UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2007 - 2008
MÔN THI: HOÁ HỌC - LỚP 9 - THCS
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày 05 tháng 4 năm 2008
--------------------------------------
Câu 1: (2,5 điểm)
Hỗn hợp khí A gồm C
3
H
4
, C
3
H
6
và C
3
H
8
có tỉ khối hơi với N
2
là 1,5. Đốt cháy hoàn
toàn 11,2 lít hỗn hợp A (đo ở đktc). Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra và tính
khối lượng các sảng phẩm.
Câu 2: (2,5 điểm)
Hỗng hợp A gồm một ankan và một ankin có tỉ lệ khối lượng phân tử tương ứng với
22:13. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp A (đo ở đktc) thu được 0,5 mol CO
2
và 0,5 mol
nước. Xác định công thức phân tử và mô tả cấu tạo phân tử của các hidrocacbon trên.
Câu 3: (2,5 điểm)
Hidrocacbon A là chất lỏng ở điều kiện thường. Tỉ khối hơi của A so với N
2
nhỏ hơn
4. Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam A thì thu được 8,8 gam khí CO
2
. Mặt khác 0,1 mol A làm mất
màu 2 lít dung dịch nước brom 0,05 M và nếu phản ứng với H
2
có Ni làm xúc tác thì hết 8,96
lít H
2
(ở đktc). Biện luận để tìm ra công thức cấu tạo của A.
Câu 4: (2,5 điểm)
Cho hidrocacbon X tác dụng với brom trong điều kiện thích hợp thì thu được một dẫn
xuất chứa brom có tỉ khối hơi so với hidro là 75,5. Xác định CTPT, viết CTCT có thể có và
xác định CTCT đúng của X.
Câu 5: (2,5 điểm)
Crackinh 4,48 lít khí butan thì thu được hỗn hợp khí A gồm 6 chất: H
2
, CH
4
, C
2
H
6
,
C
2
H
4
, C
3
H
6
, và C
4
H
8
. Dẫn hỗn hợp khí A qua bình đựng dung dịch nước brom thì thấy khối
lượng bình tăng 8,4 gam và bay ra khỏi bình hỗn hợp khí B.
a/ Tính tỉ khối của khí B so với Oxi.
b/ Tính thể tích O
2
cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B.
Các khí do ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 6: (2,5 điểm)
Hai nguyên tố A và b ở điều kiện thường đền là chất rắn. Số mol A trong 8,4 gam A
nhiều hơn số mol của B trong 6,4 gam B là 0,15 mol. Biết khối lượng molnguyên tử của A
nhở hơn khối lượng mol nguyên tử của B là 8 gam. Xác định tên của 2 nguyên tố A và B.
Câu 7: (2,5 điểm)
Hoàn tan hoàn toàn 9,9 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO
3
loãng, dư thì thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO (đktc). Viết các phương trình hoá học
xảy ra và tính khối lượng muối có trong dung dịch A.
Câu 8: (2,5 điểm)
Hoàn tan hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp Fe
2
O
3
và CuO trong 2 lít dung dịch HCl có
nồng độ 0,245M (vừa đủ), thu được dung dịch X.
1. Tính % khối lượng của Fe
2
O
3
trong hỗn hợp.
2. Cho một miếng Mg kim loại vào dung dịch X, sau một thời gian lấy miếng nhôm kim loại
ra khỏi dung dịch thì thu được dung dịch Y (thể tích dung dịch vẫn là 2 lít) và thấy khối
lượng của miếng kim loại tăng 1,16 gam. Tính nồng độ C
M
của các chất trong dung dịch
Y.
------------------ Hết ------------------
Đề thi này có 01 trang
Họ và tên thí sinh:........................................................... Số báo danh........................
ĐỀ CHÍNH THỨC