Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Chương 8 chi phí vốn của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.73 KB, 22 trang )

Giảng viên: Ths. Hoàng Khánh
Viện Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
Chương 6
Chi phí vốn của Doanh nghiệp
Nội dung Chương V

Thế nào là chi phí vốn ?

Chi phí của các kênh huy
động vốn ?
2
6.1. Khái niệm chi phí vốn (1)

Chi phí vốn là những hao phí cần thiết để DN huy
động và sử dụng vốn.

Chi phí vốn được tính bằng số lợi nhuận kì vọng đạt
được trên vốn huy động được để giữ không làm giảm
lợi nhuận của chủ sở hữu.

Thể hiện dưới dạng giá trị tiền hay tỷ lệ %
3
6.1. Khái niệm chi phí vốn (2)
4
6.2. Chi phí các kênh huy động vốn
5
Chi
6.2.1. Chi phí nợ vay (1)
6


Các loại nợ vay đưa vào xác định chi phí vốn: Các
khoản vay nợ có chi phí (DN phải trả chi phí để huy
động)

Vốn vay thường được huy động để đầu tư dài hạn (dự
án đầu tư, mua mới TSCĐ,v.v…) hoặc bù đắp nhu cầu
vốn lưu động
6.2.1. Chi phí nợ vay (2)
7
Nguyên tắc xác định chi phí nợ:

Chi phí nợ vay được sử dụng để tính toán chi phí vốn
bình quân của DN phải là chi phí nợ vay sau thuế (thuế
TNDN)

Khi xác định chi phí nợ vay được huy động để tài trợ
cho các dự án đầu tư, chỉ tính chi phí của các khoản nợ
mới được huy động
6.2.1. Chi phí nợ vay (3)
8
Chi Chi Chi
6.2.1. Chi phí nợ vay (4)
9

Chi phí vay vốn:
- Đối với các khoản vay: chi phí được tính bằng
lãi suất vay nợ ấn định trong hợp đồng tín dụng
giữa DN và bên cho vay
- Đối với trường hợp vay thông qua chứng khoán
nợ (điển hình là trái phiếu)


Giá thị trường của TP bằng mệnh giá: Chi phí vay bằng với
lãi suất ghi trên TP

Giá thị trường của TP khác với mệnh giá: Chi phí vay bằng
với lãi suất hoàn vốn – YTM ( Yield To Maturity). YTM là lợi
tức mà người nắm giữ trái phiếu kỳ vọng nhận được nếu
nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn.
6.2.1. Chi phí nợ vay (5)
10
YTM được xác định trong công thức
P = ∑INT/(1 + YTM)t + M/(1 + YTM)n
Trong đó:
P: Giá thị trường của trái phiếu
INT: Lãi coupon trả trong mỗi kỳ
n: Số kỳ trả lãi
YTM: Lãi suất hoàn vốn
M: mệnh giá ghi trên chứng khoán nợ
6.2.1. Chi phí nợ vay (6)
11
Chi phí nợ vay sau thuế
Chi phí nợ vay sau thuế (%) = Kd(1-T)
Trong đó:
Kd: Chi phí nợ vay trước thuế
T: Thuế suất thuế TNDN
6.2.1. Chi phí nợ vay (7)
Ưu điểm Nhược điểm
12

Chi phí nợ vay sau thuế thường

thấp hơn chi phí vốn chủ sở
hữu

Việc sử dụng nợ vay có thể
giúp DN gia tăng chỉ số lợi
nhuận như ROE

Giúp DN tránh được nguy cơ
phân tán quyền sở hữu

CFOs sẽ phải thận trọng hơn
trong quản lý các dòng tiền

Sử dụng nợ vay sẽ làm tăng rủi
ro vỡ nợ của DN

DN càng sử dụng nhiều nợ thì vai
trò của chủ nợ càng trở nên quan
trọng
6.2.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (1)
13
Chi phí cổ phiếu ưu tiên (Kp)
Trong trường hợp chi phí lưu hành được thể hiện dưới dạng giá trị tiền:
Kp = Dp/ (P – F)
Trong trường hợp chi phí lưu hành được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm
của thị giá:
Kp = Dp / [P x (1 - F)]
Trong đó:
Kp: Chi phí cổ phiếu ưu tiên
Dp: Cổ tức ưu tiên

P: Thị giá cổ phiếu ưu tiên
F: Chi phí lưu hành
6.2.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (2)
14
Chi phí cổ phiếu thường (Ke)
Trong trường hợp chi phí lưu hành được thể hiện dưới dạng giá trị tiền:
Ke = [D1/ (P0 – F)] + g
Trong trường hợp chi phí lưu hành được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần
trăm của thị giá:
Ke = {D1/[P0 x (1  F)]} + g
Trong đó:
Ke: Chi phí cổ phiếu thường
g: Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức
D1: Cổ tức thường được trả kỳ tới (= D0 x (1 + g))
P0: Giá cổ phiếu
F: Chi phí phát hành
6.2.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (3)
15
Chi phí lợi nhuận giữ lại:
Lợi nhuận không chia của doanh nghiệp thuộc về cổ
đông thường. Phần lợi nhuận này đúng ra có thể được trả
cho các cổ đông dưới dạng cổ tức và các cổ đông có thể
sử dụng nó để tự mình tiến hành đầu tư và tự thu lợi
nhuận. Nhưng thay vì thế, doanh nghiệp đã giữ lại để tái
đầu tư, cũng có thể quan niệm là doanh nghiệp sử dụng
khoản lợi nhuận
6.2.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (4)
16
Có 3 phương pháp thường được áp dụng để xác định
chi phí lợi nhuận giữ lại:


Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Phương pháp phần bù rủi ro

Phương pháp CAPM
6.2.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (5)
17
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)
Ks = D1/Po + g

Trong đó:
Ks: Chi phí lợi nhuận không chia
g: Tỷ lệ tăng trưởng (= ROE x b)
D1: Cổ tức thường được trả kỳ tới (= D0 x (1 +
g))
P0: Thị giá cổ phiếu thường hiện tại
6.2.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (6)
18
Phương pháp phần bù rủi ro:
Ks = Chi phí nợ vay dài hạn + Phần bù rủi ro
= Kd + RP
Trong đó: RP = 3 – 5%
Phương pháp này thể hiện mối quan hệ đồng biến
giữa chi phí nợ vay dài han và chi phí vốn cổ phần của
doanh nghiệp.
6.2.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (7)
19
Phương pháp CAPM
Các giả định:


Các nhà đầu tư ghét rủi ro, ra quyết định dựa trên lợi tức kỳ vọng và độ
lệch chuẩn của lợi tức kỳ vọng.

Thị trường hoàn hảo: vay và cho vay không giới hạn với lãi suất phi rủi ro,
tất cả các tài sản đều có thể được chia nhỏ và mua bán trên thị trường, có
thể bán khống, không có chi phí giao dịch, không có thuế,…

Các nhà đầu tư có kỳ vọng đồng nhất về lợi tức kỳ vọng và rủi ro (phương
sai và hiệp phương sai) của các tất cả các tài sản.

Tất cả các nhà đầu tư đều là người tiếp nhận giá, các hoạt động mua và bán
của mỗi nhà đầu tư không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Khối lượng của tất cả các tài sản được cho sẵn và cố định.
6.2.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (7)
20
Ks = Krf + (Km - Krf) x β
Trong đó:
Ks: Chi phí lợi nhuận không chia
Krf: Lợi tức của tài sản phi rủi ro, thường được xác định bằng
lãi suất trái phiếu kho bạc
Km: Lợi tức thị trường, được xác định bằng lợi tức trung bình
có trọng số của tất cả các tài sản tài chính trên thị trường, hay nói
cách khác là lợi tức của tài sản có mức độ rủi ro trung bình trên thị
trường
β: Hệ số rủi ro, phản ánh sự biến động của lợi tức cổ phiếu
trong tương quan với biến động của lợi tức thị trường.
6.3. Chi phí vốn bình quân (1)
21

WACC cho biết chi phí trung bình của một đồng
vốn mà doanh nghiệp huy động. WACC còn thường
được sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu để quy đổi giá trị các
dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp về thời điểm
hiện tại (sẽ nghiên cứu kỹ hơn ý nghĩa này của WACC
trong chương 7).
6.3. Chi phí vốn bình quân (2)
22
WACC (weighted average cost of capital)
WACC = Kd(1 – T) x wd + Kp x wp + Ks x ws + Ke x we
Trong đó
Wd, wp, ws và we lần lượt là tỷ trọng của nợ, cổ phiêu ưu tiên,
lợi nhuận giữ lại và cổ phiếu thường trong tổng nguồn vốn
Kd(1 – T), kp, ks và ke lần lượt là chi phí nợ sau thuế, chi phí
cổ phiếu ưu tiên, chi phí lợi nhuận giữ lại và chi phí cổ phiếu
thường.

×