Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Bài giảng chế độ kế toán doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 191 trang )

PHẠ M THỊ H U Y Ề N Q U Y Ê N
1
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DN
(BAN HÀNH THEO THÔNG TƯ 200/TT
– BTC ngày 22/12/2014)
Tổng quan

 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế
toán DN thay thế QĐ15
 Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn lập BCTC
hợp nhất.
2
Tổng quan
 Linh hoạt và mở.
 Tôn trọng bản chất hơn hình thức;
 Lấy mục tiêu cung cấp thông tin cho các nhà quản lý DN,
các nhà đầu tư và chủ nợ làm trọng tâm; không phục vụ
cho mục đích thuế.
 Tách biệt kỹ thuật kế toán trên TK và BCTC. (Khái niệm
ngắn hạn và dài hạn chỉ áp dụng với Bảng CĐKT, không
áp dụng với TK).
 Phù hợp với thông lệ quốc tế (Cập nhật tối đa các nội
dung của CMKTQT trên nguyên tắc không trái với Luật
kế toán)



3
Tổng quan

 Đối tượng áp dụng


 Thông tư này áp dụng đối với các DN thuộc mọi lĩnh
vực, mọi thành phần kinh tế.
 Các DN nhỏ và vừa được vận dụng để kế toán
phù hợp

 Phạm vi điều chỉnh
 Hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày BCTC,
 Không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của DN
đối với ngân sách Nhà nước.


4
Nội dung TT200
 Chương I – Những quy định chung
 Chương II – TK kế toán (bao gồm PP kế toán một số
giao dịch chủ yếu trên từng TK)
 Chương III – BCTC
 Chương IV – Chứng từ kế toán
 Chương V – Sổ và hình thức kế toán
 Chương VI – tổ chức thực hiện


5
Chương I – Những quy định chung

6
1. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
2. Chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang VND
3. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
4. Tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư cách

pháp nhân hạch toán phụ thuộc
5. Đăng k{ sửa đổi Chế độ kế toán


Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
1. DN có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ xem xét,
quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, chịu trách
nhiệm về quyết định đó trước pháp luật và phải thông báo cho
cơ quan thuế quản l{ trực tiếp.

2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp
dịch vụ, thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán
và được thanh toán; và
b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có
ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh, thông thường
chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.


7
Chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ
sang VND
1. DN sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán
thì đồng thời với việc lập BCTC theo đơn vị tiền tệ
trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi BCTC
sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp BCTC cho cơ
quan quản l{ Nhà nước.
2. BCTC mang tính pháp lý là BCTC được trình bày bằng
Đồng Việt Nam. BCTC pháp lý phải được kiểm
toán.

3. Khi chuyển đổi BCTC được lập bằng ngoại tệ sang
Đồng Việt Nam, DN phải trình bày rõ trên Bản thuyết
minh BCTC những ảnh hưởng (nếu có) đối với BCTC.


8
Chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ
sang VND (tt)
Nguyên tắc:
 Tài sản và nợ phải trả được qui đổi theo tỷ giá
giao dịch thực tế cuối kz (là tỷ giá chuyển khoản
của một NHTM nơi DN thường xuyên có giao
dịch)
 Vốn đầu tư của chủ sở hữu được qui đổi theo tỷ
giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn.
 Chênh lệch tỷ giá và chênh lệch do đánh giá lại tài
sản được qui đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại
ngày đánh giá.

9
Chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ
sang VND (tt)
Nguyên tắc:
 LNCPP, các quĩ trích từ LN sau thuế được qui đổi bằng
cách tính toán theo các khoản mục của BCKQKD.
 Các khoản mục thuộc BCKQKD và BCLCTT được qui đổi
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh
hoạc tỷ giá bình quân kz kế toán (nếu chênh lệch
không vượt quá 3%).
Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi BCTC sang VND: Được

ghi nhận trên chỉ tiêu ‘Chênh lệch tỷ giá hối đoái’ thuộc
phần vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán.
10
Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán


1. Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản l{ và kinh
doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các
giao dịch kinh tế không còn phù hợp thì DN được thay
đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
 Chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế
toán mới.
 Phải thông báo cho cơ quan thuế quản l{ trực tiếp về
việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là
sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế
toán.

11
Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán


2. Tỷ giá áp dụng khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán:
 Áp dụng tỷ giá chuyển khoản của NHTM nơi
DN thường xuyên có giao dịch tại thời điểm đầu
niên độ kế toán để chuyển số dư trên sổ kế
toán đối với các khoản mục thuộc BCĐKT.
 Áp dụng tỷ giá chuyển khoản bình quân kỳ
trước liền kề để trình bày thông tin so sánh trên
BCKQKD và BCLCTT của kỳ có sự thay đổi.
3. Phải trình bày trên Bản TM BCTC lý do thay đổi

và những ảnh hưởng đối với BCTC
12
Tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư
cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

 1. Đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân
hạch toán phụ thuộc còn được gọi là đơn vị hạch
toán phụ thuộc
 2. DN có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và
phân cấp hạch toán ở các đơn vị hạch toán phụ
thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu
quản l{ của mình và không trái với quy định của
pháp luật.

13
Tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư
cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

 3. DN quyết định việc kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc có tổ
chức bộ máy kế toán riêng đối với:
 a) Việc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được DN cấp: DN quyết
định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận là nợ phải trả hoặc vốn
chủ sở hữu;
 b) Đối với các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ nội bộ:
 DT, giá vốn chỉ được ghi nhận riêng tại từng đơn vị hạch toán phụ thuộc
nếu sự luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội
bộ về bản chất tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
 Việc ghi nhận DT từ các giao dịch nội bộ để trình bày trên BCTC của các
đơn vị không phụ thuộc vào hình thức của chứng từ kế toán (hóa đơn

hay chứng từ luân chuyển nội bộ);


14
Tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư
cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc


 c) Việc phân cấp kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc: Tùy thuộc
mô hình tổ chức kế toán tập trung hay phân tán, DN có thể giao
đơn vị hạch toán phụ thuộc phản ánh đến lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối hoặc chỉ phản ánh đến DT, chi phí.


15
Đăng k{ sửa đổi Chế độ kế toán
 1. Đối với hệ thống TK kế toán: Nếu DN cần bổ sung hoặc
sửa đổi TK cấp 1, cấp 2 về tên, k{ hiệu, nội dung và phương
pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải
được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
 2. Đối với BCTC: Nếu DN cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu
mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của BCTC phải được sự chấp
thuận của Bộ Tài chính.
 3. Đối với chứng từ và sổ kế toán: Tất cả các biểu mẫu đều có
tính hướng dẫn, không bắt buộc. DN có thể tự thiết kế mẫu
biểu và hình thức (hoặc DN có thể lựa chọn áp dụng theo
biểu mẫu ban hành ở TT 200).

16
PHẦN 2- TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG

MỚI TRONG TK KẾ TOÁN
1. Kế toán tiền, giao dịch bằng ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá
2. Kế toán đầu tư tài chính
3. Dự phòng tổn thất tài sản
4. Kế toán các khoản phải thu
5. Kế toán hàng tồn kho
6. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
7. Kế toán giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ
8. Nguyên tắc kế toán TSCĐ, BĐSĐT và XDCB
9. Kế toán thuế TNDN hoãn lại
10. Kế toán nợ phải trả
11. Kế toán vốn chủ sở hữu
12. Kế toán DT
13. Kế toán chi phí
14. Kế toán thu nhập khác

17
1. KẾ TOÁN TIỀN VÀ CÁC GIAO DỊCH
NGOẠI TỆ
 Điểm mới:
 Quy định cụ thể các loại tỷ giá sử dụng để ghi sổ kế
toán, lập và trình bày BCTC;
 Quan điểm ghi nhận DT, CP, TS hình thành từ các giao
dịch trả trước, nhận trước;
 Đưa ra định nghĩa và chỉ rõ các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ;
 Sửa đổi phương pháp kế toán khoản chênh lệch tỷ giá
phát sinh trong giai đoạn DN chưa đi vào hoạt động
(giai đoạn trước hoạt động)


18
1. KẾ TOÁN TIỀN VÀ CÁC GIAO DỊCH
NGOẠI TỆ
1. Vàng tiền tệ được phản ánh trong TK 1113, 1123:
o Là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không
bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho,
o Được đánh giá lại theo giá mua được công bố bởi Ngân hàng
Nhà nước hoặc giá mua công bố bởi các đơn vị được phép
kinh doanh vàng. Chênh lệch do đánh giá lại được phản ánh
vào TK 515 hoặc TK 635.
2. Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên TK tiền gửi
ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân
hàng.
3. Tại tất cả các thời điểm lập BCTC theo quy định của pháp luật,
DN phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ

19
1.1. Các loại tỷ giá sử dụng
 Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng VN phải căn cứ vào:
 Tỷ giá giao dịch thực tế:
 TG được quy định cụ thể trong hợp đồng; hoặc
 TG của ngân hàng nơi DN giao dịch hoặc mở TK ngoại tệ
 Tỷ giá ghi sổ:
 Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: khi thu hồi các khoản nợ phải thu, ký
cược, ký quỹ thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, xác định
theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá
lại cuối kz của từng đối tượng;
 Tỷ giá BQGQ di động: được sử dụng tại bên Có TK tiền khi thanh toán
tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản
ánh tại bên Nợ TK tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm

thanh toán.

20
1.2. Xác định Tỷ giá giao dịch thực tế
21
 - Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ : Là tỷ giá k{ kết trong
hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa DN và NHTM;
 - Nếu hợp đồng không quy định tỷ giá thì xác định tỷ giá giao dịch
thực tế theo nguyên tắc:
 + Khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Tỷ giá mua ngoại tệ của ngân
hàng nơi DN mở TK để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;
 + Khi ghi nhận nợ phải thu: Tỷ giá mua của NHTM nơi DN chỉ định
khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;
 + Khi ghi nhận nợ phải trả: Tỷ giá bán của NHTM nơi DN dự kiến
giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
 + Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí
được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các TK phải trả):
tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của NHTM nơi DN thực hiện
thanh toán.

1.3. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế
toán
 a. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế
tại thời điểm giao dịch phát sinh đối với:
 Các TK phản ánh DT, thu nhập khác (trừ DT, TN liên quan đến DT nhận
trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua)
 Các TK phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác (trừ trường
hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kz)
 Các TK phản ánh tài sản (trừ trường hợp tài sản được mua có liên quan

đến giao dịch trả trước cho người bán)
 TK loại vốn chủ sở hữu
 Bên Nợ các TK phải thu; Bên Nợ các TK vốn bằng tiền; Bên Nợ các TK phải
trả khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán
 Bên Có các TK phải trả; Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch
nhận trước tiền của người mua.
22
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế
toán
 b. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích
danh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:
 Bên Có các TK phải thu (trừ giao dịch nhận trước tiền của người
mua);
 Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người
mua do đã chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch
vụ…
 Bên Có các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước;
 Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người
bán);
 Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán
do đã nhận được sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu
khối lượng.

23
Lưu {
 Bên Nợ TK tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế.
 Bên Có TK tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền.
 Ngoại trừ trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi
vào Ngân hàng (hoặc rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập
quỹ tiền mặt) thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK

1112 (hoặc TK 1122);
 Bên nợ TK nợ phải trả và bên có TK nợ phải thu: theo tỷ giá
ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ
 (Nếu khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế
đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia
quyền di động các giao dịch của khách nợ đó).



24
Lưu {
 Khi nhận trước tiền của người mua thì bên Có TK 131
áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận
trước.
 DT tương ứng với số tiền nhận trước được ghi nhận theo
tỷ giá tại thời điểm nhận trước
 Khi trả trước tiền cho người bán thì bên Nợ TK 331 áp
dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước.
 Giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước cho người
bán được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm trả trước





25

×