Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi HSG hóa 9 tỉnh Đăk Lắc năm 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.62 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2010-2011

MÔN HOÁ HỌC LỚP 9 – THCS
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Đề thi có 2 trang) Ngày thi: 22/3/2011
Câu 1. (4,0 điểm)
1. a. Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hydro về khối lượng.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên, cho biết trong
thực tế X dùng để làm gì?
b. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết các phương trình phản
ứng hoá học (ghi rõ điều kiện) để điều chế X nói trên.
2. Trong bốn ống nghiệm có đựng riêng biệt dung dịch loãng trong suốt của bốn
chất. Biết rằng:
- Trong các dung dịch này có một dung dịch là axit không bay hơi; ba dung dịch
còn lại là muối magie, muối bari, muối natri.
- Có 3 gốc axit là clorua, sunfat, cacbonat; mỗi gốc axit trên có trong thành phần
ít nhất của một chất.
a. Hãy cho biết tên từng chất tan có chứa trong mỗi dung dịch trên.
b. Chỉ dùng các ống nghiệm, không có các dụng cụ và hoá chất khác, làm thế nào
để phân biệt các dung dịch trong bốn ống nghiệm trên và viết phương trình hoá học
minh họa.
Câu 2. (4,0 điểm)
Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon mạch hở A và một hiđrocacbon X có công
thức C
x
H
2x - 2
(x ≥ 2), có tỉ lệ số mol là 2:1. Tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro bằng
25,33. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp M, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm đi


vào 1000 gam dung dịch Ca(OH)
2
7,4% thấy có 55 gam kết tủa. Lọc kết tủa, sau đó
nếu đun sôi dung dịch thì không thấy có thêm kết tủa xuất hiện.
1. Tìm công thức phân tử của A và X biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử
cacbon.
2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa.
Câu 3. (4,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn 24,625 gam hỗn hợp muối gồm KCl, MgCl
2
và NaCl vào
nước, rồi thêm vào đó 300 ml dung dịch AgNO
3
1,5 M. Sau phản ứng thu được dung
dịch A và kết tủa B. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch A, khi phản ứng kết thúc lọc tách
riêng chất rắn C và dung dịch D. Cho toàn bộ chất rắn C vào dung dịch HCl loãng dư,
sau phản ứng thấy khối lượng của chất rắn C giảm đi 1,92 gam. Thêm dung dịch
NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 4
gam chất rắn E. Tính phần trăm khối lượng các muối có trong hỗn hợp ban đầu.
- 1 -
2. Thả viên bi sắt (hình cầu) nặng 5,6 gam vào 200 ml dung dịch HCl. Sau khi
đường kính viên bi chỉ còn lại 1/2 thì thấy khí ngừng thoát ra. Xác định nồng độ mol/l
của dung dịch HCl. ( Giả sử viên bi Fe bị mòn đều).
Câu 4. (3,5 điểm)
Cho 18,6 gam hỗn hợp A gồm Zn và Fe vào 500 ml dung dịch HCl x M. Khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 34,575 gam chất rắn. Lập lại
thí nghiệm trên với 1 lít dung dịch HCl rồi cô cạn thì thu được 39,9 gam chất rắn. Tính
x và khối lượng mỗi kim loại trong 18,6 gam hỗn hợp A.
Câu 5. (4,5 điểm)
1. Cho các chất: rượu êtylic, êtilen, benzen, mêtan, axêtilen.

a. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo mỗi chất trên
b. X và Y là những chất trong số các chất trên, biết rằng:
- Khi đốt cháy 0,1 mol mỗi chất thu được thể tích khí CO
2
lần lượt là 2,24 lít và
4,48 lít (ở đktc).
- Khi đốt cháy hỗn hợp chứa 0,1mol mỗi chất thì thu được 7,2 gam nước. Xác
định X, Y
2. Cho một lượng tinh thể muối CuSO
4
.5H
2
O vào một lượng dung dịch Na
2
SO
4
x
% thu được dung dịch CuSO
4
30% và Na
2
SO
4
10%. Tính x
3. Một dãy hyđrocacbon được biểu diễn bởi công thức chung C
n
H
2n+2
. Hãy cho
biết thành phần % của Hiđro biến đổi như thế nào khi giá trị n thay đổi.

Cho: Ag = 108; Mg = 24; Ca = 40; Cu = 64; Fe = 56; Zn = 65; Na = 23; K = 39;
O = 16; Cl = 35,5; S = 32; C = 12; H = 1.

HẾT
• Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
• Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh…………………… ……………… Số báo danh………
- 2 -

×