Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương ôn tập văn hóa kinh doanh đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.54 KB, 6 trang )

Quan niệm về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt
Nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Dương Phú Hiệp
GS.TS. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
1. Một số khái niệm.
Bản thân lĩnh vực văn hóa là rất rộng lớn và người ta thường gắn khái niệm “bảo tồn văn hóa” với
những đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa
phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo, bảo tồn văn hóa nông thôn…Hiểu theo nghĩa chung
nhất thì bảo tồn văn hóa là giữ gìn, lưu lại những giá trị văn hóa.
Phát triển văn hóa là một yếu tố khách quan của sự vận động của lĩnh vực văn hóa nhằm đem tới sự
biến đổi giá trị và hệ giá trị nhằm vươn tới cái đẹp hơn cho cuộc sống của con người.
Bảo tồn văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà trong một chừng mực
nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng. Bản thân quá trình phát triển văn
hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là
sai lầm khi coi bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt
tiêu bảo tồn văn hóa. Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn
hóa giữ vai trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, thông qua phát triển văn
hóa, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản sắc riêng của
mình. Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà trong quá trình phát triển chứa đựng sự
đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn hóa mới dựa trên nền tảng giá trị đã được bảo tồn.
Giá trị là các tư tưởng bao quát được cùng nhau tin tưởng mạnh mẽ ở một nhóm người, một giai
tầng, một dân tộc hoặc một thời đại về cái gì là đúng, sai, thiện, ác, xấu, tốt, hợp lý, không hợp lý. Ở
Việt Nam, thường dùng thuật ngữ giá trị là để chỉ phẩm chất, phẩm giá, đức tính (giá trị đạo đức).
Nhiều nhà khoa học Việt Nam quan niệm giá trị là tính có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quý, có ích
của các đối tượng với các chủ thể. Phải phân biệt giá trị với quan hệ, giá trị với hoạt động, giá trị với
các sự vật của hiện thực để khẳng định rõ giá trị chỉ là những thuộc tính chính diện (mặt tích cực
trong ý nghĩa) chứ không phải bất kỳ thuộc tính nào. Giá trị gắn liền với cái tốt, cái hay, cái đúng,
cái đẹp, nhưng không nên và cũng không thể “đạo đức hóa” toàn bộ các giá trị. Bởi lẽ, chỉ riêng cái
tốt đã là thuộc tính của rất nhiều các giá trị khác nhau, chứ không đơn thuần là thuộc tính riêng của
đạo đức. Bất kỳ sự vật nào cũng có thể được coi là “có giá trị”, dù đó là vật thể hay tư tưởng, là vật
thực hay vật ảo nếu nó được các thành viên xã hội thừa nhận và xem xét như một biểu tượng quan


trọng trong đời sống tinh thần của họ và cần đến nó như một nhu cầu thực thụ. Giá trị có thể là lý
tưởng xã hội cần vươn tới, là mục tiêu chính trị cần đạt được, là sự đam mê nghề nghiệp, là danh dự,
tình yêu, sức khỏe, tiền bạc, du lịch, vui chơi, giải trí. Giá trị là nhân tố nền tảng góp phần quyết
định nhận thức và hành động của các nhân cách; đóng vai trò điều chỉnh các nguyện vọng và hành
động của con người và cộng đồng; là chỗ dựa để đánh giá hành động của người khác và để định đoạt
lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng. Do đó, giá trị xác định tiêu chuẩn của thang bậc
xã hội. Mỗi nhóm xã hội, mỗi giai tầng xã hội đều có bảng giá trị đặc thù, từ đó tạo nên đặc điểm
chung trong định hướng giá trị đạo đức lối sống của họ. Thông qua sự vận động và phát triển của
các giá trị ở mỗi cá nhân và cộng đồng, đặc biệt và chủ yếu là thông qua sự vận động và phát triển
của các bảng giá trị của các giai tầng trong xã hội mà diễn ra sự chọn lọc, đánh giá và xác định các
chuẩn giá trị ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, ở mỗi giai tầng, mỗi dân tộc và quốc gia. Hệ giá trị (hay
bảng giá trị) là tập hợp các phạm trù giá trị khác nhau, được cấu trúc theo những thứ bậc khác nhau,
và có mối liên hệ có tính lịch sử cụ thể với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định.
Nó có tính phát triển nội tại và có khả năng chuyển hóa sang một hệ thống khác, nhằm thích ứng với
điều kiện và môi trường lịch sử - xã hội. Hạt nhân của mỗi nền văn hóa là hệ thống giá trị. Có thể
coi hệ thống giá trị là chỉ số đánh giá trình độ và tính chất đã đạt được của một nền văn hóa.
1
2. Quan niệm về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống Việt Nam với
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam luôn luôn gắn liền với quá trình bảo tồn và phát
triển văn hóa truyền thống dân tộc. Trong lịch sử bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc,
Việt Nam luôn luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại
lai.
Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng trở nên sâu rộng, bản lĩnh văn hóa
Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của dân
tộc. Trong việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có ý nghĩa to
lớn.
Điều trước tiên là cần phân tích bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có liên quan như thế nào
đến việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp

thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều đáng chú ý là trong quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển
đang muốn áp đặt các giá trị văn hóa của mình cho toàn thế giới. Cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại
cho các nước khác nhau không phải như nhau. Điều đó có nghĩa là toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các
nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội. Đứng về khía cạnh văn hóa, toàn
cầu hóa mang lại hai bất lợi cho Việt Nam: (1) Những sản phẩm và dịch vụ văn hóa của chúng ta rất
khó thâm nhập vào thị trường của các nước phát triển và không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm
và dịch vụ văn hóa của các nước phát triển; (2) Toàn cầu hóa có nguy cơ đe dọa làm mất bản sắc
văn hóa dân tộc.
Trong suốt quá trình lịch sử, văn hóa Việt Nam không những không bị mất bản sắc mà còn tiếp thu,
hoàn thiện thêm bởi các nền văn hóa nước ngoài, cả phương Đông và phương Tây. Mặc dù vậy,
không có gì bảo đảm được rằng Việt Nam sẽ không đánh mất bản sắc của mình trước toàn cầu hóa
hiện nay, nếu như mỗi người, mỗi cơ quan, tổ chức không có những hành động cần thiết. Tuy nhiên,
nói tới thách thức đó không có nghĩa là chúng ta đóng cửa lại, từ bỏ con đường hội nhập với thế
giới. Trong thời đại ngày nay, nếu nước nào đóng cửa thì tất yếu bị cô lập và bật khỏi quỹ đạo phát
triển của thế giới, mà ngược lại phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và xử lý tốt mối quan hệ
giữa bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu văn hóa thế giới.
Muốn xử lý tốt các mối quan hệ đó, chúng ta phải tạo ra được một bản lĩnh vững vàng của một nền
văn hóa bao gồm tổng hợp những nhân tố thể hiện cốt cách, khí phách, tư chất và sức mạnh khẳng
định bản sắc dân tộc trước tác động của các nền văn hóa khác trong giao lưu, hội nhập. Một nền văn
hóa thiếu bản lĩnh dễ bị đánh mất bản sắc dân tộc và khó mà bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc và lại càng khó lựa chọn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bản sắc là hồn
dân tộc và do vậy mất bản sắc văn hóa dân tộc chẳng khác nào một người không còn thần sắc,
không đủ bản lĩnh vững vàng để chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Ở đây, chủ thể phải
biết ứng xử hài hòa để văn hóa Việt Nam không cự tuyệt các giá trị văn hóa bên ngoài theo lối cực
đoan mà sẵn sàng tiếp thu một cách có nguyên tắc, không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam với tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại là nhằm mục đích xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, bởi vì việc bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống chính là để làm cho văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc, còn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại chính là để xây dựng văn hóa Việt
Nam tiên tiến, hiện đại và cũng góp phần trở thành tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó cũng là sự kết

hợp chính sách đối nội với chính sách đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực trong lĩnh vực văn
hóa.
Trong lịch sử dân tộc, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội tiếp thu những giá trị từ nhiều nền văn hóa
như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ chứa đựng nhiều nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc
như hiên nay. Do vậy, khi xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải kết hợp được giữa tính nguyên tắc với
2
tính linh hoạt, nghĩa là việc bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải trên cơ
sở chủ động tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ, tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế
giới. Muốn phát triển vững chắc, ngoài yếu tố mang tính quyết định là dựa vào nội lực (tức là bảo
tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc) thì đồng thời phải quan tâm chú ý đến nhân
tố ngoại lực (tức là tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại). Việc giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế là
một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam. Thông qua giao lưu và hợp tác
văn hóa mà Việt Nam tiếp thu, nắm bắt được những thành tựu văn hóa, những tinh hoa văn hóa của
nhân loại. Mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát huy lợi thế so
sánh của mình, đánh giá được đúng mình và nhận thức được thế giới xung quanh để tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại, những tiến bộ của thế giới nhằm mục tiêu phát triển văn hóa Việt Nam.
Lênin đã từng nói phải dùng cả hai tay mà lấy cái tốt của nước ngoài. Hợp tác, giao lưu văn hóa
được tiến hành trên cơ sở độc lập, tự chủ thực sự của quốc gia dân tộc. Ngày nay, trong quan hệ giao
lưu văn hóa, các nước phải thực hiện theo nguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không
can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, bình đẳng và cùng có lợi, tự chủ, tự quyết.
Nguyên tắc này là cơ sở trong giao lưu văn hóa giữa các nước.
Trong văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh những yếu tố vốn kế thừa từ truyền thống
văn hóa dân tộc, cũng có những yếu tố tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính nhờ sự giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc làm cho nhiều giá trị bản sắc dân tộc ta được khẳng định, đồng thời qua đó
chúng ta học hỏi, tiếp thu, bổ xung thêm nhiều giá trị mới làm cho bản sắc văn hóa dân tộc phong
phú, đa dạng hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam chủ động
giao lưu văn hóa và phát huy những lợi thế so sánh của mình, giới thiệu với thế giới những tiềm
năng, thành tựu văn hóa, những hình ảnh về đất nước, về con người Việt Nam, vừa là điều kiện để
Việt Nam có thể tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú, đa dạng và hoàn thiện hơn nền

văn hóa Việt Nam.
Mở cửa giao lưu văn hóa, hợp tác với bên ngoài sẽ đón nhận, chọn lọc, tiếp thu nhiều cái tốt, cái tích
cực nhưng cũng phải đối mặt với không ít cái xấu, cái tiêu cực. Tuy nhiên, không vì lo sợ cái xấu,
cái tiêu cực để rồi chúng ta đóng cửa, sống biệt lập. Cách làm như vậy không những kìm hãm sự
phát triển mà còn không khẳng định được bản sắc dân tộc, không phát huy được sức mạnh nội sinh,
không loại bỏ được yếu tố mang tính lạc hậu, bảo thủ.
Bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời
trong văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán, lề thói cũ. Trong truyền thống văn hóa dân tộc có những
đặc điểm mang tính tích cực của thời điểm này nhưng, ở thời điểm khác lại không còn phù hợp, có
những nội dung được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, song cũng có những yếu tố trở nên lỗi
thời, không còn phù hợp cần được gạt bỏ. Truyền thống văn hóa dân tộc cần luôn luôn được phát
huy, bổ sung, thay thế, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Muốn phát huy,
bổ sung, thay thế, hoàn thiện văn hóa truyền thống dân tộc có thể tiến hành bằng nhiều con đường,
nhưng trong đó không thể thiếu con đường tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại phải kết hợp với việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ với chủ
động, tích cực hợp tác quốc tế. Độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là những nội
dung hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc ta. Xử lý vấn đề này và vấn đề về mối
quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, vừa phải xử lý đồng thời, có kết hợp với nhau. Nếu chỉ chú trọng một trong hai mặt
đó thì đều không có lợi cho sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của chúng ta. Về hai mối quan
hệ này đang còn có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng càng mở rộng giao lưu, hợp tác
quốc tế, trong đó có giao lưu, hợp tác văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại thì càng khó khăn
cho việc bảo vệ nền độc lập, tự chủ, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Ý kiến này có
cái nhìn khá nặng nề, cứng nhắc, bi quan về việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại. Ý kiến khác lại cho rằng chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu
3
mạnh tinh hoa văn hóa nhân loại không có ảnh hưởng tiêu cực gì đến vấn đề độc lập, tự chủ, bảo tồn
và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Cách nhìn này phiến diện, chủ quan, không
thấy hết những khó khăn phức tạp trong hợp tác hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa.

Độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại có mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ này thì độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc là cái quyết định, là cơ sở vững chắc để mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế
có hiệu quả và ngược lại chính việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, biết tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại trên cơ sở những nguyên tắc nhất định là điều kiện quan trọng để phát triển, củng cố
và giữ gìn độc lập, tự chủ quốc gia và bảo tồn, phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Xử
lý hài hòa những mối quan hệ này sẽ giúp nước ta phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh của
mình, vừa tranh thủ được các điều kiện, các nguồn lực bên ngoài để phát triển./.
4
Vài suy nghĩ về kế thừa trong sự phát triển của văn hóa
Vấn đề kế thừa trong sự phát triển của văn hóa được các nhà nghiên cứu xem như là một phạm
trù mang tính quy luật, đây là nhân tố làm nên đặc thù bản sắc văn hóa, vẻ đẹp và sức mạnh
truyền thống của một dân tộc, ngày nay nó còn là động lực phát triển kinh tế xã hội, là vấn đề
chính trị của quốc gia và dân tộc, trong quá trình đưa đất nước hội nhập vào xu hướng phát
triển của thời đại
Theo nguyên lý Mác-xít kế thừa là đặc trưng của phủ định biện chứng, là sự kế tiếp và phát
triển những gì đã có trong lịch sử. Đối với kế thừa trong sự phát triển của văn hóa là sự kế thừa đặc
thù có chọn lọc và có phê phán, giữ lại những yếu tố tích cực tiến bộ, là điều kiện để ra đời và phát
triển cái mới; kế thừa của sự phát triển văn hóa còn chỉ ra con người của thế hệ sau phải kế tục bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa, những thành quả của thế hệ trước đó, và tiếp biến làm cho nền
văn hóa hiện đại phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội mới.
Trong đời sống hàng ngày, nhu cầu thường trực về thưởng thức và sáng tạo văn hóa của xã
hội là vô tận, đó cũng chính là nguồn nuôi dưỡng cho các giá trị văn hóa có sức sống vĩnh hằng. Vì
“cái gì có thể mất đi nhưng văn hóa còn lại mãi mãi với thời gian”. Sự tiếp biến, tồn tại và phát triển
không ngừng của các giá trị văn hóa trong lịch sử chính là đặc thù cơ bản, là bản chất và quy luật
của kế thừa biện chứng của văn hóa. Nhìn về quá khứ của dòng chảy văn hóa Việt Nam, trải qua
4.000 năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã bền bỉ anh dũng đấu tranh với
thiên nhiên và xã hội, chống áp bức, phong kiến và ngoại xâm, tuy “mạnh yếu từng lúc khác nhau”
nhưng tư tưởng đấu tranh để bảo vệ gìn giữ và phát triển nền văn hóa dân tộc thì không thiếu. Trải

qua bao phong ba bão táp, những khúc quanh co thác ghềnh của lịch sử và thời gian cho đến nay
chúng ta vẫn bảo tồn được gia tài đồ sộ của những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể: đó là những
công trình kiến trúc nghệ thuật, các lăng tẩm, đền đình, các công cụ sản xuất các đồ thủ công mỹ
nghệ chế tác tinh xảo, cho đến các loại nhạc cụ, trang phục, trang sức sinh hoạt thường ngày của các
dân tộc: đó là những làn điệu dân ca trữ tình, những giọng hò mượt mà xứ Huế, khúc bài chòi và
điệu lý của miền Trung, cùng với hát tuồng, chèo, cải lương, quan họ v.v… ở các vùng văn hóa khác
nhau được bảo tồn, gìn giữ, trao truyền từ trong dòng chảy của văn hóa trước đó cho thế hệ hôm
nay.
Quy luật của kế thừa là phải đi liền với sự mở rộng và giao lưu văn hóa các nước và các dân
tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Vì rằng các dân tộc tồn tại và phát
triển không thể biệt lập mà luôn có mối liên hệ tác động đan xen và giao thoa lẫn nhau trên nhiều
phương diện, hơn thế nữa, con người lúc nào cũng luôn vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Ngày
nay sự ra đời và phát triển của nền công nghệ và tin học, các phương tiện truyền tải thông tin ngày
càng phát triển mạnh mẽ, thì việc giao lưu là nhu cầu không thể thiếu được, “sự đóng cửa, khép
kín”, chỉ làm cho dân tộc đó bị cô lập, lạc hậu, làm cho nền văn hóa đó nghèo nàn và khô kiệt. Cho
nên việc giao lưu văn hóa làm cho các dân tộc tiếp nhận những giá trị mới, nền văn hóa dân tộc tiếp
thêm những yếu tố nội sinh, làm cho những giá trị văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng và nhiều
màu sắc, kích thích sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc, gạt bỏ những yếu tố tiêu
cực, lạc hậu, tạo ra sức “đề kháng” nhằm ngăn chặn những yếu tố độc hại xâm nhập từ bên ngoài.
Nếu chữ Nôm cơ sở tiếp nhận là chữ Hán, hay nói một cách khác dựa vào chữ Hán ta cải biến thành
chữ mà người Trung Quốc không thể đọc được; chiếc đàn ghi ta của Tây Ban Nha du nhập vào Việt
Nam, được các nghệ nhân sáng tạo thành cây ghi ta phím lõm đệm cho hát cải lương độc đáo làm
người phương Tây phải ngơ ngác… Có thể nói từ những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam
chúng ta đã biến những tinh hoa văn hóa thế giới bổ sung cho văn hóa dân tộc ta ngày càng thêm
phong phú và đa dạng. Điều mang tính nguyên tắc của kế thừa và giao lưu trong sự phát triển của
văn hóa đó là phương pháp. Vì mỗi thời đại lịch sử đều có những phương pháp luận khác nhau.
Ngày nay việc kế thừa và phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới phải dựa trên cơ sở
phương pháp luận Hồ Chí Minh, đó là sự vận dụng một cách biện chứng các nguyên lý để giải quyết
những vấn đề thực tiễn cho phù hợp với tình hình cụ thể: “không phải cái gì cũ cũng bỏ hết và cái gì
5

cũng làm lại từ đầu”. Những biểu hiện đoạn tuyệt với cái cũ, phủ định cái cũ, phá, bỏ tất cả những gì
do xã hội trước để lại, kể cả việc “hiện đại hóa” các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống cũng
đều xa lạ với phương pháp luận Hồ Chí Minh. Vận dụng những nguyên lý của văn hóa Mác xít và
phương pháp luận Hồ Chí Minh trong kế thừa và phát triển văn hóa chúng ta cần thấu triệt tư tưởng
“cái gì cũ mà xấu phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý,
cái gì cũ mà tốt thì phát triển lên cho phù hợp”. Trong giao lưu và tiếp nhận văn hóa từ bên ngoài
“đành rằng cái gì mới thì nên làm” song cần phải lưu ý tính nguyên tắc đó là tiếp thu có phê phán và
chọn lọc những tinh hoa, cũng như sử dụng và phổ biến ở đâu, lúc nào, cho ai cần phải hết sức linh
hoạt và cân nhắc cho phù hợp với tình hình cụ thể.
Ngày nay trong xu hướng quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi, việc tìm ra hướng đi thích hợp
để hội nhập vào cộng đồng thế giới và khu vực đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và phức tạp, trong bối
cảnh đó việc kế thừa và phát triển gìn giữ khẳng định bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức gay gắt và cũng không kém phần tế nhị. Vì quá trình thực hiện
công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước có tác động mạnh mẽ đến tiến trình xây dựng
nền văn hóa dân tộc và trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, “nếu tuyệt đối hóa cái quốc tế,
cái hiện đại, mà bỏ quên hoặc xem thường và đi đến phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống
hoặc chỉ thấy những giá trị văn hóa truyền thống, dân tộc không thôi” cũng đều dẫn đến những quan
điểm xa lạ với nguyên lý kế thừa và phát triển văn hóa và đều không đúng với đường lối văn hóa
văn nghệ của Đảng. Mối quan hệ hữu cơ giữa kế thừa, giao lưu và phát triển văn hóa là vấn đề cực
kỳ phức tạp đòi hỏi chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa việc đề ra chủ trương, chính sách và biện
pháp quản lý nhằm kế thừa bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của tiền nhân. Giao
lưu tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo các giá trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm cho nền
văn hóa Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới nhưng vẫn giữ được nét đặc thù riêng biệt, độc
đáo, tiên tiến và đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam./.
Nguyễn Ngọc Trạch
6

×