Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI CHO HỌC SINH TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.75 KB, 16 trang )

S GD & T THANH HểA
TRNG THPT LNG C BNG
o0o
SNG KIN KINH NGHIM
TI : MT S KINH NGHIM GIO DC TRUYN THNG
TNG THN TNG I CHO HC SINH TRONG CC
TRNG PH THễNG
( Qua vớ d Trng THPT Lng c Bng)

Họ và tên : Hong Vn Bng
T : lch s
Đơn vị công tác: Trng THPT Lng c Bng
Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
SKKN thuc lnh vc giỏo dc o c hc
sinh
SKKN nm hc 2012 2013
I. M u
1. Lý do chn ti
1
Lịch sử dân tộc ta hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy
sóng gió, từng phải gánh chịu biết bao thiên tai địch họa vô cùng ác liệt.
Phép lạ nào đã giúp tổ tiên ta vượt qua mọi khó khăn điêu đứng đó để
đứng vững cùng bạn bè năm châu? Phải chăng đó là ở sức mạnh của tinh
thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau?
Tương thân, tương ái là nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta bên cạnh
tình yêu quê hương đất nước, tạo thành truyền thống quý báu của dân tộc
ta. Vì lẽ đó, từ xưa đến nay cha ông ta qua trang sử của dân tộc luôn giáo
dục những tấm lòng bao bọc che chở lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn để
động viên nhau, cùng vươn lên xây dựng cuộc sống. Nhưng bài học về
lòng tương thân tương ái được khắc sâu và phổ biến rộng rãi trong dân
gian với câu từ mộc mạc, giản dị nhưng đằm thắm sâu sắc, ai cũng dễ


đọc, dễ thuộc, dễ hiểu “ lá lành đùm lá rách”, “ Thương người như thể
thương thân”, “ Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng
chung một dàn” “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Những bài học kinh nghiệm sâu sắc tinh thần tương thân tương ái
trong trang sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng truyền thống ấy không
ngừng được phát huy rộng rãi. Từ các cấp các ngành Trung Ương đến địa
phương, xuống thôn xóm, đặc biệt trong giáo dục các cấp học của cả
nước, ở đâu củng giấy lên phong trào tương trợ, giúp đỡ, đoàn kết, động
viên lẫn nhau để cùng nhau phát triển.
Giáo dục nói chung, giáo dục Trung học phổ thông nói riêng hiện
nay, là phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện “Đức- trí-
thể- mĩ”, trong đó đạo đức là nền tảng để phát triển “trí- thể- mĩ”, lớn hơn
là truyền thống yêu nước bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu
cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc: Học sinh đánh nhau, vô lễ với
thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém Bên cạnh các môn học khác nhau có
vai trò to lớn trong giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục tình yêu thương
2
đùm bọc nhau là truyền thống đẹp đẽ về đạo lý làm người. Vì lý do đó tôi
đã mạnh dạn chọn đề tài: Giáo dục truyền thống “tương thân tương ái”
cho học sinh THPT- Qua ví dụ trường THPT Lương Đắc Bằng” làm đề
tài sáng kiến kinh nghiệm, với mong muốn đề tài thực sự có ý nghĩa trong
thực tiễn góp phần giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông.
2. Thực tiễn giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh
THPT.
Nghĩa cử “tương thân, tương ái” ở trường Trung học phổ thông là
việc làm thường xuyên, liên tục. Ở các trường THPT cụ thể, hàng năm có
rất nhiều các hoạt động hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, song do hoạt động này
không phải là một môn học cụ thể như các môn học khác nhau ở nhà
trường phổ thông như: toán, lý, văn, sử , nên các Trường thường rơi vào

thế bị động, không có những chủ trương biện pháp thiết thực cụ thể, làm
việc một cách qua lao, chủ yếu là hoàn thành nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do
các đoàn thể phát động, gây nên sự hoài nghi, nhàm chán, tâm lý không
tốt, ảnh hưởng tiêu cực về giáo dục đạo đức đối với học sinh. Vì vậy, tầm
quan trọng, sự hiểu biết, ý nghĩa của truyền thống tương thân, tương ái
không được giáo dục rộng rãi sâu sắc đến học sinh ở mỗi trường.
Chính việc kết hợp giáo dục hai mặt diễn ra không đồng bộ trong
mỗi nhà trường và các trường học khác nhau trong cả nước, cùng với
những tác động tiêu cực của những mặt trái xã hội đã gây nên những hậu
quả to lớn đối với nền giáo dục nước nhà hiện nay: Bạo lực học đường,
học sinh vô lễ với các thầy cô giáo, các tệ nạn khác. Vì vậy, sự cần thiết
phải giáo dục đồng bộ hai mặt “ tri thức, đạo đức”, trong đó đạo đức là
then chốt quyết định các hành vi học tập khác của học sinh THPT, với
3
việc giáo dục truyền thống “tương thân, tương ái” cho học sinh sẽ góp
phần quan trọng hoàn thiện đạo đức nhân cách của học sinh.
Trường THPT Lương Đắc Bằng- huyện Hoằng Hóa- tỉnh Thanh
Hóa, bề dày truyền thống hơn 50 năm rèn đức luyện tài cho học sinh, bên
cạnh truyền đạt tri thức cho học sinh, giáo dục truyền thống “tương thân,
tương ái” luôn luôn được quán triệt và chú trọng để giáo dục rộng rãi sâu
sắc đến học sinh, với những tấm lòng bao dung, yêu thương đùm bọc lẫn
nhau, tạo ra không khí đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, chăm lo đời
sống của học sinh. Chính giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho
học sinh đã tạo ra không khí học tập sôi nổi giữa học sinh các lớp với
toàn trường, nề nếp an nimh trường học được đảm bảo, các phong trào thi
đua liên tục được phát động, sự phẩn khởi vui tươi giữa các thầy cô giáo
và học sinh. Kết quả giáo dục hai mặt của nhà trường không ngừng được
duy trì và phát triển, trường liên tục đón nhận những danh hiệu thi đua
cao quý của ngành, Tỉnh, Chính phủ ghi nhận thành tích đạt được của cả
thầy và trò trong mỗi năm học.

II. Một số hình thức giáo dục truyền thống tương thân tương
ái cho học sinh THPT.
1. Mục tiêu giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh
THPT.
Mỗi môn học khác nhau trong nhà trường THPT đều có mục tiêu
cụ thể để giúp học sinh nắm vững tri thức của nhân loại, hình thành nhân
cách, các em đủ tự tin trong cuộc sống cũng như khắc phục và vượt qua
những thử thánh mới. Nói các khác, mục tiêu là cái “ Cái cuối cùng và
mở đầu” cho chủ thể hành động làm đúng các thao tác, thủ thuật, để có
được những kết quả tốt nhất.
4
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung, Giáo dục truyền thống
tương thân tương ái cho học sinh THPT cũng không nằm ngoài mục đích
đó: Bồi dưỡng tri thức, hình thành nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo.
Trước hết, về mặt nhận thức
Truyền thống “tương thân tương ái” là những tập tục, thói quen và
cũng là kinh nghiệm của xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống
và nếp nghĩ của con người được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác,
vì vậy nó có tầm vóc và ý nghĩa lớn giúp các em khả năng ham học hỏi,
hiểu biết những kinh nghiệm tri thức của nhân loại.
Những yếu tố tích cực và tiến bộ của truyền thống sẽ giúp các em
chăm lo học hành, hăng say trong lao động sản xuất, đồng thời có thể
sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc có
khả năng, hay không có điều kiện để thực hiện.
Thứ hai, có tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức và hình thành
nhân cách cho các em, góp phần đào tạo con người toàn diện Việt Nam.
Giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh giúp các
em hiểu sâu sắc về đạo lý làm người, những tấm lòng cao cả, sự bao
dung, âm hưởng hơi ấm của nhau. Bỏ qua những mặc cảm, số phận, sự
bon chen của cuộc sống đời thường, hiểu rõ hơn về cuộc sống.

Giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh có ý nghĩa
lớn đối hình thành nhân cách toàn diện đối với các em, hình thành các em
tình yêu thương đồng loại, yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
trong lao động sản xuất cũng như đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Các em có ý
thức làm nghĩa vụ công dân, biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa
dân tộc, có thể thích ứng với mọi điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống.
Cuối cùng, giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh
THPT còn đáp ứng mục tiêu phát triển, rèn luyện kỹ năng tư duy, thực
hành: năng lực về trách nhiệm, nhận thức ( ý nghĩa việc học tập, ghi nhớ
và tư duy đối với môn học cụ thể); các thành phần nhân cách ( hứng thú
5
học tập, ý chí); kỹ năng thực hành trong cuộc sống để thích nghi với thực
tiễn đặt ra.
2. Một số hình thức giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho
học sinh THPT.
2.1. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương giáo dục truyền thống tương thân
tương ái cho học sinh.
Dạy học nói chung , ở THPT nói riêng, người thầy- cô giáo không
chỉ dạy chữ mà còn phải dạy người, mỗi nhà giáo là một nhân cách, tấm
gương sáng sáng để người học rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Sản phẩm
của người thầy- cô là những con người có động cơ trong sáng, phải biết
đồng cảm, sẽ chia, giúp đỡ mọi người, phải biết đặt lợi ích cá nhân sao
cho phù hợp với lợi ích tập thể.
Song song với truyền đạt tri thức nhân loại, Thầy -cô giáo phải
luôn chú trọng, giáo dục sâu sắc truyền thống tương thân tương ái, coi
đây là nền tảng giúp mối quan hệ thầy- trò trở nên thân thiện, các em sẽ
cảm động sâu sắc trước tấm lòng của Thầy- cô, sẵn sàng sẽ chia cùng các
thầy- cô trước những khó khăn.
Với những tấm lòng cao cả, bao dung của Thầy- cô giáo, tham gia
đóng góp, sẽ chia với con người, số phận khó khăn trong cộng đồng,

trường học: thăm hỏi động viên thường xuyên đến học sinh, hoàn cảnh
gia đình, những học sinh khuyết tật không may mắn Bằng những hành
động thiết thực, đóng góp ủng hộ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để các em được đến trường, khiến các em không tuổi thân hay mặc cảm
mà vươn lên trước số phận, khẳng định được tương lai cuộc sống.
Từ những tấm gương sáng của các Thầy- cô giáo, học sinh sẽ hiểu
nhau hơn, sẵn sàng cảm thông chia sẽ với nhau, tạo thành động cơ lớn,
sẳn sàng tham gia đóng góp ủng hộ, động viên nhau phấn đấu trong học
tập, tham gia tích cực các hoạt động phong trào, giảm tải đi những phần
hư hỏng, tránh xa các tệ nạn xã hội.
6
Ví dụ, Trường THPT lương Đắc Bằng- huyện Hoằng Hóa trong
những năm qua luôn đạt được bề dầy truyền thống dạy tốt, học tốt. Để đạt
được kết quả to lớn đó, là sự nổ lực không biết mệt mỏi của bao thế hệ
thầy cô giáo và học sinh, trong đó nổi lên trên hết là tấm lòng cao cả của
Thầy cô luôn biết sẽ chia, đồng cảm, đã tạo ra động lực lớn để duy trì và
không ngừng phát triển những thành tích đạt được. Có rất nhiều những
hành động thiết thực của các thầy cô trong mỗi năm học, ngoài việc hoàn
thành đóng góp những nghĩa cử cao đẹp của các phong trào do các đoàn
thể khác nhau phát động, các thầy cô còn thể hiện tấm lòng cao cả thân
thiện sẽ chia với học sinh của trường: Trong năm học 2011- 2012, tập thể
thầy cô giáo của nhà trường đã tham gia hàng loạt các hoạt động nhân
đạo, từ thiện (Mái ấm công đoàn; Nhắn tin Vịnh Hạ Long; Tấm lưới
nghĩa tình; ngày vì người nghèo; Tết vì học sinh nghèo; Ủng hộ trung tâm
trẻ em khuyết tật; Biên giới hải đảo, Quỷ nhân đạo huyện , tổng số tiền
quyên góp ủng hộ lên tới 70 triệu động. Đặc biệt, trong năm học, Thầy
giáo Lê Văn Danh- giáo viên thể dục của trường không may gặp tai nạn,
nổ lực của gia đình và sự sẽ chia của tập thể sư phạm nhà trường hết lòng
cứu chữa, nhưng Thầy đã không thể vượt qua được những khó khăn và
qua đời. Trong năm học 2012- 2013, những tấm lòng sẽ chia của các thầy

cô giáo nhà trường vẫn không ngừng duy trì, các hoạt động khuyên góp
không dừng lại ở việc tham gia mà còn giáo dục sâu sắc đến học sinh: tổ
chức long trọng các buổi lễ khuyên góp, nêu ý nghĩa của hành động thiết
thực, công bố kết quả ủng hộ tổng số tiền nhân đạo từ thiện lên tới 130
triệu đồng. Những tấm lòng của thầy cô giáo là những nghĩa cử cao đẹp là
tấm gương sáng về truyền thống “Tương thân, tương ái” cho học sinh noi
theo, đồng thời nó còn là động lực trong dạy và học để thầy- trò vượt qua
mọi khó khăn thử thách để không ngừng vươn lên chiếm lĩnh tri thức
hoàn thiện nhân cách, mang theo hành trang cho hành trình của cuộc
sống.
7
2.2. Hoạt động ngoại khóa để giáo dục truyền thống tương thân tương
ái cho học sinh.
Ở nhà trường THPT, bài học ngoại khóa có ý nghĩa to lớn trong
giáo dục tri thức và hình thành nhân cách đạo đức học sinh, bài học ngoại
khóa có thể là tiết chào cờ đầu tuần, phong trào thi đua của đoàn thanh
niên, tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ, thăm và
tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc giúp đỡ gia đình thương
binh liệt sĩ, thông qua hội trại truyền thống
Bài học ngoại khóa với chủ đề giáo dục truyền thống “ tương thân
tương ái” cho học sinh bằng những hành động thiết thực cụ thể “ học đi
đôi với hành”, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn những giá trị nhân đạo của
cuộc sống, xây dựng cho các em niềm tin, sự say mê trong học tập và lao
động, đoàn kết tham gia sôi nổi phong trào, giúp các em trở thành những
con người có ích cho tương lai.
Ví dụ, Trường THPT Lương Đắc Bằng giáo dục truyền thống
“Tương thân tương ái” hằng năm được xây dựng thành nhiều chủ đề lớn
trở thành bài học ngoại khóa có ý nghĩa sâu sắc. Trong những năm học
qua, chủ đề “ Xây dựng nhà nhân ái” cho học sinh nghèo ham học có ý
chí không ngừng vươn lên được Đoàn thanh niên phát động, phong trào

đã nhận được sự ủng hộ to lớn của Đảng Bộ nhà trường, tập thể sư phạm
các thầy cô giáo, cùng toàn thể học sinh. Bài học được tổ chức sôi nổi qua
tiết chào cờ đầu tuần, băng rôn khẩu hiệu, các em phát động thành một
phong trào lớn, trực tiếp xuống đến tận địa phương để khảo sát và phân
loại đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình, chuẩn bị các khâu công tác tổ
chức. Sự tích cực, nổ lực của toàn trường đã đem lại những kết quả to
lớn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cũng như xây dựng nề nếp,
hình thành nhân cách học sinh: Năm học 2011- 2012, toàn trường đã ủng
hộ, quyên góp được số tiền lớn trên 30 triệu đồng Việt Nam, động viên về
tinh thần, sức lao động để giúp đỡ gia đình học sinh Lê Văn Cam ( lớp
8
12ª11), xây dựng một ngôi nhà C4 khang trang trên 50 m2, giúp gia đình
ổn định cuộc sống, bản thân học sinh Cam đã có sự động viên to lớn từ
những nghĩa cử cao đep của các thầy cô và bạn học toàn trường. Đáp lại
những kỳ vọng đó, em đã lao vào học tập, tham gia tích cực phong trào
bề nổi, thân thiện các thầy cô và bạn học. Em đã hoàn thành khóa học với
kết quả đạt được học sinh giỏi liên tục trong 3 năm, thi đỗ tốt nghiệp với
điểm khá giỏi, đặc biệt em đã thi đỗ vào trường Đại học mỏ địa chất Hà
Nội, hiện là sinh viên năm thứ 2; Năm học 2012- 2013, toàn trường đã có
ủng hộ thiết thực để giúp đỡ gia đình học sinh Lê Thị Trang (lớp 11ª7),
xây dựng “ Nhà nhân ái”, số tiền trên 30 triệu đồng, riêng tập thể lớp 11ª7
ủng hộ trên 10 triệu đồng. Những nghĩa cử cao đẹp của thầy- cô giáo, các
bạn học sinh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng gia đình, nhân dân địa
phương, đặc biệt đã có tác dụng giáo dục sâu sắc đến học sinh.
2.3. Kết hợp các hình thức tuyên truyền cổ động khác nhau giáo dục
truyền thống tương thân tương ái cho học sinh.
Giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái”, cần được tiến hành
thường xuyên thông qua các hình thức khác nhau để tuyên truyền cổ
động: Qua hệ thống băng rôn khẩu hiệu, phát thanh, báo tường, triển lãm
bằng những hình ảnh, hiện vật, hoạt cảnh truyền thống

Hoạt cảnh truyền thống là loại hình sân khấu hóa, tổng hợp nhiều
bộ môn nghệ thuật: múa, hát, thơ, đọc dẫn , qua các ngày hội lớn của
trường để giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” cho học sinh, tạo
ra những tình huống gây xúc động, tạo nên những cao trào, tình cảm sâu
sắc đối với các em.
Qua những hình thức giáo dục này, sẽ giúp các em rèn luyện nhân
cách, từ những việc nhỏ như: ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm
đến những việc làm lớn hơn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
ở mỗi người.
9
2.4. Các môn học khác nhau lồng ghép giáo dục truyền thống tương
thân tương ái cho học sinh.
Mỗi môn học khác nhau ở nhà trường THPT song song với truyền
thụ tri thức, giá trị của bài học còn giáo dục sâu sắc về đạo lý là người,
chia sẽ, đùm bọc lẫn nhau, truyền thống “ Tương thân tương ái” đồng thời
được lồng ghép để giúp các em sự thông cảm sẽ chia, bài học không căng
thẳng hay nhàm chán mà là động lực các em hăng say trong học tập, và
mong muốn được sẽ chia trong thực tế cuộc sống.
Cụ thể, bộ môn lịch sử ở nhà trường THPT có rất nhiều yêu thế
trong việc giáo dục truyến thống tương thân tương ái cho học sinh, do đó
giáo viên cần phải phát huy, nâng cao chất lượng bộ môn để giáo dục sâu
sắc truyền thống này.
Ví dụ, khi dạy Chương III, bài 17, tiết PPCT 26 “Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2- 9- 1945 đến trước ngày 19- 12- 1946”,
hệ cơ bản, mục “giải quyết nạn đói”, giáo viên có thể gợi cho học sinh
nhớ về truyền thống sẽ chia, đùm bọc của cha ông ta, truyền thống này
luôn được gìn giữ và phát huy trong lich sử văn hóa dân tộc, đến những
phong trào và hành động thiết thực về truyền thống tương thân tương ái
mà cả thầy- trò đang nổ lực. Đặc biệt, mô tả đoạn trích“ lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh” “ Khi chúng ta bê bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói mà

chúng ta không khỏi động lòng. Vậy, Tôi đề nghị thế này và Tôi xin thực
hiện trước, cứ 3 bữa nhịn ăn một bữa, mỗi bữa một bát gạo để cứu đói ”.
Hành động của Bác được cả đồng bào ta cảm động, biến thành hành động
cụ thể cứu đói, kết quả nhân dân ta đã vượt qua nạn đói khủng khiếp do
Đế quốc thực dân để lại.
Từ những bài học sâu sắc của lịch sử để lại về truyền thống tương
thân tương ái, đến tấm lòng nghĩa cử cao đẹp mà các em đang làm, thực
sự đã gây cho các em xúc động mạnh, những trang sử mà các em học nó
không còn khô khan, thiếu hấp dẫn mà nó lung linh trước mắt các em,
10
cảm giác bản thân mình đang sống trong lịch sử đã thúc đẩy sự ham
muốn trong học tập các bộ môn khác, mục tiêu của các em không có gì
khác là phấn đấu vươn lên để trở thành công dân có ích, chủ nhân của đất
nước trong tương lai.
3. Kết quả giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh
THPT.
Giáo dục truyền thống “tương thân, tương ái” cho học sinh luôn
luôn được chú trọng, quán triệt thực hiện từ Đảng bộ, đến các đoàn thể,
bộ môn Trường THPT Lương Đắc Bằng trong mỗi năm học. Để thực hiện
tốt những hình thức giáo dục truyền thống “tương thân, tương ái” cho học
sinh, các đoàn thể, bộ môn phải xây dựng kế hoạch, nội dung và chương
trình một cách chu đáo, tỉ mĩ, tổ chức diễn đàn long trọng và khoa học, để
mỗi phong trào phát động giáo dục đều gây được ấn tượng, xúc cảm
mãnh liệt đối với học sinh. Từ trong phong trào phát động, khả năng giáo
dục truyền thống “tương thân, tương ái”, sẽ biến thành hành động ham
học, say mê với công việc, chung tay tiếp sức xây dựng trường lớp, đoàn
kết, nề nếp an ninh trường học được bảo đảm. Chính sự quan tâm sâu sắc
đến giáo dục truyền thống “tương thân, tương ái” cho học sinh, mà kết
quả giáo dục hai mặt của nhà trường trong những năm qua luôn đảm bảo
được sự phát triển, cụ thể: Kết quả, thành tích đạt được của toàn trường

trong những năm qua vô cùng to lớn, Trường vinh dự nhận Huân chương
độc lập hạng III của Thủ Tướng chính phủ trao tặng (2008), công nhận là
trường Chuẩn quốc gia giai đoạn I (2008), Tốp 200 trường có học sinh đỗ
Đại học trong toàn quốc, tỷ lệ học sinh đạt kết quả trong giáo dục hai mặt
học tập và nề nếp ( giỏi trên 10%, khá 50%, 30%, yếu 5%- giáo dục đạo
đức loại tốt 50%, khá 30%, TB 15%, yếu 5%. Trong giai đoạn tới toàn
trường tiếp tục giữ vững thành tích, hướng tới thành tích nhận danh hiệu
Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, trường chuẩn Quốc gia giai đoạn II. Để
đạt được kết quả này, giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học
11
sinh tiếp tục được giữ vững và phát huy hơn nữa, đây là yếu tố quan trọng
góp phần thành công của nhà trường.
12
III. Kết luận
Giáo dục hiện nay có vị trí vô cùng đặc biệt, đào tao ra những con
người có sự phát triển nhân cách toàn diện bao gồm cả “ đức và tài”, vì
vậy cần phải giáo dục toàn diện trong nhà trường, trong đó giáo dục đạo
đức nhân cách đóng vai trò quan trọng, là nền tảng của giáo dục nói
chung. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức, đạo đức nhân cách là một việc khó,
đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà
trường và xã hội với nhiều hình thức giáo dục phong phú và đa dạng. Vì
vậy, giáo dục truyền thống “ tương thân, tương ái” cho học sinh THPT
thật sự có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện học sinh, điều này củng
hoàn toàn đống nhất với ý kiến của GS, VS Phạm Minh Hạc “ Muốn tiến
hành hoạt động giáo dục, dạy học hiệu quả đầu tiên phải hiểu biết tâm
hồn học sinh, mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm nhu
cầu nhận thức, hứng thú, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình , hiểu học
sinh, khám phá đời sống các em để biết các em có những gì? Khó khăn ra
sao?, vấn đề bức xúc chưa được giải quyết, chia sẽ, giúp đỡ?, đó là cơ sở,
điểm tựa vững chắc giúp người thầy hoàn thành công tác giáo dục”

(WWW GD ed VN/ new).
Với những ý nghĩa to lớn đó, việc giáo dục truyền thống “tương
thân, tương ái” cho học sinh THPT, với một số hình thức tiến hành, được
lấy dẫn chứng ở Trường THPT Lương Đắc Bằng- huyện Hoằng Hóa- tỉnh
Thanh Hóa, sẽ đóng góp một phần vào việc hoàn thiện tri thức, nhân cách
đạo đức học sinh. Mong muốn của tác giả, sáng kiến này là bài học hiểu
ích góp phần vào giáo dục học sinh THPT nói chung, ở mỗi trường học
cụ thể nói riêng xem xét và vận dụng vào giáo dục toàn diện học sinh.
Hoằng Hóa, ngày 12 tháng 6 năm 2013
Người thực hiện
13

Hoang Văn Bằng
MỤC LỤC
14
Nội dung trang
I. Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2.Thực tiễn giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học
sinh
THPT
II. Một số hình thức giáo dục truyền thống tương thân tương
ái cho học sinh THPT
1. Mục tiêu giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học
sinh THPT
2. Một số hình thức giáo dục truyền thống tương thân tương ái
cho học sinh THPT
2.1. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương giáo dục truyền thống tương
thân tương ái cho học sinh
2.2. Hoạt động ngoại khóa để giáo dục truyền thống tương thân

tương ái cho học sinh
2.3. Kết hợp các hình thức tuyên truyền cổ động khác nhau giáo
dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh
2.4. Các môn học khác nhau lồng ghép giáo dục truyền thống
tương thân tương ái cho học sinh
3. Kết quả giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho học sinh
THPT
III. Kết luận
2
3
4
4
5
5
6
7
7
8
9
15
16

×