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DẪN DÒNG THI CÔNG
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN DÒNG THI CÔNG
Có rất nhiều phương pháp dẫn dòng thi công, dưới đây nêu tóm tắt một số
phương pháp chính:
1.1.1. Dẫn dòng qua cống ngầm
Đối với các công trình vừa và nhỏ thường sử dụng cống lấy nước để dẫn dòng
mùa khô hoặc bố trí các lỗ xả trong thân đập (cống ngầm) để tháo lũ thi công. Đối
với các công trình lớn, cống được thiết kế riêng để dẫn dòng cả mùa khô và mùa lũ,
mùa khô năm thi công cuối cùng mới hoành triệt cống;
Khi sử dụng cống ngầm để dẫn dòng, nếu lưu lượng dẫn dòng lớn thì người ta
thường phải thiết kế cống ngầm có nhiều khoang (công trình Núi Cốc, Kẻ Gỗ, Yên
Lập, Tuyên Quang, Bản Chát, Bình Điền, Đồng Nai ). Khi thi công xong, người ta
hoành triệt và chỉ để lại một khoang để dẫn nước tưới lâu dài, các khoang đã hoành
triệt sẽ trở thành các hành lang kiểm tra và sửa chữa (Bảng 1 nêu một số cống dẫn
dòng).
Bảng 1.1: Một số cống dẫn dòng
TT Tên công trình
Lưu
lượng xả
Q
xả
(m
3
/s)
Số cống và
kích thước
(bxh)m
Tần suất
thiết kế
(P%)
1 Cống dẫn dòng thuỷ điện Đa M’Bri 61,2 1x(3x4) P
10%
kiệt
2 Cống dẫn dòng thuỷ điện Bản Chát 1410 2x(5x9) P
10%
kiệt
3
Cống dẫn dòng thuỷ điện Sông
Tranh 2
581 3x(5x7) P
5%
kiệt
4 Cống dẫn dòng thuỷ điện Bản Vẽ 1410,8 3x(5x9) P
5%
kiệt
5 Tuy nen dẫn dòng Cửa Đạt 361 1x9(D=9m) P
5%
kiệt
5
TT Tên công trình
Lưu
lượng xả
Q
xả
(m
3
/s)
Số cống và
kích thước
(bxh)m
Tần suất
thiết kế
(P%)
6 Cống dẫn dòng thuỷ điện Sê San 3 634 2x(5x7) P
5%
kiệt
7 Cống dẫn dòng thuỷ điện Khe Bố 769 2x(5x6.5) P
5%
kiệt
8
Cống dẫn dòng thuỷ điện Sê San 4
1019
3x(5x7)
P
5%
kiệt
Dẫn dòng qua cống về mùa kiệt thuận lợi, nhưng vào mùa lũ (lưu lượng lớn)
chênh lệch với mùa kiệt khoảng vài chục tới vài trăm lần, cống làm việc với chế độ
thủy lực phức tạp, nếu xả với lưu lượng lớn thì số cống tăng lên nhiều, kinh phí cho
dẫn dòng thi công tăng. Do đó thường kết hợp xả lũ thi công với công trình khác.
1.1.2. Dẫn dòng qua tuy nen
Tuy nen được dùng làm công trình dẫn dòng trong điều kiện sông miền núi,
lòng sông hẹp, vách đá dốc, lưu lượng lớn mà không áp dụng được phương pháp
dẫn dòng qua kênh. Việc tính toán thiết kế tương tự như phương pháp dẫn dòng qua
cống ngầm. Thi công tuy nen khó khăn và tốn kém nên khi áp dụng phương pháp
này cần phải xác định mặt cắt tuy nen sao cho tổng giá thành tuy nen và đê quai là
nhỏ nhất.
Các phương pháp trên (dẫn dòng qua cống, kênh, cống ngầm và đường hầm)
thường được dùng để dẫn dòng trong mùa kiệt, nhiều trường hợp cũng được dùng
trong mùa lũ. Đối với một số công trình có lưu lượng dẫn dòng lớn, về mùa lũ,
người ta còn phải dùng kết hợp thêm các phương pháp dẫn dòng khác.
Ở Liên Xô và nhiều nước khác những năm cuối thế kỷ 20 hầu như các công
trình thủy lợi, thủy điện lớn đã được xây dựng với các công trình lớn, địa chất là đá
tốt thường dùng tuynen xả lũ (nêu ở bảng1.2).
6
Bảng 1.2: Một số tuynen dẫn dòng trên thế giới
STT Tên công trình
Số
lượng
tuynen
Rộng, cao hoặc
đường kính (m)
Lưu lượng
(m
3
/s)
1
KaxôraBassa,
MôZămbích
2 16x16 4500
2 Kê Ban, Thổ Nhĩ Kì 2 14,5x14,5 4520
3 Nui- Melônês, Mỹ 1 8,86x10,35 -
4 Temengop, Malaysia 2 9
5 Axuan, Ai Cập 6 15 11000
6 Trikuasen, Mêhicô 2 13x13 4500
7 Toktogul, Liên Xô 1 11,6x14 2200
8 Tarbela, Pakistan
3
1
13,7
13,2
18000
9 Naika, Canađa 2 13,7 4250
10 Xirikit, Thái Lan 2 13,5 4500
11 ElKakhon, Honđurat 1 13 2100
12 Trikeisk, Liên Xô 1 10,2x13,6 2200
13 Đvorsak, Mỹ 1 12,2x12,2 1920
14 Nurêc, L.Xô 1 11x10 3200
15 Trivor, Kolômbia 1 10,35x10,35 2800
16 Môrnôs, Hi Lạp 1
9,6
9,6
1350
7
1.1.3. Phương pháp đắp đê quai ngăn dòng nhiều đợt
Đối với các công trình lớn người ta thường dùng phương pháp đắp đê quai
ngăn dòng nhiều đợt. Phổ biến nhất là hai đợt, đợt đầu dẫn dòng qua lòng sông thu
hẹp để thi công công trình đợt 1. Đợt 2 sẽ ngăn phần lòng sông còn lại và tháo nước
qua các công trình dẫn dòng đã được thi công trong đợt 1 như khe răng lược, cống
xả đáy, lỗ xả sâu, tuy nen, tràn tạm hoặc chỗ lõm được chừa lại trên mặt đập (bê
tông hoặc đập đá đổ) đang thi công.
1.1.3.1. Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp
Đây là phương pháp được dùng rất phổ biến khi thi công các công trình vừa và
nhỏ. Đầu tiên, vào mùa khô, đắp đê quai thượng lưu, đê quai dọc và đê quai hạ lưu
để thi công một phần công trình chính và công trình dẫn dòng cho đợt 2 (tất cả được
gọi là công trình đợt 1). Mùa lũ dòng chảy được dẫn qua phần lòng sông thu hẹp và
tiếp tục thi công công trình đợt 1 trong phạm vi được bảo vệ bởi các đê quai.
1.1.3.2. Dẫn dòng qua khe răng lược
Khe răng lược thường được dùng để phục vụ dẫn dòng giai đoạn hai. Khi dòng
chảy được dẫn qua các khe răng lược thì thi công các hạng mục công trình đợt 2.
Khe răng lược thường được bố trí tại các khoang của đập tràn vì:
- Tại vị trí đập tràn thường có địa chất tốt nhất, thuận dòng chảy;
- Có thể lợi dụng cần trục sẵn có để thả phai hoặc van khi lấp khe răng lược;
- Không phải xây dựng các công trình tiêu năng vì đã có công trình tiêu năng
của đập tràn;
- Việc lấp khe răng lược rất phức tạp.
1.2. TỔNG QUAN VỀ XẢ LŨ THI CÔNG QUA ĐẬP ĐÁ ĐỔ ĐANG THI
CÔNG (ĐẮP DỞ) Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Những con sông lưu lượng về mùa lũ rất lớn và về đột ngột. Còn về mùa khô
lưu lượng rất nhỏ. Lưu lượng về mùa kiệt nhỏ hơn lưu lượng mùa lũ hàng trăm
thậm chí hàng nghìn lần.
Nói chung khi xây dựng các đập bằng đất, đá; nước sẽ được tháo qua các
tuynen tạm thời hoặc qua các cống đặt ở đáy đập. Nếu những tuynen hay cống
8
ngầm dùng để tháo qua lượng lũ lớn nhất thì kích thước của chúng rất lớn mà thời
gian sử dụng thì rất ngắn, sẽ không kinh tế.
Vì thế việc tính toán và xây dựng các tuynen hay cống ngầm tạm thời để tháo
qua những lưu lượng nhỏ, còn lượng lũ lớn, đột ngột cho tràn qua đỉnh đập là một
yêu cầu của thực tế.
Khó khăn chính của phương pháp này là bảo đảm an toàn cho phần đá đổ ở
thân đập về phía hạ lưu khi xả lũ qua.
Phương án này đã được áp dụng vào việc xây dựng các công trình thủy lợi,
thủy điện ở nhiều nước trên thế giới như: Úc, Nga, Trung Quốc
Từ năm 1930 trở lại đây nhiều phương pháp bảo vệ đập đất đá khỏi bị xói khi
nước tràn qua được nêu ra và áp dụng. Kinh nghiệm thiết kế, thí nghiệm và xây
dựng đập đá đổ đã khẳng định khả năng cho phép nước tràn qua đập đang thi công.
Tuy vậy phương pháp tháo nước thi công qua đập đá đổ xây dựng dở tương đối mới
và chưa được đề cập nhiều.
Vấn đề về tốc độ xói cho phép do dòng mặt gây ra khi nước tràn qua đập đá đổ
chưa được nêu lên một cách đầy đủ. Những công thức hiện có tính toán chưa đầy đủ
nhất là đặc trưng của dòng thấm khi xả lũ qua đập đá đổ với độ rỗng nhỏ.
Về phương diện kết cấu có thể dùng các loại sau đây:
- Đá hộc đường kính lớn.
- Rọ đá có thép néo vào thân đập.
- Tấm bê tông cốt thép có đục lỗ thoát nước
Dưới đây nêu kết quả nghiên cứu, ứng dụng xả lũ thi công qua đập đá đổ đang
thi công ở thế giới.
1.2.1.1. Phần lan
Ở Phần Lan đã xây dựng đập bằng đất đá, cao 15m nằm trên thượng lưu sông
Kemb. Phần tràn của đập dài 470m, xả lũ 4800 m
3
/s, và cho phép những tảng băng,
những bè gỗ trôi qua.
Chiều cao, loại và các thành phần kết cấu đập được lựa chọn trên cơ sở thí
nghiệm mô hình và có xét đến tính chất vật liệu địa phương, điều kiện thi công. Nền
của đập là đất có lẫn đá. Lưu lượng của sông Kemb do hồ Kemb cung cấp, thay đổi
9
trong khoảng 90∼4400 m
3
/s còn mực nước hồ dao động từ 142∼149 m.
Trên cơ sở thí nghiệm bằng mô hình và kết quả tính toán phù hợp với số liệu
thí nghiệm đã lựa chọn:
- Mặt cắt đập với chiều rộng ở đỉnh là 32m.
- Lưu lượng tràn 2200∼4800 m
3
/s, tốc độ dòng chảy tương ứng là 6,2∼8,8 m/s.
- Đập làm việc trong điều kiện chảy ngập.
Kích thước đá gia cố trên mặt đập tính theo công thức IZƠBAS là 1,5∼3,0T,
gia cố mái bằng khung thép bỏ đá.
Đập được đắp bằng phương pháp đổ đất và đá vào trong nước. Kết cấu chống
thấm là cừ thép.
Khối lượng đập là 350.000m3, được đắp xong vào mùa đông 1965-1966. Mùa
thu 1966 lũ tràn qua đập , và trong suốt 5 năm đập làm việc tốt, không cần sửa chữa
một kết cấu nào cả.
1.2.1.2. Mô Dăm Bích
Đê quai Kaborbac cũng được gia cố bằng rọ đá. Đây là loại đập vòm cao xây
dựng trên sông Zausezuu. Mực nước sông thay đổi đột ngột lưu lượng lớn nhất là
14.500 m3/s. Điều kiện dẫn dòng thi công rất khó khăn, do vậy phải đào 2 đường
hầm tạm thời kích thước 16×16m, dài 440m và 500m và nằm ở 2 bờ. Những đường
hầm này nhằm để tháo lượng lũ nhỏ 4500 m
3
/s, trong 9 tháng, 3 tháng còn lại hố
móng có thể bị ngập và thi công tạm dừng. Dựa trên tính toán đó thời hạn để xây
dựng đập, không kể công tác chuẩn bị là 16 tháng. Như vậy hố móng phải trải qua 2
lần ngập.
Để bảo vệ hố móng gồm có đê quai thượng lưu cao 37m hạ lưu cao 32,5m.
Vật liệu đắp đê quai là đá đổ. Hình dạng đập tràn, gia cố đỉnh đập bằng đá
5,8∼13,7T, độ dày 2m và rọ đá với kích thước 4x1,5x1,5m.
Đê quai được xây dựng bằng phương pháp đổ đá 10∼1200kg vào trong nước,
dùng cừ thép chống thấm, đóng sâu vào lớp sỏi ở độ sâu 19,5m và lớp cuội ở lòng
sông. Theo số liệu thí ngiệm khi lưu lượng của sông vượt quá 4500 m
3
/s thì các đê
quai bị ngập; ứng với lưu lượng tràn 500 m/s lớp nước trên đỉnh đê quai thượng lưu
10
đạt tới 1,8m, trên đỉnh đê quai hạ lưu 1,1m. Đê quai làm việc trong chế độ đập tràn
đỉnh rộng, chảy ngập. Theo tính toán khi lưu lượng sông 14.500 m
3
/s, thì lưu lượng
tràn qua đê quai là 10.000 m
3
/s, lớp nước tràn trên đê quai thượng lưu 10,5m; ở hạ
lưu 12,7m.
Những loại kết cấu gia cố sau đây: đá đường kính lớn, rọ đá, tấm bê tông
3x2x1,5m đổ tại chỗ được thí nghiệm gia cố mô hình có tỷ lệ 1/75 để xác định.
Trên cơ sở thí nghiệm, đã cho kết quả: Gia cố bằng rọ đá thì tốt hơn về
phương diện chống trượt so với các tấm bê tông và các viên đá lớn, bởi vì các kết
cấu này bị phá vỡ do lực đẩy của nước trong trường hợp tốc độ dòng chảy lớn, và
dần dần bị cuốn đi để bảo vệ mặt đê quai khỏi bị xói nên dùng rọ đá giữa các rọ
dùng giây thép chằng lại.
1.2.1.3. Úc và Mỹ
Gia cố bằng đá có cắm những cọc thép được áp dụng để bảo vệ đập đá đổ
Ciraunymi và Boumba cao 24,4m và 43,9m. Gia cố lưới thép được dùng ở đập đất
đá Paragan cao 44,5m. Hai loại này được sử dụng rộng rãi ở các nước miền nam
châu Úc. Hàng loạt đập tràn bằng đất, gia cố bằng các loại trên, được xây dựng trên
sông Iub thuộc miền nam bang Kalifocnia ở Mỹ. Ở miền bắc Kalifocnia năm 1965
xây dựng đập Apgevai trên sông Jun, cao 11m. Phần tràn của đập đá và bê tông cho
phép lượng lũ tràn qua là 2600 m
3
/s, lớp nước tràn 3m. Khi lưu lượng của sông 170
m
3
/s, chỉ riêng đập tràn bê tông làm việc, còn khi lưu lượng lớn hơn, cả 2 đập đều
cho nước tràn qua với lưu lượng riêng là 10,5 m
3
/s.m
Nền đập là loại đất cát pha sỏi nén chặt. Để bảo vệ đập khỏi xói dự định phủ
lớp đá dày 4∼1,2m, kích thước ≥60cm. Thành phần hạt của đá đắp đập bao gồm hạt
15cm chiếm 50% tổng trọng lượng, hạt 50mm-6%; đá đổ từng lớp 90 cm và đầm
chặt.
Mặt cắt đập đối xứng với mái dốc 1:2, đỉnh rộng 6,1m. Gia cố đỉnh và mái
hạ lưu bằng lớp đá có cắm cọc thép dày 9,3∼6,2m. Kết cấu thép gia cố bao gồm
hàng thép chống đỡ đặt nằm theo các lớp đá với khoảng cách giữa 2 hàng là 20cm
theo chiều thẳng đứng. Nối tiếp với loại đó là lưới thép bao phủ trên mặt đập,
11
khoảng cách giữa các thanh đỡ theo chiều dài đập là 30cm, theo mái đập là 100cm.
Phần chân đập cũng gia cố cốt thép. Thanh thép có φ=12mm, được sơn để chống rỉ.
Trong suốt 4 năm làm việc cho tháo qua đập với lưu lượng thay đổi từ 170
đến 2600 m
3
/s đập làm việc ổn định.
1.2.1.4. Nam Phi
Ở Nam Phi để bảo vệ đập Kconk cao 47,5m và đập Braigon cao 51m đã áp
dụng gia cố bằng lưới thép bỏ đá.
Đá đắp đập Braigon khai thác từ hố móng của đập tràn.
Khung lưới thép gồm thanh có φ=38mm, khoảng cách 230cm nằm phía dưới,
φ=19mm, khoảng cách 150cm nằm ở trên, chiều dài các thanh đỡ thay đổi theo
chiều cao. Lưới thép bảo vệ mái hạ lưu được gắn vào các thanh thép chống đỡ nằm
ngang. Những thanh chống này do đá đè xuống, làm việc như giá giằng.
Được bổ sung bằng kinh nghiệm rút ra được trong xây dựng đập đất đá hỗn
hợp ở Úc, phương pháp gia cố bằng lưới thép được áp dụng, nhưng kết cấu được
gia cố hoàn thiện hơn qua kết quả thí nghiệm trên mô hình và số liệu thu được trong
thời gian lũ tràn qua đập Braigon. Sau 1 lớp đá đổ đắp đập 1,5m đầm nén chặt đặt
hàng thép nằm ngang, còn lưới thép rải trên mặt đập tiến hành sau khi đắp đập được
3m.
Trong thời gian xây dựng, đập Braigon đã có 3 lần nước lũ tràn qua. Lũ đầu
tiên xảy ra với lưu lượng 198 m
3
/s.Lớp nước tràn 0,6m, chênh lệch đầu nước 3,7m.
Mặc dù trên đập có những đoạn chưa kịp gia cố lưới thép song đập không bị phá
hỏng. Qua quan sát thấy đá φ=76mm bị cuốn trôi.
Trận lũ thứ 2 xảy ra, lúc đập đạt tới độ cao 14,6m. Nước tràn qua đập với lưu
lượng tràn 1134 m
3
/s, lớp nước tràn 3,7m. Do đập chưa gia cố chống tràn nên bị
nước lũ gây ra những hư hỏng. Dòng nước tràn qua mặt đập đá cuốn đi vật liệu gây
ra xói sâu tới 6,1m ở những chỗ lõm của đỉnh đập. Trên mặt hạ lưu tạo thành 1
đường tràn rộng tới 30m. 23000 m
3
lớp đá gia cố bằng lưới thép và 13000 m
3
đá
thân đập bị nước cuốn trôi đi.
Sau khi đắp bù lại những chỗ bị xói, được đầm chấn động theo từng lớp 3m;
lần thứ 3 đập lại bị lũ 1700 m
3
/s tràn qua ở phần trũng nhất của mặt đập, khi đó lưới
12
thép bảo vệ mái sau của đập chưa được thi công. Lớp nước tràn 10m, lớp đá
d=100mm ở mặt bị cuốn đi, đập an toàn.
Qua 3 lần lũ tràn qua đập Braigon có thể kết luận sau:
+ Dùng lưới thép để bảo vệ mái sau của đập khi lũ tràn qua là có hiệu quả.
+ Dùng lưới thép có thể tăng thêm độ dốc của mái và giữ cho vật liệu khỏi bị nước
cuốn đi.
+ Lớp thép chống đỡ có thể bị phá hoại ở chỗ nối tiếp kém dưới tác dụng va chạm
của các hòn đá.
+ Mặt hạ lưu của đập không bằng phẳng sẽ tạo nên những vũng xoáy, chân không
dẫn tới phá hoại mái.
+ Mật độ và độ rỗng của đá đổ đầm bằng chấn động là không đồng nhất, đồng đều.
+ Có thể dùng lưới thép có thanh néo để bảo vệ mái đập khỏi bị xói trong trường
hợp chảy ngập và nền không bị xói.
Kinh nghiệm này thu được qua việc tháo lũ thi công đối với đập Braigon và
đập Kconkc có tường tâm. Phần chính của đập này là đá nhỏ khai thác từ các mỏ đổ
từng lớp 1,5m đầm chấn động 10T.
Các kết luận trên đã áp dụng vào thiết kế và thi công đập Kconkc
1.2.1.5. Liên Xô
a) Nghiên cứu về chặn dòng
Khả năng cho nước lũ tràn qua đập làm bằng vật liệu địa phương là 1 yêu
cầu lớn hiện nay được đề ra. Về vấn đề này có rất nhiều công trình nghiên cứu. Để
lớp phủ mặt được kinh tế nhất, để chống xói cho đê quai bằng vật liệu địa phương
khi có nước tràn qua, cần phải biết tốc độ xói cho phép, bảo đảm an toàn cho đê
quai.
Lần đầu tiên tiến sĩ khoa học kỹ thuật X.V.I.ZƠBAS [2] đã nghiên cứu một
cách chi tiết sự ổn định của hòn đá nằm trên mặt với phương pháp thi công thả đá
chặn dòng lấp sông.
Theo tác giả quan hệ vận tốc dòng chảy với đá bảo vệ thể hiện qua quan hệ
ax
1,2. 2 .( ).
da n
m
n
Vg D
γγ
γ
−
=
(1.1)
13
min
0,86. 2 .( ).
da n
n
VgD
γγ
γ
−
=
(1.2)
Trong đó:
γ
da
– Dung trọng của đá, γ
da
=2.6-2.7 tấn/m
3
γ
n
– Dung trọng của nước, γ
n
=1 tấn/m
3
b) Nghiên cứu xả lũ thi công qua đập đá đổ đang xây dựng ở Liên Xô
b1) Mở đầu
Khi thiết kế các đập cao tại các tuyến hẹp (hình 1), cần tính đến khả năng bố
trí đường hầm 1 trong bờ đá nhằm dẫn nước đi tránh công trình đang xây dở. Khi
chưa hoàn thành xây dựng các đường hầm này (với mục đích tháo nước mùa kiệt và
mùa lũ trong quá trình thi công), không thể bắt tay vào việc ngăn dòng, thực hiện
các công việc chính liên quan đến đào kênh sau dốc nước tháo lũ cố định 2 và đổ đá
vào thân đập 5. Điều này làm cho công trình chậm hoàn thành ít nhất một năm.
Ngoài ra việc bố trí đường hầm tháo lũ thi công và công tác lấp một phần hoặc toàn
bộ những đường hầm này cần kinh phí đáng kể, điều này dẫn đến chi phí xây dựng
sẽ tăng lên.
Hình 1.1: Lựa chọn bố trí công trình tháo trong công trình đầu mối.
1-Đường hầm thi công tháo lũ; 1’- đường hầm thi công tháo nước mùa kiệt;
2-Công trình tháo bên bờ (dốc nước); 3- công trình tháo lòng sông (có lỗ xả đáy);
4- đập đá đổ xây dở; 5- đập đã xây xong.
Khi thiết kế đập trên các sông có lũ lớn, kích thước của các đường hầm thi
công tạm thời nhiều khi lớn đến mức cần phải xem xét phương án bố trí công trình
tháo cố định trong các đường hầm thi công 1 hoặc trong lòng sông 3 để trước mắt
14
có thể tháo lũ thi công. Tuy nhiên kể cả trong trường hợp này những công việc
chính liên quan đến xây dựng đập dâng sẽ bị chậm lại. Ngoài ra bản thân công trình
tháo cũng đắt hơn nhiều so với dốc nước hở trên bờ 2 có kết cấu đơn giản hơn nhiều
trên nền đá. Do đó việc bố trí công trình tháo theo điều kiện tháo lũ thi công thường
không thực tế và dẫn đến việc đội giá thành xây dựng lên rất nhiều, lưu lượng lũ
càng lớn thì giá thành càng tăng cao.
Chi phí và thời gian phát sinh có thể được giảm xuống nếu như tháo cơn lũ
thi công đầu tiên qua thân đập đá đổ xây dở. Điều này cho phép tránh được việc
phải xây dựng đường hầm tháo lũ thi công tạm thời cũng như tránh được việc xây
công trình tháo cố định trên lòng sông (3) mà chỉ cần bố trí tại những cao trình thấp
một đường hầm nhỏ hoặc cống dẫn nước (1’). Cống dẫn nước này về sau có thể sử
dụng như lỗ xả đáy hoặc cửa lấy nước. Trong thời gian xây dựng công trình, nó chủ
yếu được sử dụng để tháo các lưu lượng nhỏ vào mùa kiệt. Để tháo những lưu
lượng lũ lớn bằng những biện pháp phù hợp sử dụng đập đá đổ đang xây dở có vai
trò như một công trình tháo lũ tạm thời.
Sau khi tháo lũ năm đầu tiên và mực nước sông hạ xuống, việc xây dựng đập
dâng (5) được tiếp tục với dự tính tháo lũ năm sau qua kênh dốc nước đã chuẩn bị
trước (2) (hoặc qua đường hầm tại những cao trình cao hơn, đường hầm này được
coi như công trình tháo cố định). Việc tháo lũ năm sau qua kênh dốc nước (2) cũng
có thể thực hiện trong trường hợp khi đỉnh đập dâng (5) đã được nâng đến những
cao trình không ngập nước nhưng tường chống thấm chưa hoàn thành, và vì lý do
đó chỉ có lưu lượng thấm được thoát qua thân đập đá đổ.
Phương pháp tháo lũ thi công tràn qua đập xây dở là một phương pháp tương
đối mới và ít được nghiên cứu. Tuy nhiên trong một số điều kiện thuận lợi, phương
pháp này đã được ứng dụng như ở đập Karachunovskaya (Nga). Ngoài ra, trong
những điều kiện phức tạp phương pháp này được áp dụng khi xây dựng đê quai thi
công của công trình thủy điện Nurek, Toktogun (Liên Xô cũ). Trong tương lai, ở
những công trình hồ chứa lớn của vùng Xi-bê-ri (Nga) và khu vực phía nam Liên
Xô, phương pháp tháo lũ thi công này trong nhiều trường hợp sẽ không những phù
hợp mà còn cần thiết nữa.
15
b2) Nghiên cứu về kết cấu gia cố bảo vệ
Thực tế xây dựng các công trình thủy lực, thủy điện ở Liên Xô đã rút ra các
kết cấu gia cố sau:
1. Gia cố đá hộc trên mái dốc hạ lưu đê quai hay đập đắp dở.
a-Cắt dọc gia cố
b-Mặt bằng gia cố
Hình 1.2: Tính toán dốc nước gia cố lòng dẫn bằng đá lớn, đá khối.
2- gia cố bằng đá lớn; Δl- dải đá được liền khối bằng bê tông
Qua thí nghiệm và thực tế thi công một số công trình đã rút ra kết luận: Gia cố
bằng đá cỡ lớn (d=1,50m) nhưng vẫn không ổn định khi xả lũ thi công lớn và thi
công khó khăn. Do đó Liên Xô đã khuyến cáo không nên áp dụng đá có kích thước
lớn gia cố mái hạ lưu đê quai hạ lưu hay đập đá đổ xây dở.
2. Gia cố mái bằng tấm bê tông nguyên khối không đảm bảo vì tấm sẽ bị
phá hoại bởi phản lực, lún không đều gây nứt gãy tấm bê tông.
3. Gia cố mái bằng các tấm lắp ghép có lỗ (hình 1.3b) có thể áp dụng được,
nhưng vì hệ số ma sát giữa tấm và mái đá đổ nhỏ (k=0,6÷0,7), các tấm đặt trên mái
tương đối dốc sẽ không ổn định chống trượt, vì thế mái đập cần làm thoải, đồng thời
16
xem xét thêm các biện pháp ngăn trượt cho tấm, dẫn đến gia cố mái sẽ đắt lên. Gia cố
mái bằng các tấm lượn sóng là giải pháp dễ chấp nhận hơn cả trong trường hợp này.
Hình 1.3: Kết cấu gia cố mái hạ của đập đá đổ
a, Phủ mái bằng tấm liền khối (sơ đồ tượng trưng)
b, Phủ mái bằng đệm bê tông cốt thép có lỗ
c, Phủ mái bằng bê tông cốt thép liền khối có các dải thoát nước.
1-Lỗ thoát nước trong tấm. 2- Cốt thép của tấm.
3- Dải thoát nước trong tấm. 4- Các mũi phun để hướng dòng
5- Đá mỏ. 6- Đá lớn. 7- Các giá đỡ, nơi đá được kết thành khối nhờ bê tông
4. Lát mái bằng các tấm bê tông lắp ghép có để chừa lại các lỗ thoát nước có
tính thực tế hơn cả, đặc biệt khi khi cần bảo vệ chống xói các dốc nước có độ dốc lớn.
Hiện tượng đá bị trôi ra ngoài qua các lỗ thoát nước không xảy ra vì các dải lỗ
này khá hẹp và trong các dải này còn có cốt thép.
5. Gia cố mái bằng các khiên và dầm có neo. Tấm có neo được làm từ các
dầm gỗ hoặc bê tông cốt thép ghép lại với nhau, sắp xếp dọc theo dòng chảy. Khi áp
17
dụng trên các công trình xả tạm thời, các tấm này có thể làm đơn giản hơn. Thay
cho các tấm, người ta sử dụng các dầm gỗ hoặc bê tông cốt thép riêng rẽ, sắp xếp
trên mái theo phương vuông góc dòng chảy.
6. Bảo vệ chống xói bằng cách bố trí công trình dâng nước trên mái hạ
(hình1.4b).
Hình 1.4: Gia cố mái hạ của đập đá đổ
a, Gia cố mái bằng dầm có neo. b, Gia cố bằng bê tông cốt thép
1-Dầm có neo, 2- đá (không có vụn), 3- đá mỏ,
4- Khối đá được liên kết bằng bê tông, 5- Tường dâng- dốc nước,
6- Dầm chống, tạo thành lưới dầm;
7- Khối chống (dạng mũi) nhằm hướng dòng xoáy nước
1.2.1.6. Trung Quốc
a) Khái quát
Đập đá đổ bê tông bản mặt hiện đại ở Trung Quốc (dưới đây gọi tắt là đập bản
mặt), từ năm 1985 đến nay phát triển tương đối nhanh, đã xây dựng xong 20 công
trình, đang xây 41 công trình, trong đó đập đá đổ bản mặt 47 công trình, có 14 công
trình là đập đá cát cuội sỏi bản mặt, đã xây với chiều cao 32m ∼ 95m, các công trình
18
đang xây dựng cao 35m ∼ 175m, trong đó về mặt dẫn dòng thi công và vượt lũ đã
tích lũy nhiều kinh nghiệm. Nhất là xả lũ thi công qua đập đá đổ đang thi công.
b) Về phương án dẫn dòng và vượt lũ
b1) Thực tiễn ở Trung Quốc đập đá đổ bản mặt thường dùng phương án dẫn
dòng và vượt lũ như sau: Mùa kiệt đê quai ngăn nước dùng tuynen dẫn dòng. Mùa
lũ thì lợi dụng thân đập đá đổ đắp dâng cao đến tiêu chuẩn quy định để ngăn nước,
dùng mặt cắt tạm thời ngăn nước vượt lũ, khi khối lượng đắp đập đá đổ lớn sau khi
ngăn sông đến trước lũ một mùa nước kiệt chưa có điều kiện để đắp đến cao trình
chống lũ thì bằng cách cho nước qua đê quai, thân đập đá đổ sau khi gia cố bảo vệ
thì dùng biện pháp xả nước qua thân đập còn thấp để vượt lũ; rút ngắn thời gian thi
công hạ thấp giá thành.
b2) Thân đập là đập đá đổ bản mặt, xả lũ qua có hai hình thức
+ Một loại là ngăn nước vượt lũ, thì thân đập đá đổ sau khi ngăn sông trước
mùa lũ năm thứ nhất (chỉ lũ lớn), thì tranh thủ đắp đến cao trình thiết kế ngăn nước
vượt lũ (đập đá đổ đa phần đắp theo mặt cắt kinh tế), dùng tuynen dẫn dòng xả lũ
thi công như công trình Chu Thụ Kiều tỉnh Hồ Nam, Hoa Sơn ở Quảng Đông và
đập Đông Tân ở Giang Tây…
+ Loại thứ hai là xả nước qua đập để vượt lũ đập đá đổ sau khi chặn dòng mùa
lũ năm thứ nhất, thân đập đá đổ thấp sau khi dùng biện pháp bảo vệ chống xói, thì
do phần đỉnh đập đá đổ và tuynen dẫn dòng kết hợp tháo nước vượt lũ ; mùa lũ năm
thứ hai lại dùng thân đập đá đổ sau khi đắp dâng cao để ngăn nước vượt lũ, như
công trình Quan Môn Sơn ở tỉnh Liêu Ninh, đập Tây Bắc Khẩu tỉnh Hồ Bắc, Vạn
An Khê tỉnh Triết Giang…và đập Bạch Vân ở Hồ Nam đang thi công; đập Liên
Hoa tỉnh Hắc Long Giang, đập cấp I Thiên Sinh Kiều trên sông Nam Bàn thuộc
sông Hồng.
Cũng có một số công trình do bố trí lực lượng thi công, thiết bị, tiền vốn…,
sau khi chặn dòng qua hai mùa lũ, đập chính mới đắp đến cao trình thiết kế ngăn
nước vượt lũ. Nhưng về tổng thể mà xét, các hạng mục đập bản mặt, về cơ bản đều
có thể theo tổng tiến độ của cụm công trình đầu mối yêu cầu và đáp ứng được các