Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tìm hiểu về đặc trưng của văn hóa Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.97 KB, 2 trang )

Tìm hiểu về đặc trưng của văn hóa Quảng Nam
Nói đến vùng đất Quảng Nam chúng ta không thể không biết đến phố cổ,
đến chùa cầu, đến những món ăn đặc trưng của vùng đất này cùng với những món
ăn nổi tiếng như: cao lầu, mì quảng… tất cả làm nên một địa danh nổi tiếng khắp
nơi không chỉ trong nước mà còn vang xa ra bên ngoài thế giới. văn hóa Quảng
Nam cũng như bào nền văn hóa khác tức là cũng được cấu tạo nên bởi văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất bao gồm: ăn, ở, mặc, đi lại… Văn hóa
tinh thần gồm: các nghi thức thờ tự, cúng bái, lễ hội, ca hát, nhảy múa… nghiên
cứu về vấn đề này thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như tạp chí, sách
báo nói về những nét đặc trưng của vùng đất Quảng Nam.
Lễ hội
• Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn,
tỉnh Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa,
người dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12
tháng 2 âm lịch
[9]
. Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian là tiếng hò reo cổ
vũ của cư người xem hội hai bên bờ. Nghi thức quan trọng nhất là lễ tế Bà
và lễ rước nước về đền. Đền thờ Bà Thu Bồn nằm trong một vùng đồng
bằng ven sông thuộc huyện Duy Xuyên. Phần hội quan trọng nhất là hội đua
thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi
bồi của dòng Thu Bồn.
• Lễ Hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã
DUY TRINH, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng
âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn
[10]
. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với
người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Người tham gia
lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Quảng Nam.
Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào
rổ, hát bài chòi


[11]
.
• Carneval Hội An là lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố
Hội An vào Giao thừa năm 2009 (dương lịch). Lễ hội mô phỏng theo các lễ
hội Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các nước Châu Âu và Mỹ Latin
[12]
• Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng
Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội
tâm linh để tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tài liệu "Thần Nữ
Linh Ứng Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Bà mất năm 1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân địa phương, bà rất
linh thiêng. Trong một lần ngao du đến làng Phước Ấm (nay là Chợ Được,
xã Bình Triều), thấy cảnh sông nước hữu tình, bà chọn nơi này họp chợ để
giúp cư dân có cuộc sống sung túc hơn. Bà hóa thân thành một thiếu nữ xinh
đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh
tập trung buôn bán, Chợ Được được hình thành và phát triển. Để ghi nhớ
công ơn bà, cư dân trong vùng lập đền thờ "Lăng Bà" và được triều đình
phong tặng sắc phong "Thần Nữ Linh Ứng-Nguyễn Thị Đẳng Thần"
[13]
.
• Lễ Hội Long Chu
• Lễ Hội Cầu Bông
• Lễ Hội Bà Thiên Hậu
• Lễ Hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại
Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch)
hằng năm
[14]
• Lễ Tế Cá Ông
• Lễ Cúng Tổ Minh Hải
• Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại

đô thị cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện
chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Thành phố sống
trong không gian tĩnh mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không
được tham gia lưu thông. Đường phố được dành cho người đi bộ thưởng
lãm.

×