Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Viết về Gương người tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.83 KB, 3 trang )

Nội dung bài viết :
TÂM HUYẾT VỚI CÔNG VIỆC
Một tập thể vững mạnh thì bên trong nó không thể không có những con
người gương mẫu. Điều này đúng với tập thể trường tôi. Có nhiều tấm gương
tốt rất đáng viết ra đây với mong muốn được nhân rộng. Nhưng tôi nghĩ, một
tấm gương ấn tượng cần nói đến trước tiên là chị nhân viên bảo vệ của nhà
trường.
Trường Tiểu học Yên Trạch nằm gọn trên một quả đồi nhỏ, bao quanh
bởi một lối mòn với những ngả rẽ đi nhiều phía. Một bức tường rào xây đã
lâu, rất thấp, có chỗ cao chưa đến một mét. Trước đây, súc vật thả rông sau
mùa gặt thoả mái ra vào sân trường, người ra kẻ vào bất cứ chỗ nào đều dễ
như không. Về trường công tác chưa lâu, nhưng tôi được nghe kể lại những
chuyện mất trộm nhỏ nhặt như mất cái bàn, cái ghế, cuộn dây điện, thi
thoảng vẫn xảy ra. Cây con nhà trường tổ chức học sinh trồng và chăm sóc
khá vất vả, bởi lẽ trồng trên nền đất cằn cỗi, lởm chởm đá gan gà, nước suối
tuy không xa lắm nhưng đường đi lấy nước lại quá dốc và nhỏ hẹp, qua nhiều
bờ ruộng bậc thang cao vượt đầu trẻ. Múc được gàu nước tưới cây thật không
dễ gì ! Vậy mà, cứ hễ cây con hồi xanh được là lại bị kẻ xấu nhỏ bỏ hoặc bẻ
gãy. Đôi lúc cô và trò đang say sưa với bài học hay thì ngoài sân trường xuất
hiện kẻ bệnh hoạn la hét, chửi bới tục tĩu đủ thứ ! Thôi thì cứ gọi là cái ngoại
cảnh không thuận lợi cho việc dạy và học của nhà trường thường xảy ra như
cơm bữa đã từ lâu.
Vậy mà từ ngày có "bà Hoà bảo vệ" mọi chuyện phiền toái ấy bỗng
dưng biến mất. Cái tên gọi "bà Hoà bảo vệ" tự nó sinh ra ngay từ khi chị
Hoàng Thuý Hoà mới đến nhận hợp đồng làm nhiệm vụ bảo vệ cho nhà
trường mà nghe cứ quen quen, gần gũi, mộc mạc, dân dã. Các em học sinh
lớn bé đều gọi vậy. Phụ huynh già trẻ cũng gọi vậy. Các thầy cô trong trường
cũng đều gọi chị như thế cả. Chị cũng nhận lấy cái tên gọi đó thật tự nhiên,
xem đó như một món quà được mọi người trân trọng trao tặng cho chị vậy !
1
Cứ nhìn những việc chị Hoà làm thường ngày mới hiểu rõ vì sao trật tự


trị an của trường tôi được duy trì tốt đến thế. Sáu giờ sáng, ngủ dậy, sau khi
dạo quanh trường kiểm tra mọi thứ, chị mới vệ sinh cá nhân, chuẩn bị bữa
điểm tâm giản đơn rồi ra mở cổng trường. Học sinh nông thôn miền núi
thường có thói quen đi học từ rất sớm. Tuy bảy giờ mười lăm phút mới đến
giờ vào lớp học nhưng có những em vì nhà ở xa, sợ đi học muộn nên đã ra
khỏi nhà từ lúc năm giờ rưỡi, đến trường có khi thì bảy giờ kém hay có lúc
còn sớm hơn. Hiểu điều đó, chị Hoà luôn cảm thông và mở cổng trường sớm,
đón các em vào trường mà không tỏ ra bực rọc, khó chịu.
Về đêm, khi trong trường hoàn toàn vắng vẻ - vì trường tôi chưa có nhà
công vụ dành cho cán bộ, giáo viên nên mọi người sau ngày làm việc thường
về nhà riêng hoặc ở nhà thuê cách xa trường - chị lại một mình với chiếc đèn
pin cá nhân, tài sản của riêng mình đảo quanh một lượt cuối ngày, xem xét
từng phòng, từng lớp học, từng ngõ ngách khuôn viên, sân trường, rồi mới
trở về phòng ngủ.
Chị luôn mở, đóng cửa các phòng học đúng giờ quy định. Đánh trống
tập trung, trống ra vào lớp không bao giờ sớm hơn hay muộn hơn dù chỉ một
phút. Không chỉ làm tròn nhiệm vụ của mình, chị Hoà còn luôn nhắc nhở mọi
người thực hiện giờ giấc ra vào lớp đúng quy định. Mới đầu, đôi lúc cũng có
vài ý kiến bày tỏ thái độ không hài lòng. Nhưng lâu dần ai nấy đều hiểu ra
lòng tốt của chị và tự giác chấp hành nghiêm túc. Có lần, thấy một em học
sinh nhức đầu, chảy máu cam trong giờ học. Không chờ ai sai bảo, dù biết đó
cũng không phải là trách nhiệm chính của mình, nhưng chị đã không nề hà
đưa em về phòng nghỉ của mình và cứu chữa kịp thời.
Trường tôi học hai buổi mỗi ngày mà điều kiện tổ chức nấu ăn bán trú
cho tất cả học sinh lại chưa thực hiện được bởi kinh tế nhiều gia đình học sinh
quá khó khăn, chưa thể đóng góp tiền ăn bán trú cho con. Nhiều em thường
mang theo cặp lồng nhựa đựng khẩu phần ăn bữa trưa do cha mẹ nấu cho từ
đêm hôm trước. Đến bữa thì cơm đã quá nguội lạnh, vón cục khô cứng.
2
Những cảnh tượng đó khiến chị không khỏi nao lòng, nhất là những ngày mùa

đông lạnh giá. Được lãnh đạo nhà trường chấp thuận cho chị phụ giúp nhà
bếp, chị thường xuyên cùng với các cô giáo và các nhân viên khác tổ chức
hâm nóng lại đồ ăn cho các em. Trong bữa cơm rau đam bạc xa nhà mỗi ngày
của từng em học sinh vì thế mà có cả tấm lòng thơm thảo của chị !
Khó có thể kể hết được sự nhiệt tình giúp sức của chị để công việc
hằng ngày của trường luôn được suôn sẻ. Được hỏi vì sao tuổi đã ngoài năm
mươi, lại là phụ nữ, nhưng chị không chỉ làm tốt công việc bảo vệ của mình
mà còn hăng hái ra tay giúp việc người khác tận tình đến thế ? Chị nói :
- Mình nghĩ, dù là người làm công việc gì, làm ở vị trí nào trong xã hội
cũng đều cần phải có cái tâm. Mình may mắn được làm việc ở trường này,
hằng ngày nhìn thấy lũ trẻ đến học mà nhớ lời dạy của Bác Hồ lúc sinh thời
"Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Được góp công góp sức cùng các
thầy cô làm tròn nhiệm vụ trồng người mình thấy tự hào, vinh dự lắm ! Từng
công việc mình làm hằng ngày chính là để hướng cho bọn trẻ học lối sống
theo tấm gương Bác Hồ đấy ! Mình tự nhủ, bản thân làm được thêm việc gì
để giúp ích cho đời thì hãy cố mà làm cho tốt, mình không hề tính toán, so đo.
Được nghe một câu trả lời không chút hoa mỹ, nó chân chất, mộc mạc
mà tôi thấu được cả những suy tư, trăn trở của chị. Còn tôi, tôi lại nghĩ,
trường Tiểu học Yên Trạch thật may mắn có được một nhân viên bảo vệ như
chị Hoà khác nào có được thêm một đôi cánh chắc khoẻ để duy trì, thúc đẩy
thành tích dạy học và giáo dục của nhà trường ngày càng vươn cao, vươn xa !
Tôi thầm cảm ơn chị và chúc chị luôn tươi trẻ, gắn bó lâu dài với ngôi trường
này.
Yên Trạch, tháng 3 năm 2011.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×