ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA MÔI TRƯỜNG
THÁNG 2 NĂM 2014
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1
Hình 1.1 Sông Bé nằm ở tỉnh Bình Dương
1.1 Đặt vấn đề:
Sông Bé là một phụ lưu lớn của hệ thống sông Đồng Nai, với diện tích lưu vực
7.650 km
2
, nằm trên địa bàn các tỉnh Đắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và
một phần nhỏ ở thượng lưu thuộc Campuchia. Lưu vực sông Bé có nguồn nước dồi dào,
với lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm trên lưu vực là 251,4 m
3
/s và tổng lượng
nước mặt hàng năm trên lưu vực nhận được khoảng 7.929,45 triệu m
3
.
Trong các phụ lưu của sông Đồng Nai, Sông Bé có hệ thống thủy điện-thủy lợi
được thiết kế hoàn chỉnh nhất với bốn bậc thang: Thác Mơ, Cần Đơn, Soc Phu Miêng và
Phước Hòa. Hệ thống thủy điện, thủy lợi này đã và đang cấp điện năng, nước tưới, nước
sinh hoạt, nước cho công nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội
khu vực Ðông Nam Bộ. Trên lưu vực Sông Bé những năm gần đây đã xảy ra các hiện
tượng tai biến địa chất như trượt lở đất (Bình Long, Phước Long, Bù Ðăng), lũ quét (Lộc
Ninh, Bù Ðăng), nứt đất (Lộc Ninh, Bình Long, Phước long, Bù Ðăng), xói mòn bề mặt,
xâm thực vách sông dưới đập, bồi tụ lòng hồ…Các tai biến này đang có nguy cơ làm
giảm chất lượng môi trường sống cũng như chất lượng các công trình (hồ, đập). Để phục
vụ cho công tác quản lý, giảm thiểu tác động môi trường cần thiết phải xây dựng bản đồ
phân vùng nguy cơ rủi ro môi trường bằng các tài liệu điều tra thực tế và kỹ thuật tích hợp
dữ liệu viễn thám.
1.2 Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước trong lĩnh vực:
1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới:
Những năm gần đây, viễn thám đã và đang đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực
2
quản lý tài nguyên nước (Bastiaansen, W. G., 1998). Các nghiên cứu ứng dụng viễn thám
trong lĩnh vực này xoay quanh một số vấn đề dò tìm, khai thác, ước tính trữ lượng nước
ngầm (Tashpolat Tiyip et al., 2005), thành lập bản đồ khu tưới, tính toán nhu cầu nước
cây trồng (Bao Yansong et al., 2006). Quá trình xử lý dữ liệu viễn thám thường được thực
hiện trong GIS. Bên cạnh đó, viễn thám còn đƣợc tích hợp với các mô hình thủy văn
trong vai trò cung cấp dữ liệu đầu vào như thực phủ, thổ nhưỡng, địa hình, khí tượng (Li
Daofeng et al., 2005).
Trên thế giới việc ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong việc thành lập bản đồ nguy cơ
rủi ro môi trường đã bắt đầu nghiên cứu, thực hiện cho một số khu vực Rumania, Italia
1.2.2 Nghiên cứu trong nước:
Ứng dụng khoa học viễn thám vào các lĩnh vực nghiên cứu mới được áp dụng
mạnh từ năm 2000 trở lại đây, bởi do thiếu điều kiện cơ sở vất chất và nguồn nhân lực.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia và Ngân hàng phát triển châu Á, Cơ
quan thám hiểm Nhật Bản (JAXA) vừa khởi động dự án “Ứng dụng công nghệ viễn thám
trong quản lý lưu vực sông”.
Hình 2.1 Vệ tinh trong khởi động dự án “Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản
lý lưu vực sông”.
Các hoạt động sẽ được thực hiện tại dự án bao gồm: Hiện chỉnh số liệu mưa ở lưu
vực sông đo qua vệ tinh; xây dựng hệ thống giao diện giữa số liệu mưa vệ tinh và hiện
chỉnh dùng dự báo lũ; xây dựng GSWeb cảnh báo lũ; xây dựng mô hình chạy thử cảnh
báo lũ qua tin nhắn và điện thoại di động; tăng cường năng lực công nghệ và xây dựng
hướng dẫn chính sách, giám sát và đánh giá phương thức quản lý viễn thám…
3
Hình 2.2 Hội thảo khởi động dự án “Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý lưu
vực sông”.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Áp dụng viễn thám làm sáng tỏ đặc điểm môi trường địa chất lưu vực từ đó phân
tích vùng nguy cơ rủi ro phục vụ công tác quản lý lãnh thổ. Chi tiết các mục tiêu cụ thể
được đặt ra như sau:
_ Tìm hiểu hiện trạng cân bằng nước lưu vực sông Bé, phương pháp xác định để
phân tích nguy cơ rủi ro trên lưu vực sông bé.
_ Thành lập bản đồ nguy cơ rủi ro từ các dữ liệu viễn thám.
_ Ứng dụng có hiệu quả viễn thám kết hợp với GIS trong giám sát, điều tra môi
trường địa chất lưu vực sông Bé; phòng tránh thiên tai.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên nước lưu vực sông Bé, các phương
thức khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong lưu vực sông Bé nằm trên địa phận các
tỉnh Đắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và một phần thuộc Campuchia.
4
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA LƯU VỰC SÔNG BÉ
2.1 Đặc điểm tự nhiên của lưu vực sông Bé:
2.1.1 Vị trí địa lý:
Phạm vi lưu vực sông Bé trải dài trong khoảng tọa độ 11006’-12
0
22
’
vĩ Bắc và
106
0
33
’
– 107
0
31
’
độ kinh Đông, thuộc địa phận các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng
Nai, Đắc Nông và một phần nhỏ trên đất Campuchia. Về ranh giới, phía Bắc giáp với các
sông nhánh của lưu vực sông Mêkông thuộc Campuchia, phía Đông và Nam giáp lưu vực
sông Đồng Nai, phía Tây giáp lưu vực sông Sài Gòn. Sơ đồ vị trí lưu vực sông Bé được
thể hiện ở hình 2.1.
Hình 2.1 Vị trí địa lý lưu vực sông Bé
2.1.2 Đặc điểm của lưu vực sông Bé:
Lưu vực sông Bé nằm trên vùng chuyển tiếp từ địa hình núi cao, cao nguyên của
phần cuối phía Nam dãy Trường Sơn xuống đồng bằng Nam Bộ nên địa hình biến đổi rất
đa dạng và phức tạp. Trên lưu vực vừa có địa hình đồi núi lại vừa có địa hình trung du
5
dạng gò đồi úp bát và lượn sóng xen lẫn một ít đồng bằng nhỏ, hẹp và một số dạng lòng
chảo (bàu trũng).
Hình 2.2 Bản đồ địa hình lưu vực sông Bé
2.1.3 Đặc điểm khí hậu:
Lưu vực sông Bé nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió
mùa với hai mùa gió đông và hè.
2.1.3.1 Nhiệt độ không khí:
Lưu vực sông Bé có nền nhiệt độ cao với nhiệt độ trung bình năm ở các nơi dao
động trong khoảng 25,5 – 26,7
0
C và biến động nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất và nhỏ
nhất trong năm từ 20 – 40
0
C. Thời gian nóng nhất trong năm thường vào những tháng
cuối mùa khô và đầu mùa mưa, từ tháng III - V, với khoảng 27 – 28
0
C, trong đó cao nhất
là tháng IV. Thời gian lạnh nhất trong năm vào khoảng từ tháng XII - I, với 23 -25
0
C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên đến 38,5 - 40,6
0
C nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối chỉ ở mức từ 13,7-14,3
0
C.
6
Hình 2.3 Bản đồ nhiệt độ trung bình năm lưu vực sông Bé
2.1.3.2 Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình năm ở các nơi trên lƣu vực nằm trong khoảng 80 – 82 %. Độ ẩm
lớn thường rơi vào các tháng trong mùa mưa (tháng VI - X đạt từ 80 – 90 %) và độ ẩm
nhỏ vào các tháng mùa khô (tháng I - III đạt từ 70 – 75 %).
2.1.3.3 Mưa:
Lượng mưa hàng năm trên lưu vực sông Bé vào loại lớn nhất trên toàn lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai, từ 2.200 - 2.600 mm, song lại phân bố không đều cả theo không
gian và thời gian, mà nguyên nhân chính là do sự chi phối của chế độ gió mùa và yếu tố
địa hình.
7
Hình 2.4. Bản đồ lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Bé
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT CỦA
LƯU VỰC SÔNG BÉ
3.1.Phân loại thạch học.
Phân vùng nhận dạng các loại đá là một trong những ứng dụng quan trọng của viễn
thám trong nghiên cứu môi trường địa chất. Các tư liệu để nghiên cứu, phân loại đá trong
lưu vực là:
-
Ảnh radar tỷ lệ 1/500.000 và ảnh Landsat TM cho phép phân chia các loại đá chủ
yếu phân bố trong lưu vực.
8
-
Ảnh hàng không tỷ lệ 1/30.000 cho phép xác định ranh giới các loại đá và phân
định chi tiết sự phân bố thạch học trong diện tích hẹp như trầm tích thung lung,
sườn tích, lũ tích…
Các dấu hiệu được sử dụng nhận dạng các loại đá trong quá trình giải đoán gồm:
-
Các yếu tố ảnh như: tone ảnh, kích thước, hình dạng, hoa văn ảnh, kiểu mẫu, vị trí,
bóng đổ.
-
Các yếu tố địa kĩ thuật như kiểu dòng chảy, địa hình, đặc điểm mương xói.
3.1.1 Các đá trầm tích gắn kết.
Ảnh Landsat TM kênh 5 và kênh 7: trên ảnh vệ tinh Landsat TM kênh 5 có bước
sóng 1.55-0.75 µm ( hồng ngoại) và kênh 7 có bước sóng 2.08-2.35 µm (hồng ngoại
trung), cả hai kênh có độ phân giải mặt đất là 30m. Đặc điểm phổ của hai kênh này cho
phép nghiên cứu các bức xạ phát xạ của các thể đá khác nhau.
Nhận dạng trên ảnh:
-
Có tone xám đen đến đen thẫm, kiến trúc thô nhám không đồng nhất, thường có
dạng kéo dài dọc các thung lung lớn.
-
Mạng thuỷ văn phát triển trên đá trầm tích gắn kết có dạng vuông góc, gấp khúc bất
thường.
Hình 3.1. (a) kênh 5, (b) kênh 7 Landsat TM năm 1998 vùng Đồng Xoài.
Ở đây quan sát thấy các tone xám trắng hoặc trắng dạng đốm phân bố rải rác có dạng
đẳng thước hoặc dải hẹp kéo dài mà có thể dự đoán đó là phần sót lại của đá bazan.
3.1.2 Các đá aluvi cổ.
9
Các trầm tích gắn kết yếu có tuổi Neogen-Pleistocen mà trước đây người Pháp gọi
là các aluvi cổ được nhận biết khá rõ.
Nhận dạng trên ảnh:
Tone ảnh xám trắng đến trắng . kiến trúc mịn vừa khá đồng nhất, mạng dòng chảy
thưa , thung lung thường mở rộng, đặc biệt trên vùng phát triển trầm tích này thường có
hệ thống hồ, bầu trũng.
Tại các vùng có tone trắng đồng nhất phân bố thành mảng rộng cho phép dự đoán
các trầm tích có bề dày lớn, địa hình bằng phẳng ít phân cắt. Ở những nơi tone ảnh xám
nhạt, kéo dài theo thung lung có thể dự đoán lớp phủ aluvi mỏng, hoặc lộ các lớp đá gốc
là trầm tích gắn kết.
Hình 3.4. Cuộn sỏi aluvi cổ cấu tạo thềm cao 90m ở Tân Hoà Đồng Phú.
3.1.3 Đá bazan trẻ
Nhận dạng trên ảnh
TM kênh 5, kênh 7: Dạng khối, có tone xám đen, kiến trúc mịn đều, mạng dòng
chảy dạng toả tia, đáy thung lũng hẹp. Hệ thống hồ và đập cũng thường được xây dựng
trên dạng địa hình này. Các khối này có ranh giới với các thể địa chất khác rất rõ ràng.
Trên ảnh radar : Các vòm bazan có tone trắng xám, kiến trúc mịn vừa.
10
Hình 3.5 Bazan trẻ phủ trên aluvi cổ khu vực xã Tiến Hưng.
3.1.4 Các đá bazan cổ.
Nhận dạng trên ảnh
TM kênh 5: Tone ảnh đen thẫm xen với tone xám đen với các đốm trắng, kiến trúc
dải không đều, địa hình vùng này phân cắt mạnh. Do hạn chế diện tích ảnh nên việc xác
định chi tiết đặc điểm các đá bazan cổ được giải đoán trên ảnh radar.
Trên ảnh radar: bazan cổ có tone xám đến xám tối, kiến trúc dải, địa hình phân cắt
khá mạnh, mạng dòng chảy song song về một phía.
Căn cứ vào các dấu hiệu ảnh thì có thề xếp các đá bazan ở Phú Riềng và Phước
Long vào cùng loại với bazan Lộc Ninh, Bình Long có tuổi trẻ, bazan vùng Bà Na, Bù
Đăng có thể xếp vào loại bazan cổ hơn.
3.1.5 Các đá trầm tích trẻ.
Các trầm tích này có mặt trong hầu hết các thung lũng sông, suối, các trũng, bàu
các chân sườn núi đồi của vùng nghiên cứu.
11
Hình 3.8 Các dải aluvi trẻ phân bố dọc thung lũng
Nhận dạng trên ảnh:
Các trầm tích trẻ thường phân bố thành các dải nhỏ tone đen.
Ảnh hàng không: Các trầm tích sông suối phân bố dọc theo hệ thống dòng chảy,
tone ảnh xám, xám đen, kiến trúc mịn. Đôi nơi thung lung mở rộng có các ô vuông màu
trắng ( các mảnh ruộng mới thu hoạch).
Các trầm tích đầm lầy: có hình dạng các bàu, tone ảnh xám đen, kiến trúc mịn đồng
nhất, xung quanh bàu thường phân bố aluvi cổ với tone xám trắng
Bảng 3.1 Dấu hiệu nhận biết các loại đá chính
Loại đá Tone ảnh Kiến trúc
ảnh
Địa hình Mạng dòng
chảy
Trầm tích gắn
kết hạt mịn:
bột kết, sét kết,
cát kết
Xám đen, đen Thô nhám Thung lung
kéo dài
Vuông góc, gẫy
khúc đột ngột
Trầm tích gắn
kết hạt thô: Cát
kết, bột kết
Xám Loang lổ Thung lung
kéo dài
Cành cây
Aluvi cổ Xám trắng,
trắng
Mịn vừa, đồng
nhất
Đồi thoải Thưa thớt
12
Aluvi trẻ, đầm
lầy
Xám đen Mịn Trũng, thung
lũng
Phân bố đáy thung
lũng
Bazan cổ Xám đen thẫm Dải không đều Cao nguyên
phân cắt
Song song
Bazan trẻ Xám đen nhạt Mịn đều Vòm Toả tia
Xâm nhập Trắng Thô Khối cao
(bóng đổ)
Ít
Hình 3.12 Bản đồ giải đoán thạch học
3.2 Đặc điểm địa mạo
Ảnh viễn thám là các tư liệu thể hiện đặc điểm địa hình bề mặt trái đất vì vậy sử
dụng chúng để nghiên cứu địa mạo rất thích hợp và có hiệu quả cao.
13
Hình 3.2 Ảnh radar vùng nghiên cứu
3.2.1 Cao nguyên núi lửa
Cao nguyên núi lửa- xâm thực: phân bố từ độ cao 400 đến 950m. Bề mặt cao
nguyên nghiêng về phía tây nam. Các quá trình ngoại sinh diễn ra trên cao nguyên này
gồm:
-
Phong hoá tạo vỏ laterit dày 30-50m phân bố trên phần lớn diện tích.
-
Hệ thống sông suối dày đặc, phổ biến là các dạng cây thông, cành cây ( xem hình
3.2.1).
-
Trượt lở đất dọc sườn thung lung có độ dốc lớn hơn 25
0
14
Hình 3.2.1 Mạng sông suối dạng cây thông.
Cao nguyên núi lửa-bóc mòn: Bề mặt cao nguyên cũng nghiêng về tây nam. Các
quá trình ngoại sinh diễn ra trên cao nguyên này gồm:
-
Phong hoá tạo vỏ lateri dày 20-30m.
-
Hệ thống sông suối có mật độ thấp hơn bậc cao (400-950m), phổ biến là mạng song
song (xem hình 3.2.2).
-
Sườn thung lung sông cấp 3 và 4 rất dốc, phát triển các vách sạt lở.
Hình 3.2.2 Mạng sông suối dạng song song
15
Hình 3.2.3 Xói mòn khe rãnh phát triển trên cao nguyên bazan,
khu vực Bù Đăng.
3.2.2 Vòm núi lửa nguyên sinh
Các vòm núi lửa cũng được phân biệt với cao nguyên trên các ảnh quang học, ảnh
radar và mô hình DEM (Xem hình 3.2.4). Các vòm này được cấu tạo bởi các đá bazan trẻ.
16
Hình 3.2.4 Mô hình DEM thể hiện các vòm bazan
Các quá trình ngoại sinh diễn ra trên các vòm bazan chủ yếu là:
-
Phong hoá ferosialit có bề dày 5-15m.
-
Mạng sông suối có mật độ nhỏ, dạng toả tia.
-
Các suối con thường phát triển theo các khe nứt mới hình thành ở đỉnh vòm.
-
Rửa trôi bề mặt mạnh đến rất mạnh tại những nơi canh tác ( Xem hình 3.2.5)
-
Tác động của các công trình thuỷ điện.
17
Hình 3.2.5 Bóc trôi bề mặt trên vòm bazan ở Đồng Phú.
Hình 3.2.6 Trượt đất ở đỉnh vòm bazan Phước Long tại thung lung Dar Kir
18
Hình 3.2.7 Vách trượt trên ảnh hàng không ( vòm bazan Phước Long).
Hình 3.2.8 Mạng sông suối dạng toả tia vòm Thuận Lợi
19
3.2.3 Đồng bằng tích tụ - bóc mòn.
Đồng bằng có độ cao từ 80m đến 50m. Cấu tạo đồng bằng này chủ yếu là các đá
aluvi cổ thành phần chủ yếu là cát, cuộn sỏi màu xám vàng, xám trắng.
Các quá trình ngoại sinh đang diễn ra trên bề mặt đồng bằng gồm:
-
Rửa trôi bề mặt mạnh mẽ.
-
Xâm thực khe rãnh do các hoạt động nhân sinh như giao thông, canh tác không hợp
lý.
-
Tích tụ bàu trũng.
-
Đô thị hoá, công nghiệp hoá.
-
Khai thác khoáng sản (sét gạch ngói…)
Hình 3.2.9 Mạng sông suối dạng vòng.
3.2.4 Thung lung xâm thực – bóc mòn
Các thung lung xâm thực- bóc mòn là các dải địa hình trũng thấp hình thành dọc
theo các sông suối lớn trong vùng. Kiểu kiến trúc hình thái này hình thành do sự cắt xẽ
20
của dòng chảy vào địa hình cao nguyên bazan, vòm bazan và bề mặt đồng bằng tích tụ
bóc mòn.
Các quá trình ngoại sinh hiện đại trên bề mặt kiến trúc hình thái này gồm:
-
Xâm thực sâu đáy dòng chảy để lộ các lớp đá Jura cứng chắc.
-
Phổ biến mạng sông suối dạng cành cây (Xem hình 3.2.10) và dạng góc vuông
(Xem hình 3.2.11).
-
Các dải bãi bồn ven sông thường xuyên ngập lụt.
-
Sạt lở, trượt lở bờ sông.
-
Các dòng chảy thường xuyên bị ô nhiễm trầm tích.
Hình 3.2.10 Mạng sông suối dạng cành cây.
21
Hình 3.2.11 Mạng sông suối dạng góc vuông.
CHƯƠNG 4: PHÂN VÙNG NGUY CƠ RỦI RO MÔI TRƯỜNG
LƯU VỰC SÔNG BÉ
4.1 Nguyên tắc thành lập bản đồ nguy cơ rủi ro
Bản đồ nguy cơ rủi ro môi trường là một dạng của loại bản đồ địa chất môi trường
nhưng nội dung chính của bản đồ này tập trung vào các vấn đề cảnh báo môi trường.
Một số nguyên tắc để xây dựng bản đồ nguy cơ rủi ro môi trường.
- Thể hiện các yếu tố tự nhiên đặc trưng của lãnh thổ như: địa chất, địa mạo, tân kiến tạo.
- Thể hiện các tác động chính của con người đối với môi trường tự nhiên lãnh thổ như:
biến động lớp phủ thực vật, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, hệ thống giao
thông, khai thác khoáng sản,
- Thể hiện các yếu tố động lực địa mạo hiện đại như: xói mòn, xâm thực, rửa trôi, trượt
lở, bồi tụ, nứt đất, sụt lún,
- Thông tin phải dễ đọc, dễ hiểu, thể hiện tính khái quát và độ tin cậy cao.
22
4.2 Cơ sở dữ liệu để phân vùng.
4.2.1 Cơ sở tài liệu.
- Ảnh hàng không khu vực Lộc Ninh, Phước Long, Đồng Xoài, Chơn Thành.
- Ảnh Vệ tinh Landsat MSS 1983, TM 1992, TM 1998, ETM 1999.
- Ảnh Radar khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1/150.000
- Bản đồ địa hình Gauss tỷ lệ 1/25.000, Bản đồ UTM tỉ lệ 1: 50000.
- Bản đồ địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng có trong lưu vực. Tỉ lệ 1:50000-1:100000.
- Tài liệu liên quan tới môi trường lưu vực Sông Bé ( địa chất, địa mạo, thủy văn, thổ
nhưỡng, thực vật, ).
4.2.2 Mô hình số độ cao lưu vực Sông Bé.
Mô hình DEM
Mô hình DEM thể hiện độ cao lưu vực, sử dụng để phân tích các chỉ số hình thái
lưu vực ( xem chương 3).
Cao trình lưu vực ảnh hưởng gián tiếp tới lượng nước và nhiệt độ của nó. Lượng
mưa tăng tỉ lệ thuận với cao trình, theo tính toán trung bình tăng độ cao 100m thì lượng
mưa tăng 246mm và nhiệt độ giảm 0.5
0
C. [3]
23
Hình 4.1 Mô hình số độ cao lưu vực Sông Bé.
4.2.4 Kết quả phân tích ảnh viễn thám.
4.2.4.1 Bản đồ Thạch học giải đoán ảnh.
24
Hình 4.2 Bản đồ giải đoán ảnh thạch học
4.3 Phương pháp thành lập
Trong bài tiểu luận này phương pháp được sử dụng để thành lập bản đồ là liên kết
giữa dữ liệu viễn thám với dữ liệu vector và raster của HTTĐL.
Các dữ liệu viễn thám và thông tin địa lý được phân loại theo định nghĩa toán học,
theo chủng loại và từ đó đưa ra các mô hình kết hợp. Bản chất của việc liên kết dữ liệu
thông qua PPTH và chồng xếp dữ liệu.
Phương pháp thành lập bản đồ trong luận văn này là phân tích và tổng hợp liên kết
dữ liệu trong viễn thám và hệ thống thông tin địa lý nhằm tao ra các sản phẩm co ý nghĩa
hơn trong thực tế, chứa đựng nhiều thông tin và cho phép thực hiện các mô hình tính toán
25