Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tổng luận thương phẩm học Đề tài Nhận xét về hoạt động ghi nhãn hàng thực phẩm ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.28 KB, 23 trang )

Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
Đề tài:Nhận xét về hoạt động ghi nhãn hàng thực phẩm ở Việt Nam hiện nay 2
A.Khái niệm: 2
B.Hoạt động ghi nhãn hàng thực phẩm ở Việt Nam 2
I.Quyết định ghi nhãn 2
1/ Cơ sở pháp lý của quy chế ghi nhãn 2
2/ Nội dung bắt buộc ghi nhãn 3
3/ Thể hiện nội dung ghi nhãn 3
Trên thực tế, không có quy định nào bắt buộc ghi rõ khối lượng tịnh sau rã đông
trên bao bì nên nhiều nhà sản xuất lợi dụng khe hở này để "cân điêu" cho người
tiêu dùng một cách hợp pháp 17
IV. Nhận xét thực trạng, đánh giá hoạt động ghi nhãn hàng hóa ở Việt Nam hiện
nay 19
1
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
Đề tài:Nhận xét về hoạt động ghi nhãn hàng thực phẩm ở Việt
Nam hiện nay.
A.Khái niệm:
Nhãn hàng hóa: Nhãn hàng hoá được hiểu là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh,
dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên
hàng hoá hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó
Ghi nhãn hàng hóa: .Ghi nhãn hàng hóa là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ
yếu về hàng hóa lênnhãn hàng hóa nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những
thông tin cơ bản để nhậnbiết hàng hóa, làm căn cứ để người mua quyết định việc
lựa chọn, tiêu thụ và sửdụng hàng hóa, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm
tra giám sát.
B.Hoạt động ghi nhãn hàng thực phẩm ở Việt Nam.
I.Quyết định ghi nhãn
1/ Cơ sở pháp lý của quy chế ghi nhãn
_ QĐ 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 về “Quy chế ghi nhãn hàng hóa đối với
hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước, hàng hóa xuất nhập khẩu để tiêu thụ tại


Việt Nam và hàng hóa sản xuất để xuất khẩu”.
_ QĐ 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội
dung ban hành kèm theo QĐ 178/1999/QĐ-TTg.
_ Thông tư 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 về hướng dẫn thực hiện QĐ
178/1999/QĐ-TTg.
_ Thông tư 15/2000/TT-BYT ngày 30/6/2000 về hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm.
_ Nghị định 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 về Quy định ghi nhãn sản phẩm
thay thế sữa mẹ.
2
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
2/ Nội dung bắt buộc ghi nhãn
_ Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện 3 nội dung
 Tên hàng hóa
 Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
 Xuất xứu hàng hóa
_ Ngoài 3 nội dung trên tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hoá sẽ có thêm một số
nội dung quy định bắt buộc bổ sung. Cụ thể:
Hàng thực phẩm, đồ uống trừ rượu, thuốc dùng cho người, văcxin chế phẩm dùng
cho người, mỹ phẩm, hóa chất gia dụng dành cho người, thức ăn chăn nuôi, thuốc
thú y, văcxin chế phẩm sinh học dùng trong thú y, thuốc bảo vệ thực vật:
 Định lượng
 Ngày sản xuất
 Hạn sử dụng
 Thành phần hoặc thành phần định lượng
 Thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn
 Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
3/ Thể hiện nội dung ghi nhãn
3.1. Tên thực phẩm:
3.1.1. Cách gọi tên thực phẩm:
_ Là tên gọi cụ thể của thực phẩm.

_ Là tên đã sử dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam của hàng hóa đó.
_ Là tên mô tả cụ thể nói lên bản chất, công dụng chính của thực phẩm.
_ Trường hợp tên thực phẩm đã quá quen thuộc hoặc đã được Việt hóa thì có thể
để nguyên tên nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng theo hệ chữ tiếng La-tinh hoặc
thêm tên mặt hàng kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài (Ví dụ: Rượu Whisky, Bánh
Snack, Bánh Pizza…), hoặc chữ phiên âm ra tiếng Việt ( Ví dụ: Sủi cảo, Tàu vị
yểu…).
3
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
_ Loại hàng hóa có bao bì thương phẩm chứa nhiều loại sản phẩm khác nhau có
thể ghi tên chủng loại các hàng hóa kèm theo tên hiệu của nhà sản xuất (ví dụ: Kẹo
các loại NESTLE, Bánh các loại LUBICO…) hoặc kèm theo tên thương mại của
hàng hóa ( Ví dụ: Bánh mứt kẹo Đà Nẵng…).
( Trường hợp nhãn hiệu hàng hóa đã được nhà nưóc bảo hộ hoặc có giấy phép
chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hàng hóa, tên hàng hóa không phải ghi bằng
tiếng Việt trên phần chính của nhãn).
3.1.2. Vị trí ghi trên nhãn sản phẩm:
Chữ viết tên hàng hóa phải được ghi trên mặt chính (PDP) của nhãn và có chiều
cao không nhỏ hơn một nửa (1/2) chữ cao nhất có mặt trên nhãn hàng hóa hoặc
không nhỏ hơn 2mm ở ngay phía trên, phía dưới bên cạnh tên thương mại hay tên
hiệu của cơ sở sản xuất.
3.2. Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa:
3.2.1. Nếu hàng hóa của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (gọi chung là
thương nhân) được hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất của mình, nội dung ghi nhãn
gồm:
 Tên của thương nhân………sản xuất tại…… ; hoặc
 Sản phẩm của……… địa chỉ giao dịch……….
3.2.2 Nếu hàng hóa của cùng một doanh nghiệp được sản xuất hoàn chỉnh tại hai
hoặc nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, nội dung ghi nhãn gồm:
 Sản phẩm của…… địa chỉ……………sản xuất tại………

3.2.3 Nếu hàng hóa được hoàn chỉnh bởi một thương nhân khác, nội dung ghi
nhãn gồm:
 Sản phẩm của………sản xuất bởi…… tại……….;hoặc
 Sản phẩm của………do…….sản xuất tại……….
4
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
3.2.4 Nếu hàng hóa chỉ được đóng gói, nội dung ghi nhãn gồm:
 Sản phẩm của (Tên, địa chỉ thương nhân) ……… đóng gói tại……….
3.2.5. Nếu hàng hóa là hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho
thương nhân nước ngoài thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là tên
thương nhân nhập khẩu hoặc tên văn phòng đại diện Công ty/Hãng nước ngoài tại
Việt Nam hoặc tên cơ quan đại lý độc quyền. Cách ghi tên và địa chỉ như sau:
 Tên thương nhân……… Địa chỉ (của thương nhân)…………
Lưu ý:
-Tên và địa chỉ của thương nhân là tên và địa chỉ theo đăng ký hoạt động kinh
doanh.
- Địa chỉ gồm: số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thị
xã), thành phố (tỉnh).
3.3. Định lượng thực phẩm:
3.3.1 Định lượng của hàng hóa là số lượng (số đếm) hoặc khối lượng tịnh (hoặc
thể tích thực, trọng lượng thực) của hàng hóa có trong bao bì thương phẩm.
3.3.2 Việc ghi định lượng của thực phẩm lên nhãn hàng hóa theo hệ đo lường
quốc tế SI (System International) tại phụ lục B. Nếu dùng hệ đơn vị đo lường thì
phải ghi cả số quy đổi sang hệ đơn vị đo luờng SI.
3.3.3 Trường hợp thực phẩm sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu, có thể dùng
đơn vị đo của hệ đo lường khác theo hợp đồng thỏa thuận với nước nhập khẩu hoặc
theo quy định ghi nhãn bắt buộc của nước nhập khẩu.
3.3.4 Việc ghi định lượng trên nhãn hàng hóa:
a) Ghi định lượng “khối lượng tịnh” áp dụng cho:
 Hàng hóa ở dạng chất rắn, dạng nhão, keo sệt, dạng hỗn hợp chất rắn với chất lỏng.

Đơn vị dùng là mg, g, kg.
5
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
 Hàng hóa có dạng hỗn hợp chất rắn và chất lỏng phải ghi khối lượng chất rắn và
tổng khối lượng hỗn hợp gồm cả chất rắn và chất lỏng.
b) Ghi định lượng “thể tích thực” áp dụng cho:
_ Hàng hóa có dạng thể lỏng. Đơn vị đo thể tích được dùng là ml, l ở nhiệt độ
200C ( hoặc nhiệt độ xác định tùy thuộc vào tính chất riêng của hàng hóa).
 Kích thước và chữ số để ghi định lượng theo qui định của TT34/1999/TT-BTM
(phụ lục C).
 Vị trí để ghi định lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn hoặc gần vị trí
của tên hàng hóa
 Chữ và số ghi định lượng theo dòng song song với đáy bao bì .
3.4. Thành phần cấu tạo:
3.4.1. Sản phẩm được làm ra từ hai loại nguyên liệu trở lên thì phải liệt kê tên các
loại nguyên liệu đó vào nội dung thành phần cấu tạo trên nhãn hàng hóa.Thành
phần cấu tạo không phải là thành phần dinh dưỡng hay chỉ tiêu chất lượng chính.
3.4.2. Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng
hoặc tỉ khối (% khối lượng).
Thành phần cấu tạo phải ghi hàm lượng hoặc tỉ khối của nguyên liệu nếu tiêu
chuẩn không nêu được chỉ tiêu chất lượng chủ yếu quyết định bản chất và chất
lượng của sản phẩm mang tên.
3.4.3. Cách ghi tên các chất phụ gia thực phẩm là thành phần cấu tạo:
_ Tên nhóm và tên chất phụ gia.
Ví dụ: Chất bảo quản: Natri benzoat
_ Tên nhóm và mã số quốc tế của chất phụ gia.
Ví dụ: Chất bảo quản (211).
6
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
Nếu chất phụ gia là “hương liệu”, “chất tạo ngọt”, “chất tạo màu” cần ghi thêm “

tự nhiên”, “nhân tạo” hay “tổng hợp”.
Ví dụ:
 Chất tạo màu tổng hợp (124)
 Chất tạo màu tổng hợp: Ponceau 4R
Nếu chất phụ gia được đưa vào thực phẩm qua nguyên liệu (hoặc thành phần của
nguyên liệu):
 Với một lượng cần khống chế hoặc một lượng đủ để thực hiện một chức năng công
nghệ thì phải ghi vào bản liệt kê các thành phần.
 Với một lượng nhỏ hơn quy định để thực hiện một chức năng công nghệ thì không
cần ghi vào bản liệt kê các thành phần.
3.5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
3.5.1 Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm những chỉ tiêu quyết định giá trị sử dụng,
bảo đảm sự phù hợp và an toàn đối với người tiêu dùng theo công dụng chính đã
định trước cùa sản phẩm.
3.5.2. Đối với các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần chất lượng chủ
yếu gồm: đạm, béo, đường…
3.5.3. Đối với sản phẩm có công dụng đặc biệt phải ghi các chỉ tiêu của các chất
tạo nên công dụng đó.
 Thực phẩm sử dụng công nghệ gien: ghi nhãn bằng tiếng Việt với dòng chữ: “có sử
dụng công nghệ gien”.
 Thực phẩm chiếu xạ: có trên nhãn hình biểu thị thực phẩm chiếu xạ theo quy định
quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng.
 Thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng: ghi tên, hàm lượng chất bổ sung.
7
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
Chú ý ghi rõ đối tượng sử dụng, liều lượng và cách sử dụng.
 Thực phẩm ăn kiêng:
- Ghi dòng chữ “ăn kiêng” liên kết với tên sản phẩm.
- Xác định đặc trưng “ăn kiêng” chủ yếu của thực phẩm, ghi ngay cạnh tên thực
phẩm đó.

Ví dụ: Cháo ăn kiêng (acid béo hòa tan thấp)
3.5.4. Việc lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu để ghi nhãn hàng hóa phụ
thuộc vào:
 Bản chất của sản phẩm.
 Thuộc tính tự nhiên của sản phẩm.
 Mối quan hệ trực tiếp đến công dụng chính và độ an toàn cần thiết của sản phẩm.
3.5.5.Trường hợp phân loại chất lượng: phải ghi lên nhãn hàng hóa các thông số
kinh tế, định lượng chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
Ví dụ: Nước mắm cao cấp 20 độ đạm.
3.6. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, thời hạn sử dụng:
3.6.1. Ngày sản xuất gồm hai số chỉ ngày, hai số chỉ tháng, hai số chỉ năm (số chỉ
năm có thể ghi bốn chữ số) hoàn thành sản xuất hàng hóa đó. Có thể ghi như sau:
 Ngày sản xuất: 03.04.00, hoặc
 NSX: 03/04/2000, hoặc
 NSX: 030400
Ghi như trên có nghĩa là sản phẩm hoàn thành vào ngày 03 tháng 4 năm 2000.
3.6.2. Hạn sử dụng (HSD) hoặc hạn bảo quản (HBQ) là số chỉ ngày, tháng, năm
(cách ghi như NSX) mà quá mốc thời gian đó hàng hóa không còn được bảo hành
và không được phép lưu thông trên thị trường.
8
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
3.6.3. Thời hạn sử dụng (THSD) hoặc thời hạn bảo quản (THBQ) là khoảng thời
gian kể từ ngày sản phẩm hoàn thành đến thời điểm mà hàng hóa không còn được
bảo hành và không được phép lưu thông trên thị trường.
 Có thể ghi hạn sử dụng theo 2 cách:
o NSX + THSD (hoặc THBQ): NSX: 12/07/00 THSD: 1 năm
o HSD: 12/07/01
 Thực phẩm có bao gói, sử dụng quá 24 giờ đều phải có hạn sử dụng.
3.7. Hướng dẫn bảo quản, sử dụng:
_ Có thể ghi trong tài liệu kèm theo thực phẩm.

_ Hướng dẫn sử dụng có thể gồm:
 Chỉ ra đối tượng , mục đích sử dụng.
 Cách dùng hoặc cách chế biến.
 Công thức.
 Quy trình chế biến phù hợp mục đích đã định.
 Nêu điều kiện bảo quản: trong môi trường nào, nhiệt độ nào…
Thực phẩm có tính chất sử dụng đơn giản, phổ thông không cần có hướng dẫn sử
dụng, bảo quản.
Ví dụ: Nước uống, đường, muối……….
3.8. Xuất xứ thực phẩm:
Đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu phải ghi tên nước xuất xứ.
4/ Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa:
 Bằng tiếng Việt
 Có thể có thêm tiếng nước ngoài nhưng kích thước không được lớn hơn nội dung
tương đương ghi bằng tiếng Việt.
 Thực phẩm xuất khẩu: có thể bằng ngôn ngữ nước nhập khẩu.
9
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
 Thực phẩm nhập khẩu:
+ Bằng tiếng Việt nếu thỏa thuận được với nước xuất khẩu.
+ Nhãn phụ (ghi đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt) đính kèm theo nhãn nguyên
gốc.
II Một số hành vi vi phạm về ghi nhãn hàng hóa và hình thức xử phạt:
1.Lưu thông hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định.
2.Nhãn hàng hóa có những nội dung thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ hoặc chữ
viếtkhông đúng với bản chất thực của hàng hóa đó.
3.Nhãn hàng hóa không rõ ràng, mờ nhạt đến mức mắt thường không đọc được nội
dungghi trên nhãn.
4.Nhãn hàng hóa không có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.
5.Nội dung trình bày trên nhãn hàng hóa không đúng kích thước vị trí, cách ghi

vàngôn ngữ.
6.Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa bị tẩy xóa, sửa đổi.
7.Thay nhãn hàng hóa nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.
8.Sử dụng nhãn hàng hóa đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận
củachủ sở hữu.
9.Nhãn hàng hóa trùng với nhãn hàng hóa cùng loại của thương nhân khác đã
đượcpháp luật bảo hộ.
* Hình thức xử phạt:
• Phạt cảnh cáo
• Phạt tiền
• Tịch thu, tiêu hủy hàng hóa
• Tước quyền sử dụng : giấy chứng nhận hợp chuẩn; giấy chứng nhận hợp quy; giấy
chứng nhận điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp; giấy chứng
nhận kiểm định, tem kiểm định, dấu kiểm định; các giấy phép, chứng chỉ hành
nghề do cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp
III. Thực trạng ghi nhãn hàng thực phẩm ở Việt Nam.
1. Thực phẩm trong nước.
Qua các đợt kiểm tra chuyên đề về nhãn hàng hoá đối với nhóm hàng hoá thực
phẩm trong thời gian gần đây, cho thấy, bên cạnh những cơ sở cung cấp thông tin
10
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
trên nhãn hàng hoá trung thực, đầy đủ còn có rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh
trong nước vi phạm qui chế ghi nhãn. Phổ biến là ghi không đủ các nội dung về
tên, thời gian và nơi sản xuất, tên chất bảo quản, phụ gia thực phẩm,…và ghi
không đúng các nội dung theo quy định đối với cả hàng tươi sống và qua chế biến.
• Ngày sản xuất (NSX) và hạn sử dụng (HSD) là một nội dung bắt buột phải ghi rõ
ngày tháng năm nhưng không ít nhà sản xuất chỉ ghi HSD mà không ghi NSX. Rồi
việc ghi không trung thực các nội dung bắt buột làm sai lệch thông tin về hàng hoá.
Chẳng hạn tại thời điểm cơ sở đang đóng gói nhưng sử dụng nhãn hàng hoá có
NSX sau đó cả 10 ngày ! Hoặc ghi hạn sử dụng trên nhãn 4 tháng trong khi tiêu

chuẩn công bố áp dụng thì cam kết chỉ có 2 tháng. Hoặc có trường hợp cơ sở kinh
doanh tự sửa lại HSD theo hướng kéo dài thêm thời gian sử dụng
Ví Dụ:
+ Công ty Đông Á mặc dù có giấy phép sản xuất kinh doanh sữa đậu nành, nhưng
với nhãn hiệu sữa đậu nành hương ngô do cơ sở mới sản xuất đã không đăng ký và
nghiễm nhiên sử dụng công bố của nhãn hiệu sữa đậu nành. Nghiêm trọng hơn,
việc in ngày sản xuất trên bao bì sản phẩm đã thể hiện sự gian dối khi Công ty này
lấy ngày sản xuất là 10/4/2013, 1/6/2013, 10/4/2014 mặc dù năm 2012 vẫn chưa
qua. Cùng một lô hàng nhưng có đến 4 ngày sản xuất khác nhau. Cái thì ghi
10/4/2013, 10/6/2013, thậm chí có gói còn in NSX là 10/4/2014
11
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
+ Trên gói thạch sữa chua Natty của Long Hải có đủ những hình ảnh bắt mắt, thu
hút người dùng nhưng hạn sử dụng tìm "căng mắt" cũng không thấy đâu cả
12
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
Vùng ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng của gói thạch không có thông tin về hạn sử
dụng
• Thông tin về thành phần các chất trên nhãn không đúng thực tế
Dù được quảng cáo "không chứa transfat (một chất gây ung thư)" nhưng thực tế
kết quả kiểm nghiệm mẫu mỳ Tiến Vua lại có transfat. Theo quy định về thành
phần, thành phần định lượng: "Trường hợp tên thành phần được ghi trên nhãn hàng
hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định
lượng’’."Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất
phụ gia, mã số quốc tế (nếu có). Trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo
ngọt, chất tạo màu ngoài các nội dung trên còn phải ghi thêm chất đó là chất "tự
nhiên" hay chất "tổng hợp".Như vậy, trong quy định của pháp luật Việt Nam, việc
phải ghi rõ các thành phần chất phụ gia là khá rõ ràng và đầy đủ. Việc trong mẫu
sản phẩm mỳ Tiến Vua có chứa 0,097% chất transfat mà không được ghi lên trên
bao bì là chưa đúng với các nội dung trong Nghị định 89 về ghi nhãn hàng hóa này.

13
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
• Không rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
Rất nhiều sản phẩm bày bán trên thị trường mà người mua không thể biết rõ được
xuất xứ của chúng từ đâu. Nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống không bao
gói, bán rộng rãi ở nhiều cửa hàng.
14
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
• Không có nhãn trên sản phẩm. Các sản phẩm không có bất cứ thông tin gì cung cấp
cho người tiêu dùng. Bao bì bằng giấy kém chất lượng, chữ luôn bị nhòe lên
nhau.Chúng được đựng trần trong các hộp hay gói nilon đơn giản. những hình ảnh
thế này chúng ta có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi, đặc biệt là trong các cửa hàng kinh
doanh nhỏ lẻ
- Các hộp nhựa đựng nước trái cây và ô mai không có thông tin về sản phẩm, không
ghi hạn sử dụng, cách thức bảo quản.
15
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
-Dạo qua những điểm chuyên kinh doanh bánh l mứt l kẹo như Hàng Buồm, Hàng
Giầy, chợ Đồng Xuân, các loại bánh kẹo bày bán hầu hết đựng trong các bao nylon
cũng chỉ có mảnh giấy nhỏ in tên một số cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, nhưng không hề có
thành phần, nguyên liệu, phụ gia, hạn dùng Thậm chí, một số loại tồn đọng từ
năm trước vỏ nhàu nhĩ, bám đầy bụi bẩn.
2.Thực phẩm nhập khẩu
16
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
Hàng nhập khẩu có trên thị trường Việt Nam thì có quy cách ghi nhãn riêng của
từng nước từng quốc gia Nhưng vẫn ghi đầy đủ các thông tin chính và quy chuẩn
chung của thế giới đặc biệt là ghi xuất xứ rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin dễ
hiểu khoa học cho người tiêu dùng.Một số thực phẩm còn có thêm kiểm định của
cục hải quan xuất nhập khẩu => người tiêu dùng an tâm.

Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những sai phạm hàng hóa nhập lậu : chủ yếu không
cung cấp đầy đủ thông tin, rất ít các mặt hàng có nhãn phụ ( để giải thích phiên
dịch cho người tiêu dung hiểu) ,không rõ nguồn gốc.
• Hàng tươi sống:
Loại mặt hàng này rất ít được nhập khẩu vì sẽ không bảo quản được lâu trong thời
gian vận chuyển cho đến khi đến tay người tiêu dùng.
Trên thị trị trường rất ít hàng tươi sống không rõ nguồn gốc cụ thể lên từng sản
phẩm .Thường thì hàng thực phẩm nhập khẩu được bày bán trong các siêu thị và
trung tâm thương mại thì mới ghi nhãn cụ thể cho từng sản phẩm .
- Trên thực tế, không có quy định nào bắt buộc ghi rõ khối lượng tịnh sau rã đông
trên bao bì nên nhiều nhà sản xuất lợi dụng khe hở này để "cân điêu" cho người
tiêu dùng một cách hợp pháp.
Trước tình trạng thực phẩm tươi sống bán tràn lan ở các chợ liên tục có thông tin bị
nhiễm khuẩn, nhiều người tiêu dùng chuyển sử dụng hàng đông lạnh, hàng thực
phẩm đóng gói sẵn. Tại các cửa hàng, siêu thị , trào lưu săn lùng hàng đóng gói
trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Với điểm cộng là chất lượng sản phẩm được các cơ
quan chức năng kiểm nghiệm trước khi đóng gói, khối lượng được công bố đầy đủ
trên bao bì, nhưng trên thực tế nhiều nhà sản xuất có những mánh khóe "rút chất"
của khách rất tinh vi về chỉ tiêu đo lường.
- Trăm chiêu "rút ruột" sản phẩm
Tại khu siêu thị của trung tâm thương mại I. (Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội),
hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều được bày bán. Riêng quầy hàng đông lạnh bố trí
ở phía cuối gian phòng, được bảo quản theo đúng quy định, với đầy đủ các loại hải
sản, thịt Hầu hết các sản phẩm đều ghi quy cách đóng gói và khối lượng tịnh từ
450g - 900g khi chưa rã đông. Sản phẩm đều trong tình trạng có chứa nước hoặc
được mạ băng
17
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
.
Đơn cử một gói cá basa đông lạnh của doanh nghiệp ở An Giang có khối lượng

650gr gồm 5 - 6 khúc cá/gói. Xung quanh những miếng cá này có khá nhiều tuyết
trắng bám vào, thậm chí có những khúc lượng tuyết còn phủ kín hết phần thịt cá.
Một sản phẩm khác là vỉ nguyên liệu cho một nồi lẩu hải sản, lẩu thập cẩm. Sản
phẩm này có khối lượng là 450g (cho nồi lẩu nhỏ) và 900g (cho nồi lẩu lớn). Qua
tham khảo, thành phần của sản phẩm này bao gồm: Ốc, mực, cá, tôm cùng vài lát
cà chua, cà rốt và một số hương liệu cơ bản tạo mùi thơm.
sản phẩm cá trứng được nhà sản xuất khi khối lượng tịnh là 200g/vỉ, nhưng thực tế
sau khi rã đông chỉ còn khoảng 160g/vỉ. Như thế, tỷ lệ mạ băng lên tới 20%, nhưng
lại không được thể hiện trên bao bì. Thậm chí, nhiều sản phẩm hải sản có độ xuống
nước nhanh thì tỷ lệ mạ băng còn lên tới 25%. "Một chiêu trò "ăn gian" của nhà
sản xuất là nhanh chóng đưa sản phẩm vào mạ băng ngay khi thực phẩm còn tươi.
Với cách làm này, nhà sản xuất vừa được tiếng là cung cấp hàng ngon, đảm bảo,
nhưng bên cạnh đó, sản phẩm chưa kịp ráo nước sẽ nặng cân hơn, từ đó họ sẽ thu
lời nhiều hơn
• . Hàng đã qua chế biến :Thiếu khối lượng.
Là những loại đồ hộp có nước là những mặt hàng thường thiếu trọng lượng
nhiều nhất. Các sản phẩm này đều được đóng trong những vỏ hộp bằng nhựa, sắt
tây nên khá nặng cân. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các sản phẩm đều được các
nhà sản xuất cố tình "lờ" việc trừ trọng lượng bao bì. Hay nhiều trường hợp trên
nhãn hàng hóa ghi không đúng xuất xứ để nâng giá, như: Cá biển của Đài Loan
nhưng doanh nghiệp đóng gói lại ghi xuất xứ từ Nhật Bản để hợp thức hóa việc
18
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
"thổi giá" hiện công ty đang có một số thực phẩm phục vụ ăn nhanh như: Xúc xích,
thịt xông khói Do tính chất của mặt hàng này là đồ trữ lạnh nên việc mạ băng là
một trong những biện pháp bảo quản sản phẩm.
Tuy nhiên, sản phẩm của mặt hàng đã qua sơ chế, không phải mặt hàng tươi sống
đưa vào đóng băng, người dùng chỉ việc làm nóng bằng cách đảo qua dầu ăn hay lò
vi sóng nên khi đưa vào sử dụng khối lượng hầu như vẫn được bảo toàn như quy
chuẩn trên bao bì".hiện nay chưa có quy chuẩn nào cho mức mạ băng sản phẩm.

Khe hở này dễ dẫn đến tình trạng nhiều cơ sơ sản xuất mạ băng vô tội vạ. Người
tiêu dùng có lăn tăn thì cũng không thể biết cụ thể tỷ lệ mạ băng so với thực tế sản
phẩm mình mua là bao nhiêu.
Theo ông Nguyễn Xuân Khiên, vụ trưởng thị trường châu mỹ, bộ công thương đa
số hàng hóa nhập từ thi trường châu mỹ thường có cách ghi hạn sử dụng là
ngày/tháng/năm, Nếu mặt hàng nào chỉ ghi ngày sản xuất thì phải chú thích nơi
nhãn mác dòng chữ sử dụng tốt nhất trước ngày bao nhiêu. Còn ông Đào Trần
Nhân cho biết tuy cùng khu vực châu á nhung mỗi quốc gia vẫn có những cách ghi
hạn sử dụng lên hàng hóa khác nhau. Chẳng hạn hàng Trung quốc thường chỉ ghi
ngày sản xuất và sau đó là ghi hạn sử dụng bao nhiêu năm sau ngày sản xuất.
Hàng nhập từ thị trường Hàn quốc thì có quy định riêng. Ngày, tháng, năm sản
xuất và hạn sử dụng cụ thể được chỉ định cho những sản phẩm đặc biệt như hộp
đựng đồ ăn, hộp đựng đường phụ gia và thực phẩm chế biến sẵn.
Trước thực trạng nhiễu thông tin về cách ghi hạn sử dụng trên sản phẩm gây khó
khăn cho người tiêu dùng theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng TPHCM:
về nguyên tắc chúng ta khong thể can thiệp vào cách ghi nhãn mác gốc của hàng
hóa các nước vì mỗi quốc gia có một quy định riêng về nhãn hàng. Tuy nhiên để
người tiêu dùng trong nước không bị nhầm lẫn cơ quan chức năng quy định đơn vị
nhập khẩu, phân phối phải có trách nhiệm dịch, chỉnh sửa một cách chuẩn xác
được ghi trên các nhãn khi xuất sang Việt Nam, đặc biệt lưu ý đến yếu tố phù hợp
với cách đọc, hiểu của người tiêu dùng trong nước.
IV. Nhận xét thực trạng, đánh giá hoạt động ghi nhãn hàng hóa ở Việt Nam
hiện nay
Việc ghi nhãn hàng hóa của hàng thực phẩm hết sức quan trọng vì loại hàng này xuất
hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của
người tiêu dùng. Cũng chính vì thế, những quy định về ghi nhãn hàng hóa cho hàng thực
phẩm cũng được nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà nước quan tâm tới rất nhiều. Nhận
19
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
thức được sự quan trọng của việc ghi nhãn mác hàng thực phẩm một cách đầy đủ, những

năm trở lại đây việc ghi nhãn mác này cũng được nhà sản xuất chú ý tới rất nhiều. Đối
với những hàng thực phẩm trong nước, kể cả hàng tươi sống hay đã qua chế biến được
các đơn vị sản xuất ghi nhãn mác khá đầy đủ những thông tin cơ bản cần có, những nhãn
mác này được đơn vị sản xuất quan tâm hơn về nội dung, về cách trình bày, tránh tình
trạng nhãn mác mập mờ, người tiêu dùng không thể đọc được những thông tin thiết yếu
trên sản phẩm. Còn đối với những hàng hóa thực phẩm nhập khẩu, vì được nhập khẩu
bên nước ngoài nên khi vào thị trường Việt cũng đã được chú ý hơn tới việc có thêm
nhãn phụ để chú thích về hàng hóa khá đầy đủ, những hàng hóa nhập khẩu đảm bảo chất
lượng đều có nhãn phụ ghi khá chi tiết, đầy đủ thông tin, đúng thông tin như trên nhãn
gốc để làm cho người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng hàng hóa.
Tuy vậy, thực trạng về hoạt động ghi nhãn hàng thực phẩm ở Việt Nam vẫn tồn tại
khá nhiều những vi phạm trong việc ghi nhãn. Bên cạnh những nhà sản xuất có trách
nhiệm, làm ăn lâu dài, tôn trọng, quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng, vẫn xuất hiện
những nhà sản xuất cung cấp hàng hóa ra thị trường ghi rất mập mờ về nhãn mác nhằm
lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người tiêu dùng, cơ quan chức trách nhằm đẩy hàng hóa
tiêu thụ ra thị trường. Vẫn còn tồn tại khá nhiều những thực phẩm ghi không chính xác
nơi sản xuất của thực phẩm. Tuy nhiên, những sai phạm do ghi thiếu hay không đầy đủ
thông tin hàng hóa thì có thể dễ dàng nhận ra được, còn khai sai trọng lượng thực của
hàng hóa thì không phải lúc nào ta cũng phát hiện ra được dễ dàng. Đối với mặt hàng
thực phẩm tươi sống kể cả trong nước cũng như nhập khẩu, rất hay bị nhà sản xuất ghi
nhãn không chính xác hay thiếu thông tin về trọng lượng thực, vì đặc điểm của loại hàng
này thường là phải bảo quản trong điều kiện lạnh và được mạ băng để dễ dàng bảo quản,
song với thực trạng đã nêu ra trước đó thì đây chính là cách mà nhà sản xuất có thể mập
mờ ghi nhãn về trọng lượng thực của thực phẩm này sau khi giã đông. Tuy đã có những
20
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
quy định về tỷ lệ mạ băng trong sản phẩm thực phẩm tươi sống song vẫn có nhiều nhà
sản xuất không mấy để ý đến việc ghi thông tin này lên nhãn sản phẩm của mình. Nguyên
nhân vẫn còn tồn tại hiện tượng này vì việc kiểm tra trọng lượng thực của hàng hóa
không phải lúc nào cũng kiểm tra được vì việc kiểm tra mất khá nhiều thời gian và có thể

gây đến hỏng sản phẩm.
Không chỉ ghi sai, không chính xác những nội dung về hàng hóa không cần thiết,
nhiều thực phẩm xuất hiện trên thị trường bây giờ còn tồn tại nhiều sản phẩm không nhãn
mác, hay nếu có nhãn thì cũng chỉ ghi tên nhà sản xuất cùng hạn sử dụng rất khó để cho
ta có thể đánh giá được chất lượng của những thực phẩm ấy. Việc ghi nhãn mác không rõ
ràng cũng gặp khá nhiều với những hàng nhập khẩu. Những hàng nhập khẩu thường phải
có nhãn mác phụ bằng tiếng Việt đi kèm nhãn mác gốc của nó, tuy vậy thì việc này vẫn
coi nhẹ, nhiều sản phẩm do một doanh nghiệp thương mại nhập về có kèm theo nhãn phụ,
song nhãn phụ ấy thường không đầy đủ thông tin như nhãn gốc hay ghi không đúng so
với nhãn gốc, thậm chí có thực phẩm còn chẳng có nhãn phụ đi kèm. Họ đánh vào tâm lý
của người tiêu dùng hiện nay là thích những hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vì nó lạ
và chất lượng hơn cho nên việc ghi nhãn đã bị lơ là.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ghi nhãn hiện nay của các thực phẩm bị thiếu
sót. Từ phía các cơ quan chức năng, việc kiểm tra nhãn mác chưa được họ thực hiện triệt
để, cùng với những cơ chế xử phạt vi phạm vẫn còn không phù hợp dẫn đến một số
doanh nghiệp coi nghẹ việc ghi nhãn đúng và đầy đủ cho hàng hóa của mình. Về phía
người tiêu dùng, họ không được phổ biến rộng rãi về việc xem xét nhãn hàng hóa như thế
nào cho đúng một cách rộng rãi, chính vì thế họ rất dễ dãi trong việc lựa chọn hàng hóa
đúng với các tiêu chuẩn ghi nhãn, đảm bảo chất lượng của thực phẩm. Đối với các doanh
nghiệp, nhiều doanh nghiệp không có ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng dẫn đến việc ghi
sai thông tin sản phẩm, hay để giảm chi phí, họ đã không chú trọng tới việc ghi nhãn cho
21
Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
sản phẩm, rút bớt rọng lượng sản phẩm để tăng lợi nhuận lên, thậm chí nhiều doanh
nghiệp còn không tìm hiểu kĩ về quy định ghi nhãn dẫn đến việc ghi thiếu sót, không
chính xác về sản phẩm đó.
V.Đề xuất giải pháp
- Cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra để đảm bảo đo lường, chất lượng
hàng hoá, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, tăng cường tập huấn hướng dẫn công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu

thông trên thị trường.
- Cục quản lý chất lượng hàng hóa tiếp tục phối hợp với các Chi Cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất có các hành vi vi phạm về
chất lượng, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng và ghi nhãn hàng hoá đối
với hàng thực phẩm.
- Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật
về ghi nhãn thực phẩm.
-Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài các quy định trên, nội dung bắt
buộc ghi nhãn còn phải đáp ứng một số quy định sau đây:
+ Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ
ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng;
+ Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,
trên nhãn phải thể hiện được các nội dung chính sau: công bố thành phần dinh
dưỡng; hoạt chất tác dụng sinh học; tác dụng đối với sức khỏe; chỉ rõ đối tượng,
liều dùng, cách dùng, cảnh báo nếu có.
+ Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng
chất, chất vi lượng không nhằm phổ cập cộng đồng như thức ăn công thức dành
cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thức ăn qua ống thông cho
người bệnh phải công bố mức đáp ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử
dụng của từng đối tượng và hướng dẫn của bác sĩ;
+Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia
thực phẩm, một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo
quy định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen) phải ghi rõ
thành phần và hàm lượng có trong thực phẩm;
+ Khi lấy thành phần nào đó trong sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ
hàm lượng thành phần đó bên cạnh tên sản phẩm;
+Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ
khác trên nhãn.
+Khi chuyển dịch nhãn phải bảo đảm không sai lệch nội dung so với nhãn gốc.
22

Nhóm 7 –tổng luận thương phẩm học
- Đề nghị bắt buộc ghi nhãn hàng hóa đối với tất cả thực phẩm, để truy nguồn,
tạo điều kiện cho người tiêu dùng đánh giá lựa chọn thực phẩm an toàn cho chính
mình, nâng cao trách nhiệm của những người trực tiếp nuôi trồng, chế biến thực
phẩm, thanh lọc, loại bỏ dần những hành vi cố ý vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm.
- Việc ghi nhãn ngoài tác dụng cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sản
phẩm, còn là cơ sở quan trọng để truy tìm nguồn gốc sản phẩm. nguyên tắc đảm
bảo an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tươi sống là đảm bảo truy xuất được
nguồn gốc, như vậy không thể chỉ quy định thực phẩm bao gói sẵn phải ghi nhãn
mà phải từng bước tiến tới thực hiện một công việc rất quan trọng là tất cả các thực
phẩm đều phải có nhãn mác để xác định nguồn gốc.
-Cần quy định rõ về các mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm (mức tiền phạt sẽ
căn cứ vào hành vi vi phạm và được ấn định ít nhất bằng giá trị thực phẩm vi phạm
đã tiêu thụ, nhiều nhất không quá 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ). Chính
phủ cần quy định cụ thể trường hợp nào phạt gấp 1 lần, trường hợp nào phạt gấp 7
lần để tránh trường hợp xảy ra tiêu cực trong trường hợp này.
Nên có khung phạt đủ mạnh để đủ sức răn đe và phòng ngừa những vi phạm về
an toàn thực phẩm.
23

×