Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP Đặc điểm kế toán tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 58 trang )

Báo cáo thực tập lần 1
Mục Lục
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 1
Báo cáo thực tập lần 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN CẤP NƯỚC CAO BẰNG
1.1. Thông tin chung về công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng
Tên Công ty: “Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng”
Tên giao dịch quốc tế: CAO BANG WATER SUPPELY ONE- MEMBER
COMPANY LIMITED NAWASCO., LTD.
Tên viết tắt: CBWASCO
Vốn điều lệ: 62.813.421.753 đồng. (Sáu mươi hai tỷ tám trăm mười ba triệu bốn trăm
hai mươi mốt nghìn bảy trăm năm mươi ba đồng)
Địa chỉ: Đường Tân An, Phường Tân Giang ,Thị xã Cao Bằng , Tỉnh Cao Bằng
Cơ quan quản lý cấp trên: Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
Cơ sở pháp lý của Doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Cao Bằng
được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước là Công ty Cấp nước Cao Bằng theo quyết
định số 3556/QĐ-UBNN ngày 19/12/2005 của ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng. Công ty
được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng cấp giấy chứng nhận kinh doanh số
1104000004 ngày 01/01/2006.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên
Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh nước sạch, thi công xây lắp các
công trình cấp thoát nước.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cấp nước Cao Bằng
Sự ra đời của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Cao Bằng gắn liền với quá trình
đô thị hóa của Thị xã Cao Bằng.
Từ một nhà máy có công nghệ thô sơ, công suất thiết kế nhỏ, ban đầu chỉ có 200m3/ngày
đêm đến nay đã nâng lên 12.000m3/ngày đêm. Đây thực sự là một bước phát triển nhảy
vọt.
Trước những năm 1990, mặc dù máy móc, thiết bị còn thiếu và phần lớn đã cũ kĩ, lạc
hậu. Nhà nước đã cố gắng bổ sung một số thiết bị mới nhằm đảm bảo phục vụ nước sinh


Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 2
Báo cáo thực tập lần 1
hoạt, cung cấp chủ yếu cho trung tâm thị xã và khu bệnh viện. Nhưng nhu cầu cấp thiết
về nước sinh hoạt của người dân ngày càng lớn, tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã
tập trung sáng kiến, cải tiến kỹ thuật thực hiện thành công nâng cấp, mở rộng trạm xử lý
nước Tân An.
Đặc biệt trong những năm 1996 – 2000, trong khuôn khổ dự án cải tạo mở rộng nhà máy
nước Cao Bằng. Do Công ty năng động tìm nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng
nước đã có và mở rộng thêm nhà máy để đáp ứng được yêu cầu trước mắt, phù hợp với
điều kiện đô thị hóa. Vì vậy năm 1997 Công ty đã được đầu tư bằng nguồn vốn OECF
của Nhật Bản để thay thế thiết bị, công nghệ xử lý nước của hệ thống cũ.
Năm 1998 Công ty lại được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Pháp và được xây dựng
thêm hai nhà máy với công nghệ tiên tiến đã nâng công suất cấp nước của Công ty lên
12.000m3/ngày đêm, đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng nước sinh hoạt
cho toàn bộ dân cư khu vực trung tâm Thị xã.
Từ chỗ thiếu nước, chất lượng nước thấp đến nay công ty đã đáp ứng đủ nhu cầu về nước
với chất lượng cao và đang mở rộng phạm vi phục vụ ra vùng ngoại thị.
Công ty có đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề, nhiệt tình, chăm học hỏi, năng động,
sáng tạo trong công việc. Quy trình công nghệ trang thiết bị hiện đại, nhà máy có quang
cảnh đẹp, trong hoạt động đoàn thể được đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia nhiệt
tình, Chi bộ Công ty nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Sự cố gắng của
tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công ty đã được cấp trên ghi nhận, cụ
thể được Bộ xây dựng tặng bằng khen cho đơn vị thực hiện tốt đời sống cho cán bộ công
nhân viên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tặng danh hiệu đơn vị xuất sắc năm 2010.
1.3. Quy mô hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Biểu 1: Số lượng và trình độ cán bộ công nhân viên của công ty trong năm
2010-2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011
Năm 2012
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 3

Báo cáo thực tập lần 1
Số lượng lao động Người 111 109 115
+ Đại học Người 23 24 26
+ Cao đẳng – trung
cấp
Người 15 13 15
+ Công nhân Người 73 72 74
+ Lao động khác Người 0 0 0
Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2010 - 2012
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu BH và cung cấp DV 16.872.195.932 17.218.788.675 25.029.805.816
2 Các khoản giảm trừ DT 0 0 506.080.000
3 Doanh thu thuần 16.872.195.932 17.218.788.675 24.523.725.816
4 Giá vốn hàng bán 11.572.547.147 10.084.503.403 11.671.004.836
5 Lợi nhuận gộp 5.299.648.785 7.134.285.272 12.852.720.980
6 DT hoạt động tài chính 1.522.815.120 1.698.713.830 1.152.473.727
7 Chi phí tài chính 0 0 0
8 Chi phí bán hàng 2.838.835.791 3.181.268.218 3.995.300.706
9 Chi phí QLDN 2.930.680.216 3.622.520.426 4.655.851.775
10 LN thuần từ hoạt động KD 1.052.947.898 2.029.210.458 5.354.042.226
11 Thu nhập khác 240.816.031 56.181.819 608.361.452
12 Chi phí khác 61.947.282 1.562.433 63.752.993
13 Lợi nhuận khác 178.868.749 54.619.386 544.608.459
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.231.816.647 2.083.829.844 5.898.650.685
15 Thuế TNDN phải nộp 269.666.662 359.074.353 1.104.279.773
16 Lợi nhuận sau thuế
962.149.985 1.724.755.491 4.794.370.912

1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
của công ty

- Sản xuất kinh doanh nước sạch cung cấp cho các đối tượng sử dụng là nhân
dân, các tổ chức hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ
- Lắp đặt sửa chữa đường ống, đồng hồ và các sản phẩm cơ khí thiết bị chuyên
dùng cho nghành nước
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 4
Báo cáo thực tập lần 1
- Thiết kế thi công, lắp đặt các trạm bơm nhỏ và đường ống cấp nước với quy mô
vừa theo quy mô của khách hàng
Là công ty cấp nước cho các đối tượng sử dụng chính vì vậy nước sạch là sản
phẩm chính của công ty, và sản phẩm này đòi hỏi phải đúng như tên của nó là sạch , đủ
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Chính vì vậy quy trình công nghệ sản xuất nước sạch của
Công ty được diễn ra hoàn toàn khép kín, một cách liên tục, không có sự ngắt quãng.
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất nước sạch tại Công ty:
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 5
Trạm bơm I
Bể lưu lưọng
Bể lọc nhanh trọng lực
Thiết bị trộn phèn nh
Bể chứa
Bể phản ứng + Bể lắng
Trạm II
Clo khử trùng
Tiêu thụ
Clo sơ bộ Al2(SO4)3
Báo cáo thực tập lần 1
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất nước sạch tại Công ty
Nước thô được lấy từ các nguồn sông được bơm lên từ trạm bơm được truyền dẫn qua
đường ống nước thô dài về khu xử lý. Sau khi được Clo sơ bộ, phân chia qua bể lưu
lượng. Khi được phân phối về hai khu xử lý châm phèn Al
2

(SO
4
)
3
tuỳ thuộc vào chất
lượng của nguồn nước. Sau đó nước đưa qua được hệ thống bể phản ứng, lắng ngang và
bẩn kết tủa lắng xuống được xả ra ngoài qua hệ thống van xả cặn. Nước được dẫn tiếp
đến bể lọc nhanh, trọng lực châm Clo khử trùng và thu được nước sạch để cho vào bể
chứa. Sản phẩm nước sạch sẽ được đưa đến với người sử dụng qua hệ thống bơm cấp II.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 6
Báo cáo thực tập lần 1
1.5. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước
Cao Bằng
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 7
Báo cáo thực tập lần 1
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng
Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng hoạt động theo mô hình công
ty nhà nước độc lập.
Ban lãnh đạo công ty bao gồm: 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc, 1 kế toán trưởng.
Các phòng ban chức năng và các đội trực thuộc gồm:
- Phòng Tổ chức – Hành chính.
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật.
- Phòng Kế toán – Tài vụ.
- Phòng Kinh doanh.
- Đội Lắp đặt.; Đội Sản xuất.; Đội Xây lắp.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
1. Giám đốc:
Trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ
kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh,
đầu tư liên doanh, liên kết với bên ngoài. Phân công nhiệm vụ quản lý cho Phó giám đốc

phụ trách và chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ phân công cho Phó giám đốc.
2. Phó giám đốc:
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc và bộ phận được phân công
quản lý. Trực tiếp điều hành quản lý các công việc được phân công. Thay mặt Giám đốc
điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh khi được ủy quyền.
3. Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chế độ kế toán, thống kê, quản lý tài chính
của công ty. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty theo nguyên tắc hiệu quả,
bảo toàn và phát triển vốn, trực tiếp điều hành phòng kế toán tài vụ.
4. Phòng Tổ chức – Hành chính:
Có nhiệm vụ sắp xếp nhận sự, nâng hạ bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận
hoặc thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, lập kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 8
Báo cáo thực tập lần 1
viên, tiếp thu chế độ chính sách của Nhà nước để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người
lao động, thực hiện công tác lễ tân, quản lý điều động xe, quản lý công tác bảo vệ, tự vệ
của Công ty.
5. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế
hoạch, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch cho tất cả các mặt công tác của Công ty.
Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy phạm kỷ luật trong vận hành và
sản xuất nước tại đầu mối, quy trình, quy phạm trong lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng đường
ống và thực hiện kỷ luật an toàn lao động.
Thay mặt công ty tiếp nhận đơn xin lắp đặt, thực hiện khảo sát và lập đơn giá lắp
đặt cho khách hàng.
Thường xuyên học tập, nghiên cứu tổng kết và phổ biến các tiến bộ kỹ thuật phục
vụ cho việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng tuổi thọ công trình và
đường ống cấp nước.
6. Phòng Kế toán – Tài vụ:
Xây dựng hệ thống tổ chức kế toán thống kê toàn đơn vị ngày một hoàn chỉnh,

phù hợp với yêu cầu sản xuất và chế độ tài chính kế toán hiện hành. Ghi chép, phản ánh
đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ kế toán quy định.
Phát hiện và phản ánh kịp thời những vi phạm tài sản, vi phạm chế độ thu chi tài
chính.
Cung cấp kịp thời, chính xác số liệu tài chính cho giám đốc để lập kế hoạch đúng
đắn cho sản xuất kinh doanh.
7. Phòng Kinh doanh:
Lập hợp đồng sử dụng nước cho khách hàng. Đọc, kiểm tra số đồng hồ, in hóa
đơn, thu tiền từng hộ khách hàng, giám sát việc sử dụng nước của khách hàng.
Phát hiện và xử lý các đường ống rò rỉ, nhanh chóng, kịp thời chống thất thoát
nước.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 9
Báo cáo thực tập lần 1
Phát hiện kịp thời hành vi lấy trộm nước và làm hư hại tài sản của công ty cho ban
lãnh đạo công ty để có biện pháp xử lý.
8. Đội lắp đặt:
Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt đường ống, thiết bị máy móc thuộc công
ty quản lý.
Thực hiện lắp đặt các hợp đồng mới mà công ty ký với khách hàng.
Cải tạo, nâng cấp hệ thống mạng lưới cấp nước của công ty.
Thực hiện việc lắp đặt hệ thống dây truyền công nghệ cấp nước có giá trị lớn cho
các tổ chức có nhu cầu.
Thực hiện các quyết định xử lý cắt nước của các tổ chức, cá nhân, tập thể vi phạm
hợp đồng, quy chế, quy định đối với khách hàng của công ty.
9. Đội sản xuất:
Thực hiện vận hành đúng quy trình công nghệ nhằm phát huy tối đa công suất sử
dụng của máy móc, đảm bảo chất lượng nước, đảm bảo an toàn lao động, an toàn máy
móc thiết bị.
Cấp nước vào mạng lưới, đảm bảo số lượng nước sạch, đảm bảo nhu cầu sử dụng

nước của khách hàng trên mạng lưới.
10. Đội xây lắp:
Xây dựng mới các công trình chuyên ngành nước cho các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu.
Xây dựng, cải tạo các hạng mục công trình trong công ty để nâng cấp mạng lưới
cấp nước của công ty.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 10
Báo cáo thực tập lần 1
Chương 2: Bộ máy kế toán tại công ty và một số phần hành kế toán
cơ bản
2.1. Đặc điểm kế toán tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng
2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
a) Số lượng và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán .
Phòng kế toán có 4 người với chức vụ như sau:
STT Chức vụ được phân công
1 Kế toán trưởng
2 Kế toán doanh thu, công nợ, tài sản cố định
3 Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán lương, BHXH và BHYT
4 Thủ kho kiêm thủ quỹ
b) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán trước hết phải xác định số lượng nhân viên kế toán,
nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán, mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban
có liên quan khác trong công ty.
Tổ chức hạch toán phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu , phân công trách nhiệm hợp lý ,
khoa học. Áp dụng phương pháp hạch toán phù hợp, nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như đặc điểm của kế
toán phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý Công ty cấp nước cao bằng tổ chức công
tác kế toán theo mô hình tập trung.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 11

Báo cáo thực tập lần 1
Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán
của công ty.
1. Kế toán trưởng
Là người bao quát toàn bộ công tác kế toán của Công ty, quyết định mọi việc trong
phòng kế toán, tham mưu giúp việc cho Giám đốc và là người chịu trách nhiệm của công
ty. Đồng thời kế toán trưởng còn kiêm phần hành kế toán vật tư, kế toán tổng hợp, lên
báo cáo biểu kế toán.
2. Kế toán doanh thu, công nợ, tài sản cố định:
Có nhiệm vụ viết hóa đơn hàng hóa bán ra, kê khai doanh thu từng loại hàng hóa,
theo dõi quản lý tình hình thanh toán tiền nước, tiền lắp đặt của khách hàng, tình hình
thanh toán công nợ nội bộ, các khoản tạm ứng.
Theo dõi cơ cấu tài sản cố định, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, trích
khấu hao, phân bổ khấu hao theo đúng chế độ, theo dõi chi tiết tài sản cố định sử dụng ở
các bộ phận.
3. Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán lương, BHXH và BHYT:
Có nhiệm vụ mở sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình thu chi về
các khoản thu tiền nước, tiền lắp đặt, mua vật tư, chi trả các khoản dịch vụ mua ngoài.
Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng kết quả lao động của
CBCNV trong công ty, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương,
phân tích tình hình sử dụng quỹ lương.
4. Thủ kho kiêm thủ quỹ:
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
hàng ngày và cuối tháng cùng với kế toán vốn bằng tiền, đối chiếu, kiểm kê tồn quỹ để
lập báo cáo kiểm quỹ.
Căn cứ vào hóa đơn mua vật tư, phiếu đề nghị cấp vật tư để nhập, xuất kho vật tư
và mở thẻ kho cho từng loại vật tư để xác định được lượng nhập, tồn của từng loại vật tư.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 12
Kế Toán Trưởng
Báo cáo thực tập lần 1

.


Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước
Cao Bằng
2.1.2. Đặc điểm kế toán của công ty:
Hình thức tổ chức công tác kế toán mà Công ty TNHH một thành viên cấp nước
Cao Bằng áp dụng là hình thức tập trung
Hiện nay Công ty TNHH MTV cấp nước Cao Bằng đang áp dụng Chế độ kế toán
Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, hệ
thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của
Bộ Tài chính.
* Niên độ kế toán: Được tính theo năm dương lịch, năm tài chính được bắt đầu từ
01/01 đến ngày 31/12.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế
toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).
* Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
* Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 13
Kế toán doanh
thu, công nợ,
tài sản cố định
Kế toán vốn bằng
tiền, tiền lương,
BHXH, BHYT
Thủ kho kiêm
thủ quỹ
Báo cáo thực tập lần 1
* Hệ thống chứng từ sử dụng:

Hệ thống chứng từ kế toán Công ty hiện đang áp dụng đều tuân thủ theo đúng mẫu
do Bộ Tài chính quy định. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập, phản ánh theo
đúng mẫu và phương pháp đã quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài chính.
* Hệ thống tài khoản kế toán:
Hiện nay, Công ty TNHH MTV cấp nước Cao Bằng đang sử dụng hệ thống tài
khoản kế toán được áp dụng thống nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền
kinh tế theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài
chính. Để thuận lợi cho công tác kế toán đơn vị còn mở thêm các TK cấp 2, cấp 3 để phù
hợp với hoạt động kinh doanh tại đơn vị.
* Hệ thống Báo cáo kế toán:
Hàng quý, kế toán viên phụ trách phần hành kế toán tổng hợp của Công ty TNHH MTV
cấp nước Cao Bằng phải tiến hành lập các Báo cáo tài chính theo đúng quy định mới nhất
của Bộ Tài chính về chế độ lập và trình bày các Báo cáo tài chính bao gồm: Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 và chuẩn mực số 21, để nộp cho các cơ quan
quản lý của Nhà nước.
Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu quản lý tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị, Công ty TNHH MTV cấp nước Cao Bằng
còn sử dụng một số báo cáo khác để cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết từ
đó giúp quá trình ra quyết định được chính xác và phù hợp.
2.1.3. Quy trình kế toán tại công ty:
Công ty áp dụng hình thức Nhật Ký Chung trong điều kiện có sử dụng kế toán trên
máy. Đây là hình thức kế toán khá đơn giản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào
chứng từ gốc để ghi vào sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian và nội dung nghiệp vụ
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 14
Chứng từ gốc, các bảng phân bổ
Ghi cuối ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Bảng tổng hợp, chi ?ết

Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ, thẻ kế toán chi ?ết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo thực tập lần 1
kinh tế. Phản ánh mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng
giữa các tài khoản). Việc hạch toán các nghiệp vụ vào sổ kế toán, lập các báo cáo kế toán
đều được thực hiện trên máy. Các máy tính ở phòng kế toán và các máy tính của phòng
kinh doanh được nối mạng với nhau nên đảm bảo việc chuyển số liệu lên phòng kế toán
được thuận tiện, nhanh chóng và kịp thời. Việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế
toán vừa giảm bớt công việc ghi chép đồng thời tránh được sự trùng lắp các nghiệp vụ,
tăng tốc độ xử lý thông tin, lập các Báo cáo Tài chính nhanh chóng và cung cấp số liệu
kịp thời cho yêu cầu quản lý.
Hình thức nhật ký chung bao gồm các loại sổ kế toán sau:
- Sổ nhật kí chung
- Sổ cái các tài khoản
- Các bảng kê
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trước khi áp dụng phần mềm kế toán, kế toán công ty tổ chức khai báo các tham
số hệ thống phù hợp với tổ chức công tác kế toán của công ty và tuân thủ chế độ kế toán
hiện hành. đồng thời mã hoá các danh mục đối tượng cần quản lý một cách hợp lý, khoa
học.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 15
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các chứng từ kế toán
Tệp số liệu chi ?ết
Tập hợp số liệu tổng hợp tháng
Lập chứng từ

Cập nhật vào máy
Lên báo cáo
Tổng hợp số liệu cuối tháng
BÁO CÁO TÀI CHÍNH, SỔ SÁCH KẾ TOÁN
Báo cáo thực tập lần 1
Sơ đồ 4: Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty
Hiện nay tại công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng đang đưa vào sử
dụng “hệ thống phần mềm kế toán máy AC soft ” nhằm hỗ trợ và giúp cho công việc
của các kế toán viên được giảm bớt, nhẹ nhàng hơn. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ
gốc, kế toán viên sẽ kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ phát
sinh rồi nhập liệu. kế toán luôn phải kiểm tra tính chính xác, khớp đúng số liệu trên máy
với chứng từ gốc. Máy tính sẽ thực hiện các bút toán hạch toán, phân bổ, kết chuyển.
Đồng thời, các báo cáo kế toán sẽ được kết xuất từ các số liệu ban đầu sau một số thao
tác nhất định trên phần mềm sử dụng.
Trước khi áp dụng phần mềm kế toán, kế toán công ty tổ chức khai báo các
tham số hệ thống phù hợp với tổ chức công tác kế toán của công ty và tuân thủ chế độ kế
toán hiện hành. đồng thời mã hoá các danh mục đối tượng cần quản lý một cách hợp lý,
khoa học.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 16
Báo cáo thực tập lần 1
Sơ đồ 5: Trình tự hạch toán trên phần mềm kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán viên sẽ kiểm tra chứng từ,
phân loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ phát sinh rồi xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết
kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Kế toán luôn phải kiểm tra tính chính xác, khớp đúng số liệu trên máy với
chứng từ gốc. Máy tính sẽ thực hiện các bút toán hạch toán, phân bổ, kết chuyển. Đồng
thời, các báo cáo kế toán sẽ được kết xuất từ các số liệu ban đầu sau một số thao tác nhất
định trên phần mềm sử dụng. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được
tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký chung) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên

quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi
tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được
nhập trong kỳ.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
2.2. Giới thiệu phần mềm kế toán công ty đang áp dụng:
Hiện nay Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng đang sử dụng phần
mềm kế toán ACsoft
2.1.3.1. Một số đặc điểm của phần mềm:
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 17
Báo cáo thực tập lần 1
• Mô hình hoá chức năng, quy trình làm việc bằng sơ đồ trên màn hình
• Giao diện trực quan bằng tiếng Việt, dễ nhập liệu
• Quản lý tiền tệ theo nhiều đơn vị tiền tệ
• Quản lý chi tiết vật tư hàng hoá theo: mã hàng, nhóm hàng, nguồn gốc, kho hàng,
nhà cung cấp, người mua, vv…
• Quản lý tài sản cố định chi tiết theo: mã tài sản, tên tài sản, nguyên giá, giá trị còn
lại, hao mòn luỹ kế, nguồn hình thành tài sản, vv…
• Quản lý công nợ phải thu - phải trả chi tiết từng khách hàng theo từng hoá đơn
• Quản lý chi phí và tính giá thành đến từng đơn hàng, sản phẩm, công trình
• Xác định hiệu quả kinh doanh đến từng ngành nghề, hoạt động kinh doanh, nhóm
hàng, mặt hàng, công trình, nhân viên, thị trường
• Tất cả các báo cáo đều có thể lọc số liệu theo nhiều tiêu thức khác nhau.
• An toàn dữ liệu với tính bảo mật cao, phân quyền chi tiết cho từng kế toán, dễ
dàng tích hợp với những chức năng mới phù hợp từng giai đoạn phát triển doanh
nghiệp.
2.1.3.2. Màn hình hệ thống của phần mềm:
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 18

Báo cáo thực tập lần 1
2.1.3.3. Quy trình xử lý nghiệp vụ của máy:
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 19
Báo cáo thực tập lần 1
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 20
Báo cáo thực tập lần 1
Chương 3: Một số phần hành kế toán cơ bản của công ty
3.1. Kế toán vốn bằng tiền :
3.1.1. Nội dung :
• Khái niệm :
- Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc
tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ
thanh toán.
- Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền
đang chuyển.
• Nguyên tắc :
Kế toán vốn bằng tiền tuân thủ những nguyên tắc sau :
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam
- Các loại ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được theo dõi chi
tiết riêng từng loại ngoại tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”.
- Các loại vàng bạc, kim khí, đá quý được đánh giá bằng tiền tại thời điểm phát sinh
theo giá thực tế, đồng thời được theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm
chất của từng loại.
- Vào cuối mỗi kỳ, kế toán điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo giá thực tế
Kế toán vốn bằng tiền phải thực hiện các nghĩa vụ phản ánh chính xác ,kịp thời ,đầy đủ
số hiện có và tình hình biến động của các khoản mục vốn bằng tiền . Kiểm tra giám sát
chặt chẽ việc tuân thủ các quy định và thủ tục quản lý các khoản mực vốn bằng tiền.
3.1.2. Đặc điểm :
• Tiền mặt :
Tiền mặt là khoản vốn bằng tiền tại đơn vị được thủ quỹ có trách nhiệm quản lý.Tiền

mặt bao gồm : Tiền mặt Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 21
Báo cáo thực tập lần 1
ngân phiếu.Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục thì
tại đơn vị luôn có một lượng tiền mặt nhất định, do đặc điểm của tiền mặt là luôn chứa
đựng những rủi ro cao, chi phí cơ hội lớn, do đó luôn phải tính toán định mức tồn quỹ sao
cho hợp lý, mức tồn quỹ phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình kinh doanh cũng như
kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể.
Thủ quỹ là người có trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ,do những đặc điểm nêu
trên thủ quỹ phải chịu trách nhiệm về các khoản thu chi về tiền mặt,đảm bảo nguyên tắc
bất kiêm nhiệm , thủ quỹ không được tham gia vào công tác kế toán , không được trực
tiếp mua bán hàng hóa, nguyên liệu.
• Tiền gửi Ngân hàng :
Là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc các công
ty tài chính.
Đối với từng khoản tiền gửi ngân hàng , kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết tạo điều
kiện cho công tác kiểm tra,đối chiếu, theo dõi. Khi có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán
của đơn vị với ngân hàng thì phải ghi nhận theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch
được theo dõi riêng trên tài khoản phải thu hoặc phải trả khác và thông báo cho ngân
hàng đối chiếu xác minh lại.
• Các khoản thu chi bằng ngoại tệ :
Việc hạch toán được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ lien
ngân hàng do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để
ghi sổ.
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 22
Báo cáo thực tập lần 1
3.1.3. Ảnh minh họa phần mềm:
3.1.4. Chứng từ sử dụng :
• Kế toán tiền mặt :

Chứng từ được sử dụng là :
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Bảng kê vàng bạc đá quý
- Bảng kiểm kê quỹ
• Kế toán tiền gửi ngân hàng :
- Giấy báo Nợ
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 23
Báo cáo thực tập lần 1
- Giấy báo Có
- Bảng sao kê của ngân hàng
- Ủy nhiệm thu,ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản
Minh họa :
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 24
Báo cáo thực tập lần 1
3.1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ :
• Luân chuyển chứng từ thu tiền :
1Kế toán tiền mặt viết phiếu thu (3 liên)
Phạm Thiên Trang – CQ48/21.08 25
Mẫu số: 01-VT
CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC CAO BẰNG
Đường Tân Bình-phường Tân Giang- Thị xã Cao Bằng
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU THU Quyển số:……
Ngày tháng năm số phiếu:
Liên: 1
Định khoản số ?ền
Nợ: 1111
Có: 11211

Người nộp:
Địa chỉ:
Về khoản: rút ?ền gửi ngân hàng về nhập quỹ ?ền mặt
Số ?ền: VND
Bằng chữ:
Kèm theo
Ngày tháng năm
GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI NỘP TIỀN NGƯỜI LẬP BIỂU THỦ QUỸ

×