Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

luận văn tài chính ngân hàng Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa trong 3 năm vừa qua (2008 - 2010).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.27 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn lựa ngân hàng NNPTNT chi nhánh Bách Khoa thực tập.
Sau khi hoàn thành khóa học lý luận tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân,
chuyên ngành Ngân hàng – Tài chính để kiến thức được dần đi vào thực tế Nhà
trường đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được đến cở sở để thực tập.Và với sự giúp
đỡ của các thầy cô trong khoa Ngân hàng- Tài chính và đặc biệt là Thạc sĩ Đỗ Hoài
Linh em đã đến ngân hàng NNPTNT chi nhánh Bách Khoa thực tập.
NHNN&PTNT Việt Nam đã có bề dày lịch sử và phát triển lâu dài.Và chi
nhánh NHNN&PTNT Bách Khoa cũng đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống
không ngừng vươn lên, khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính.Qua 6
tuần thực tập tại chi nhánh em đã phần nào nắm được tình hình chung của ngân
hàng về cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nhân sự cũng như hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy báo cáo tổng hợp của em khái quát về ngân hàng
thực tập bố cục như sau :
Phần nội dung của báo cáo tổng hợp được chia làm 3 phần chính.
Phần I : Tổng quan về ngân hàng NNPTNT chi nhánh Bách Khoa
Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Bách
Khoa trong 3 năm vừa qua (2008 - 2010).
Phần III: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của
ngân hàng NNPTNT chi nhánh Bách Khoa.
1
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NHNN&PTNT CHI NHÁNH
BÁCH KHOA.
1.1 Sự ra đời của NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa.
Chi nhánh Bách Khoa tiền thân là phòng giao dịch Bách Khoa được Giám đốc
NHNN&PTNT Chi nhánh Láng Hạ ra quyết định thành lập số 293/QĐ – NHLH
ngày 15/01/2001, có trụ sở tại số 51 phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội.Đây là phòng giao
dịch đầu tiên được mở ra của chi nhánh Láng Hạ, một trong 5 ngân hàng cấp I trực
thuộc NHNN&PTNT Việt Nam có trên địa bàn Hà Nội.Những ngày đầu mới thành
lập, Phòng giao dịch Bách Khoa được chi nhánh Láng Hạ bố chí đồng chí Trương


Minh Hoàng nguyên là cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh giữ chức trưởng phòng
giao dịch Bách Khoa. Ngoài ra phòng có 4 cán bộ làm công tác chuyên môn bao
gồm : 2 cán bộ kế toán, 1 cán bộ tín dụng, và 1 cán bộ ngân quỹ . Qua khảo sát môi
trường kinh doanh tại địa bàn của phòng giao dịch Bách Khoa, NHNN&PTNT chi
nhánh Láng Hạ nhận thấy cần thiết phải nâng cấp để mở rộng hình thức kinh doanh
cho một ngân hàng hiện đại của thủ đô.Vào ngày 04/06/2002 Chủ tịch Hội đồng
quản trị NHNN&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 123/QĐ HĐQT – TCCB về
việc mở Chi nhánh Bách Khoa – chi nhánh cấp 2 loại 5 thuộc chi nhánh Láng Hạ.
Chi nhánh Bách Khoa ra đời đã tạo nên sự phát triển vượt bậc của phòng giao dịch
Bách Khoa trong những thời gian đầu hoạt động.Sau một năm đi vào hoạt động chi
nhánh Bách Khoa đã có những bước phát triển đáng kể, và vào ngày 20/02/2003
theo quyết định số 22/QĐ/ HĐQT – TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị
Agribank Việt Nam, một lần nữa nâng cấp Chi nhánh Bách Khoa từ cấp 2 loại 5 lên
cấp 2 loại 4 , có con dấu để hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của
NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ.Vào tháng 07/2005, chi nhánh Bách Khoa đã
tìm được trụ sở mới , đó là tòa nhà điều hành Tổng công ty Chè Việt Nam, số 92 Võ
Thị Sáu, Hà Nội.
Bước sang năm 2008 Chi nhánh Bách Khoa được nâng cấp lên thành chi
nhánh cấp I vào ngày 01/04.Thời điểm này các ngân hàng đang phải đối mặt với
2
cuộc khủng hoảng tài chính và NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa cũng không
ngoại lệ.Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực của ban giám đốc cũng như toàn thể cán
bộ công nhân viên chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Hoàn thành
vượt mức kế hoạch kinh doanh, cơ sở vật chất ngày càng được mở rộng và sẽ hứa
hẹn một kết quả khả quan hơn trong những năm sắp tới.
1.2 Mô hình tổ chức của NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa.
NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa có một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh và
chặt chẽ. Ban giám đốc chi nhánh gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách
các mảng công việc khác nhau.
3

Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy hành chính NHNN&PTNT Bách Khoa Hà Nội.
Giám Đốc





1.3 Nhiệm vụ của từng phòng ban.
a. Phòng kế hoạch kinh doanh.
Cho vay ngắn, trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho kinh doanh, sản xuất,
dịch vụ đời sống của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh
tế theo phân cấp ủy quyền.
4
Phòng
giao dịch
số 04
Phòng kế
hoạch
kinh
doanh
P. Giám ĐốcP. Giám Đốc
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
kiểm tra
kiểm soát
nội bộ
Phòng

giao dịch
số 07
Phòng dịch
vụ
Marketing
Phòng
giao dịch
Tân Mai
Phòng
giao dịch
Kim Liên
P. Giám Đốc
Phòng
kinh
doanh
ngoại hối
Phòng kế
toán ngân
quỹ
Nghiên cứu chiến lược khách hàng, phân tích và phân loại khách hàng. Phân
loại dư nợ theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam. Thường xuyên phân loại nợ
quá hạn, nợ xấu, tìm nguyên nhân đề xuất và phát triển các giải pháp khắc phục.
Thực hiện các công tác huy động vốn, các nghiệp vụ bảo lãnh cho phép vv…Thực
hiện các nhiệm vụ khác nhau được ban giám đốc chi nhánh giao.
b. Phòng kinh doanh ngoại hối.
Thực hiện và tham mưu các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển
đổi). Thực hiện công tác thanh toán Quốc tế trực tiếp thông qua mạng SWIFT theo
quy định, phối hợp với các bộ phận phòng kê toán ngân quỹ trong các nghiệp vụ
liên quan đến thanh toán Quốc tế, phối hợp tham mưu thực hiện các loại chi phí.
c. Phòng tổ chức hành chính.

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách
nhiệm thực hiên chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Tổng hợp kết
quả thực hiện chương trình công tác của các phòng, xây dựng và triển khai bàn giao
nội bộ chi nhánh, lưu trữ văn bản pháp luật, tài liệu có liên quan đến chi nhánh và
văn bản định chế của NHNN&PTNTVN.
d. Phòng kế toán ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê thanh toán theo quy định của
NHNN&PTNTVN, NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa, xây dựng tiêu chí kế
hoạch tài chính quản lý, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước, chấp hành về
an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
e. Phòng dịch vụ Marketing.
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, đề xuất tham mưu về
chính sách phat triển sản phẩm , trực tiếp tổ chức thông tin truyền thông đối với các
đơn vị phụ thuộc, quản lý và phát triển sản phẩm thẻ…
f. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Thực hiện công tác kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh
doanh, tổ chức kiểm tra, xác minh tham mưu cho Giám đốc giả quyết đơn thư thuộc
thẩm quyền. Nhiệm vụ trực ban chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm tại đơn
vị.
5
1.4 Chức năng và nhiệm vụ chính của chi nhánh.
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài
khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành
phần kinh tế.
- Làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính tín dụng và cá nhân
trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các
dự án, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch…
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: chuyển tiền điện tử
trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng .

- Thực hiện các dịch vụ khác.
PHẦN II
6
Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi
nhánh Bách Khoa trong 3 năm vừa qua (2008 - 2010)
Thời gian gần đây, nhất là những năm 2009 và năm 2010 là những
năm mà kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang gặp phải
nhiều khó khăn.Với những nguyên nhân bên ngoài đưa đến như thiên tai, dịch bệnh
bất thường đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế cùng với đó là suy thoái
kinh tế, lạm phát cao và diễn biến phức tạp của lãi suất…đã khiến cho hoạt động
của các ngân hàng thương mại rơi vào khó khăn và NHNN&PTNT chi nhánh Bách
Khoa cũng phải chịu tác động không thuận chiều đó. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo kịp
thời của NHNN&PTNT Trung ương, sự đoàn kết đồng lòng của lãnh đạo, cán bộ
nhân viên chi nhánh, với chiến lược kinh doanh linh hoạt, hoạt động kinh doanh của
chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan.
2.1 Tình hình huy động vốn.
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, các NHTM
muốn tồn tại và phát triển phải có phương án kinh doanh hiệu quả. Muốn vậy ngân
hàng cần có nguồn vốn để hoạt động, bởi vì vốn là yếu tố quan trọng để quyết định
quy mô, cơ cấu của quá trình kinh doanh.Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu vốn ngày
càng cao của nền kinh tế thì nguồn vốn huy động giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ
hết.Chính vì vậy Ban giám độc NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa luôn coi trọng
hoạt đông huy động vốn dưới mọi hình thức, đảm bảo nguồn vốn tăng liên tục và ổn
định, đám ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Không ngừng mở rộng
mạng lưới giao dịch, nâng cao chất lượng trong quy trình giao dịch, tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng.
2.1.1 Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế.
7
Bảng 1 : Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn huy động
tại NHNN&PTNT Bách Khoa.

Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng(%)
1. TG dân cư 28
1
15
43
7
34,6 470
25,6
5
2.Tiền gửi
TCKT
15
16
81,6
8

76
2
60,1
1.51
6
62,9
7
3. Tiền gửi
khác
59 3,17 68 5,4
208,
7
11,3
8
4.Tổng
1.
856
100
1.
267,1
100
1.83
5,86
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)
Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 1.856 tỷ đồng, so với kế hoạch năm
đã đạt 292%, so với năm 2007 tăng 1350 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 263%. Đặc
biệt là tiền gửi kho bạc nhà nước, BHXH duy trì ở mức cao, góp phần đáng kể giảm
lãi xuất đầu vào, giảm chi phí sử dụng vốn cấp trên.Tuy nhiên bên cạnh đó lượng

tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội khác giảm đáng kể chỉ chiếm tỷ trọng 3,17%,
trong khi đó tiền gửi dân cư giữ được tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn mặc dù cạnh
trạnh lớn.
Năm 2009, tổng nguồn vốn đạt 1.267 tỷ đồng giảm 31,73% so với năm
8
2008. Hiện tượng này là do các tháng đầu năm 2009 lạm phát cao, lãi suất ngân
hàng tăng, chính sách tín dụng thắt chặt nên ít nhiều ảnh hưởng đến ngân hàng và
khách hàng.Mặc dù vậy nhưng mục tiêu tăng trưởng về tiền gửi dân cư của ngân
hàng đề ra đã đạt được, tỷ trọng tiền gửi dân cư tiếp tục nâng từ 15% năm 2008 đến
34,5% năm 2009.
Sang năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt được 1.835,86 tỷ đồng tăng
44,89% so với năm 2009. Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng toàn hệ thống.Tỷ
trọng tiền gửi của các tổ chức giữ được mức trung bình trên 60%, cao hơn một chút
so với năm 2009. Số dư tiền gửi Kho bạc, bảo hiểm bình quân trong năm cao.
Mặc dù trải qua năm 2009 có nhiều biến động phức tạp và năm 2010 nền
kinh tế còn chưa phục hồi nhưng với chính sách lãi xuất linh hoạt và phù hợp nên
lượng vốn huy động tương đối đồng đều, tuy có biến động nhưng không đáng kể
.Chỉ có lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế xã hội là tăng khá cao từ 68 tỷ đồng của
năm 2009 đến năm 2010 là 208,87 tỷ đồng.
2.1.2 Tình hình huy động vốn theo thời hạn.
Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn huy động
Đơn vị : Tỷ đồng.
Chỉ
tiêu
2008 2009 2010
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
TG
ngắnhạn
202,
8
10,9 206,
8
16,
4
208,8
7
11,3
8
TG
trunghạ
n
780,
62
42,0
6
425,

53
33,
6
800,5
2
43,6
TG
dài hạn
872,
58
47,0
4
634,
77
50 826,4
7
45,0
2
Tổn
g cộng
1.85
6
100 1267
,1
10
0
1835,
86
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 )

9
Công tác huy động vốn của chi nhánh trong các năm gần đây vẫn duy trì
được kết quả tốt đặc biệt từ năm 2009, nhìn vào bảng số liệu tổng hợp ta thấy tỷ
trọng của nguồn vố huy động tăng dần. Cụ thể : Năm 2008 nguồn ngắn hnaj chiếm
19,77%, trong năm tiếp theo thì vốn huy động được từ nguồn này tăng lên 20%, đến
năm 2010 là 24,68%. Tương tự với nguồn trung và dài hạn, số vốn huy động cũng
được tăng.
2.2 Hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng.
Trong hoạt động cho vay, NHNN&PTNT Bách Khoa có nhiệm vụ cho vay ngắn
hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, cho vay trung
và dài hạn đối với các dự án có hiệu quả, mục tiêu tài trợ tùy tính chất và khả năng
nguồn vốn. Trên cơ sở có lợi thế về huy động vốn, NHNN&PTNT Bách Khoa luôn
tích cực chỉ đạo mở rộng tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy
mạnh đầu tư vào các làng nghề và kinh tế hộ sản xuất, đồng thời chú trọng đầu tư
vào doanh nghiệp. Trong những năm gần đây hoạt động đầu tư cho vay của
NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa rất phát triển và đã đạt được nhiều kết quả lớn
cả về chất lượng và số lượng. Cụ thể như sau :
2.2.1 Dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay của một NHTM là chỉ tiêu đánh giá khối lượng vốn mà ngân
hàng đang cho vay đối với các chủ thể kinh tế.Dư nợ cho vay của NHNN&PTNT
Bách Khoa liên tục qua các năm. Kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của
NHNN&PTNT Bách Khoa trong những năm gần đây được thể hiện bằng số liệu và
10
biểu đồ dưới đây :
Bảng 3 : Tình hình dư nợ cho vay qua các năm
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Tổng dư nợ 701 1078,8 1547,94
2. Mức tăng dư nợ so

với năm trước
440 377 469,44
3. Tốc độ tăng trưởng
dư nợ
169% 54% 44%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 )
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy:
Trong hoạt động cho vay
của chi nhánh Bách Khoa dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm từ năm 2008 –
2010 về cả số tuyệt đối và tương đối, với mức tăng cho vay trung bình hàng năm là
1000 tỷ. Dựa trên lợi thế về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng và tình hình kinh
tế xã hội ổn định và tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Năm 2008 thực hiện 701 tỷ
đồng so với kế hoạch là 515 tỷ đạt 136% kế hoạch năm. So với năm 2007 (261 tỷ)
tăng 440 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 269%. Năm 2009 đạt 1.078 tỷ đồng, đạt
95% so với kế hoạch, tăng 54% so với năm 2008, trong đó tỷ trọng dư nợ trung và
dài hạn chiếm 35,5%.Năm 2010 đạt 1.547,44 tỷ đồng(đạt 106,04% kế hoạch năm
2010), tăng 469,64 tỷ đồng so với năm 2009.
2.2.2 Hoạt động cho vay theo
thời hạn cho vay.
Nếu hoạt động cho vay theo
thời hạn cho vay được nhìn nhận trên phương diện thời hạn cho vay thì trong thời
gian kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng được thể hiện ở bảng số liệu sau :
11
Bảng 4 :Kết quả hoạt động
cho vay theo thời hạn cho vay.
Đơn vị : Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số
tiền

Tỷ
trọng(%)
S
ố tiền
Tỷ
trọng(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng(%)
1.DNCV ngắn
hạn
54
1
77
6
95
64,5
10
16,3
65,6
8
2.DNCV trung
hạn
77 11
1
86,1
17,3
21
5,4

13,9
3.DNCV dài
hạn
83 12
1
96,7
18,2
22
7,7
14,7
2
4. Tổng dư nợ
70
1
100
1
078
100
15
47,4
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 )
Dư nợ cho vay ngắn
hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và liên tục tăng qua các năm.
Năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn 1.016,29 tỷ đồng, chiếm 65,68% trong tổng dư
nợ, đây cũng là năm có dư nợ cho vay ngắn hạn cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng dư nợ trong ba năm.Dư nọ cho vay trung hạn cũng tăng qua các năm
nhưng không ổn định, cụ thể như:Năm 2008 dư nợ cho vay trung hạn là 77 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 11% so với tổng dư nợ.Đến năm 2009 tăng lên chiếm 17,3%, còn
năm 2010 giảm xuống 13,92% trên tổng dư nợ. Qua các năm dư nợ cho vay trung

hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Dư nợ cho vay dài hạn năm 2008 chiếm 12%, năm
2009 chiếm 18,2%, sang năm 2010 lại giảm xuống còn 14,72% trên tổng dư nợ.
2.3 Các hoạt động khác
2.3.1 Hoạt động thanh toán
12
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Ngoài các sản phẩm, dịch vụ
truyền thông như huy động vốn, cho vay, thanh toán ngân hàng, NHNN&PTNT
Bách Khoa không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, tăng cường cung cấp
các dịch vụ mới tiện ích, hiện đại cho khách hàng như chuyển tiền điện tử, bảo lãnh,
thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, tăng thu dịch vụ.
Doanh số mua vào đạt
55.747.403,51 USD, trong đó tự khai thác của các tổ chức là 27.357.268,3 USD.
Doanh số bán ra là 58.678.110,22 USD trong đó bán ra cho NH Láng Hạ và Trụ sở
chính là 14.502.074,8 USD.
Doanh số mở L/C trong đó
L/C xuất là 16 món doanh số 2.499.120 USD. Thanh toán nhờ thu xuất : 8 món
doanh số 37.173.103 USD. Thanh toán nhờ thu nhập : 90 món doanh số
6.164.954,63 USD.Thanh toán WU: 10 món doanh số 4.946.502,39 USD.Tổng phí
thanh toán quốc tế cả năm 2010 là 169.565.502,96 USD.
Chuyển tiền biên giới : 14
món doanh số 1.724.113 CNY(Tương đương 263.668,17 USD).
Hoạt động kinh doanh đối
ngoại tiếp tục phát triển về mọi mặt: Doanh số thanh toán quốc tế tăng 34%, kinh
doanh ngoại tệ tăng 295%, chi trả kiều hối tăng 8%. Thị phần chiếm 15% trong tổng
số các ngân hàng trên địa bàn.
2.3.2 Hoạt động kế toán – ngân
quỹ.
13
Các nghiệp vụ được thực

hiện theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của NHNN và hương dẫn của
NHNN&PTNT Việt Nam, các giao dịch phát sinh được hạch toán chính xác và kịp
thời trên hệ thống IPCAS, đảm bảo không để xảy ra sai sót, thực hiện tốt công tác
hậu kiểm kịp thời phát hiện các sai sót để chỉh sửa. Thực hiện thu chi tại chỗ phục
vụ các khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi cao. Công tác ngân
quỹ được đảm bảo an toàn đúng chế độ, không để sai sót, nhầm lẫn.
Tổng thanh toán được thực
hiện qua chi nhánh Bách Khoa đạt 103.180 tỷ đồng, trong đó doanh số không dùng
tiền mặt đạt 97.139 tỷ đồng, chiếm 94%.Doanh số thanh toán bằng chuyển tiền điện
tử đạt 29.737 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2009. Doanh số thanh toán bù trừ đạt
61.288 tỷ đồng, tăng 65,73% so với năm 2009.
2.3.3 Hoạt động thẻ.
Triển khai đầy đủ, thành
công các sản phẩm mới của NHNN&PTNT Việt Nam tới khách hàng như: Phát
hành thẻ quốc tế Visa, gói dịch vụ MobileBanking (SMS banking, VNMart – Ví
điện tử…).
Đưa thêm số điểm chấp
nhận thẻ ATM là 9, thẻ POS là 11.Tổng số thẻ ghi nợ nội địa đạt 1.049 thẻ, thẻ ghi
nợ quốc tế đạt 18 thẻ, thẻ liên kết sinh viên đạt 8.800 thẻ với tổng số dư tài khoản
thẻ đạt 29,5 tỷ đồng.
Thường xuyên theo dõi, nắm
bắt tình hình diễn biến để xử lý kịp thời các phát sinh vướng mắc của khách hàng,
14
tuân thủ tuyệt đối các quy định về quản lý, phát hành và hướng dẫn khách hàng sử
dụng thẻ.
2.4 Kết quả hoạt động kinh
doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Bách Khoa từ năm 2008 – 2010.
Đơn vị : Tỷ đồng
N
ăm


nợ cho
vay
Tổn
g doanh
thu
Doa
nh thu từ
hoạt động
cho vay
Tổn
g chi phí
Chi
phí huy
động vốn
Lợi
nhuận
sau thuế
20
08
701 132 127
119,
38
101,
99
12,
62
20
09
1.078

,8
216,
524
205,
407
202,
180
185,
728
14,
344
20
10
1.547
,94
236,
72
214,
06
218,
08
193,
365
18,
64
(Nguồn: Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 )
Qua bảng số liệu ta thấy
năm 2009 lợi nhuận của chi nhánh đạt 14,344 tỷ đồng, tăng 113,66% so với năm
2008. Có được sự tăng trưởng lớn này là do chi nhánh đã ổn định hoạt động, phát

triển thêm nhiều dịch vụ mới thu hút khách hàng.Lợi nhuận năm 2010 đạt 18,64 tỷ
đồng, tăng 130% so với năm 2009. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng như hiện nay việc tăng lợi nhuận này cho thấy chi nhánh vẫn đang hoạt
động rất tích cực để tìm vị thế cho mình, đây là một điều rất đáng khích lệ.
15
Phần III
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và định hướng phát
triển của ngân hàng NNPTNT chi nhánh Bách Khoa.
3.1 Kết quả đạt được.
Qua phân tích ở trên ta có
thể nhận thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh Bách Khoa đã đạt được những
thành công nhất định đảm bảo công tác sử dụng vốn có hiệu quả của chi nhánh.
- Với những thành tựu nổi bật trong thời gian vừa qua, đã huy động được
nguồn vốn ổn định và ngày càng phát triển vững chắc.Nguồn vốn huy động đủ giải
ngân cho các dự án đầu tư , thõa mãn nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh của khách
hàng.
- Cán bộ nhân viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bên
cạnh đó chi nhánh cũng thực hiện chính sách khoán việc và khen thưởng đến từng
cá nhân.
- Huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ tận dụng được nguồn vốn
ổn định trong dân cư.
- Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác kiểm soát sau khi cho vay, vì vậy đã
tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định và tỷ lệ nợ xấu đã được hạn
chế rất nhiều.Điều này khá tốt so với tình trạng chung của các ngân hàng.
- Kết quả triển khai trú trọng vào cho vay doanh nghiệp đã mang về lợi
nhuận đáng kể cho chi nhánh.
- Ngân hàng cũng đã thiết lập nhiều mối quan hệ với các đối tác, đơn vị
16
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.2 Những tồn tại và

nguyên nhân.
3.2.1 Những tồn tại.
Bên cạnh những
thành tích đạt được chi nhánh Bách Khoa vẫn còn một số tồn tại, khó khăn ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như sau.
- Số lượng các khách hàng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của thị trường và của ngân hàng.
- Chi nhánh chưa có chiến lược khách hàng rõ ràng, cũng như vạch ra biện
pháp tăng cường huy động vốn cụ thể trong tình hình mới, khi mà cạnh tranh huy
động vốn đang ngày càng trở nên gay gắt.
- Chi phí vốn huy động vẫn cao, chi phí vốn bình quân giảm chậm hơn tỷ lệ
tăng thu hập dẫn đến chênh lệch lãi suất bị thu hẹp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của ngân hàng.
- Quy trình cho vay vốn còn nhiều hạn chế.Một số bộ phận khách hàng thực
sự có nhu cầu kinh doanh chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hạng Thủ
tục phải qua nhiều khâu.Thẩm quyền phê duyệt tín dụng còn thiếu linh hoạt chưa
thực sự đo sâu bám chắc tình hình thực tế.
- Các kênh thông tin của ngân hàng đến với khách hàng như phương tiện
thông tin đại chúng chỉ dừng ở mức chung chung không phản ánh được.

3.2.2 Nguyên nhân.
- Thủ tục còn chồng chéo,
quy trình liên quan đến nhiều loại giấy tờ dẫn đến việc chậm chễ trong quyết định
giải ngân cho khách hàng vay tín dụng.
- Chi nhánh hoạt động trên địa bàn có nhiều ngân hàng với đủ các loại hình
17
nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất gay gắt về : lãi suất huy động, cho vay
và các dịch vụ khác.
- Bên cạnh đó việc huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn hơn do xuất
hiện các kênh huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, kỳ vọng lợi ích như thị trường

chứng khoán, cổ phần hóa doanh nghiệp….
3.3 Định hướng phát triển .
- Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bách Khoa phấn
đấu là một trong những ngân hàng chiếm thị phần đủ lớn trên địa bàn Hà Nội.Ngân
hàng luôn hướng tới việc cung ứng các sản phẩm cho vay và dịch vụ ngân hàng có
chất lượng tốt nhằm thỏa mãn yêu cầu đa dạng của khách hàng và coi đây là nền
tảng vững chắc cho cạnh tranh và phát triển.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực đông dân cư, trung tâm
thương mại, siêu thị, khu công nghiệp, tập trung các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và dân cư nhỏ lẻ.
- Tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn với tốc độ cao
- Phấn đấu các chỉ tiêu chất lượng cao hơn mức trung bình toàn hệ thống
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Với phương châm hoạt động của hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam
‘Agribank mang phồn thịnh đến cho khách hàng’, NHNN&PTNT Bách Khoa tiếp
tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, phấn đấu giữ vững và nâng cao hơn
nữa những thành tựu đạt được trong thời gian qua.
18
KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT
Bách Khoa đã giúp em hiểu thêm nhiều về ngân hàng.Và đi sâu hơn nữa về hoạt
động tín dụng với nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp ngân hàng đã có những kết quả
khả quan.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế trong việc các doanh nghiệp
có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng. Chính vì vậy nhận thức
được tầm quan trọng của hoạt động cho vay doanh nghiệp một trong những nguồn
thu nhập chủ yếu của ngân hàng em dự kiến lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp
“giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh
19
ngân hàng NNPTNT Bách Khoa”.
20

×