Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bài giảng định mức lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.88 KB, 78 trang )


- 0 -




TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

Bộ môn Quản trị doanh nghiệp mỏ

o0o—


PGS.TS. NGÔ THẾ BÍNH








ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Bài giảng dùng cho các lớp đại học chuyên ngành
“ Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp mỏ ”
















HÀ NỘI - 2008

- 1 -

MỞ ĐẦU

Mục đích môn học là cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế
và Quản trị doanh nghiệp mỏ những kiến thức lý thuyết và thực hành về
định mức lao động, một nhiệm vụ thường xuyên phải giải quyết trong
chức năng quản lý lao động tiền lương ở doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề về phương pháp
xây d
ựng và quản lý các mức lao động, trong điều kiện cơ chế hiện hành
về quản lý lao động, tiền lương của Nhà Nước áp dụng đối với các công
ty nhà nước.
Với đối tượng nghiên cứu trên, môn học này có đặc điểm:
- Là môn học có đối tượng tương đối độc lập, nhưng có liên hệ mật thiết
đối với nhiều môn học khác dưới dạng kế thừa chúng về
mặt nội dung và
phương pháp. Đó là các môn Quản lý sản xuất, Kế hoạch sản xuất,

Thống kê kinh tế, Kỹ thuật và công nghệ khai thác mỏ…
- Trình bày những vấn đề phương pháp thông qua những ví dụ của sản
xuất công nghiệp mỏ. Song điều đó không có nghĩa tồn tại những lý
thuyết riêng về định mức lao động trong công nghiệp mỏ.
Nội dung của bài giảng này được cấ
u tạo bởi 4 chương:
Chương 1. Những khái niệm cơ bản của định mức lao động.
Chương 2. Các phương pháp định mức lao động.
Chương 3. Thu thập và xử lý thông tin để định mức lao động.
Chương 4. Quản lý chất lượng mức lao động.
Phương pháp nghiên cứu môn học được xem là có hiệu quả nếu
người học thực hiện các yêu cầu sau:
- Nghiên cứu môn học một cách hệ
thống, tức là nghiên cứu với sự nắm
chắc mối liên hệ giữa các kiến thức được đề cập trong môn học, cũng
như giữa các kiến thức của môn học này và các kiến thức của môn học
khác.
- Lý luận liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành, tức là bảo đảm hoàn
thành các câu hỏi và bài tập, được nêu sau mỗi chương.
Tập bài giảng “Định m
ức lao động” này là kết quả sửa đổi bổ sung tập
bài giảng năm 1998 của tác giả.
Tác giả cảm ơn những nhận xét của bạn đọc để tập bài giảng này ngày
càng hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2008
Tác giả
PGS.TS. Ngô Thế Bính





- 2 -


Chương 1

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

1. 1. Mức và mức kinh tế - kỹ thuật.


Mức là tất cả những gì được quy định mang tính đúng đắn, hợp lý,
cần thiết mà mọi người cần lấy đó làm căn cứ điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp.


Với định nghĩa trên mức có mặt trong ở nhiều lĩnh vực của đời sống
như kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, phong tục, tập quán, đạo đức,
thẩm mỹ… Chẳng hạn, trong thực tế ta thấy từ “mức” trong các câu nói:
“ Công nhân A hoàn thành vượt mức công tác đặt ra trong ngày”; “ Gíam
đốc B cư xử với mọi người khá đúng mức”; “ Anh C đã được hạ mức kỷ
luật từ buộc thôi việc xuống cảnh cáo”; “ Chị D vẽ bức tranh đẹp hết
mức” v.v…
Từ các ví dụ trên ta thấy mức không nhất thiết là phạm trù định lượng
như ví dụ đầu tiên mà có thể là phạm trù định tính như các ví dụ còn lại.
Trong thực tiễn mức còn có các từ tương đương như norm (tiếng la
tinh), tiêu chuẩn, chuẩn mực, hạn ngạch v.v…
Mứ
c xuất hiện trong kinh tế tức hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa

của con người được gọi là mức kinh tế-kỹ thuật.


Mức kinh tế-kỹ thuật là đại lượng biểu thị trực tiếp hay dùng để tính
toán lượng tiêu hao cần thiết lớn nhất của một loại nguồn lực nào đó để
sản xuất một đơn vị sản phẩm, bảo đảm những yêu cầu nhất định về chất
lượng và phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng khách quan về địa chất tự

nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý.



Với định nghĩa trên, mức kinh tế-kỹ thuật luôn luôn là một chỉ tiêu
(một phạm trù định lượng), tức là biểu thị bằng những con số cụ thể.
Mức kinh tế-kỹ thuật có nhiều loại thường được chia ra các nhóm căn cứ
vào tính chất nguồn lực hay lĩnh vực áp dụng như :
- Các mức tiêu hao vật tư (các mức vật tư);
- Các mức hao phí lao độ
ng (các mức lao động);
- Các mức khấu hao tài sản cố định và sử dụng năng lực sản xuất;
- Các mức đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các mức tài chính; v.v…
Phương pháp xây dựng và quản lý các nhóm mức nêu trên trương đối
khác nhau. Môn học này chỉ nghiên cứu phương pháp xây dựng và quản
lý các mức lao động.


- 3 -

1.2. Mức lao động và phân loại các mức lao động.


Mức lao động là nhóm mức kinh tế-kỹ thuật dùng để biểu thị trực tiếp
hay dùng để tính toán hao phí lao động cần thiết nhiều nhất cho việc sản
xuất đơn vị sản phẩm, bảo đảm những yêu cầu nhất định về chất lượng và
phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng khách quan về địa chất tự nhiên, kỹ
thuật, công nghệ và tổ chức quả
n lý.

Với định nghĩa trên các mức lao động là một tổng thể phức tạp của
nhiều loại mức. Để phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau,
các mức lao động thường được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu như:
nội dung kinh tế; kiểu con số chỉ tiêu; thời hạn kế hoạch; phạm vi hao
phí; phạm vi áp dụng; cấp ban hành v.v (Hình 1.1)


Theo nội dung kinh tế các mức lao động chia ra các mức năng suất lao
động (mức sản lượng, mức phục vụ…); các mức hao phí lao động (mức
thời gian, mức biên chế số người); các mức trả lương (mức lương tối
thiểu, hệ số cấp bậc lương, hệ số phụ cấp, đơn giá tiền lương…); các mức
điều kiện lao động (mức cơ giớ
i hóa lao động, mức điện khí hóa lao động,
mức cường độ lao động…).


Theo con số chỉ tiêu các mức lao động chia ra mức tuyệt đối (mức sản
lượng, mức thời gian…) mức tương đối (hệ số định biên, hệ số phụ cấp,
tỷ trọng thời gian nghỉ trong ca…);


Theo thời hạn kế hoạch sử dụng mức các mức lao động được chia ra

mức ngắn hạn, mức trung hạn, mức dài hạn.


Theo sản phẩm liên hệ các mức lao động được chia ra mức lao động
cho thành phẩm hàng hóa và mức lao động cho bán thành phẩm (Mức
công đoạn).


Theo phạm vi hao phí các mức lao động được chia ra mức lao động
tổng hợp doanh nghiệp (chi phí tiền lương của 1000 đ doanh thu), mức
lao động tổng hợp của khối sản xuất, mức lao động tổng hợp của một
khâu sản xuất; mức lao động của một công việc; mức lao động của một
bước công việc v.v…


Theo phạm vi áp dụng các mức lao động được chia ra mức lao động áp
dụng nội bộ doanh nghiệp và mức lao động áp dụng chung cho nhiều
doanh nghiệp có chung đặc điểm (mức ngành, mức vùng).


Theo cấp ban hành mức các mức lao động được chia ra mức lao động
nhà nước (các mức trả lương), mức lao động doanh nghiệp ( mức do giám
đốc doanh nghiệp ban hành và đăng ký với Sở lao động thương binh và
xã hội địa phương).
- 4 -

Các loại mức lao động
Theo sản
phẩm liên hệ
Theo phạm

vi hao phí
Theo phạm
vi áp dụng
Theo cấp
ban hành
Theo thời
hạn kế hoạch
Theo con số
chỉ tiêu
Theo nội
dung kinh tế
Mức
năng suất
lao động
Mức
hao phí
lao động
Mức
trả lương
Mức
tuyệt đối
Mức
tương đối
Mức
ngắn hạn
Mức
trung hạn
Mức
dài hạn
Mức cho

thành phẩm
hàng hóa
Mức cho
bán thành
phẩm (mức
công đoạn)
Mức
tổng hợp
doanh nghiệp
Mức
tổng hợp
khối sản xuất
Mức
tổng hợp
khâu sản xuất

Mức
công việc
Mức
nội bộ
doanh nghiệp
Mức ngành
Mức vùng
Mức
do doanh
nghiệp
b
an hành
Mức
do

nhà nước
b
an hành
Hình 1.1- Sơ đồ phân loại các mức lao động trong doanh nghiệp mỏ.
Mức
điều kiện
lao động

- 5 -
1.3. Định mức lao động và chức năng của định mức lao động

Định mức lao động là tổng thể những công tác mà bộ máy quản lý
kinh tế nhà nước hay doanh nghiệp phải thực hiện để xác định và công bố
những mức lao động.

Với định nghĩa trên cần tránh dùng cụm từ “định mức lao động” để chỉ
những mức lao động đã được xác định bằng những con số cụ thể.
Định mức lao động có những chức năng, tức những nhiệm vụ khách
quan, khái quát như sau:
Chức năng thông tin: Đó là tạo ra những mức dùng làm căn cứ xúc
tiến những thỏa ước (hợp đồ
ng) lao động theo quy định của Bộ luật Lao
động; lập kế hoạch lao động tiền lương; tổ chức các quá trình lao động
trên các nơi làm việc, thanh toán tiền lương…
Chức năng kinh tế: Đó là tạo ra những mức mang tính định hướng
cho người sử dụng lao động và người lao động cùng tiết kiệm nguồn lực
lao động, nâng cao năng suất lao động vì lợi ích của cá nhân và tập thể
doanh nghiệ
p.
Chức năng xã hội: Đó là tạo ra những mức lao động có tác dụng bảo

đảm yêu cầu công khai, công bằng, minh bạch trong phân phối thu nhập
của doanh nghiệp; bảo đảm ngày càng giảm cường độ lao động trên cơ sở
khuyến khích áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến…
Các chức năng trên đây vừa có tính độc lập vừa có tính thống nhất với
nhau, được hình thành khách quan bởi vị trí của nguồ
n lực lao động trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.

1.4. Đơn vị tính của mức lao động.

Mỗi mức lao động cũng giống như bất cứ chỉ tiêu kinh tế nào, đều
được tạo ra bởi 3 bộ phận thông tin: tên chỉ tiêu, số lượng và đơn vị tính
với những ví dụ được dẫn ra ở bảng 1.1.
Bảng 1.1

Tên chỉ tiêu Số lượng Đơn vị tính
Mức sản lượng của công nhân lái xe
BELAZ-540, cung độ 500 m
800 Tấn.km/người.ca
Mức sản lượng của công nhân khoan
BY- 150 với đá f=10
25 Mét/người.ca

Như vậy, nếu như tên chỉ tiêu nêu lên những đặc điểm của mức (nội
dung kinh tế, điều kiện áp dụng…) thì đơn vị tính là thành phần không
thể thiếu, làm cho con số trở nên có nghĩa và phần nào thấy được phương
pháp xác định chỉ tiêu.

- 6 -
Nếu con số chỉ biểu thị mức độ so sánh với một chỉ tiêu cùng loại khác

(mức tương đối) thì đơn vị tính mức được ký hiệu bởi lần hay phần trăm
(%)
Việc lựa chọn đơn vị tính mức cần căn cứ vào những yêu cầu sau:
- Phản ánh được trình độ chính xác của mức. Ví dụ mức sản lượng của
công nhân khai thác than thường tính b
ằng tấn/người.ca, chứ không phải
bằng kg/người.ca hay tấn/người.phút.
- Đặc trưng cho giá trị sử dụng của sản phẩm (công tác) có liên hệ. Ví
dụ mức sản lượng của công nhân đào lò chuẩn bị là mét/người.ca chứ
không phải là tấn/người.ca.
- Bảo đảm tính cụ thể, dễ hiểu đối với người thực hiện mức. Ví dụ mức
lao động giao cho công nhân khoan đượ
c tính bằng mét/người.ca chứ
không phải người.phút/mét.
- Bảo đảm tính chính xác của ký tự theo quy ước thống nhất. Ví dụ mức
sản lượng của công nhân nhân khai thác than được viết bằng tấn/người.ca
chứ không viết tấn/ca hay tấn/tổ.ca.


1.5. Độ căng và trình độ hoàn thành mức lao động.
1.5.1. Độ căng của mức lao động:


Độ căng của mức lao động là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ so sánh giữa
hao phí lao động xã hội cần thiết và hao phí lao động được ấn định bởi
mức để sản xuất đơn vị sản phẩm có chất lượng nhất định, trong điều
kiện tương tự về địa chất tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản
xuất.




Độ căng của mức lao động được xác định bởi công thức:


a
c
H
H
C =
; (1.1)
Trong đó:
C – Độ căng của mức lao động ( sau đây gọi là độ căng), lần;
H
a
– Hao phí lao động được ấn định bởi mức để sản xuất đơn vị sản
phẩm, người.giờ/ sản phẩm
H
c
– Hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất đơn vị sản phẩm,
người.giờ/ sản phẩm. Đó là hao phí lao động bình quân tính trong phạm
vi nhiều đơn vị có đặc điểm tương tự của một ngành hay nhiều ngành sản
xuất.
Với định nghĩa trên, ta có nhận xét:
- Có thể xem độ căng là thước đo trình độ căn cứ khoa học của mức lao
động. M
ức lao động có căn cứ khoa học lý tưởng khi C = 1, Vì đó là điều
kiện để thực hiện việc trả lương cho người lao động phù hợp với quy luật
giá trị - quy luật kinh tế cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường. Trong

- 7 -

thực tiễn, việc thống kê và xác định hao phí lao động xã hội cần thiêt để
sản xuất đơn vị sản phẩm cụ thể hầu như không thể thực hiện được chính
xác, nên khó xác định được độ căng. Tuy nhiên trong những ngành sản
xuất có quy mô nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động, thì hao phí lao động
xã hội cần thiết có thể được đánh giá theo mức hiện hành của ngành.
- Khi tất cả các mức lao
động trong doanh nghiệp tại một thời điểm nào
đó có độ căng xấp xỉ bằng nhau thì đó là sự đồng đều độ căng. Đồng đều
độ căng của các mức lao động áp dụng trong doanh nghiệp chính là điều
kiện quan trọng để thực hiện công bằng trong phân phối. Đồng đều độ
căng có 3 trạng thái, phụ thuộc vào trị số chung của C:
Khi C = 1, đ
ó là trạng thái đồng đều độ căng lý tưởng, nghĩa là các mức
lao động đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị và sự công bằng, có tác
dụng tích cực đối với khuyến khích nâng cao năng suất lao động.
Khi C < 1 , đó là trạng thái đồng đều độ căng thấp, nghĩa là các mức lao
động không đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị, làm chi phí tiền lương
trong giá thành tăng lên bất hợp lý, kìm hãm kh
ả năng tăng năng suất lao
động.
Khi C > 1, đó là trạng thái đồng đều độ căng cao, nghĩa là các mức lao
động cũng không đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị, làm cho chi phí
tiền lương trong giá thành giảm đi bất hợp lý, không khuyến khích tăng
năng suất lao động.


1.5.2. Trình độ hoàn thành mức lao động

Trình độ hoàn thành mức lao động là chỉ tiêu biểu thị quan hệ so sánh
giữa hao phí lao động thực tế và hao phí lao động được ấn định bởi mức

để sản xuất đơn vị sản phẩm.


Trình độ hoàn thành mức lao động được xác định bởi công thức:

,%100
t
a
H
H
h =
(1.2)
Trong đó:
h – trình độ hoàn thành mức lao động, %;
H
a
– Hao phí lao động được ấn định bởi mức để sản xuất đơn vị sản
phẩm, người.ca (người.giờ; người.phút…);
H
t
– Hao phí lao động thực tế để sản xuất đơn vị sản phẩm, người.ca
(người.giờ; người.phút…).
Công thức (1.2) có thể viết:


;%100:100
C
N
H
H

H
H
h
a
c
t
c
==
(1.3)
Trong đó:

- 8 -
N = H
c
: H
t
- Hệ số năng suất lao động cá biệt (cho biết năng suất lao
động cá biệt bằng bao nhiêu lần năng suất lao động trung bình xã hội)
Như vậy, với công thức (1.3) trình độ hoàn thành mức lao động không
thể xem là thước đo trình độ căn cứ khoa học của mức vì nó đồng thời
phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu: đó là hệ số năng suất lao động cá biệt (N) và độ
căng của m
ức lao động (C).

1.6. Phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chia
tổng thể các quá trình lao động trong doanh nghiệp ra những bộ phận
cấu thành, làm cơ sở cho việc thu thập xử lý thông tin xác định mức lao
động .




Tùy theo phạm vi tổng thể quá trình lao động và tiêu thức được lựa
chọn, trong thực tiễn có những kiểu phân đoạn sau:

1.6.1. Phân đoạn thành các khối :



Kiểu phân đoạn này còn được gọi là phân đoạn cấp I, theo đó toàn bộ
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia ra thành các
khối. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm về nhiệm vụ của mỗi khối.
Trong doanh nghiệp mỏ thường có những khối sản xuất sau:
- Khối sản xuất chính: bao gồm những quá trình lao động có nhiệm vụ
tr
ực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ yếu của doanh nghiệp. Ví dụ các
quá trình khai thác, vận chuyển, sàng tuyển … khoáng sản .
- Khối sản xuất phụ: bao gồm những quá trình lao động tuy không có
nhiệm vụ trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, nhưng
cần thiết thường xuyên cho khối sản xuất chính với nhiệm vụ bảo đảm
cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu độ
ng lực, diện khai thác, dụng cụ
phụ tùng … Ví dụ các quá trình khoan nổ, bóc đất đá ở mỏ lộ thiên, đào
lò chuẩn bị ở mỏ hầm lò, …
- Khối sản xuất phục vụ: bao gồm những quá trình lao động có nhiệm
vụ cũng không phải trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp,
nhưng cần thiết chung cho cả khối sản xuất chính và phụ cũng như
toàn
bộ hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như quá trình thông gió, thoát

nước, thông tin liên lạc, sửa chữa cơ điện, dịch vụ đời sống …
- Khối quản lý: bao gồm những quá trình lao động có nhiệm vụ cũng
không phải là trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, mà là
thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin nhằm điều khiển toàn bộ hoạt động
doanh nghiệp
đi theo quỹ đạo và mục tiêu định trước.
Phân đoạn thành các khối là cơ sở cho việc thu thập, xử lý thông tin đi
đến xác định mức lao động tổng hợp toàn doanh nghiệp, chú ý tới tính
chính xác của hao phí lao động thực hiện nhiệm vụ của các khối cấu
thành khi lập kế hoạch số người và đơn giá tiền lương của doanh nghiệp.

- 9 -

1.6.2. Phân đoạn thành các khâu :
Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp II, theo đó
mỗi khối của doanh nghiệp ( chủ yếu là khối sản xuất chính và phụ) được
tiếp tục chia ra các khâu. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm của mỗi
khâu về mặt công nghệ tổng hợp, tức là đặc điểm về
sự liên kết của nhiều
thiết bị và đối tượng lao động. Ví dụ khối sản xuất chính của mỏ than
hầm lò có thể chia ra các khâu: khai thác than lò chợ, đào lò chuẩn bị
trong than, vận tải than trong lò, tuyển than …; Khối sản xuất phụ của mỏ
than lộ thiên có thể chia ra các khâu: bóc đất đá, sửa chữa cơ điện, bảo
đảm đường sá…Phân đoạn thành các khâu là cơ sở cho việc thu thập và
xử lý thông tin, xác định mức lao động tổng hợp khối, chú ý đến tính
chính xác của hao phí lao động thực hiện các khâu cấu thành khi giao
khoán cho các công trường, phân xưởng đảm nhiệm một khối sản xuất .


1.6.3. Phân đoạn thành các công việc :



Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp III, theo đó
mỗi khâu (chủ yếu là các khâu sản xuất) được tiếp tục chia ra các công
việc. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm của mỗi công việc về mặt
công nghệ cụ thể, tức là đặc điểm về loại thiết bị sử dụng, đối tượ
ng lao
động, nơi làm việc, phương pháp tiến hành …Ví dụ khâu bóc đất đá ở mỏ
than lộ thiên có thể được chia ra các công việc: khoan lỗ bằng khoan xoay
cầu, nổ mìn, xúc đất đá bằng máy xúc EKG-4,6; san gạt đất bằng máy gạt
D-100… Phân đoạn thành các công việc là cơ sở cho việc thu thập, xử lý
thông tin, xác định mức lao động tổng hợp từng khâu, chú ý đến tính
chính xác của hao phí lao động thực hiện các công việc cấu thành khi
giao khoán cho tổ s
ản xuất đảm nhiệm một khâu sản xuất.

1.6.4. Phân đoạn thành các bước công việc:

Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp IV, theo đó
mỗi công việc được tiếp tục chia ra các bước công việc. Đó là kiểu phân
đoạn dựa trên đặc điểm mỗi bước công việc về mục đích cụ thể. Ví dụ,
công việc “chống lò” có thể chia thành các bước công việc: kiểm tra
gương lò sau khi bắn mìn, đưa gương và nóc lò về trạng thái an toàn,
đào
lỗ, dựng cột, dựng xà, nêm khung chống, cài chèn; công việc xúc bốc đất
bằng máy EKG-4,6 ở mỏ lộ thiên có thể chia thành các bước công việc:
kiểm tra máy móc thiết bị, kiểm tra gương tầng, xúc tơi và gom đất đá,
xúc đổ vào ô tô, tạo nền, dịch chuyển…
Phân đoạn thành bước công việc là cơ sở cho việc thu thập, xử lý thông
tin xác định mức lao động công việc, chú ý đến tính chính xác của hao

phí lao động thực hi
ện các bước công việc cấu thành khi giao khoán cho
cá nhân hay tổ đảm nhiệm một công việc.

- 10 -

1.6.5. Phân đoạn thành các thao tác:



Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp V, theo đó
mỗi bước công việc được tiếp tục chia ra các thao tác. Đó là kiểu phân
đoạn dựa trên đặc điểm của mỗi thao tác về kỹ năng, tức đặc điểm về sự
kết hợp các động tác cần thiết để thực hiện một mục đích c
ụ thể đơn giản.
Ví dụ: bước công việc “ dựng cột” có các thao tác: vác cột, dựng cột
vào lỗ, đặt cột sát tường lò, trôn cột; bước công việc “xúc đất đổ vào ô
tô” của EKG-4,6 có các thao tác: nâng gầu, ruỗi tay gầu, quay để đổ, hãm
quay, mở đáy gầu, co tay gầu, quay gầu về gương xúc, hạ gầu (8 thao
tác). Phân đoạn thành các thao tác là cơ sở cho việc thu thập và xử lý
thông tin định mức lao động bước công vi
ệc, có chú ý đến tính chính xác
hao phí hao động thực hiện các thao tác cấu thành. Hình thức phân đoạn
này thường áp dụng trong ngành dệt, ngành chế tạo máy.


1.6.6. Phân đoạn thành các động tác:

Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp VI, theo đó
mỗi thao tác được tiếp tục chia ra các động tác. Đó là kiểu phân đoạn dựa

trên đặc điểm của mỗi động tác về hành vi, tức là đặc điểm về sự chuyển
động của chân, tay, mắt, và các bộ phận khác của cơ thể người lao động
nhằm thự
c hiện một trong 3 mục đích đơn giản nhất là: tiếp xúc với đối
tượng, di chuyển vị trí đối tượng, ngừng tiếp xúc với đối tượng. Đối
tượng ở đây có thể là nguyên vật liệu hay công cụ lao động Ví dụ thao
tác “vác cột” của người thợ chống lò có thể chia thành 4 động tác: cúi
xuống ôm cột, vác cột lên vai, đi tới nơi đặt cột, buông c
ột khỏi vai; còn
thao tác “nâng gầu” của máy xúc cũng có thể chia thành 4 động tác: nắm
cần điều khiển cáp gầu, đẩy cần điều khiển về vị trí làm chuyển động cáp
nâng gầu, ngừng tiếp xúc cần điều khiển. Như vậy mỗi thao tác được
đánh dấu bởi một chuỗi động tác: bắt đầu là động tác tiếp xúc, kết thúc là
động tác ngừng tiếp xúc,
ở giữa là các động tác di chuyển.
Phân đoạn thành các động tác là cơ sở cho cho việc thu thập và xử lý
thông tin xác định mức thao tác, chú ý tới tính chính xác của hao phí lao
động thực hiện các động tác cấu thành. Phân đoạn thành các động tác
cũng chỉ hay áp dụng trong ngành dệt, ngành chế tạo máy.
Minh họa khái quát 6 kiểu phân đoạn quá trình sản xuất của doanh
nghiệp trong ví dụ mỏ than lộ thiên được trình bày ở sơ đồ hình 1.2.
Ngoài những kiể
u phân đoạn quá trình sản xuất nêu trên, người ta còn
phân biệt 2 kiểu phân đoạn: phân đoạn thực tế và phân đoạn định mức.
- 11 -

QUÁ TRÌNH S
ẢNXUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHAI THÁC TH
AN L
Ộ THI

ÊN
Khối sản xuất chính Khối sản xuất phụ Khối sản xuất phục vụ Khối quản lý
Khâu bóc đất đá Khâu sửa chữa cơ điện Khâu bảo đảm đường sá
Công việc khoan lỗ
mìn bằng máy KZ
Công việc khoan lỗ
mìn bằng máy CBS
Công việc nổ
mìn
Công việc xúc đất đá lên ô
tô bằng EKG-4,6
Công việc thải đất đá
bằng ô tô BelA3-540
Bước công việc
chuẩn bị nơi làm việc
Bước công việc
gom đất
Bước công việc
tạo nền
Bước công việc
bốc chất lên ô tô
Bước công việc
di chuyển
Thao tác
nâng gầu
Thao tác
ruỗi tay gầu
Thao tác
quay để đổ
Thao tác

hãm quay
Thao tác
mở đáy gầu
Thao tác
co tay gầu
Thao tác
quay để xúc
Thao tác
hạ gầu
Động tác
tiếp xúc với cần điều khiển
Động tác
kéo cần điều khiển để nâng gầu
Động tác
hãm nâng gầu
Động tác
ngừng tiếp xúc với cần điều khiển
Hình 1.2. Sơ đồ minh họa các phương pháp phân đoạn quá trình sản xuất

- 12 -
Phân đoạn thực tế: là phân đoạn một quá trình lao động nào đó thành
các bộ phận căn cứ vào tình trạng thực tế. Trong phân đoạn thực tế sẽ
phản ánh tất cả những bộ phận hợp lý cũng như bất hợp lý của quá trình
được nghiên cứu.
Phân đoạn định mức là phân đoạn một quá trình lao động nào đó thành
các bộ phận că
n cứ vào những biện pháp khả thi tổ chức lại quá trình sản
xuất và lao động một cách hợp lý.

1.7. Hao phí lao động và phân loại hao phí lao động.


1.7.1. Hao phí lao động.

Hao phí lao động là hao phí sức lực con người trong lao động.


Với định nghĩa đó, hao phí lao động có thể đo bằng những chỉ tiêu
khác nhau tùy theo mục đích và điều kiện nghiên cứu như hao phí năng
lượng cơ thể, hao phí thời gian, chi phí tiền lương.
Chỉ tiêu hao phí năng lượng cơ thể (với đơn vị tính calo) phản ánh trực
tiếp mức độ hao phí sức lực, nhưng khó tách riêng cho quá trình lao động,
thường chỉ được dùng khi nghiên cứu sinh lý lao động;
Ch
ỉ tiêu hao phí thời gian lao động (với đơn vị tính người.ca;
người.giờ; người.phút), phản ánh gián tiếp mức độ hao phí sức lực,
nhưng thuận lợi cho việc đo lường, tính toán, thường được dùng khi
nghiên cứu định mức lao động, năng suất lao động, tổ chức quá trình sản
xuất…
Chỉ tiêu chi phí tiền lương (với đơn vị tính đồng hay nghìn đồng), cũng
phả
n ánh gián tiếp mức độ hao phí sức lực, nhưng khái quát cả về số
lượng và chất lượng, thường được dùng khi nghiên cứu tỷ trọng hao phí
lao động trong giá thành sản phẩm; khi xác định mức chi phí tiền lương
cho đơn vị sản phẩm hoặc cho nghìn đồng doanh thu.

1.7.2. Phân loại hao phí lao động.

Phân loại hao phí lao động là chia tổng thể các dạng hao phí lao động
của một quá trình lao động căn cứ vào những tiêu thức nhất định tùy theo
mục đích nghiên cứu.




Những tiêu thức chủ yếu thường dùng phân loại hao phí lao động trong
định mức lao động gồm có: tính hợp lý, phạm vi thời gian, phạm vi các
bộ phận quá trình, tính chất người lao động, công dụng hao phí…


Theo tính hợp lý: hao phí lao động được chia ra hao phí lao động được
định mức và hao phí lao động không được định mức.


Theo phạm vi thời gian của quá trình: hao phí lao động được chia ra
hao phí lao động bình quân năm, hao phí lao động bình quân quý, hao phí
lao động bình quân tháng, hao phí lao động bình quân ngày(ca).


- 13 -

Theo phạm vi các bộ phận của quá trình: hao phí lao động được chia
ra hao phí lao động toàn doanh nghiệp, hao phí lao động khối sản xuất,
hao phí lao động khâu sản xuất, hao phí lao động của công việc,

Theo tính chất người lao động: hao phí lao động được chia ra hao phí
lao động của công nhân, hao phí lao động của nhân viên chuyên môn
nghiệp vụ, hao phí lao động của nhân viên thừa hành, phục vụ.


Theo đơn vị đo hao phí lao động: hao phí lao động được chia ra hao
phí đo bằng thời gian và hao phí đo bằng tiền lương.


Theo đặc điểm cụ thể của hao phí lao động: hao phí lao động được
chia ra các loại chi tiết hơn tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Chẳng
hạn: để thu thập và xử lý những thông tin phục vụ cho mục đích xác định
mức sản lượng công việc trong 1 ca thì hao phí thời gian lao động có thể
chia ra các loại như sơ đồ ở hình 1.3; còn để xây dựng mức chi phí tiền
lương của 1000 đồng doanh thu thì các chi phí ti
ền lương được chia ra
các loại như sơ đồ ở hình 1.4.
Chú ý rằng phân loại hao phí lao động để định mức lao động thường
được dựa trên sự kết hợp đồng thời một số tiêu thức, nhưng để thống nhất
trong sử dụng cần có định nghĩa rõ ràng cho các loại hao phí lao động.
Dưới đây là những định nghĩa về các loại hao phí thời gian lao động của
công nhân trong 1 ca trên sơ
đồ ở hình 1.3.
Thời gian làm các bước công việc chuẩn bị và kết thúc: còn được gọi
là thời gian chuẩn-kết, được hiểu là thời gian thực hiện những bước công
việc có tính chuẩn bị hay kết thúc của 1 ca công tác như: đi từ nơi giao
nhiệm vụ đến nơi làm việc, kiểm tra nơi làm việc và máy móc thiết bị để
đưa về trạng thái sẵn sàng làm việc, thu dọn dụng cụ
nơi làm việc khi kết
thúc ca công tác, bàn giao cho công nhân ca sau…Đặc điểm của thời gian
chuẩn-kết là xuất hiện vào đầu ca và cuối ca, thời lượng không phụ thuộc
vào sản lượng trong ca nhưng cần thiết để bảo đảm quá trình lao động
diễn ra bình thường trong suốt ca công tác.


Thời gian làm các bước công việc chính: còn được gọi là thời gian
chính và được hiểu là thời gian mà người lao động tác động lên đối tượng
lao động chính của quá trình lao động được định mức. Đối tượng lao

động chính là vật mà sau khi hoàn thành bước công việc sẽ trở thành sản
phẩm của công việc. Ví dụ trong công tác xúc đất đá ở mỏ lộ thiên bằng
EKG- 8 thì thời gian chính là thời gian công nhân trực tiếp dùng gầu xúc
b
ốc đất đá lên ô tô. Đặc điểm của thời gian chính là có thời lượng tỷ lệ
thuận với sản lượng công việc.

Thời gian làm các bước công việc phụ: còn được gọi là thời gian phụ
và được hiểu là thời gian mà người lao động chỉ tác động vào các đối
tượng lao động phụ của quá trình được định mức. Đối tượng lao động

- 14 -
phụ là vật mà sau khi hoàn thành bước công việc không trở thành sản
phẩm của công việc, nhưng rất cần thiết thường xuyên để thực hiện các
bước công việc chính. Trong ví dụ trên thì thời gian phụ là thời gian công
nhân dùng gầu xúc gom đất, tạo nền, di chuyển …Đặc điểm của thời gian

phụ là cũng có thời lượng tỷ lệ thuận với sản lượng công việc như bước
công vi
ệc chính.
Thời gian ngừng công nghệ: là thời gian công nhân ở trạng thái không
thể làm việc được giao do quy định của công nghệ sản xuất. Thời gian
ngừng công nghệ được chia làm 2 loại: thời gian ngừng công nghệ không
phụ thuộc vào sản lượng công việc và thời gian ngừng công nghệ phụ
thuộc vào sản lượng công việc.
Thời gian ngừng công nghệ không phụ thuộc sản lượng công việc được
ví dụ như th
ời gian tránh mìn theo biểu đồ sản xuất chung của công
trường, phân xưởng;
Hao phí thời gian lao động của công nhân trong 1 ca , người.phút

Thời gian lao động không được định mức
Thời gian lao động được định mức
Thời gian làm các bước công
việc chuẩn bị và kết thúc
Thời gian làm
các bước công việc chính
Thời gian làm
các bước công việc phụ
Thời gian ngừng công nghệ
phụ thuộc sản lượng côngviệc
Thời gian ngừng công nghệ không
phụ thuộc
sản lượng công việc
Thời gian nghỉ tập trung trong ca
Thời gian nghỉ xen kẽ trong ca
Thời gian làm những việc ngoài
nhiệm vụ
Thời gian sửa chữa
Thời gian ngừng việc bất hợp lý
Do công nhân
Do tổ chức
Do kỹ thuật
Hình 1.3. Sơ đồ phân loại hao phí lao động của công nhân trong một ca

- 15 -



Thời gian ngừng công nghệ phụ thuộc vào sản lượng công việc được ví
dụ như: thời gian chờ ở ga tránh (đối với công việc vận tải bằng đường

sắt trong hầm lò cũng như trên mặt đất).


Thời gian nghỉ tập trung trong ca: là thời gian công nhân được nghỉ
giữa ca theo quy định của Bộ luật Lao động (2007): nếu làm việc 8 giờ
liên tục thì được nghỉ ít nhất 30 phút; nếu làm ca đêm được nghỉ giữa ca
ít nhất 45 phút.


Thời gian nghỉ xen kẽ trong ca: là thời gian công nhân được nghỉ xen kẽ
trong trong ca do công việc nặng nhọc không thể làm liên tục, được tính
Chi phí tiền lương bình quân năm của 1000 đồng doanh thu , đồng
Chi phí tiền lương được định mức Chi phí tiền lương không được định mức
Tiền lương trả cho
khối sản xuất chính
Tiền lương trả cho
khối sản xuất phụ
Tiền lương trả cho
khối sản xuất phục vụ
Tiền lương trả cho
khối quản lý
Tiền lương trả theo
sản phẩm hay khoán
Tiền lương trả theo thời
gian hay hình thức khác
Tiền lương trả cho những ngày nghỉ
theo chế độ (chủ nhật,lễ, tết,phép …)
Tiền lương trả từ quỹ đoàn thể
Tiền lương trả từ
quỹ đầu tư phát triển

Tiền lương trả từ quỹ phúc lợi và
quỹ khác của doanh nghiệp
Tiền lương chính
Tiền lương phụ
(phụ cấp)
Hình 1.4. Sơ đồ phân loại các chi
phí tiền lương bình quân năm của
1000 đồng doanh thu

- 16 -
vào thời gian làm việc với tỷ lệ % cần thiết so với tổng thời gian chính và
phụ của công việc được định mức.


Thời gian làm những việc ngoài nhiệm vụ: là thời gian làm những việc
không có trong quy định theo chức danh của công nhân.

Thời gian sửa chữa: là thời gian công nhân tham gia sửa chữa máy hoặc
sản phẩm hỏng, không thuộc công việc bình thường được định mức.
Thời gian ngừng việc bất hợp lý: là thời gian công nhân ở trạng thái
không thể làm việc nhưng do lỗi của công nhân, của tổ chức hay do giới
hạn về trình độ kỹ thuật.


Thời gian ngừng việc công nhân được ví dụ như: đi muộn, về sớm, làm
việc riêng, tự gây ra sự cố không thể làm việc …


Thời gian ngừng việc do tổ chức được ví dụ như: họp trong giờ; thiếu
việc; những bộ phận khác cung cấp máy móc, nguyên vật liệu, nhiên liệu,

năng lượng không tốt và kịp thời , …


Thời gian ngừng việc do kỹ thuật được hiểu là thời gian ngừng mang
tính ngẫu nhiên, không thể lường trước để loại trừ do hạn chế về trình độ
kỹ thuật ví dụ như: máy hỏng bất ngờ, lò bị sập hay bị bục nước …






ooo0ooo


















- 17 -
Câu hỏi và bài tập chương 1
1. Phân biệt các khái niệm: mức, mức kinh tế-kỹ thuật, mức lao động, định mức lao
động.
2. Hãy xếp loại các mức lao động cho trong các ví dụ dưới đây:
- mức sản lượng của công nhân khoan xoay cầu là 20 m/người.ca;
- mức sản lượng cho công nhân đào lò chuẩn bị trong đá là 0,3 m/người.ca;
- mức sản lượng cho công nhân khai thác than trong lò chợ là 15 tấn/người.ca;
- mức phục vụ của công nhân điều khiển băng tải là 2 người/ca.máy;
- mức thời gian nghỉ xen kẽ cuả công nhân khai thác than lò chợ là 18% của thời gian
chính và thời gian phụ.
- đơn giá tiền lương của vận tải bằng ô tô BELA3 là 25.000 đồng/tấn.km;
- chi phí tiền lương của 1000 đồng doanh thu là 300 đồng;
3. Đổi mức của công nhân khoan xoay cầu trong bài tập trên từ mức sản lượng ra
mức thời gian. Nếu mức sản lượng tăng lên 10% thì mức mức thời gian thay đổi bao%
4. Đơn vị nào dưới đây thích hợp nhất để tính mức lao động cho công nhân vận tải đất
đá bằng ô tô ở mỏ lộ thiên:
a) tấn/ca; b) m
3
/ xe ; c) tấn/xe.ca; d) tấn.km/người.ca; e) tấn.km/tổ.ca
5. Trình độ hoàn thành mức sẽ thay đổi thế nào khi độ căng của mức tăng 5% còn hệ
số năng suất lao động cá biệt giảm 7% ?
6. Ngành than có 5 công ty hoạt động với những điều kiện tương đối giống nhau.
Số liệu thống kê cùng một thời kỳ về mức sản lượng áp dụng và hao phí lao động thực
tế bình quân của công nhân khai thác than trong lò chợ như bảng sau:

Tên công ty
Mức sản lượng bình quân,
tấn/người.ca
Hao phí lao động thực tế bình

quân, người.ca/tấn
A
B
C
D
E
12,0
12,2
12,3
12,4
12,5
0.0800
0,0815
0,0820
0,0816
0,0825

Hãy xác định độ căng mức lao động, trình độ hoàn thành mức và hệ số năng suất lao
động cá biệt của từng công ty.
7. Hãy vẽ sơ đồ phân đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp khai thác than hầm lò.

- 18 -

Chương 2.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
2.1. Định nghĩa và phân loại phương pháp định mức lao động.

Phương pháp định mức lao động là tổng thể quan điểm, mô hình, căn
cứ, kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin…để định mức lao động.



Với định nghĩa đó, phương pháp định mức lao động được đặc trưng bởi
nhiều tiêu thức, do đó có nhiều cách phân loại tùy theo tiêu thức được lựa
chọn. Trong thực tiễn tiêu thức quan trọng nhất thường được dùng để
phân loại và cũng để phân biệt các phương pháp định mức lao động là mô
hình mức. Đó chính là công thức, đồ thị hay bảng xác định mối quan hệ
giữ
a mức lao động và các chỉ tiêu đưa vào tính toán (dữ liệu).
Theo mức độ chi tiết của mô hình mức, các phương pháp định mức lao
động được chia ra làm 2 nhóm: Các phương pháp tổng hợp và các
phương pháp phân tích. Theo đặc điểm cụ thể hơn của mô hình mức trong
mỗi nhóm trên, các phương pháp định mức còn chia ra: phương pháp
kinh nghiệm, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp phân tích cấu
trúc, phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng, phương pháp phân tích
tính toán (Hình 2.1)


Dưới
đây trình bày thực chất, ưu nhược điểm và lĩnh vực áp dụng của
từng phương pháp.


Các phương pháp định mức lao động
Các phương pháp phân tích Các phương pháp tổng hợp
Phương pháp kinh nghiệm
Phương pháp thống kê tổng hợp
Phương pháp phân tich cấu trúc
Phương pháp phân tích
các nhân tố ảnh hưởng
Phương pháp phân tich-tính toán

Hình 2.1. Sơ đồ phân loại các phương pháp định mức lao động

- 19 -
2.2. Các phương pháp tổng hợp.

Gọi là các phương pháp tổng hợp vì đặc điểm chung của các phương
pháp là không xét chi tiết tới tính hợp lý của cấu trúc quá trình sản xuất
kinh doanh cũng như thành phần và mức độ hao phí lao động. Các
phương pháp tổng hợp còn được gọi là các phương pháp khái quát, gồm
phương pháp kinh nghiệm và phương pháp thống kê tổng hợp.


2.2.1. Phương pháp kinh nghiệm.

Trong phương pháp này, mức được xác định không dựa trên một công
thức tính toán nào mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân nhân
viên quản lý lao động. Mức được xác định như vậy nhanh, nhưng có tính
chất chủ quan nên có thể phản ánh những nhân tố tiêu cực vào mức. Đôi
khi mức cũng phản ánh được hao phí lao động xã hội cần thiết, nhưng đó
chỉ là kết quả ngẫu nhiên, không có tác dụng thuyết ph
ục, không đề ra
điều kiện, biện pháp thực hiện mức.
Phương pháp sao chép, điều chỉnh không có cơ sở những mức lao động
đã cũ hay được lập ra ở nơi khác để áp dụng trong doanh nghiệp cũng là
phương pháp kinh nghiệm. Phương pháp kinh nghiệm được áp dụng
trong điều kiện chưa thực hiện được phương pháp định mức khác và cần
có sự thỏa thuận
giữa người sử dụng lao động và người lao động.

2.2.2. Phương pháp thống kê tổng hợp.



Trong phương pháp này, mức được xác định bằng mô hình bình quân
những số liệu thống kê tổng hợp, không loại trừ những thành phần bất
hợp lý có thể ẩn chứa trong số liệu. Ví dụ nếu phải xác định mức thời
gian hay mức sản lượng của một công việc thì với phương pháp thống kê
tổng hợp sẽ có các mô hình sau:
;
1
1


=
=
=
m
i
i
m
i
i
K
H
t
(2.1)
;
1
1
1



=
=
==
m
i
i
m
i
i
H
K
t
n
(2.2)
Trong đó:
t , n – mức thời gian, mức sản lượng của công việc,
i =
m,1 - chỉ số các mẫu quan sát ( thống kê);
K
i
- khối lượng sản phẩm đã thực hiện theo mẫu quan sát thứ i;

- 20 -
H
i
- hao phí thời gian lao động tương ứng để làm ra khối lượng sản
phẩm K
i
.

Ví dụ: có số liệu quan sát trực tiếp bước công việc khoan lỗ bằng búa
khoan hơi ép trong đá có độ kiên cố f=5 như bảng 2.1 thì : t= 45:15= 3
người.phút/mét.
Bảng 2.1

Mẫu quan sát Số mét khoan được, m Hao phí thời gian, người.phút
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
4,5
4,0
4,2
4,3

4,6
4,7
4,5
4,8
4,4
4,5
Cộng 15 45

Ta có nhận xét: ở phương pháp thống kê tổng hợp, nhân tố chủ quan đã
được loại trừ, nhưng do thống kê có tính tổng hợp nên mức lao động vẫn
có thể ẩn chứa những thành phần và mức độ hao phí không hợp lý. Tính
thuyết phục của mức cũng kém vì không đề ra được điều kiện và biện
pháp thực hiện mức. Phương pháp thống kê tổng hợp chỉ nên áp dụng để
đị
nh mức cho những quá trình có cấu trúc đơn giản như bước công việc,
thao tác… hoặc biết chắc cấu trúc của nó tương đối hợp lý.

2.3. Các phương pháp phân tích.

Đặc điểm chung của các phương pháp phân tích là mức được xác định
nhờ một mô hình có xét chi tiết đến tính hợp lý của cấu trúc quá trình sản
xuất và những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Các phương
pháp phân tích gồm: phương pháp phân tích cấu trúc, phương pháp phân
tích nhân tố ảnh hưởng và phương pháp phân tích-tính toán.


2.3.1. Phương pháp phân tích cấu trúc

Trong phương pháp này mức được xác định bằng mô hình bình quân
những số liệu thống kê đã có sự phân tích chọn lọc, bảo đảm phản ánh

những thành phần hợp lý của quá trình sản xuất được định mức. Ví dụ
nếu phải xác định mức thời gian hay mức sản lượng của một công việc thì
với phương pháp phân tích cấu trúc có mô hình sau:

- 21 -
;
1
111

∑∑∑
=
===
=
p
i
i
p
i
q
j
r
k
ijk
K
H
t
(2.3)
;
1
111

1
∑∑∑

===
=
==
p
i
q
j
r
k
ijk
p
i
i
H
K
t
n
(2.4)
Trong đó:
t, n – mức thời gian, mức sản lượng;
i =
p,1 - chỉ số mẫu quan sát;
j =
q,1 - chỉ số các bộ phận cấu trúc hợp lý của quá trình sản xuất;
k =
r,1 - chỉ số các bộ phận hao phí hợp lý của thời gian lao động.
Ví dụ có số liệu quan sát trực tiếp công việc bốc đất đá bằng máy xúc

EKG-8 trên gương tầng đá cấp III lên xe ô tô như bảng 2.2, trong đó chỉ
số các bộ phận cấu trúc quá trình sản xuất đồng nhất với chỉ số các bộ
phận hao phí thời gian lao động, tức j
≡ k , thì :

175,0
136.10
1773
==t người.phút/m
3


6,5
175,0
11
===
t
n m
3
/ người.phút hay 2743 m
3
/người.ca
Bảng 2.2


Chỉ số
loại hao
phí (k)
Tên các loại hao phí thời gian
(H

k
)
Chỉ số mẫu quan sát ( i)
Cộng
1 2 3 4
1


Chuẩn-kết (kiểm tra thiết bị và
nơi làm việc, tra dầu mỡ, bàn
giao ca…), người.phút
20 30 25 25 100
2

Các bước công việc chính (bốc
đất đá lên ô tô), người.phút
360 358 364 366 1448
3

Các bước công việc phụ (gom
đất, tạo nền, di chuyển…),
người.phút
36 34 37 38 145
4
Ngừng được định mức (tránh
mìn, ăn giữa ca …), người.phút
20 25 15 20 80
Cộng hao phí thời gian lao động được
định mức, người.phút
436 447 441 449 1.773

5
Hao phí thời gian lao động
không được định mức, ng.phút
44 33 39 31 147
Cộng hao phí thời gian lao động thực tế,
người.phút

480 480 480 480 1920
Khối lượng công tác thực hiện (K
i
), m
3
2.520 2.506 2.548 2.562 10.136

- 22 -

Ta có nhận xét: phương pháp phân tích cấu trúc tuy đã khắc phục thiếu
sót của phương pháp thống kê tổng hợp là đã xét đến tính hợp lý của cấu
trúc quá trình và hao phí, nhưng vẫn còn hạn chế là chưa xét đến nhân tố
ảnh hưởng tới hao phí. Mức lao động do đó không có cơ sở để áp dụng ở
nơi khác, với đối tượng khác.
Phương pháp phân tích cấu trúc thường được áp dụng để định m
ức lao
động nội bộ doanh nghiệp, khi không có điều kiện định mức bằng các
phương pháp phân tích khác.


2.3.2. Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng.

Trong phương pháp này mức được xác định bởi một mô hình tương

quan có dạng:


), ,, ,,(
21 nj
xxxxfY=
; (2.5)

Trong đó:

Y
- Chỉ tiêu mức cần xác định;

),1( njx
j
= - các chỉ tiêu đặc trưng cho tác động của những nhân tố ảnh
hưởng khách quan đến năng suất lao động (sau đây gọi là các chỉ tiêu
nhân tố ảnh hưởng).
Ví dụ: mô hình mức hao phí lao động tổng hợp để tạo ra 1000 tấn than
khai thác bằng phương pháp hầm lò theo một kết quả nghiên cứu có dạng
như sau:


Y = 4,328 x
1
+ 0,009 x
2
+ 10,706 x
3
– 0,004 x

4
– 18,128; (2.6)

Trong đó:
Y – Hao phí lao động tổng hợp cho 1000 tấn than, người.ca/nghìn tấn
x
1
– Chiều dầy trung bình vỉa, mét;
x
2
– Tổng chiều dài lò chợ hoạt động bình quân, mét;
x
3
– Chiều dài đường lò chuẩn bị phải chống giữ cho 1000 tấn sản lượng,
km/1000 tấn;
x
4
– Trình độ sử dụng điện năng, KWh/người.
Gỉa thử trong kỳ kế hoạch, một mỏ than hầm lò có những chỉ tiêu nhân
tố theo mô hình 2.6 như sau: x
1
= 2m; x
2
= 7600m; x
3
=16km/1000 tấn; x
4
=
28.000 Kwh/người thì mức hao phí lao động tổng hợp cho 1000 tấn than
đối với doanh nghiệp này là:

Y
= 4,328 x 2 + 0,009 x 7.600 + 10,706 x 16 – 0,004 x 28.000 – 18,128 =
118,23 người.ca/ nghìn tấn.
Ta thấy phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng đã tránh được
nhược điểm của phương pháp phân tích cấu trúc, đồng thời thu gọn dữ

- 23 -
liệu tính toán. Tuy nhiên mô hình tính mức 2.6 không có sẵn; phải bỏ
nhiều công sức nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin trên máy tính mới
tạo ra được mô hình có chất lượng tốt (sẽ được trình bày ở chương 3).
Nhưng dù tốt ở mức độ nào thì mối liên hệ giữa mức và các chỉ tiêu
nhân tố ở mô hình chỉ là liên hệ thống kê, không chặt chẽ, đòi hỏi phải rất
thận trọng khi áp dụng, đồng thời cũng phả
i có chế độ xem xét sửa đổi bổ
sung.
Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng thường được áp dụng để
định mức lao động cho những quá trình có nhiều nhân tố khách quan về
địa chất tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và tổ chức sản xuất ảnh hưởng đến
năng suất lao động, khi tạo ra những mức có phạm vi áp dụng toàn ngành
hay toàn vùng mỏ


2.3.3. Phương pháp phân tích-tính toán

Trong phương pháp này mức được xác định bởi mô hình có dạng:

), ,, ,,(
21 mj
yyyyfZ =
; (2.7)

Trong đó:
Z – Chỉ tiêu mức lao động cần xác định,
y
j
( mj ,1= ) – các chỉ tiêu mức kinh tế-kỹ thuật cho trước, (Còn gọi là các
chỉ tiêu mức chi tiết)
Khác với mô hình mức của phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng,
mô hình mức của phương pháp phân tích-tính toán là một hàm số (mối
liên hệ giữa các chỉ tiêu vế trái và vế phải là chặt chẽ). Dưới đây là một số
mô hình phân tích-tính toán thường dùng trong các doanh nghiệp mỏ:

a - Mô hình mức sản lượng công việc:


;
)
100
1)((
1
1
22
CN
N
pc
CNNckca
c
h
a
hh
HHHH

n
+++
−−−
=
(2.8)
Trong đó:
n
c
– mức sản lượng công việc, đơn vị sản phẩm công việc/người.ca;
H
ca
– Qũy thời gian của ca theo quy định của Bộ Luật Lao động, (không
quá 480 phút/ca);
H
ck
– Mức hao phí thời gian cho các bước công việc chuẩn bị-kết thúc
trong ca, phút/ca
H
N2
– Mức hao phí thời gian cho nghỉ tập trung trong ca, phút/ca;
H
CN2
– Mức hao phí thời gian cho ngừng công nghệ không phụ thuộc vào
khối lượng sản phẩm, phút/ca;

- 24 -
h
c
, h
p

– Mức hao phí thời gian cho các bước công việc chính, phụ,
người.phút/ sản phẩm;
a
N1
– Mức hao phí thời gian nghỉ xen kẽ, %;
h
CN1
– Mức hao phí thời gian ngừng công nghệ phụ thuộc vào khối lượng
sản phẩm, người.phút/sản phẩm.
Ví dụ: công việc vận tải than từ chân lò thượng ra cửa lò bằng xe goòng
đẩy tay có các mức cho trước như sau:
H
Ca
= 480 phút/ca, H
ck
= 26 phút/ca, H
N2
= 30 phút/ca, H
CN2
= 17 phút/ca
h
c
=6,07 người.phút/xe, h
p
=11,3 người.phút/xe, h
CN1
= 11,1 người.phút/xe
a
N1
= 15 %; thì theo công thức 2.8 mức sản lượng của công việc này là:

13
1,11
100
15
1)3,1107,6(
173026480
=
+






++
−−−
=
c
n
xe/người.ca
b. Mô hình mức sản lượng khâu sản xuất.

;
1

=
=
m
i
i

i
K
k
n
a
A
n
(2.9)
Trong đó:
n
k
– Mức sản lượng khâu sản xuất, đơn vị sản phẩm khâu/người.ca;
A
K
– Khối lượng sản phẩm theo kế hoạch của khâu, tính bằng đơn vị sản
phẩm khâu; (Kỳ hạn kế hoạch có thể là chu kỳ, ca, ngày, tháng…)
a
i
– Khối lượng sản phẩm theo kế hoạch của công việc thứ i, tính bằng
đơn vị sản phẩm công việc thứ i;
n
i
– mức sản lượng công việc thứ i, sản phẩm công việc thứ i/người.ca;
m – số công việc hợp thành khâu sản xuất.
Ví dụ: theo số liệu cho ở bảng 2.3, thì mức sản lượng tổng hợp của khâu
đào lò chuẩn bị trong than là:
26,0
8,3
1
10/82/24/8

1
==
++
=
k
n m/người.ca
Bảng 2.3

Tên công việc trong khâu Khối lượng công việc trong 1 chu kỳ Mức sản lượng
Khấu than
Chống
Thu dọn than
8 tấn
2 vì
8 tấn
4 tấn/người.ca
2 vì/ người.ca
10 tấn/người.ca
Cả khâu đào lò 1 mét 0,26 mét/người.ca

c. Mô hình đơn giá tiền lương.

Đơn giá tiền lương hay mức chi phí tiền lương là chỉ tiêu biểu thị số
tiền lương phải trả cho người lao động trong kỳ kế hoạch, tính cho đơn vị
sản phẩm hay đơn vị hao phí thời gian lao động.

×