Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Vấn đề bản tính con người – từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.85 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRẦN NGỌC SƠN
VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - TỪ LÝ LUẬN ĐẾN
THỰC TIỄN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN
NAY
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Huế, 05/2011
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - TỪ LÝ LUẬN ĐẾN
THỰC TIỄN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN
NAY
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Thái Thị Khương Trần Ngọc Sơn

HUẾ, 05 – 2011
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc đến cô giáo, ThS. Thái Thị Khương. Các thầy, cô giáo trong khoa
Lý luận chính trị, bạn bè và người thân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thời gian nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học Khoa học Huế;
Trung tâm Học liệu Đại học Huế đã tạo điều kiện cho em hoàn thành Khóa
luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế, thời gian
không nhiều và những lý do khách quan khác, nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô giáo góp ý để Khóa luận của em


được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Trần Ngọc Sơn
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU…………………………………………………………… … 1
B. NỘI DUNG…………………………………………………………… 6
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT
HỌC…………………………………………….……….6
1.1 Quan niệm về bản tính con người trong lịch sử triết học trước
Mác……………………………………………… … 6
1.2 Quan điểm về bản tính con người trong triết học Mác -
Lênin………………………………………………….………26
Tiểu kết chương 1………………… ………………………………31
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO VIỆC
GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY…….… 33
2.1. Vai trò của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc hình
thành và phát triển nhân cách con người………….………….33
2.2. Phương hướng và giải pháp giáo dục, phát triển nhân cách con người
Việt Nam hiện nay………………………………….……….42
Tiểu kết chương 2…………………………………… …………… 62
C. KẾT LUẬN…………………………………………………… ……………64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….67
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của khóa luận.
Dù ở thời đại nào vấn đề con người cũng được xem là vấn đề trung tâm
của khoa học. Nếu như ngành khoa học xã hội tập trung vào nghiên cứu đời
sống tinh thần của con người thì khoa học tự nhiên lại đi sâu nghiên cứu con
người ở bản thể, cấu trúc sinh học. Với Triết học lại có nhiệm vụ tổng hợp khái
quát các thành tựu của khoa học và rút ra một số vấn đề chung nhất về con
người và là cơ sở lý luận và phương pháp luận để chúng ta tìm hiểu thế giới

con người sâu hơn giúp chúng ta hiểu được chính mình .
Bất kỳ một trào lưu triết học nào khi nghiên cứu, tìm hiểu về con người
cũng đặt ra câu hỏi: Con người là gì, cái gì làm cho con người khác với các loài
sinh vật khác? Tại sao giữa các cá nhân lại có sự phân biệt với nhau.
Ban đầu các trường phái triết học thường dùng: “cái tôi”, “tính người”
dùng để chỉ sự khác nhau nhưng về sau họ đã dùng “nhân cách”. Nhân cách
chính là xác định “bản chất” con người bởi vì hiểu đúng bản chất con người
thì mới xác định đúng con đường và phương pháp rèn luyện nhân cách của con
người.
Ở Việt Nam hiện nay, đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa -
hiện đại hóa. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế mà
còn làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực, đạo đức đời sống văn hóa xã hội. Lấy
con người làm trung tâm của sự phát triển đất nước. Phát triển con người vừa là
sự phát triển của kinh tế xã hội, trong đó phạm trù “nhân cách” là một nội dung
cơ bản của quá trình phát triển nguồn nhân lực để con người thật sự là chủ thể
của mọi hoàn cảnh. Bởi vì, muốn công nghiệp hóa hiện đại hóa thành công thì
phải có con người: Có cả tài lẫn đức, có đủ năng lực và bản chất chính trị, đó là
yêu cầu cơ bản của giáo dục phát triển sự nghiệp trồng người ở nước ta hiện
nay.
Xu hướng toàn cầu hóa đã tác động tích cực trong đời sống xã hội đó là:
góp phần sáng tạo giá trị tinh thần của con người, sàng lọc và thẩm định để bảo
vệ bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển nhân cách một cách toàn diện, bên cạnh
đó nó cũng có những mặt trái là: Nhân cách của con người có sự xáo trộn làm
cho tư tưởng con người chạy theo đồng tiền lối sống thực dụng, đua đòi…làm
mất nhân cách của chính mình.
Vì vậy, việc giáo dục phát triển nhân cách con người phải được tiến
hành đồng bộ ở cả gia đình, nhà trường và cả xã hội để đào tạo những con
người có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng để có
con người “vừa hồng vừa chuyên”. Có nghĩa là không chỉ đào tạo chuyên môn
mà phải giáo dục nhân cách của con người.

Thực tế cho thấy, việc giáo dục phát triển nhân cách cho con người ở
nước ta trong điều kiện hiện nay có nhiều thuận lợi.
Đó là: Xu hướng toàn cầu hóa đã cho người Việt Nam có điều kiện giao
lưu học hỏi những thành tựu các nền văn hóa khác nhau từ đó hình thành bản
sắc văn hóa của riêng mình. Nhưng những thuận lợi đó cũng gặp không ít khó
khăn, đó là: một bộ phận người Việt Nam chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ có xu
hướng sống thực dụng trong học tập và đạo đức. Sự ảnh hưởng của văn hóa, lối
sống bên ngoài xã hội thông qua mạng internet, phim ảnh…đã ảnh hưởng rất
mạnh đến môi trường cuộc sống. Song điều đáng nói là sự quản lý công tác
giáo dục của hệ thống gia đình và nhà trường cũng như xã hội chưa thật đồng
bộ và quan tâm đúng mức và đạt chất lượng theo hệ chuẩn.
Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải giáo dục nhân cách con người để
phát huy được tính tích cực đem lại lợi ích cho xã hội, đồng thời làm cho nền
kinh tế phát triển cũng như nâng cao trình độ nhận thức cho mọi người. Đó là,
tất cả mọi cá nhân trong xã hội có trình độ tư tưởng văn hóa đạo đức cao nhằm
chống lại thái độ bảo thủ xem nhẹ vai trò đạo đức và trách nhiệm xây dựng xã
hội phồn vinh.
Chính vì, những lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề bản tính
con người – từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu khóa luận.
Trong lịch sử triết học vấn đề bản tính con người và sự hình thành nhân
cách con người là đề tài gây nhiều tranh luận gay gắt, mỗi trường phái triết học
đều có một quan điểm riêng, nhưng nhìn chung tác giả đã có một đóng góp
nhất định cho nhân loại, trong những thập kỷ gần đây. Vấn đề này được nhiều
nhà nghiên cứu bàn luận. Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình viết về con
người giáo dục đạo đức nhân cách như:
-“Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” – Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc
-“Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa”- Đoàn Đức Hiếu

- “Mấy vấn đề đặc điểm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”,
Phạm Minh Hạc, Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực.
Ngoài ra các văn kiện, Nghị quyết, Cương lĩnh của Đảng cũng đề cập
đến nhiều vấn đề về giáo dục đào tạo, vấn đề nguồn nhân lực con người. Trên
các tạp chí Triết học, cũng có nhiều bài viết về giáo dục đạo đức, nhân cách
con người:
Nguyễn Tấn Hùng: Tạp chí Triết học; số 4;8/2004. ''Môi trường và
giáo dục gia đình với hình thành nhân cách ở trẻ em”.
Nguyễn Tấn Hùng: Tạp chí Giáo dục; (127), 12/2005. “Vai trò của điều
kiện và môi trường giáo dục trong quá trình đào tạo”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận.
Mục đích
Khóa luận có mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ bản tính con người trong
triết học trên cơ sở tiếp thu chọn lọc những yếu tố hợp lý của các trường phái
triết học và từ đó vận dụng vào việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam
hiện nay.
Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên khóa luận giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu về bản tính con người trong triết học
- Làm rõ việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm về bản tính con người trong triết học.
- Vai trò giáo dục nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận không đề cập đến vấn đề con người mà chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu trong vấn đề bản tính con người trong triết học và công tác giáo
dục, rèn luyện nhân cách con người ở Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Về cơ sơ lý luận: khóa luận dựa trên thế giới quan và biện pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử
Về phương pháp nghiên cứu: khóa luận kết hợp các biện pháp: Phân tích
và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu và so sánh
6. Đóng góp của khóa luận
Thông qua khóa luận tác giả muốn làm rõ việc giáo dục nhân cách con
người mới ở Việt Nam hiện nay.
Đây là một vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm trong việc
giáo dục con người mới ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ đó đưa ra những
định hướng và giải pháp cơ bản nhằm giáo dục nhân cách trong việc phát triển
con người hiện nay.
Ngoài ra, khóa luận còn là đề tài tham khảo cho sinh viên quan tâm đến
những vấn đề này.
7.Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận
gồm 2 chương và 4 tiết.
B. NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
1.1 Quan niệm về bản tính con người trong lịch sử triết học trước
Mác
1.1.1 Quan niệm về bản tính con người trong triết học Phương Đông
Triết học Phương Đông từ thời Cổ Đại đến Trung Đại, không có một
ranh giới rõ ràng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa duy tâm
chủ quan và duy tâm khách quan. Vì vậy tư tưởng triết học về vấn đề bản tính
con người có sự pha trộn thể hiện tính phong phú đa dạng của nó. Khi nói đến
bản tính con người hầu hết các nhà triết học Phương Đông đều đề cao vai trò
của đạo đức xem đạo đức là cái cốt lõi, nền tảng của bản tính của mỗi cá nhân.
Triết học Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề của tôn giáo. Nên khi luận bàn

về bản tính con người không thể thoát khỏi triết học của tôn giáo.
Các đạo giáo hay một vài học thuyết đều theo quan điểm “Nhất thần”
làm mục đích tín ngưỡng, điều này đã được Will Durant nhận xét là: “Không
có một xứ nào mà tôn giáo có thế lực và đóng vai trò quan trọng như Ấn Độ,
người Ấn Độ sở dĩ chấp nhận sự thống trị của ngoại nhân, một phần là họ
không cần biết những kẻ thống trị của mình thuộc giống nào, họ cho tôn giáo
mới là cốt yếu chứ không phải là chính trị, linh hồn mới là chính chứ không
phải là thể xác, các kiếp sau mới vô tận chứ kiếp này chỉ là phù du"[11; 17,
18].

Tư tưởng triết học Ấn Độ tuy muôn màu nhưng các trường phái triết
học, các nhà triết học, đều đi tìm chân lý không phải triết lý về những điều viển
vong mà đều tập trung vào một mục đích: “Tìm ra chổ qui hướng của kiếp
người, tìm lấy một phương châm thực tiễn quyết định cho lẽ sống”
(Kimurataiken: Đại thừa phật giáo tư tưởng luận Sài Gòn 1969 trang 22).
Giải quyết vấn đề nhân sinh quan thì triết học Ấn Độ luôn đi vào lý giải
tâm linh con người đó là thế giới sâu kín trong tâm hồn con người hay là trí tuệ
kinh nghiệm.
Để đi tìm đạo đức sống của con người và để tinh thần vượt qua được sự
mê hoặc của thế giới thì triết học Ấn Độ phải lý giải về vũ trụ, để vạch ra sự
tương ứng, tương đồng giữa nội tâm và ngoại giới, giữa cái “đại ngã” và cái
“tiểu ngã” mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều là tinh thần vũ trụ tối cao -
Brahman là cái bản tính của tự ngã, nghĩa là cái bản chất vốn có của “cái ta” về
tinh thần tâm linh cũng với thực tại của vũ trụ, vì không thấy được cái niết bàn,
thanh tịnh nên con người đã bị tách khỏi cái bản tính đồng nhất đó để rồi phải
trăn trở trong bể khổ. Vòng sinh tử bị chìm đắm trong cái ta, ảo tưởng và thế
giới hiện tượng vụt mất, chỉ còn bến ảo phù du với những dục vọng si mê lôi
kéo hết tự do, tự tại.
Do đó, đối với các trường phái triết học, tôn giáo ở Ấn Độ mục đích cao
nhất của con người là con người phải vượt qua sự mê ngộ, vô minh để nhận ra

bản tính của mình và thực tại của vạn vật, hòa nhập vào với bản thể của vũ trụ
tuyệt đối chân thực, bằng sự nhận thức trực giác “Thực nghiệm tâm linh” hay
là “sự chiêm nghiệm vén mở chỉnh thể nội tâm con người”.
Bởi thế, trong đời sống hiện thực, bản tính con người được các trường
phái triết học Ấn Độ quan tâm nhất là nghiệp lực. Bởi vì “nghiệp”(Karma) là
những hành vi thiện hay ác là do “thân nghiệp” và “khẩu nghiệp” tạo ra từ kiếp
trước rồi chất chứa ở trong tâm thức của con người để kiếp này trở thành động
lực chi phối họ. Nếu con người thường xuyên làm điều thiện thì sẽ có nghiệp
tốt, ứng báo điều lành cho đời sau, gây điều ác thì đời sau sẽ hứng chịu đầu thai
vào các loài để chịu báo ứng “nghiệp” về điều thiện hay điều ác.
Các nhà triết học triết học Ấn Độ luôn trung thành với kinh Veda và
khẳng định rằng linh hồn cá thể (Atman). Là sự biểu hiện của cái thiện, cái bản
tính thiện của con người. Còn thể xác là chổ trú ngụ tạm thời của linh hồn, ý
chí cảm giác và những dục vọng của con người đã làm cho linh hồn bị giam
hãm trong thể xác nên không trở về với chính mình. Bản tính con người ở trần
tục bị biến dạng tha hóa, không trở về giá trị đạo đức của chính mình. Cho nên
muốn giải thoát sự ràng buộc khỏi đời sống vật chất tầm thường thì phải tu
luyện để siêu thoát. Có nghĩa là để hoàn thiện bản tính tốt thì phải đi theo con
đường tu luyện, giác ngộ và thế giới tâm linh. Phật giáo cho rằng; thực thể con
người tồn tại là do “ngũ uẩn” (5 yếu tố) hội tụ lại mà thành gồm: sắc (vật chất),
thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (sinh lý) và thức( ý thức), cho nên
không có cái tôi (vô ngã).
Phật giáo khuyên con người phải biết diệt ái dục, có nghĩa là diệt dục
vọng gây nên sân si của con người, đó là điều phật dạy cho con người có bản
tính tốt. Điều này, Hòa Thượng Thích Chơn Thiện dạy các tỳ kheo rằng: “Do
ly tham đoạn tuyệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt, do hành diệt nên
thức diệt , do thức diệt nên danh sắc diệt, do danh sắc diệt nên lục nhập diệt.
Do thọ diệt nên ái diệt do ái diệt nên thủ diệt do thủ diệt nên hữu diệt do hữu
diệt nên sanh diệt do sanh diệt nên lão tử sầu bi khổ ưu não diệt. Này các tỳ
kheo như vậy gọi là diệt". [31;166]

Phật giáo cũng khuyên con người sống khoan dung độ lượng, phật giáo
cho rằng: “Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung” và con người phải biết
yêu thương nhau, giúp đỡ đồng loại (từ bi) “An ủi người là bố thí” và thi ân thì
đừng cần đền đáp.Bởi vì, đền đáp là thi ân có mưu tính, mưu lợi. Đó là triết lý
của phật giáo dạy con người.
Theo phật giáo, muốn tu nhân tích đức để hoàn thiện đạo đức thì phải
thông qua con đường “bát chánh đạo”(gồm 8 con đường tu luyện): một là,
chính kiến (hiểu biết đúng). Hai là, chính tư duy (suy nghĩ đúng). Ba là, chính
ngữ (nói năng đúng đắn). Bốn là, chính nghiệp (giữ nghiệp đúng đắn không
làm điều xấu, độc ác). Năm là, chính mệnh (giữ ngăn dục vọng đúng đắn). Sáu
là, chính tịnh tiến (cố gắng kiên trì tu luyện không mệt mỏi). Bảy là, chính
mệnh (luôn luôn tin tưởng vào sự giải thoát). Tám là, chính định (tập trung tư
tưởng vào một chổ).
Để đi đến hoàn thiện bản tính trong con người, phật giáo khuyến khích
con người phải học các điều răn của phật. Trong các điều răn có hai điều cần
chú ý: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”, “khuyết điểm
lớn nhất của đời người là kém hiểu biết”. Tuy nhiên trí tuệ ở đây là hướng đến
tâm linh chứ không phải là hoạt động thực tiễn.
Phật giáo cho rằng, con người chỉ là một vòng đẳng cấp trong vòng luân
hồi, mục đích cuối cùng của con người là thoát khỏi vòng luân hồi đó để hoàn
thiện bản tính chứ không phấn đấu một địa vị đẳng cấp cao hơn trong xã hội.
Phật giáo phân chia bản tính con người theo cấp bậc đạo đức và sự tu
luyện. Phật là có bản tính tốt nhất, vì trong quá trình tu luyện đã tiêu diệt hết
mọi ham muốn, dục vọng, thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử theo quy luật nhân quả
và luân hồi nên đã đạt đến niết bàn; Niết bàn có nghĩa là: Nằm trong trạng thái
tư duy, yên tĩnh dứt bỏ được ngọn lửa tham, sân, si để thoát khỏi vô thường, vô
ngã. Còn “bồ Tát” là có bản tính của con người tốt, tuy đã tu luyện đến trình độ
siêu thoát nhưng chưa muốn nhập niết bàn nên còn mang nặng trách nhiệm cứu
giúp giác ngộ chúng sinh.
Với trường phái Yoga thì cho rằng để linh hồn siêu thoát thì cần phải có

phương pháp tu luyện sự tu luyện là phải có tính tự giác và kiên nhẫn. Quá
trình tu luyện theo phương pháp của Yoga là “Bát đảo tu pháp”. Một là, cấm
chế (Yama): Tình yêu thương rộng rãi, hòa ái. Hai là, khuyến chế (Nigama):
Tiết dục tự ức chế. Ba là, Tạo pháp (Asana): Giữ thân thể theo những vị trí
nhất định. Bốn là, điều tức (Pranayama): Điều khiển kiểm tra sự thở. Năm là,
chế cảm (Pratyahana): Chế ngự, làm chủ cảm giác. Sáu là, chấp trì (Phrana):
Tập trung trí tuệ vào một chổ. Bảy là, thiền định (Phyana): Giữ tâm thống nhất.
Tám là, tuệ (Samadhi): làm chủ ý chí, đưa con người vào trạng thái thiền nhập
vào cõi vô biên.
Theo triết học Yoga, nếu thực hiện đúng tám phương pháp này thì linh
hồn bất tử sẽ được giải thoát khỏi đời sống vật chất tầm thường và trở thành
linh hồn có sức mạnh toàn năng.
Nhìn chung, triết học Ấn Độ đều có mục đích chung là đi tìm ý nghĩa
đích thực trong đời sống con người. Họ đều nhất trí ngững nét cơ bản về đạo
đức. Tư tưởng triết học Ấn Độ không chỉ là tri thức học vấn mà còn tìm ra chân
lý, lý tưởng sống hay sống tốt cho nhân loại.
Will Durant đã viết trong cuốn văn minh Ấn Độ như sau: “Ấn Độ sẽ dạy
cho ta những bài học khoan dung độ lượng, dấu hiệu của một tâm hồn già dặn,
dạy cho chúng ta một tâm hồn thanh thản thõa mãn để tiếp thu một ý mới, có
một bộ óc bình tĩnh hiểu được hết thảy, tha thứ cho hết thảy sau cùng có một
tấm lòng nhân từ, yêu thương mọi nhân vật. Chỉ có những tâm hồn đó mới
đoàn kết con người lại với nhau được.”
Mặc dù như vậy, nhưng bản tính con người trong triết học Ấn Độ có
những hạn chế như: không tìm thấy được mối liên hệ mật thiết giữa các vật
chất và tinh thần, giữa các cá nhân và xã hội. Vì vậy, cho nên bản tính con
người trong triết học Ấn Độ tạo cho con người có ảo tưởng về tồn tại tốt đẹp
ngoài xã hội về những bản tính không có thật. Cách tu luyện của trường phái
triết học Yoga tuy giúp con người rèn luyện cơ thể có tâm thanh tịnh, giải tỏa
căng thẳng trong đời sống hằng ngày, hướng cho con người đến cái thiện.
Nhưng xét đến cùng thì mục đích của những phương pháp này chỉ là sự thể

hiện mong muốn chủ quan mà thôi.
Khác với triết học Ấn Độ, triết học Trung Quốc khi bàn đến bản tính con
người lại có triết lý sâu sắc hơn.
Xã hội Trung Quốc vào thời xuân thu chiến Quốc là thời giao chiến của
xã hội Xuân thu và sự manh nha của xã hội mới với một tư tưởng của đạo đức
mới. Thực tiễn xã hội đã đặt ra cho các Triết gia và các bậc tài sỹ đương thời
nhiều trọng trách là: phải làm thế nào cho xã hội ổn định, kinh tế vững vàng
sinh mệnh và đạo đức con người được bảo đảm và hoàn thiện. Bởi vậy, mà vấn
đề bản tính con người không một trường phái triết học nào lại không quan tâm.
Các Nho Gia thời này đã đưa ra đường lối trị nước theo con đường “đức
trị” và “nhân tri”. Có nghĩa là muốn giáo dục cảm hóa con người thì phương
pháp tốt nhất là giáo dục đạo đức, nhằm giúp con người hoàn thiện bản tính tốt
và đẩy lùi tính xấu của mình. Vì vậy, khi nghiên cứu bản tính con người đối
với Nho Gia là để giáo hóa, giáo dưỡng đạo đức của con người thì phải bằng:
Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí; Trung dung, Trung thứ để thực hiện chủ trương chính
trị.
Khổng Tử (551- 479tcn) là người sáng lập học thuyết Nho Gia đã từng
nói: “Con người ta sinh ra bản tính vốn ngay thật, nếu họ tà khúc mà sống được
là nhờ may mắn đó thôi”. (luận ngữ).
Khổng Tử cho rằng: Bản tính con người là ngay thẳng, là trung dung,
trung thứ, là thành thật với chính mình và đem lòng ứng xử với người rất tốt,
ông cho rằng bản tính con người khi mới sinh ra là giống nhau, nhưng do ảnh
hưởng khác nhau mà xa nhau. Bởi vậy là yếu tố ngoại cảnh yếu tố xã hội là ảnh
hưởng rất lớn đến bản tính con người, cái tính ngây thơ ban đầu ấy có thể bị
thay đổi các điều kiện ngoại cảnh bởi sự tu dưỡng đạo đức sau này.
Đề cập đến bản tính con người mặc dù Khổng Tử chưa luận bàn, giảng
giải gì nhiều nhưng quan niệm về bản tính con người đã đặt nền tảng ban đầu
cho các nhà nho về sau kế thừa và phát triển.
Như vậy, đằng sau triết lý sâu xa của ông có thể thấy rằng Khổng Tử đã
đề cao bản tính tốt đẹp của con người, ông đã xây dựng một mẫu người lý

tưởng cho xã hôị - đó là bậc thánh nhân, quân tử có đủ: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí
- Dũng - Hiếu - Kính… nghe đạo, theo đạo, đạt đạo. Ông phê phán những kẻ
bất nhân, bất trung, bất hiếu. Vì thế mà học thuyết của ông được đưa lên làm
Quốc giáo suốt 2 nghìn năm phong kiến lịch sử Trung Quốc.
Mạnh Tử (372-289 tcn, còn có tên là Mạnh Kha), đã kế thừa, phát triển
tư tưởng thiên mệnh của Khổng Tử và đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên
cơ sở nhân học của Khổng Tử.
Mạnh Tử cho rằng “bản tính con người là thiện” cái thiện là cái do trời
phú, là cái tiên thiên chứ không phải do con người lựa chọn, vì đã là con người
thì ai cũng có tính thiện. Tính thiện đã có sẵn trong con người, ông viết: Cái
bản tính của người ta vốn thiện cũng như nước phải chảy về xuôi, từ chổ cao
đến chổ thấp, không một người nào sinh ra tự nhiên bất thiện, cũng như nước
không một thứ nước nào mà không chảy xuống thấp, “nhân chính chi thiện giã,
du thủy chi tựu hạ giã” (nhân vô hữu bất thiện, thủy vô hữu bất thiện), (Mạnh
Tử - Quyến Hạ), quan niệm của Mạnh Tử là duy tâm, nhưng ông là người đầu
tiên trong lịch sử Trung Hoa khẳng định tính chất của con người: Bản tính tốt
của con người theo ông được thể hiện trong xã hội là những đức tính: Nhân -
Lễ - Nghĩa - Trí, thực chất chính ông là người thuyết minh đắc lực cho xã hội
phong kiến.
Với Tuân Tử (tên Huống Tự là Khanh 315-230 tcn) là người truyền
thống luôn trọng lễ của Nho Giáo, nhưng ông đã đối lập với Mạnh Tử và
Khổng Tử.
Tuân Tử cho rằng: “Con người vốn có tính ác” theo ông cái tham lam,
ích kỷ, gian ác, đố kỵ, dâm loạn là thuộc về bản năng vốn có của con người.
Ông viết: “tính của con người vốn ác, mà nó hóa thiện được là do công của
người ta, tính con người sinh ra là hiếu lợi nếu thuận theo tính đó thì tranh đoạt
lẫn nhau mà từ đó sinh đố kỵ, tàn sát nhau mà lòng trung tín không có. Con
người sinh ra có lòng ham muốn của tai mắt có lòng thành về thanh sắc, thuận
theo tính đó thì sinh ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lý không có” (Tuân Tử, trang
354)

Mặc dù Tuân Tử cho rằng, tính người là ác, nhưng có thể giáo dục con
người từ ác thành thiện dựa trên cơ sở môi trường giáo dục: “tính là cái ta
không thể làm ra nhưng mà có thể cảm hóa”. Từ đó ông kêu mọi người nỗ lực
học tập nhằm gạt bỏ tính ác của con người nhằm hướng tới cái thiện. Như vậy
bản tính con người theo Tuân Tử là muốn thiện thì phải theo giáo dục.
Với Pháp Gia lại dung hình thức thưởng phạt nghiêm minh để ổn định xã
hội. Hàn Phi Tử và Cáo Tử là đại biểu tiêu biểu cho Pháp Gia.
Hàn Phi Tử (280-233 tcn) cho rằng bản tính con người là do trời sinh
“Thiên tính”, nó là bản tính vốn có trời phú cho con người, đặc trưng của thiên
tính là không học mà biết, không dạy mà có khả năng biết mọi cái. “Khôn
ngoan là bản tính tự nhiên mà sống lâu là số mệnh. Bản tính tự nhiên và số
mệnh không phải là có thể học được ở người khác”, nhưng luận giải về tính ác
của con người là cơ sở để Hàn Phi Tử đưa ra ba cách giáo dục tính người đó là:
Một là, loại bỏ những ai vô dụng; Hai là, tiến hành hiến pháp (cải cách); Ba là,
chú trọng hình phạt.
Như vậy, Hàn Phi Tử đã chú trọng cảm hóa con người bằng pháp luật,
bằng sự thưởng phạt. Bởi theo ông tính con người là tự tư, tự lợi, do vậy phải
nắm lấy tâm lý “hám hại, hám lợi” của con người mà định ra pháp luật, thưởng
phạt nghiêm minh để duy trì xã hội cho ổn định.
Còn với Cáo Tử, khi bàn đến bản tính con người ông cho rằng bản tính
con người là: Chẳng phải thiện, cũng chẳng phải bất thiện (tính vô thiện ,vô bất
thiện giả, Mạnh Tử - Quyển Hạ). Đây là quan điểm độc đáo trong quan niệm
về bản tính người của Cáo Tử. Cũng như Tuân Tử, Cáo Tử cho rằng: Ban đầu
tính con người là nguyên sơ, vốn là cái gì đó thuần túy, mộc mạc ngây thơ ví
như tờ giấy trắng vậy. Cái tính tự nhiên của con người chẳng phân biệt với cái
thiện, cái ác. Cũng như dòng nước chảy chẳng phân biệt phía Đông hay là phía
Tây.
Như vậy, trong quan niệm về tính người của Cáo Tử ít nhiều đã chỉ đến
cái bản năng của sinh vật. Còn về mặt xã hội tính người thiện hay ác chỉ có thể
hình thành về sau và phụ thuộc vào hoàn cảnh điều kiện giáo dục.

Trong lúc không khí tranh luận sôi nổi về bản tính con người của Nho
Gia và Pháp Gia, không thể không đề cập đến tư tưởng của trường phái Đạo
Gia. Đạo Gia lại coi chính trị, pháp luật và đạo đức (nhân, lễ, nghĩa) là trái với
lẽ tự nhiên xa rời yêu cầu của đạo làm tổn thương đến bản tính tự nhiên thuần
phác của con người.
Đạo Gia cho rằng, bản tính con người là: “siêu thiện ác”. Xuất phát từ
quan niệm đạo pháp tự nhiên (quan niệm cốt lõi của đạo). Lão Tử cho rằng:
Bản tính con người là siêu thiện ác, ông nêu cao học thuyết “Vô vi” vì theo ông
con người cũng như vạn vật trong vũ trụ “Sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô”
con người hình thành từ đạo. Vì sự phát triển và tiến hóa theo qui luật khách
quan, tự thân gọi là “Đức”. Con người phải hành động theo qui luật tự nhiên vì
tự nhiên là một trật tự điều hòa, ông viết: cái gì khuyết thì sẽ tròn đầy, cái gì
cong thì sẽ thẳng, cái gì cũ thì mới lại, cái gì ít thì sẽ nhiều và nhiều thì sẽ mất.
(đạo đức kinh)
Theo ông, con người cần phải “Vô vi” theo quan niệm sống, “Vô vi” có
nghĩa là hành động theo lẽ tự nhiên thuần phác, không hành động có tính chất
giả tạo gò ép với lẽ tự nhiên của mình. Để “Vô vi” con người phải cần: Từ ái,
cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung và tri túc. Theo Lão Tử, vạn vật sinh ra
đã có tính tự nhiên, con người là vật hữu tri khác với muôn vật, nhưng bản tính
con người sinh ra cũng đã là tự nhiên như nhau, tính đó vốn giản dị, mộc mạc
thuần phác, không bị xáo trộn gọt giũa bởi con người và nó hoàn toàn độc lập
với ý muốn chủ quan của con người. Nếu tính đó bị nhiễm một cái gì đó thì nó
không còn là tính nữa, ông viết: “mất đạo rồi mới có đức, mất đức rồi mới có
nhân, mất nhân rồi mới có nghĩa, mất nghĩa rồi mới có lễ. Lễ chỉ là cái vỏ bọc
của lòng trung tín, mà cũng là điều mới của sự loạn” (Lão Tử đạo đức kinh).
Như vậy, theo Lão Tử cốt lõi cơ bản của bản tính trí tuệ của con người
và trật tự xã hội là phải giữ cái gốc và đạo tự nhiên, thuần phác. Ông cho rằng
con người có cuộc sống giữ được bản tính thuần phác tự nhiên thì ở ngoài vòng
phân biệt thiện ác.
Trang Tử, có phần đi xa hơn và cho rằng bản tính tốt đẹp nhất của con

người là “đạt đạo”, “tề vật”, “tiêu giao du” với vạn vật để trở thành chân nhân.
Vì sinh ra từ đạo tự nhiên nên mỗi người có một bản tính, một khả năng
sở thích của riêng mình, không ai giống ai. Sự sống chết con người là một, thọ
yếu mạnh khỏe đều như nhau cũng không có sự phân biệt giữa “vật” và “ta” đó
là trạng thái giữa con người với động vật. Con người nên hòa đồng với “đạo”.
Theo thuyết “vô vi”của ông thì con người không cần cải biến động vật,
con người chỉ có thể tuyệt đối phục tùng tự nhiên biến hóa của vạn vật mà
không làm chủ được trước sự biến đổi của sự vật khách quan, xã hội mà có
những tiêu chuẩn chung cho mọi người về pháp luật, luân lý, đạo đức…là trái
bản tính tự nhiên của con người. Đây là điểm hạn chế lớn nhất của ông.
Tuy nhiên những quan niệm trên về bản tính con người của Trang Tử có
yếu tố duy vật và biện chứng, nhưng về cơ bản là phản ánh thế giới quan duy
tâm, các quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc, thực
chất là vấn đề khả năng hoạt động chính trị, phẩm chất con người thống trị làm
cho kẻ thống trị dành được quyền sao cho xã hội được yên ổn và mọi người
trong xã hội được sống theo khuôn khổ.
Còn với trường phái Mặc Gia, mà người đại diện cho trường phái này là
Mặc Tử. Theo Mặc Tử muốn ổn định đời sống xã hội và giáo dục con người
nhân cách tốt thì phải dùng thuyết “kiêm ái” và “thượng đồng”. Mặc Tử là
người suốt đời làm việc nghĩa,ông được coi là “người tốt ở gầm trời muốn tìm
cũng không thể được vậy”. Theo Mặc Tử thi “kiêm ái” là yêu hết tất cả mọi
người, không phân biệt trên dưới, yêu người như yêu mình “kiêm ái” là cái
thực của nhân, là nội dung của nghĩa, cho nên đem lại lợi lớn cho mọi người.
Còn “thượng đồng” là dưới luôn phải phục tùng mệnh lệnh bên trên và thuận
theo ý trên (ý của trời và quỷ thần). Vì vậy, ông tin là có quỷ thần và mệnh trời
nên tư tưởng của ông có phần hạn chế, vì ông lấy ý chí của quỷ thần và mệnh
trời làm nguyên tắc cao nhất trong đời sống xã hội, làm thước đo chuẩn mực
mọi hành vi cao nhất trong đời sống xã hội. Mặc Tử cho rằng trời là một đấng
anh minh có ý chí có nhân cách và quyền tối cao, nên ông mang là người duy
tâm. Tuy nhiên tư tưởng của ông có nhiều tiến bộ, ông kêu gọi mọi người hãy

thương yêu và giúp đỡ nhau, hãy lao động có ích thiết thực của cuộc sống và
chủ trương chọn người hiền tài lãnh đạo đất nước không phân biệt địa vị trong
xã hội.
Như vậy, quan điểm về bản tính con người trong các trường phái triết
học Trung Quốc có những điểm tương đồng và khác biệt, điều đó nói lên vẻ đa
dạng và phong phú của nền triết học Trung Quốc trong vấn đề tìm hiểu về bản
tính con người.
Tóm lại, quan điểm về bản tính con người trong triết học Phương Đông,
tuy có những hạn chế và mục đích lịch sử của mỗi dân tộc trong thời đại đó.
Nhưng đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong người Á Đông đặc biệt là con
người Việt Nam. Nếu triết học Ấn Độ đi tìm con đường hoàn thiện bản tính
con người theo cách tu hành thì triết học Trung Hoa lại nhấn mạnh việc rèn
luyện phẩm chất đạo đức cá nhân của tầng lớp trí thức phù hợp với nhu cầu trị
quốc. Bởi vậy, các quan điểm này của triết học Phương Đông đã hòa quyện với
nhau thành “Tam giáo đồng nguyên” và trở thành con đường rèn luyện, giáo
dục đạo đức con người ở Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến. Và một số
yếu tố tích cực để được kế thừa góp phần vào việc giáo dục nhân cách con
người việt nam hiện nay.
1.1.2 Quan điểm về bản tính con người trong triết học Phương Tây
Nếu như triết học Phương Đông đề cao đạo đức để hoàn thiện bản tính
con người thì triết học Phương Tây lại quan điểm khác hơn. Các nhà tư tưởng
Phương Tây luôn đề cao tri thức khoa học trong sự phát triển bản tính con
người các yếu tố đạo đức cũng được họ bàn đến nhưng ở vị trí đứng sau tri
thức, do tri thức quyết định. Mặt khác, ở triết học Phương Đông không có sự
phân biệt rõ ràng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa chủ nghĩa
duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan thì triết học Phương Tây lại có sự
phân biệt đó.
Ở triết học Phương Tây, các nhà triết học duy tâm khách quan thường
hay thần thánh hóa về mặt tinh thần trong đời sống của con người. Vì vậy, họ
quan niệm bản tính con người có từ “ý niệm” (Platon) hay là “ý niệm tuyệt

đối” (Heghen). Các đại biểu duy tâm chủ quan thì lại tuyệt đối hóa “cái tôi”
của con người tức là yếu tố chủ quan trong bản tính con người.
Ở vào thời cổ đại Hy Lạp, Xôcrat (469-399 trcn) là một nhà duy tâm chủ
quan đã lấy con người làm trung tâm của nghiên cứu triết học đặc biệt là trong
lĩnh vực đạo đức ông quan niệm rằng: Triết học không phải là cái gì khác hơn
sự nhận thức của con người, về chính bản thân mình. Triết học là học thuyết
dạy con người sống. Con người chỉ có thể nhận biết được những gì nằm trong
quyền hạn của mình. Vì vậy, ông có luận điểm nổi tiếng là: “con người hãy
nhận thức chính mình”. Có nghĩa là sự nhận thức chỉ mang tính cá nhân, tự
nhận thức bản thân mình. Bởi vì trên cơ sở nhận thức bản thân mình con người
mới hiểu được chính cái tôi, cái thiện, cái ác và mới phát hiện được bản tính
con người là như thế nào?
Xôcrat đã đề cao vai trò của tri thức. Ông cho rằng: “tri thức với đạo đức
là một”, mà tri thức đó phải là tri thức về cái thiện. Nếu đạo đức mà hành động,
xử thế đẹp thì nó sẽ trở thành một tri thức. Ông viết, “ người nào có đạo đức thì
người đó có tri thức”. Như vậy ông coi tri thức là nền tảng của đạo đức; là khoa
học về cái thiện, dạy con người tự hoàn thiện bản thân mình.
Do đó, theo quan điểm của Xôcrat thì tri thức có vai trò quan trọng. Tri
thức giúp con người tránh được những điều xấu trong cuộc sống, đưa con
người hướng đến cái thiện cao cả. Ông cũng cho rằng mọi hành vi vô đạo đức
đều là kết quả của sự dốt nát, yếu kém. Bởi vì, người nào mà biết thế nào là tốt
thì họ sẽ không làm điều xấu. Khác với các nhà ngụy biện, Xôcrat luôn phân
biệt rõ ràng giữa cái thiện và cái ác, ông cho rằng con người mà có hạnh phúc
là con người đức hạnh. Vì vậy ông khuyên mọi người nên sống hạnh phúc để
hoàn thiện đạo đức của chính mình.
Platon (427-347 trcn) là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm khách
quan thời cổ đại. Ông cho rằng “tinh thần”, “ý niệm” mới là “cái tồn tại chân
chính” còn sự vật cảm tính chỉ là “cái bóng của ý niệm”. Ông đã đồng nhất bản
tính của con người với linh hồn bất tử.
Ông khẳng định tri thức của con người bắt nguồn từ ý niệm sinh ra, và

do con người có sự kết hợp của ba yếu tố: lý tính - là cơ sở của sự thông thái, ý
chí - là cơ sở của lòng dũng cảm, nhục dục - là cơ sở của sự hiểu biết. Vì vậy
bản tính con người hoàn thiện được và vượt lên ý niệm tối cao của cái thiện.
Platon cũng chia đức hạnh con người thành bốn loại đó là: tiết độ, gan
dạ, khôn ngoan và công bằng. Tiết độ là đức hạnh có tất cả trong mọi người
không phân biệt đẳng cấp, không phân biệt địa vị trong xã hội; gan dạ là đức
hạnh không phổ biến (số ít); khôn ngoan là đặc quyền của các triết gia, Vua,
chúa; Công bằng là đức hạnh của xã hội vì nó thể hiện trong đời sống của cá
nhân lẫn cộng đồng nó có vai trò làm thước đo, sự thẩm định của thiết chế nhà
nước. Ông cho rằng chỉ có tầng lớp quý tộc mới xứng đáng thành lập nhà nước
lý tưởng bởi họ có đạo đức cai trị. Ông chia xã hội thành ba hạng người khác
nhau; Một là: “những nhà triết học” là hạng quý tộc tri thức trong xã hội có địa
vị cai trị xã hội, Vua không phải là do dân bầu một cách dân chủ mà là được
lựa chọn trong số những người có bản tính vượt trội nhất trong những nhà triết
học; Hai là: “vệ binh” là hạng người có phẩm chất và năng lực của họ phù hợp
với việc bảo vệ xã hội; Ba là: những người lao động sản xuất có bổn phận sản
xuất kinh doanh phục vụ đời sống vật chất xã hội. Ông cho rằng xã hội không
thể công bằng tuyệt đối giữa các tầng lớp mọi người cần phải biết và làm tròn
bổn phận của mình như thế mới là hướng tới công lý. Nguồn gốc sinh ra đều ác
là do sở hữu tư nhân, làm mất ổn định xã hội.
Arixtôt (384-322 trcn). Là một nhà triết học có nhiều cống hiến về đạo
đức, theo ông đạo đức là một phẩm chất linh hồn trong cuộc sống của con
người, nó không bằng con đường tự nhiên bẩm sinh mà bằng sự tự rèn luyện và
hoạt động của con người. Ông cho rằng, chỉ có việc phát triển quyền lợi chính
trị, khoa học mới tạo được con người có đạo đức. Luận điểm: tất cả mọi người
về bản tính là khát vọng đến tri thức. Có nghĩa là ông coi quá trình nhận thức là
quá trình khám phá ra chân lý đích thực của sự vật.
Ông coi đạo đức là có mối quan hệ mật thiết với chính trị, trong xã hội
mỗi công dân phải có đạo đức và làm tròn bổn phận nghĩa vụ đối công dân
mang lại quyền lợi cho nhà nước Arixtôt cho rằng: người có đạo đức tốt

thường thể hiện qua hành động hoạt động đạo đức, nếu ai làm việc thiện thì trở
thành chính nghĩa, ai hành động dũng cảm thì người đó dũng cảm, cũng có
người có bản tính tốt sẽ làm nhiều việc thiện và người có bản tính xấu thì sẽ
độc ác xấu xa làm hại mọi người. Arixtôt đã đưa phạm trù “chính nghĩa” làm
trung tâm của vấn đề đạo đức. Ông chú trọng vai trò của giáo dục và học vấn
trong quá trình hình thành bản tính con người.
Như vậy, vấn đề đạo đức là một trong những nội dung cơ bản của sự
phát triển bản tính con người trong triết học Hy Lạp cổ đại. Cũng do hoàn cảnh
lịch sử mà không cho phép các nhà triết học Hy Lạp cổ đại vượt qua những hạn
chế nhất định về thế giới quan và phương pháp luận trong quan niệm về con
người. Tuy nhiên chính họ là người đã khơi dậy tư tưởng nhân văn xuyên suốt
lịch sử tư tưởng ở Phương Tây.
Bước sang thời kỳ Trung cổ, các nhà thần học Kitô giáo đứng trên lập
trường duy tâm khách quan đã cho rằng: Con người không tồn tại độc lập, quá
trình nhận thức của con người là do nhận thức của thượng đế, thượng đế sáng
tạo ra tất cả. Vì vậy, bản tính con người cũng do thượng đế sáng tạo ra, cho nên
mọi hạnh phúc, khổ sở, gian xảo, thiện, ác cũng đều do thượng đế sắp đặt.
Do khẳng định quyền lực và công lao của thượng đế. Ôguytanh (354 -
430) đã quan niệm thế giới là do thượng đế định đoạt được trước ý chí của con
người. Ông xem chúa trời ánh sáng của trí tuệ, từ các hiện tượng tự nhiên đến
quá trình nhận thức của con người, đến đời sống của con người là do sự can
thiệp của chúa. Nếu cuộc sống con người mà xa rời của thượng đế là bị sự
quyến rũ của quỹ dữ và con người sẽ mắc phải điều ác, những hành vi tội lỗi
trong dòng chảy của đời sống; cái thiện, cái ác luôn đan xen nhau. Cái thiện
xuất phát từ chúa, chúa luôn khuyến khích con người làm điều thiện, bởi Chúa
là nơi “mà ta hằng mong tới trong cuộc tìm kiếm vĩnh cửu”. Nhưng cái ác cũng
không phải là tự nhiên sinh ra mà do cái thiện suy yếu. Nếu không có cái gì tồn
tại cả thì sẽ không có cái ác, cái ác xuất hiện do ý chí bị lung lay chệch hướng
không chịu sự kiểm soát của lý trí, cái ác là cái vi phạm đạo đức con người.
Như vậy, Ôguytanh khuyên chúng ta nên theo tiếng gọi thiêng liêng của

chúa thì cái thiện, cái hạnh phúc sẽ trở về trong mỗi cá nhân và cái ác lúc đó sẽ
bị đẩy lùi.
Hay với luận điểm nổi tiếng “Tôi tin vì đó là điều trái với lý tưởng” của
Téctulieng đã làm rõ bản chất của tôn giáo, đó là niềm tin không nhất thiết phải
chứng minh và cũng không thể chứng minh, cái quan trọng nhất đối với mọi
tôn giáo là ở chổ: tin và phải tin. Téctulieng đi đến khẳng định tự do của con
người là tùy thuộc vào ý chúa. Hoặc với TômátĐcanh (1225 - 1274) cũng cho
rằng chúa là người có công lao sáng tạo, sắp đặt trật tự thế giới, thế giới được
chúa sắp đặt từ các sự vật không có linh hồn đến con người thần thánh và cao
nhất là chúa.
Như vậy, thế giới quan là duy tâm thần bí nên tư tưởng về bản tính con
người trong triết học Tây Âu trung cổ chỉ nằm trong giới hạn của thượng đế, do
thượng đế định đoạt và chi phối sự hoàn thiện bản tính con người, con người
không thể hiểu mình với tư cách là chủ thể của ý thức không làm chủ được
cuộc sống nên năng lực con người bị thủ tiêu. Có thể nói rằng con người trong
triết học Trung cổ bị tước hết tính tự nhiên, năng lực và ý chí.
Trải qua đêm trường Trung cổ, quan niệm về con người có bước thụt lùi
so với thời cổ đại nhưng về mặt lịch sử triết học nó vẫn tuân theo quy luật của
sự phát triển xã hội, kế thừa tài sản của lịch sử và các hình thành kinh tế xã hội,

×