Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Ngọc Duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.54 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT…………………………………… vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU……………………………………………… v
DANH MỤC SƠ ĐỒ………………………………………………………. .vi
LỜI NÓI ĐẦU vii
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH NGỌC DUY…………………………………… 1
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Ngọc Duy…………… 1
1.1.1. Danh mục nguyên vật liệu………………………………………… 1
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu…………………………………………… 1
1.1.3. Phân nhóm và mã hóa nguyên vật liệu…………………………… 2
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty………………… 2
1.2.1. Quy trình luân chuyển nguyên vật liệu nhập kho………………… 2
1.2.2. Quy trình luân chuyển nguyên vật liệu xuất kho………………… 3
1.2.3 Hệ thống kho tàng, bến bói tại công ty TNHH Ngọc Duy………… 4
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH Ngọc Duy…… 4
1.3.1. Cơ cấu tổ chức nguyên vật liệu tại công ty………………………… 4
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong việc quản lý NVL… 5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH NGỌC DUY………………………………………………… 8
2.1. Đặc điểm nguyân vật liệu…………………………………………… 8
2.2. Phân loại và tính giá NVL………………………………………… 9
2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu………………………………………… 9
2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu…………………………………………… 9
2.3. Thủ tục nhâp, xuất kho nguyên vật liệu…………………………… 12
2.3.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu………………………………… 12
2.3.2. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu………………………………… 17
2.4. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu nhập, xuất kho………………… 21

Nguyễn Thị Hường - KTCK11


i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.4.1. Chứng từ kế toán, sổ sách kế toán chi tiết NVL………………… 21
2.4.2. Phương pháp kế toán chi tiết NVL………………………………… 22
2.4.2.1 Kế toán chi tiết NVL tại kho…………………………………………… 22
2.4.2.2 Kế toán chi tiết NVL tại phòng kế toán……………………………… 24
2.5. Kế toán tổng hợp NVL tại công ty TNHH Ngọc Duy…………… 32
2.5.1. Tài khoản sử dụng………………………………………………… 32
2.5.2. Chứng từ sử dụng………………………………………………… 32
2.5.3.Trình tự hạch toán………………………………………………… 33
2.5.3.1 Hạch toán nghiệp vụ nhập kho NV……………………………… …… 33
2.5.3.2 Hạch toán nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu……………………………. 35
2.5.4.3 Hạch toán kết quả kiểm kê kho NVL………………………………… 36
2.5.4 Quy trình hạch toán……………………………… ……………… 38
PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH NGỌC DUY………………………………………….……… 42
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty
TNHH Ngọc Duy và phương pháp hoàn thiện……………………… 42
3.1.1. Những mặt tích cực…………………………………………… 42
3.1.2. Những mặt hạn chế…………………………………………… 44
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Ngọc duy………………………………………………………… 45
3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu………………………… 45
3.2.2. Về phương pháp kế toán……………………………………… 48
3.2.3. Tài khoản sử dụng…………………………………………… 48
3.2.4. Tiến tới đầu tư trang thiết bị công nghệ tin học vào công tác quản
lý nói chung và công tác kế toán nói riêng………………………… 49
3.2.5.Về phương pháp tính giá……………………………………… 49
3.2.6. Về sổ sách kế toán……………………………………………… 50
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………… 52

Nguyễn Thị Hường - KTCK11
ii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP……………………………… 53
NHẬN XÉT CỦA GVPB……………………………………………… 54
PHỤ LỤC……………………………………………………………….…. 55
Phụ lục 01: Hợp đồng kinh tế…………………………………………… 55
Phụ lục 02: Hóa đơn GTGT………………………………………… 58

Nguyễn Thị Hường - KTCK11
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ
ĐG Đơn giá
GTGT Giá trị gia tăng
HĐKT Hợp đồng kinh tế
NM Nhà máy
NĐ Nam Định
NVL Nguyên vật liệu
NKC Nhật ký chung
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TT Thành tiền
VLC Vật liệu chính
SX Sản xuất
SL Số lượng



Nguyễn Thị Hường - KTCK11
iv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh mục vật tư………………………………………………….1
Biểu 1.1: Quy trình luân chuyển NVL nhập kho……………………………3
Biểu 1.2: Quy trình luân chuyển NVL xuất kho……… ………………… 3
Biểu 2.1: Phiếu đề nghị cung ứng vật tư………………………………… 12
Biểu 2.2: Mẫu phiếu nhập vật tư………………….……………………… 14
Biểu 2.3: Phiếu nhập kho vật tư…………….…………………………… 16
Biểu 2.4: Phiếu yêu cầu………………………………….…………………18
Biểu 2.5: Phiếu xuất kho…………………………………….…………… 19
Biểu 2.6: Phiếu xuất kho…………….…………………………………… 20
Biểu 2.7: Thẻ kho………………………….……………………………….23
Biểu 2.8: Sổ chi tiết vật tư…………………………….……………………25
Biểu 2.9: Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn NVL chính……….…………26
Biểu 2.10: Bảng tổng hợp chi tiết vật tư………………………………… 27
Biểu 2.11: Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa………………….29
Biểu 2.12: Sổ chi tiết thanh toán với người bán……………………………30
Biểu 2.13: Sổ Nhật ký chung………………………………………………39
Biểu 2.14: Sổ cái Tài khoản 152……………………………… ………….40
Biểu 2.15: Sổ cái tài khoản 331……………………………………… … 41

Nguyễn Thị Hường - KTCK11
v
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Thủ tục nhập kho NVL………………………………………… 5
Sơ đồ 1.2: Thủ tục xuất kho NVL………………………………………… 5

Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX 37
Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ kế toán NVL theo hình thức NKC……………38


Nguyễn Thị Hường - KTCK11
vi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường luôn gắn liền với cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát
triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết cách chiến thắng được các đối thủ
cạnh tranh của mình. Để đạt được mục tiêu ấy, mỗi doanh nghiệp có những
hướng đi khác nhau, những giải pháp khác nhau và sử dụng những công cụ
khác nhau. Thực tế cho thấy, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã
sản phẩm, phương thức phục vụ khách hàng thì điều đặc biệt quan trọng là
phải tìm cách tiết kiệm chi phí kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo
lợi thế cạnh tranh về giá bán. Để đạt được mục đích này, các nhà quản trị đặc
biệt coi trọng việc sử dụng công cụ kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên vật
liệu.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do vậy, cần phải quản
lý chặt chẽ, có hiệu quả chi phí nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu với
chức năng chủ yếu là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin một cách đầy đủ,
chính xác, kịp thời về tình hình hiện có và sự biến động của nguyên vật liệu
sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng nguyên vật
liệu sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất kinh
doanh, hạ giá thành sản phẩm. Vì lý do nêu trên, hiện nay các doanh nghiệp
không ngừng nâng cao, hoàn thiện việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật
liệu ở đơn vị mình.
Với nhận thức đó, sau một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán

tại công ty TNHH Ngọc Duy, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoàn thiện
kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Ngọc Duy” làm đề tài cho
chuyên đề thực tập của mình.
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận có ba phần cơ bản như sau:
Phần 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Ngọc Duy.

Nguyễn Thị Hường - KTCK11
vii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Ngọc Duy.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Ngọc Duy
Chuyên đề của em được hoàn thành do sự giúp đỡ của - thầy giáo -
Tiến sĩ Phạm Xuân Kiên, giảng viên khoa kế toán trường đại học Kinh tế
quốc dân, cùng các cơ, bác, anh, chị trong đơn vị thực tập và sự nỗ lực của
bản thân. Song do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập chưa nhiều nên đề
tài này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hường

Nguyễn Thị Hường - KTCK11
viii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

PHẦN 1:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC DUY
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Ngọc Duy.

1.1.1 : Danh mục nguyên vật liệu
Công ty TNHH Ngọc Duy là một doanh nghiệp công nghiêp, sản phẩm chính
là các trang thiết bị bảo hộ lao động, các phương tiện ngành điện….phục vụ cho
ngành điện, cơ khí, xây dựng…Vậy nên Nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất, sử
dụng.
Bảng 1.1 : Danh mục vật tư
STT Vật tư Đơn vị tính
1 Vải ka ki xanh công nhân Nhà máy m
2 Vải ka ki xanh công nhân Nam Định m
3 Vải lon thụ m
4 Vải băngzim m
5 Vải pêkô xanh công nhân Nam Định m
6 Vải kaki ghi Nhà máy 8/3 m
7 Vải kaki ghi Nam Định m
8 Vải kaki tím than Nhà máy m
… ………………………………… …
(Nguồn NVL tại kho của công ty)
1.1.2 - Phân loại nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất quần áo bảo hộ lao động, công ty không phải sử dụng
nhiều thứ nguyên vật liệu, tuy nhiên mỗi loại nguyên vật liệu lại có những đặc tính
vai trò khác nhau. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hạch toán chi tiết vật liệu
phải tiến hành phân loại vật liệu.

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

+ Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất kinh doanh, chia nguyên vật liệu thành:
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của doanh nghiệp là bộ

phận cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu sản phẩm như: vải, (bao gồm các
loại vải trên danh mục kho NVL trên)
Nguyên vật liệu phụ:
Là những loại vật liệu phụ trợ cho quá trình sản xuất làm cho sản phẩm được
hoàn chỉnh hơn như: bao bì (bao gói thành phẩm), túi nilong, băng dính
Phế liệu thu hồi: là những vật liệu đã loại ra từ trong quá trình sản xuất: như vải
vụn,…
Việc phân loại NVL tại công ty là tương đối rõ ràng. Tuy nhiên với đặc điểm của
NVL mà công ty sử dụng bao gồm nhiều chủng loại, quy cách phẩm chất khác nhau
nhưng công ty đã xây dựng được sổ danh mục vật tư, việc mã hoá cho từng thứ
NVL .
1.1.3 - Phân nhóm và mã hoá nguyên vật liệu.
Xem trên bảng 1.1 - Danh mục vật tư
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty TNHH Ngọc Duy.
1.2.1 Quy trình luân chuyển nguyên vật liệu nhập kho
* Quy trình luân chuyển:
Toàn bộ nguyên vật liệu của công ty là do mua ngoài. Trước đây nguyên vật
liệu thường phải nhập khẩu, nhưng những năm gần đây, trong nước đã sản xuất
được, do đó công ty đã mua ở trong nước để tiết kiệm chi phí.
Các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu trong kỳ thường không nhiều, do đó công
việc kế toán nguyên vật liệu ở công ty cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên quá
trình nhập nguyên vật liệu khá chặt chẽ: từ khâu tìm nhà cung ứng, ký kết hợp
đồng, giao nhận hàng, lập chứng từ đến xử lý chứng từ.
Có thể tóm tắt quy trình nguyên vật liệu nhập kho bằng sơ đồ sau:
Biểu 1.1: Quy trình luân chuyển nguyên vật liệu nhập kho
Nhà cung cấp Phòng kinh doanh Thủ kho Phòng kế toán Giám đốc

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Nhu cầu mua
Ký vào hợp
đồng
Hợp đồng mua
NVL( lập, ký)
Ký vào
hợp đồng
Xuất hàng theo
hợp đồng
Hàng về
nhập kho
Ghi sổ
Phòng kinh doanh xem xét nhu cầu mua sẽ tìm đến nhà cung cấp để ký kết hợp
đồng. Hợp đồng mua nguyên vật liệu được 2 bên lập ra và ký kết, phải có chữ ký
của giám đốc công ty. Khi các thủ tục được hoàn thành, nhà cung cấp xuất hàng
theo hợp đồng, qua kiểm nhận của phòng kinh doanh, thủ kho xem xét nhập kho và
chuyển hoá đơn cho phòng kế toán ghi sổ.
1.2.2. Quy trình luân chuyển nguyên vật liệu xuất kho
* Quy trình luân chuyển
Ở công ty, xuất kho nguyên vật liệu chủ yếu là xuất cho sản xuất sản phẩm. Nơi
lập ra phiếu xuất kho là bộ phận sản xuất ( phân xưởng sản xuất ). Khi các tổ sản
xuất cần nguyên liệu để sản xuất sẽ báo cho quản đốc phân xưởng sản xuất biết.
Căn cứ kế hoạch sản xuất, tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng sản xuất, quản
đốc sẽ lập phiếu xuất kho, sau đó giao cho người ở phân xưởng đi lĩnh nguyên vật
liệu ở kho, thủ kho tiến hành cho xuất kho và ghi vào phiếu xuất và giao lại cho
phòng kế toán để kế toán ghi sổ.
Có thể tóm tắt quy trình luân chuyển nguyên vật liệu xuất kho bằng sơ đồ:
Biểu 1.2: Quy trình luân chuyển nguyên vật liệu xuất kho
Phân xưởng Thủ kho Kế toán

Nhu cầu xuất
Phiếu xuất kho
(lập, ký)
Phiếu xuất kho
( ghi, ký )
Phiếu xuất kho
( hoàn chỉnh )
Xuất hàng Ghi sổ
1.2.3 - Hệ thông kho tàng, bến bãi tại công ty TNHH Ngọc Duy.
Dựa vào cách phân loại nguyên vật liệu ra thành NVL chính và NVL phụ .

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Việc quản lý NVL tại công ty cũng phân ra thành kho NVL chính và kho
NVL phụ.
- Kho NVL chính
- Kho NVL phụ
- Kho thành phẩm
- Kho hàng mua về gia công
Việc phân kho ra để quản lý NVL một cách thật khoa học không bị xuất
nhầm, dễ dàng cho việc kiểm kê định kỳ vào cuối tháng hay theo sự bất chợt của
quản lý. Ngoài ra công ty còn có các quy chế chặt chẽ trong quản lý NVL tại kho
thông qua việc quy trách nhiệm vật chất trực tiếp đối với những người có liên quan.
Các kho nguyên vật liệu được để trong nhà xưởng được che đậy cẩn thận.
Và có sự phân cách của hàng rào bảo vệ. Có chìa khó giao riêng cho thủ kho
nắm giữ. Việc cung ứng vật tư chỉ có thủ kho mới được phép ra vào mở cửa.
Hàng tháng, vào cuối tháng ban giám đốc có văn bản điều hành việc kiểm kê
trên mặt bằng.

1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty TNHH Ngọc Duy.
1.3.1 - Cơ cấu tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty.
Có sự quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu bảo quản, sử dụng và dự
trữ.
- Tại khâu thu mua: Do mỗi loại nguyên vật liệu có tính chất lý hoá học khác
nhau, mức độ hư hao khác nhau nên phải mở sổ chi tiết theo dõi đến từng nguyên
vật liệu về số lượng và giá trị.
- Tại khâu bảo quản: Để bảo quản tốt nguyên vật liệu, giảm thiểu hao hụt,
mất mát, các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn
kỹ thuật. Bố trí nhân viên có đạo đức theo dõi chi tiết đến từng kho, từng địa điểm
bảo quản.
- Tại khâu sử dụng: Đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định
mức, dự toán nguyên vật liệu. Cần ghi chép tổng hợp các loại nguyên vật liệu xuất
dựng theo từng đối tượng, từng bộ phận phân xưởng.

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

- Tại khâu dự trữ: Doanh nghiệp cần xây dựng được định mức kỹ thuật, để dự
toán được lượng nguyên vật liệu cần thiết cho từng kỳ, hay từng thời điểm.
Sơ đồ quản lý NVL tại công ty
Sơ đồ 1.1: Thủ tục nhập kho nguyân liệu
Nguyân tắc chung: Chỉ tiếp nhận hàng hoá khi cú đầy đủ thành phần như
sau:
- Bộ phận kho ( người nhận).
- Bộ phận đảm bảo chất lượng ( người kiểm tra).
- Đại diện bờn giao hàng ( người giao).
\
Sơ đồ 1.2: Thủ tục xuất kho NVL cho sx

1.3.2 - Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong việc quản lý NVL.
Công tác quản lý của công ty được thực hiện xuyên suốt vừa tách biệt vừa hỗ
trợ nhau để quản lý NVL được tốt nhất ở các phòng ban.
Công tác quản lý NVL của công ty được thực hiện ở phòng kế hoạch - vật tư
và phòng kế toán.
Phòng kế hoạch vật tư quản lý về số lượng, chủng loại NVL tổ chức thu mua
NVL. Kho thì quản lý mặt hiện vật NVL. Còn phòng kế toán quản lý NVL cả về số
lượng và giá trị tổ chức hạch toán tình hình Nhập - xuất - tồn đầy đủ và kịp thời,
cung cấp thông tin quản lý.
Nguyên vật liệu mua về trước khi nhập vào kho thì phải được thủ kho, bộ
phận QC xác minh về thông tin tên vật tư, mã số vật tư, số lượng thực tế kiểm tra.

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
Nguyân vật liệu
mua về
Bộ phận
KCS
Nhập kho
nguyân liệu
HĐGTGT
Hợp đồng
Biân bản kiểm
nghiệm NVL
5
Ban giám
đốc (GĐ
công ty)
Phòng kế
hoạch
Thủ kho Xuất kho

Kế hoạch
sản xuất
Dự trự cấp
NVL, viết
lệnh sx
Phiếu
xuất
kho
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Đòi hỏi kiểm tra cả vể số lượng và chất lượng. Để bảo quản NVL cho sản xuất công
ty có các kho:
- Kho NVL chính
- Kho NVL phụ
- Kho thành phẩm
- Kho hàng mua về gia công
Việc phân kho ra để quản lý NVL một cách thật khoa học không bị xuất
nhầm. Dễ dàng cho việc kiểm kê định kỳ vào cuối tháng hay theo sự bất chợt của
quản lý. Ngoài ra công ty còn có các quy chế chặt chẽ trong quản lý NVL tại kho
thông qua việc quy trách nhiệm vật chất trực tiếp đối với những người có liên quan.
Kế toán NVL và thủ kho kết hợp tiến hành đi kiểm kê.
Dựa trên số lượng thực tế trên mặt bằng và các chứng từ kế toán NVL nhận
được hằng ngày để tiến hành đánh giá lại số lượng nguyên vật liệu trong quá sử
dụng thực tế có bị mất mát gì không.
- Khi tiến hành kiểm kê xong kế toán và thủ kho phải có biên bản báo cáo về
tình hình kiểm kê.
Việc đánh giá quá trình kiểm kê có sự đánh giá từ phụ trách bộ phận và giám
đốc điều hành sản xuất.
Nguyên vật liệu xuất kho phải được thông qua sự xét duyệt của Giám đốc
điều hành, dựa vào kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch kinh doanh lập và dự toán

chi phí sản xuất mà phòng kế hoạch lập ra và cung cấp.
Với sự biến động thường xuyên liên tục của giá cả thị trường như hiện nay,
nhà máy chỉ dự trữ NVL đáp ứng như cầu toàn nhà máy, không dự trữ quá nhiều
làm giảm chất lượng NVL do tồn kho lâu, tăng chi phí bảo quản, công ty có quy chế
cho phép sử dụng linh hoạt NVL. Cụ thể là NVL của đơn đặt hàng có thể được sử
dụng cho các đơn đặt hàng khác ( nếu cần thiết) và có thể đem bán nếu thấy tồn kho
loại NVL đó là bất lợi cho nhà máy.
Vậy có thể tóm lại việc quản lý NVL chủ chốt là hai phòng ban:
 Phòng kế toán:

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Theo dõi tình hình tài sản của công ty hiện có và tình trạng biến động của tài
sản công ty, xác định nhu cầu vốn, tình hình luân chuyền vốn, tính giá thành và lập
báo cáo tài chính cuối năm.
Vì vậy phòng kế toán là nơi tổng hợp thông tin chính xác nhất vầ quá trình
nhập- xuất dựng của NVL trong công ty
- Hàng ngày quá trình nhập - xuất nguyên vật liệu phải có đề nghị của đối
tượng sử dụng NVL. Thông qua giấy đề nghị vật tư. Qua sự xác minh của phòng kế
hoạch vật tư. Và quản lý sản xuất.
Thủ kho căn cứ vào chữ ký của các bộ phận trên sẽ làm thủ tực nhập - xuất
NVL trong kho ra. Thống kê của công ty có trách nhiệm ghi chép đúng nội dung
Nhập - xuất NVL hàng ngày. Cuối ngày tổng hợp các chứng từ nên phòng kế toán.
Kế toán có nhiệm vụ xác minh lại thông tin trên các chứng từ đó. Rồi tổng hợp
thông tin vào các sổ sách hay phần mềm. Phản ánh tình hình chung tăng giảm tài
sản. Phòng kế toán là nơi quản lý số liệu một cách trung thực và chính xác nhất tài
sản của công ty. Vì vậy việc quản lý NVL là một nhiệm vụ quan trọng của phòng kế
toán và sự kết hợp của một số phòng ban khác hỗ trợ. Sự quản lý NVL là khâu ban

đầu nhưng lại là khâu xuyên suốt tất cả các quá trình sản xuất nhằm đem lại lợi ích
như mong muốn của doanh nghiệp.
 Phòng kế hoạch vật tư:
Là cơ quan tham mưu cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo toàn sản xuất kinh
doanh. Phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất. Kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch mua sắm vật tư cho sản xuất. Đồng thời tiến
hành triển khai kế hoạch sản xuất từng quý, tháng năm điều hành trực tiếp hàng
ngày theo tiến độ kỹ thuật. Nói chung là xác định mức cung ứng vật tư vật liệu cho
nhu cầu sản xuất. quản lý vật liệu, thành phẩm nhập kho, theo dõi tiêu thụ sản xuất.
Vì vậy để nắm bắt tình hình nguyên vật liệu nhập- xuất diễn ra hàng ngày
phòng kế toán có thể thông qua phòng này xem xác định việc nhập - xuất dùng
trong ngày có diễn ra đúng với những gì thống kê của công ty đã thể hiện trên các
phiếu nhập - xuất nguyên vật liệu, công cụ công ty hay không.
PHẦN 2:

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TNHH NGỌC DUY
2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu.
Vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng nhất cho một quá trình sản xuất. Tổ
chức kế toán nguyên vật liệu là một trong những bộ phận chủ yếu của công tác tổ
chức kế toán trong doanh nghiệp. Để tổ chức công tác kế toán vật liệu tốt thì trước
hết phải tìm hiểu rõ về đặc điểm của vật liệu tại doanh nghiệp đó.
Sản phẩm của công ty TNHH Ngọc Duy là các phương tiện, trang thiết bị bảo
hộ lao động có cấu tạo rất đơn giản chỉ sử dụng nguyên liệu chính là vải đem đi
thuê gia công để sản xuất ra quần áo bảo hộ lao động, ngoài ra công ty còn buôn
bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chủ yếu là máy móc thiết bị phương tiện

ngành điện, buôn bán sản xuất thiết bị an toàn lao động, bảo hộ lao động. Mặt khác
quy cách, kích cỡ của sản phẩm cũng không nhiều (nhỏ, trung bình và lớn). Với đặc
điểm về sản phẩm như trên, công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty
cũng không quá phức tạp. Đặc trưng của mặt hàng bảo hộ là yếu tố chất lượng sản
phẩm, độ bền của phẩm và sự tiện dụng. Vì vậy mà việc bảo quản nguyên vật liệu
không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, tuy
nhiên nguyên vật liệu sử dụng tại công ty cũng rất dễ bảo quản, rất ít bị thay đổi
phẩm chất, chất lượng (chỉ cần tránh độ ẩm cao). Mỗi thứ nguyên vật liệu phải được
sử dụng đúng với kích cỡ sản phẩm. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu phải quản lý chi
tiết tới từng thứ nguyên vật liệu. Mặt khác, các nghiệp vụ về nhập kho, xuất kho
trong kỳ cũng không nhiều (thường vào những ngày đầu tháng và cuối tháng ). Đặc
điểm này cho phép công ty có thể lựa chọn phương pháp đơn giản để hạch toán chi
tiết nguyên vật liệu. Về chi phí nguyên vật liệu chính và các vật liệu khác khoảng
70% trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do vậy chỉ cần một sự biến động
nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm thay đổi giá thành sản phẩm. Đặc biệt trên
thị trường cũng có khá nhiều các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất mặt hàng tiêu
dùng này. Vì thế giá thành là một yếu tố rất quan trọng nhằm mở rộng thị trường

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

của doanh nghiệp, đòi hỏi công ty phải quản lý nguyên vật liệu tốt, trên cơ sở đảm
bảo tính hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế hư hỏng thất thoát
2.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu.
2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất quần áo bảo hộ lao động, công ty không phải sử dụng
nhiều thứ nguyên vật liệu, tuy nhiên mỗi loại nguyên vật liệu lại có những đặc tính
vai trò khác nhau. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hạch toán chi tiết vật liệu
phải tiến hành phân loại vật liệu.

+ Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất kinh doanh, chia nguyên vật liệu thành:
- Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại vải như vải kaki Nam Định, vải kaki
Nhà máy, vải lon thụ, vải băng zim,….(với nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh
công nhân, ghi, tím than, xanh ngọc, xanh rêu, cam….)
- Vật liệu phụ: bao gồm các thăng giấy, túi nilon, băng dính để bao gói và túi
đựng sản phẩm. Những vật liệu phụ này giúp cho việc hoàn chỉnh sản phẩm.
- Vật liệu khác: bao gồm phế liệu do quá trình sản xuất sản phẩm loại ra (vải vụn…)
Toàn bộ những thứ nguyên vật liệu trên được đưa vào các kho sau:
• Kho nguyên vật liệu chính: Kho 1
• Kho nguyên vật liệu phụ: Kho 2
• Kho nguyên vật liệu khác: Kho 3
Việc phân loại này giúp cho công ty quản lý vật liệu dễ dàng hơn, trên cơ sở
phân loại đó công ty theo dõi số lượng của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
khác…từ đó đưa ra biện pháp tổ chức quản lý, bảo quản sử dụng tốt hơn.
+ Căn cứ vào nguồn gốc của nguyên vật liệu, toàn bộ nguyên vật liệu của công
ty là do mua ngoài.
2.2.2 Tính giá NVL
Đánh giá NVL là dựng thước đo tiền tệ (đồng Việt Nam) biểu hiện giá trị của
NVL theo những nguyên tác nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất.
Nguyên vật liệu công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau trong nước.

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Với việc thu mua khác nhau thì giá trị thực tế của NVL nhập kho cũng khác
nhau.
* Đối với NVL nhập kho:
- Đối với NVL mua ngoài:

Sản phẩm của công ty là các mặt hàng tiêu dùng trong nước.
Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, do vậy Trị giá vốn NVL hàng mua
ngoài được xác định như sau:
Giá trị thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên HĐ GTGT + Chi phí thu mua (nếu
có)
Phần lớn các đơn vị cung cấp NVL cho công ty đều chịu trách nhiệm chuyên chở
đến tận nơi và chi phí vận chuyển được tính vào giá mua. Do đó giá mua NVL nhập
kho chính là giá ghi trên hoá đơn mua hàng dòng" cộng tiền hàng" .
Trường hợp NVL mà công ty thuê đơn vị khác chuyên chở thì giá thực tế NVL
nhập kho bao gồm giá mua trên hoá đơn GTGT và chi phí thu mua ghi trên hoá đơn
vận chuyển
VD1: Trong tháng 3/2011. Từ ngày (01->05) tình hình nhập - xuất - nguyên vật
liệu vải kaki xanh công nhân Nhà Máy đi sản xuất như sau: Tồn đầu kỳ: 5.000 m.
Trị giỏ tồn : 200.000.000 đ
- Ngày 01/3: Nhập mua 4.500m vải kaki xanh công nhân Nhà máy của công ty
TNHH Hiếu Minh. Giỏ mua trờn HĐGTGT là: 33.500 đ/m Phiếu nhập kho số 54.
- Ngày 01/3: Xuất 4.000 m vải kaki Nhà máy cho tổ sản xuất A phiếu xuât số 20.
- Ngày 04/3: Nhập mua 6.000 m vải kaki xanh công nhân Nam Định của công ty
Phương Ngọc. Giỏ mua trờn HĐGTGT là: 25.000đ/m phiếu nhập kho số 55
- Ngày 05/3: - Xuất 3.000 m cho tổ sản xuất B phiếu xuất kho số 21.
Từ Vớ dụ trờn:
- Trị giỏ thực tế nguyân vật liệu nhập kho ngày :
+ Ngày 01/3 : 4.500 x 33.500 = 150.750.000 vnđ
+ Ngày 04/3 : 6.000 x 25.000 = 150.000.000 vnđ
* Đôí với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất:

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Giá vốn thực tế phế liệu thu hồi được xác định dựa trên đơn giá phế liệu thu hồi
trên hoá đơn bán phế liệu đó và khối lượng phế liệu thu hồi. Đơn giá bán phế liệu
do phòng kinh doanh ước tính và được giám đốc công ty phê duyệt.
* Đối với NVL xuất kho :
Tại công ty TNHH Ngọc Duy, trị giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp
giá thực tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của
NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một
đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác
định giá thực tế xuất trong kỳ. Đơn vị bình quân của từng NVL tại công ty được
xác định vào thời điểm cuối tháng.

Công thức xác định đơn giá bình quân tại công ty
Đơn giá bình
quân cả kỳ dự
trữ
=
Trị giá tồn đầu kỳ
NVL
+
Trị giá thực tế NVL nhập
trong tháng
Số lượng NVL
tồn đầu tháng
+
Số lượng NVL
nhập trong tháng
Việc xác định giá vốn NVL xuất kho được tính toán trên " thẻ kho" của từng thứ
NVL. Thẻ kho được để cập ở đây là thẻ chi tiết TK 152, được mở chi tiết cho từng
thứ NVL và theo dõi cả số lượng và chất lượng NVL thông qua chỉ tiêu đơn giá, ở
kho thủ kho với mở "thẻ kho" nhưng chỉ theo dõi số lượng.

Từ vớ dụ trờn:
Cuối tháng kế toán nguyân vật liệu tính giỏ trung bình cuối kỳ cho nguyân vật
liệu. Giỏ xuất của tổ này là giỏ nhập của tổ khác trong cụng ty.
Đơn giỏ xuất NVL = (200.000.000 + 150.750.000 + 150.000.000)/(5.000 +
4.500 + 6.000) = 32.300 vnđ
* Các sổ chi tiết nguyên vật liệu:
- Sổ kho
- Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
- Bảng tổng hợp chi tiết NVL

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

2.3. Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu
2.3.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
Đơn đặt hàng sau khi được ký kết, bộ phận sản xuất có nhiệm vụ lên kế hoạch
sản xuất, tính toán số nguyên vật liệu đầu vào cần thiết, quy cách, chủng loại, để
trình giám đốc. Căn cứ kế hoạch đó, giám đốc xem xét, chỉ đạo phòng kinh doanh
có nhiệm vụ tìm nhà cung ứng thích hợp thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán.
Dưới đây là ví dụ minh hoạ về quá trình mua nguyên vật liệu vải giữa công ty
với nhà cung cấp:
Hóa đơn số 01625 ngày 01/03 năm 2011, công ty mua 4.500 m vải kaki xanh
công nhân Nhà máy, đơn giá mua là 33.500đ/m, thuế GTGT 9% của công ty TNHH
Hiếu Minh chưa thanh toán tiền, phiếu nhập kho số 54 ngày 03/03 năm 2011, số
lượng 4.500 m vải.
Theo ví dụ trên, xuất phát từ yêu cầu sử dụng nguyên vật liệu, ngày
28/02/2011, bộ phận sản xuất đề nghị lĩnh vật tư cho sản xuất sản phẩm, xưởng
trưởng làm giấy đề nghị mua vật tư gửi lên phòng kinh doanh
Biểu 2.1: Phiếu đề nghị cung ứng vật tư

Họ và tên Tên vật tư Mục đích sử dụng
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
Bùi Văn Cường
Vải kaki XCN
Nhà máy
Xuất cho sản xuất
4.500 4.500
Tổng cộng 4.500 4.500

Người đề nghị Phụ trách BP Trưởng phòng kế hoạch
( Ký, ghi dị họ tên ) ( Ký, ghi dị họ tên ) ( Ký, ghi dị họ tên )
Bùi Văn Cường Lê Thị Tám Lê Hồng Phong
Căn cứ vào giấy đề nghi mua vật tư, phòng kinh doanh tiến hành tìm kiếm nhà
cung cấp và lập hợp đồng mua bán.

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Xét thấy bên mua có nhu cầu mua hàng hoá của bên bán, được đề cập trong mục
2 và bên bán sẵn sàng cung cấp cho bên mua theo những điều khoản và điều kiện
được quy định trong hợp đồng sau đây. Do đó, trên cơ sở
những thoả thuận và cam kết sau khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
sau:
1. Đơn đặt hàng của bên mua.
2. Hàng hoá
Khi nhận được các chứng từ về hợp đồng mua bán hàng hoá và hoá đơn GTGT,
kế toán kiểm tra đối chiếu giữa chúng, sau đó dùng làm căn cứ để ghi vào phiếu
nhập kho, sổ nhật ký chung

Trong quá trình mua, khi hàng mua chuẩn bị về tới doanh nghiệp, người đi
nhận hàng sẽ thông báo về cho công ty. Nhận được thông báo, phòng kinh doanh
tiến hành lập phiếu nhập kho (03 liên) giao cho thủ kho. Đối với những hàng hoá
mua về có giá trị lớn, nhiều chủng loại cần phải được kiểm tra trước khi tiến hành
nhập kho thì cán bộ phụ trách kỹ thuật sản xuất, thủ kho và người của phòng kinh
doanh sẽ được bố trí kiểm tra. Sau khi nhập kho, thủ kho cùng với người giao hàng
ký vào phiếu nhập kho. Liên 1 thủ kho gửi lại cho phòng kinh doanh (nơi lập
phiếu), liên 2 thủ kho dựng để ghi số thực nhập vào thẻ kho sau đó sẽ giao lại cho
phòng kế toán. Liên 3 cán bộ mua vật tư giữ.

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Biểu 2.2 - Mẫu phiếu nhập vật tư (Do thống kê lập)
Đơn vị:
PHIẾU NHẬP KHO
Mẫu số: 01-VT
Địa chỉ:
Theo QĐ số 1:15/2006 /QD- BTC
Ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng BTC
Mã ĐVSDNS:
Họ tên người giao hàng:
Theo: …HĐ số …01625 ngày…01/03 năm……2011…của………………….
Nhập tại kho….Nguyên vật liệu chính….Địa điểm công ty…………
STT Tên nhãn hiệu Mã
số
ĐV
T

Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
Theo
Chứng từ
Thực nhập
1 Vải kaki xanh
công nhân Nhà
máy
M 4.500
Tổng cộng 4.500
Tổng số tiền ( viết bằng chữ):
Số chứng từ gốc kèm theo:

Ngày… Tháng… Năm …
Thủ trưởng ĐV Kế toán trưởng Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Phiếu nhập kho sau khi được đưa về phòng kế toán, kế toán kiểm tra lại và
căn cứ vào hoá đơn GTGT, các chứng từ liên quan khác để hoàn chỉnh nốt chỉ tiêu
đơn giá và thành tiền trên phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho sau khi được hoàn chỉnh
dựng để ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ nhật ký chung và sổ cái TK152. Cuối kỳ,
toàn bộ số nguyên vật liệu đã nhập trong kỳ được kế toán phản ánh trên “bảng tổng
hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá”. Bảng này sẽ cung cấp thông tin về tổng
số lượng, tổng giá trị của từng thứ nguyên vật liệu ở thời điểm đầu kỳ, trong kỳ và
cuối kỳ.

Ví dụ minh hoạ về nhập kho vải mua ngoài: PN51, ngày 04/03, nhập kho
6.000 m vải kaki Nam Định mua của công ty Phương Ngọc, hoá đơn GTGT số
01612 ngày 01/03, chưa thanh toán tiền cho người bán.
Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu vải phát sinh ở nghiệp vụ này được thực
hiện tương tự như ví dụ về thủ tục nhập kho đã nêu ở trên. Bộ phận sản xuất sẽ làm
giấy đề nghi mua vật tư gửi lên phòng kinh doanh. Căn cứ giấy đề nghị mua vật tư,
phòng kinh doanh tìm kiếm nhà cung cấp (Công ty Phương Ngọc) và lập hợp đồng
mua bán. Sau khi hợp đồng mua bán giữa 2 bên được ký kết, hoá đơn GTGT sẽ
được lập ra và gửi về phòng kế toán cùng với hợp đồng.
Số tài khoản : VNĐ 0021000460226 Tại ngân hàng Thương Mại Cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.
Sau khi nhận được các chứng từ này, kế toán sẽ tiến hành lập phiếu nhập kho

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Bảng 2.3 : Phiếu nhập kho
Công ty TNHH
Ngọc Duy
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 4 tháng 3 năm 2011
Số: 19
Nợ TK: 152
Có TK: 331
Mẫu số: 01-VT
QĐ số 15/2011/QĐ-BT
Ngày 20 tháng 3 năm 2011 của
Bộ trưởng BTC
Họ tên người giao hàng: Lê Thuý Nga

Theo HĐ GTGT số 01612 của Công ty TNHH Phương Ngọc
Nhập Tại kho: Vật liệu chính
STT
Tên SP ĐVT
Số lượng
Đơn giỏ Thành Tiền
Theo
CT
Thực nhập
1
Vải kaki
XCN Nam
Đinh
m 6.000 6.000 25.000 150.000.000
Cộng 150.000.000
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký,họtên)
Người Giao hàng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

2.3.2. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu
Để theo dõi chặt chẽ số lượng NVL xuất kho cho các bộ phận trong

đơn vị,làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất, tình giá thành sản phẩm và kiểm
tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư, tất cả các NVL xuất kho
phải đúng số lượng, quy cách phẩm chất và thời gian ghi trong phiếu. Chỉ
được xuất vật tư cho người có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định.
Phiếu xuất kho phải ghi rõ họ tên người nhận, địa chỉ (bộ phận), lý do
xuất vật liệu Sau khi xuất kho, người nhận vật liệu và thư kho phải ký vào
phiếu xuất kho.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho ghi số lượng vật liệu xuất vào thẻ
kho. Kế toán NVL vào sổ chi tiết giá trị NVL xuất dựng. Kế toán tổng hợp
vào sổ Nhật kí chung và sổ cái các tài khoản liên quan.
Ví dụ1: Tại tổ cắt của phân xưởng sản xuất, ngày 04/03, xét thấy nhu cầu cần 4.500
m vải kaki xanh công nhân nhà máy để tiếp tục sản xuất sản phẩm, tổ cắt sẽ báo cho
quản đốc phân xưởng sản xuất biết, quản đốc căn cứ vào tình hình thực tế sẽ lập
phiếu yêu cầu sử dụng vật tư theo mẫu quy định.

Nguyễn Thị Hường – KTCK11
17

×