Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Bài giảng phần I tin và tường thuật của nguyễn văn hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.3 KB, 60 trang )

1
PHẦN 1
TIN & TƯỜNG
THUẬT
NGUYỄN VĂN HÀ - KHOA BC&TT
2
I. THỂ LOẠI TIN
1. Khái niệm tin
- Tin trong tiếng Anh là NEWS, có 2 nghĩa (1) NEW+S:
những cái mới (2) North, East, West, South-Bắc, Nam,
Đông, Tây: cái gì đó xảy ra ở mọi nơi.
- Trong từ Hán Việt, tin là TÂN VĂN có nghĩa: điều mới
nghe, mới biết.

Tin là thể loại cơ bản và nổi bật nhất của loại tác phẩm
thông tấn. Nó là một thông điệp mới, ngắn gọn, xác định,
được thực hiện một cách nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị
- xã hội nhất định và được nhiều người quan tâm.
- Tin được quan niệm là mũi tàu thông tin của nhật báo.
3
2. Tầm quan trọng của tin
- Tin là thể loại quan yếu nhất của BC, chiếm gần 50%
diện tích và dung lượng thông tin trên các nhật báo và
chương trình PT-TH.
- Nhiệm vụ của NB là đưa tin. Công việc đầu tiên của
phóng viên là viết tin.
- Công chúng đến với BC trước hết là để đọc, nghe, xem
tin.
- Đối tượng được để mắt trước tiên của độc giả khi cầm
một tờ báo là các tin. Người ta thường lướt qua các tin rồi
mới đọc các bài khác.



4
- Đối với nhà cầm quyền, tin là con đường ngắn
nhất và nhanh nhất để thông báo đến nhân dân
những hoạt động và chính sách mới của mình.
- Đối với nhà sản xuất và giới kinh doanh, dịch
vụ, tin là nơi nắm bắt tình hình thị trường nhanh
nhất, là con đường tiếp cận người tiêu dùng thuận
lợi và tiết kiệm nhất.
 Nếu không có tin thì không phải là báo chí.
5
3. Những yếu tố cơ bản của tin
(1) What?
Chuyện gì, cái gì đã xảy ra hoặc sắp xảy ra?
Đó phải là một hành động, một sự kiện, một
hiện tượng khác thường trong cuộc sống.
Ví dụ: Tổng thống từ chức; Một phụ nữ sinh
6; Luật cư trú có hiệu lực, Công nhân hãng
Nike đình công…
6
(2) Who?
Ai gây ra, ai liên quan? Đó phải là những cá nhân
có tên tuổi xác định.
Ví dụ: Thủ phạm của vụ cướp táo bạo trên là
Nguyễn Văn Phước, tự là Phước tám ngón; Hoa
hậu Hải Dương Nguyễn Hương Giang sẽ đại diện
phái đẹp Việt Nam dự thi Hoa hậu Thế giới…
7
(3) Where?
Xảy ra ở đâu, nước nào, địa phương nào?

Ví dụ: Vụ tai nạn xảy ra tại km 650, Quốc lộ 1A,
thuộc xã An Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai;
Trận bóng đá giao hữu giữa các cựu tuyển thủ
Việt Nam và cựu ngôi sao Câu lạc bộ Liverpool sẽ
được tổ chức tại Sân vận động Thống Nhất,
TP.HCM…
8
(4) When?
Xảy ra khi nào, ngày nào, giờ nào?
Ví dụ: Lúc 9 giờ 15 phút, ngày 17/2/2009 đã xảy
ra vụ cháy lớn…; SeaGames XXV sẽ khai mạc
chính thức lúc 17 giờ, ngày 9/12/2009 và được
tường thuật trực tiếp trên Kênh VTV3, Đài truyền
hình Việt Nam…
9
(5) Why?
Tại sao xảy ra, nguyên nhân do đâu?
Ví dụ: Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do
chập điện; Theo tiết lộ của một nhân viên điều tra,
máy bay rơi do bị đánh bom…
10
(6) How?
Xảy ra như thế nào, kết quả ra sao?
Ví dụ: Có 265 hành khách và 16 nhân viên phi
hành đoàn tử nạn trong vụ tai nạn thảm khốc trên;
Cơn lũ đã cuốn trôi 250 ngôi nhà cùng nhiều tài
sản và hoa màu khác, thiệt hại ước tính hơn 300
tỷ đồng…
*Trong thể loại tin, phải chứa đựng ít nhất 4 câu
hỏi đầu tiên

11
4. Tiêu chí của một tin hay
- Tin phải mới lạ, có tính thời sự.
- Tin phải có thật và chính xác.
- Tin phải nhanh nhạy, kịp thời.
- Tin phải hấp dẫn, được công chúng quan tâm.
- Tin phải là một thông điệp tương
đối trọn vẹn.
- Tin phải được thể hiện một cách ngắn gọn.
- Tin phải phù hợp với mục đích, tôn chỉ của tờ
báo.
12
5. Phân loại tin
- Dựa vào độ dài, dung lượng của tin (số chữ và
các yếu tố W+H), người ta chia làm 5 loại: tin vắn,
tin ngắn, tin sâu (tin bình), tin tổng hợp và tin
chùm.
- Dựa vào đối tượng đưa tin, người ta chia làm 4
loại: tin sự kiện, tin nhân vật, tin hội nghị, tin công
báo.
13
- Dựa vào lĩnh vực khai thác nguồn tin, người ta
chia làm nhiều loại: tin kinh tế, tin chính trị, tin xã
hội, tin văn hóa-văn nghệ, tin thể thao, tin trật tự
an toàn giao thông…
- Dựa vào thời điểm đưa tin, người ta chia làm 3
loại: tin nguội, tin nóng, tin dự báo.
- Dựa vào khu vực địa lý, người ta chia làm 4 loại:
tin thành phố (tin trong tỉnh), tin các địa phương,
tin trong nước, tin quốc tế.

14
6. Một số cấu trúc phổ biến của tin
(1) Cấu trúc hình tháp (tam giác) thường
Câu chủ đề
Chi tiết quan trọng
Chi tiết quan trọng nhất
15
(2) Cấu trúc hình tháp (tam giác) ngược
Chi tiết quan trọng nhất
Chi tiết quan trọng hơn
Chi tiết ít quan trọng
16
(3) Cấu trúc hình chữ nhật-cấu trúc đẳng lập
Chi tiết 1
Chi tiết 2
Chi tiết 3
Chi tiết 4
17
7. Các thể (dạng) tin cơ bản
(1) Tin vắn
Khái niệm tin vắn
Là thể tin ngắn nhất trong tất cả thể loại báo chí,
nhằm thông báo đến công chúng thông tin vắn
tắt về sự kiện, hiện tượng hay nhân vật trong đời
sống.
18
Đặc điểm tin vắn
- Không có tiêu đề nhưng 5 chữ đầu tiên hoặc địa
danh xảy ra sự kiện thường được in đậm (bold)
- Dung lượng khoảng 60-100 chữ, trả lời 4 câu hỏi:

what, who, where, when.
- Bố trí thành chuyên mục như Tin vắn trong nước,
Tin vắn quốc tế, Tin đọc nhanh, Theo dòng, Đọc
báo giùm bạn, Trên báo bạn…
19
(2) Tin ngắn
Khái niệm tin ngắn
Là tin phổ biến nhất trên các nhật báo và trên
các bản tin thời sự của đài phát thanh-truyền hình,
nhằm cung cấp cho công chúng một thông tin
tương đối hoàn chỉnh về một sự kiện, hiện
tượng hay nhân vật đời sống.
20
Đặc điểm tin ngắn
- Có tiêu đề.
- Dung lượng khoảng 150-250 chữ, trả lời gần đủ
các câu hỏi theo công thức 5W+1H.
- Đứng độc lập trong một trang báo hay trong một
bản tin phát thanh-truyền hình.
21
(3) Tin sâu
Khái niệm tin sâu
Là thể tin vừa phản ánh hoàn chỉnh về sự
kiện, hiện tượng hay nhân vật trong đời sống vừa
thể hiện thái độ, quan điểm của tòa báo về sự
kiện, hiện tượng hay nhân vật đó để định hướng
dư luận xã hội.
22
Đặc điểm tin sâu
- Có tiêu đề, trả lời đủ công thức 5W+1H

- Dung lượng khoảng 200-300 chữ, có khi đến 500
chữ.
- Có vị trí độc lập so với các tin, bài khác và có lời
đánh giá của người viết về sự kiện, hiện tượng,
nhân vật được thông tin.
23
(4) Tin dự báo
Khái niệm tin dự báo
Là thể tin nói về thì tương lai gần, thông báo các
sự kiện, hiện tượng sẽ xảy ra.
Ví dụ: Sự kiện tuần tới trên VTV1, Sự kiện
trong tuần ở trang 2 báo Thanh Niên thứ Hai.
24
Đặc điểm tin dự báo
- Có tính chính xác tương đối.
- Phần lớn là tin vắn, đôi khi chỉ có một câu.
- Nguồn tin chủ yếu được lấy từ văn phòng tổng
hợp của chính quyền, cơ quan ngoại giao, các
đoàn thể, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, thể
thao, du lịch, dịch vụ… từ trung ương đến địa
phương.
- Tuy nói về tương lai gần nhưng trong cách thể
hiện rất ít khi dùng từ “sẽ”.
25
(5) Tin tổng hợp
Khái niệm tin tổng hợp
Là thể tin tóm tắt, hệ thống lại những sự kiện
quan trọng, tiêu biểu về các lĩnh vực của đời sống
xã hội trong một thời gian nhất định.

×