Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ THỪA QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.05 KB, 50 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới luôn vận động không ngừng. Cái cũ mất đi, cái mới xuất hiện. Tuy
nhiên, cái mới không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có “sự kế thừa” những cái hay, cái
tiến bộ của cái cũ để làm nấc thang bước lên (trong đó “ kế” nghĩa là kết nối; “thừa”
là tiếp theo - Từ điển Từ và Ngữ Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân). Với vai trò là hệ
thống luật trên thế giới, luật quốc tế cũng có một chế định quy định về “ sự kế thừa”.
Cụ thể tại kỳ họp XVI của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết
về việc đưa vấn đề kế thừa vào danh mục những vấn đề trước mắt cần pháp điển hóa
và ngày 22/8/1978 Công ước Viên về kế thừa, ngày 1/4/1978 Công ước Viên về kế
thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia được thông qua. Sở dĩ như vậy vì vấn
đề kế thừa có vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày càng
có nhiều quốc gia giành lại được độc lập hay có thêm một số quốc gia được chia,
tách, sáp nhập. Việc xác nhận một quốc gia có phải là quốc gia kế thừa của quốc gia
trước đó hay không chẳng những ảnh hưởng đến riêng quốc gia mới đó mà còn có ý
nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia khác trên thế giới trong bối cảnh thế giới được
coi là “phẳng” như hiện nay.
Cho đến nay, kế thừa vẫn là một vấn đề phức tạp, còn nhiều cuộc tranh luận
xung quanh nó. Nhìn chung trong các bộ phận của kế thừa có ba bộ phận cơ bản: kế
thừa quốc gia, kế thừa chính phủ, kế thừa của các tổ chức quốc tế.
Thứ nhất, kế thừa chính phủ là vấn đề phổ biến và có lẽ được các quốc gia
nhất trí cao bởi hàng năm có rất nhiều chính phủ mới được bầu lên. Theo nguyên tắc
đồng nhất và liên tục quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia, chính phủ mới
hiển nhiên kế thừa quyền và nghĩa vụ của chính phủ trước đó (ngoại trừ trường hợp
chính phủ mới được lập nên do cuộc cách mạng xã hội trong nội bộ quốc gia đó).
Thứ hai, vấn đề kế thừa tổ chức quốc tế. Phù hợp với yêu cầu khách quan của
sự phát triển cũng như mong muốn của các quốc gia trên thế giới đặc biệt từ sau Thế
chiến Đệ nhị, các tổ chức quốc tế mới thật sự phát triển và phổ biến, phát huy được
vai trò của mình. Kế thừa một tổ chức quốc tế tức là chấm dứt hoạt động của tổ chức
đó và ra đời một tổ chức khác với chức năng tương tự. Vì các quốc gia thành viên là
những “người” lập nên tổ chức đó, định ra vai trò, chức năng của tổ chức nên việc


xem xét liệu tổ chức mới có kế thừa chức năng của tổ chức cũ hay không tùy thuộc
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
2
vào các quốc gia thành viên. Do đó điều dễ hiểu là “ cho đến nay trong luật pháp
quốc tế chưa có quy phạm chung quy định về sự kế thừa của các tổ chức quốc tế”.
Thứ ba, vấn đề kế thừa quốc gia. Quốc gia được xem là chủ thể cơ bản của
luật quốc tế, đóng vai trò là linh hồn trong luật quốc tế nên sự kế thừa quốc gia có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ pháp luật quốc tế cũng như quan hệ giữa các
quốc gia hiện nay.
Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề về kế thừa quốc
gia trong luật cũng như trong thực tiễn pháp lý quốc tế; đồng thời đề cập cụ thể về kế
thừa quốc gia tại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ THỪA
QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ
1. Khái niệm về kế thừa quốc gia:
Trước hết cần hiểu khái niệm thế nào là quốc gia? Có ý kiến cho rằng,
quốc gia là khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý,
để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các
dân tộc có trên lãnh thổ đó, họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa,
tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc và những con người chấp
nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cũng chịu sự chi phối của chính
quyền, cùng nhau chia sẻ quá khứ, hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai
chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền. Theo từ điển luật học, quốc gia là thực thể
pháp lý - chính trị được cấu thành bởi ba yếu tố: lãnh thổ, dân cư, hệ thống chính
quyền và chủ quyền.
Còn thế nào là kế thừa quốc gia? Theo điểm b khoản 1 điều 2 Công ước
Viên 1978 có định nghĩa: “Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự
thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu
trách nhiệm về quan hệ quốc tế đối với lãnh thổ nào đó”.
2. Các trường hợp dẫn đến sự kế thừa quốc gia:

 Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
3
 Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của cuộc cách mạng xã hội.
 Sự kế thừa của quốc gia mới trong trường hợp các quốc gia hợp nhất hay
sáp nhập.
 Sự kế thừa của quốc gia mới khi có sự chia, tách của một quốc gia.
3. Các điều ước quốc tế điều chỉnh về kế thừa quốc gia:
Ủy ban luật quốc tế (ILC) đã xem xét vấn đề một cách bao quát và 2 Công
ước quốc tế về kế thừa quốc gia được thừa nhận. Ủy ban luật quốc tế thỏa thuận về
kế thừa quốc gia theo bốn nhóm rõ ràng:
 Hiệp ước: Công ước Viên về kế thừa( Viên I).
 Tài sản, các khoản nợ và các tài liệu quốc gia: công ước Viên về kế thừa
tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia( Viên II).
 Thành viên tổ chức quốc tế: Báo cáo viên của Ủy ban luật quốc tế kết luận
rằng vấn đề này không thích hợp cho việc xây dựng luật. Các báo cáo viên
đề nghị một bản báo cáo cung cấp những minh họa về việc giải quyết các
loại khác nhau của vấn đề.
 Kế thừa quốc gia và ảnh hưởng của nó vế quốc tịch tự nhiên: các báo cáo
viên cũng không tìm thấy bất cứ triển vọng nào về việc soạn thảo và đề
nghị bản báo cáo hoặc dự thảo luật Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên
bố thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu.
Vấn đề kế thừa quốc gia có thể phát sinh trong một số trường hợp được xác
định, khi mà phản ánh những cách thức trong đặc quyền chính trị có thể đạt được. Ví
dụ như sự trao trả thuộc địa một phần hay toàn bộ lãnh thổ hiện tại, phân chia một
nước hiện hữu, ly khai, sát nhập và hợp nhất.
Trong mỗi trường hợp, vấn đề kế thừa quyền và nghĩa vụ lại được đặt ra. Tuy
nhiên, câu hỏi về kế thừa quốc gia không xâm phạm quyền và nghĩa vụ thông thường
nếu các quốc gia tuân theo luật quốc tế.

4. Mục đích của kế thừa quốc gia:
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
4
Vấn đề kế thừa quốc gia thường được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ
quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền
đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia.
Kế thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này
sang quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định.
Xác nhận một quốc gia có phải là quốc gia kế thừa của quốc gia trước đó hay
không.
Xác định quốc gia để lại quyền thừa kế và quốc gia có quyền kế thừa.
Xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của quốc gia mới thành lập.
5. Ý nghĩa của kế thừa quốc gia:
Quốc gia được xem là chủ thể cơ bản của luật quốc tế, đóng vai trò là linh hồn
trong luật quốc tế nên sự kế thừa quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan
hệ pháp luật quốc tế cũng như quan hệ giữa các quốc gia hiện nay.
Kế thừa có vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày
càng có nhiều quốc gia giành lại được độc lập hay có thêm một số quốc gia được
chia, tách, sáp nhập.
Kế thừa quốc gia đã trở nên ngày càng quan trọng vì hơn bao giờ hết nó ảnh
hưởng đến nhiều nước và các quan hệ pháp lý.
CHƯƠNG II: SỰ KẾ THỪA QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC QUỐC
GIA GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1. Vấn đề kế thừa quốc gia sau giải phóng dân tộc:
Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc có những
đặc điểm sau đây:
 Quốc gia mới thành lập, trước đây là thuộc địa hoặc lãnh thổ lệ thuộc
vào nước khác.
 Quốc gia để lại kế thừa vẫn tồn tại và nó vẫn là chủ thể của luật quốc
tế. Các quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia để lại kế thừa vẫn duy

trì ở quốc gia kế thừa nếu không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ
quốc tế của quốc gia mới kế thừa.
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
5
 Quốc gia để lại kế thừa đã bóc lột và đàn áp nhân dân ở nước kế thừa
trong nhiều năm nhưng cuối cùng nhân dân ở nước thuộc địa này đã
giành được độc lập và thành lập một quốc gia độc lập, có chủ quyền
và có địa vị pháp lý bình đẳng với quốc gia để lại kế thừa.
 Quốc gia mới thành lập có quyền không tôn trọng các điều ước quốc
tế mà nước để lại kế thừa đã kí trừ các điều ước kí kết về biên giới,
lãnh thổ.
Ví dụ: Trong Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa có ghi: “Chúng tôi, lâm thời của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn
dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ tất cả những
hiệp ước và Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ cả mọi đặc quyền của Pháp trên
đất nước Việt Nam”…
Cộng hòa Trung Phi khi giành được độc lập đã tuyên bố: “ Các hiệp ước
do cường quốc thuộc địa trước đây đã kí kết nhân danh các lãnh thổ hải ngoại của
mình có thể được coi như chỉ còn giữ được hiệu lực đối với những điều khoản không
mâu thuẫn với nền độc lập của các quốc gia mới có chủ quyền.”…
Về địa vị pháp lý: Trong trường hợp quốc gia mới thành lập muốn tham
gia vào các điều ước quốc tế đa phương không giới hạn số lượng thành viên thì báo
tin việc thiết lập quy chế quốc gia tham gia vào điều ước đó cho các quốc gia thành
viên khác của điều ước biết. Còn nếu là điều ước quốc tế đa phương có giới hạn số
lượng thành viên thì quốc gia mới thành lập được tham gia khi được sự đồng ý của
tất cả các quốc gia thành viên đồng ý, kể cả quốc gia để lại kế thừa.
Về kế thừa tài sản: Quốc gia mới thành lập có quyền kế thừa chính đáng
tất cả những tài sản quốc gia có tại lãnh thổ mới giành được. Đồng thời việc kế thừa
tài sản còn xem xét đến quá trình bóc lột thuộc địa của quốc gia để lại kế thừa và
trách nhiệm bồi thường những tài sản do kết quả bóc lột lao động, tài nguyên của

lãnh thổ thuộc địa.
Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế: Luật quốc tế
hiện đại vẫn chưa có những quy phạm giải quyết vấn đề kế thừa quy chế thành viên
của quốc gia mới thoát khỏi ách thực dân và lệ thuộc.Thực tiễn của Liên Hiệp Quốc
đã kết nạp quốc gia mới giành được độc lập vào tổ chức của mình.
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
6
2. Ví dụ điển hình của Xri Lanca và Iran:
2.1 Kế thừa về lãnh thổ và quốc tịch:
Sau hơn một ngàn năm dưới quyền cai trị của những quốc gia độc lập đến
ngày 4/2/1948 Xri Lanca đã được trao trả độc lập.Sau khi giành được độc lập họ đã
kế thừa toàn bộ lãnh thổ và kế thừa về quốc tịch.
2.2 Kế thừa về điều ước quốc tế:
Về điều ước quốc tế thì hiệp đinh ngày 11/11/1947 giữa Anh và Xri Lanca
có viết: “ Tất cả những nghĩa vụ trách nhiệm từ trước đến nay nằm ở chính phủ
Vương quốc liên hiệp, phát sinh từ bất kỳ điều ước quốc tế hiện hành nào, từ nay trở
đi sẽ chuyển cho chính phủ Xri Lanca.Những quyền và ưu đãi tương trợ nhau từ
trước tới nay đã được chính phủ Vương quốc liên hiệp sử dụng được chính phủ Xri
Lanca sử dụng từ nay trở đi nhờ có sự áp dụng bất cứ điều ước quốc tế nào nói trên”.
Quốc gia Xri Lanca đã ký kết điều ước đặc biệt (Devolution treaty, inheritance
agreement) để giải quyết những vấn đề cụ thể về kế thừa.
2.3Về quy chế thành viên:
Về quy chế thành viên Xri Lanca trở thành thành viên liên hiệp quốc ngày
14/12/1955.
Còn Iran sau khi giành được độc lập Hoàng đế Iran đã hủy bỏ hiệp định
nhượng quyền bán thuốc lá cho người châu Âu, đồng thời ban hành luật quốc hữu
hóa dầu lửa, trưng thu công ty của Anh và tạo ra một công ty mới của Iran để thế chỗ.
CHƯƠNG III: KẾ THỪA QUỐC GIA SAU CÁCH MẠNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA
1. Vấn đề về kế thừa quốc gia sau Cách mạng Xã hội chủ nghĩa:

Quốc gia dưới góc độ chủ thể của luật quốc tế là một đơn vị lãnh thổ - dân
cư kết hợp với một cơ cấu chính trị - giai cấp nhất định.
Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu giai cấp, là bước nhảy vọt trong sự
phát triển của xã hội mà kết quả là sự thay thế một hình thái kinh tế xã hội này bằng
hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn. Đặc trưng của cách mạng là sự thay đổi chính
quyền Nhà nước từ tay giai cấp thống trị lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng, là sự
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
7
thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới. Cách mạng xã hội
là phương thức thay thế hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội
khác cao hơn, tiến bộ hơn. Kết quả của cách mạng xã hội là sự ra đời của nhà nước
mới. Có thể nói đây là bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình phát triển của xã hội loài
người:
+ Cách mạng xã hội đã giải quyết được mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất tức là nó đã làm cho phương thức sản xuất mới ra đời thay thế
phương thức sản xuất cũ lạc hậu; trong đó lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản
xuất cũng phải thay đổi cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Nhờ cách mạng xã hội
đã làm cho đời sống kinh tế của xã hội phát triển (qua đấu tranh giai cấp giữa giai cấp
bị trị và giai cấp thống trị).
+ Cách mạng cũng làm thay đổi đời sống chính trị và văn hóa xã hội (cách
mạng xã hội là sự thay chính quyền Nhà nước...) như vậy có thể nói qua cách mạng
xã hội, xã hội cũ bị xóa bỏ, xã hội mới ra đời. Đó là bước phát triển nhảy vọt về vật
chất của xã hội trong đó mọi mặt của đời sống xã hội đều thay đổi và phát triển như
kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng.
+ Nếu trong hình thành kinh tế xã hội mới có chế độ tư hữu, vấn có đối
kháng giai cấp thì sự phát triển của các mâu thuẫn nói trên (mâu thuẫn kinh tế, mâu
thuẫn giai cấp) sớm hay muộn cũng dẫn đến cách mạng xã hội để chuyển lên hình
thái kinh tế xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.
+ Cách mạng xã hội làm xuất hiện chế độ xã hội mới với sự lãnh đạo của
giai cấp cách mạng. Như vậy xét về mặt lãnh thổ, tài sản quốc gia mới kế thừa toàn

bộ của quốc gia cũ, quốc tịch của công dân không thay đổi. Còn lại điều ước quốc tế
và quy chế thành viên, có hai quan điểm. Cuộc cách mạng xã hội cho ra đời quốc
gia mới sẽ là chủ thể của luật quốc tế khác về chất so với chủ thể cũ, do đó sẽ có kế
thừa quốc gia, vì quốc gia mới với thiết chế chính trị mới lên cầm quyền khác với
thiết chế chính trị cũ về đường lối, chính sách đối nội - đối ngoại và mong muốn làm
cho quốc gia mình sẽ phát triển, tiến bộ nên quốc gia đó không có nghĩa vụ phải công
nhận những quyền và nghĩa vụ của quốc gia cũ gây cản trở cho sự phát triển của quốc
gia của mình , đồng thời có quyền quyết định việc quốc gia đó có tiếp tục là thành
viên của tổ chức quốc tế nào đó nữa hay không, hoặc có tiếp tục tham gia điều ước
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
8
hay không mà không phải chịu sự ràng buộc của các chủ thể còn lại khi không ảnh
hưởng lớn đến lợi ích các chủ thể đó.
Tuy nhiên cái mới này không tuyệt đối mà còn có cả sự kế thừa những cái
tốt và thành quả của nhà nước cũ. Sau cuộc cách mạng xã hội chỉ có cơ cấu giai cấp
và thiết chế chính trị cầm quyền thay đổi. Vì vậy, quốc gia hình thành sau cách mạng
xã hội cũng có nhiều mặt không đồng nhất với quốc gia trước đây.
2. Ví dụ cụ thể:
+ Trường hợp nước Nga sau cách mạng tháng 10,kế thừa toàn bộ lãnh thổ
và giữ quốc tịch cũ, kế thừa toàn bộ tài sản trong phạm vi lãnh thổ và ngoài lãnh thổ
nếu chứng minh được tài sản đó có nguồn gốc từ quốc gia kế thừa. Vào đêm 26/10
(tức 8/11) Đại hội Xô viết toàn Nga đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính
quyền Xô viết: Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Sắc lệnh ruộng đất tuyên bố
thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu
lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Sắc lệnh ruộng đất đã thể hiện quyền sở
hữu của quốc gia mới đối với tài sản lớn nhất của quốc gia: ruộng đất.
+ Một ví dụ khác sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, tháng 8 năm
1919, Chính phủ Xô viết đã gửi cho nhân dân Mông Cổ và Chính phủ Ngoại Mông
một bức công hàm với nội dung: "Chính phủ Xô viết một lần nữa trịnh trọng tuyên
bố rằng: “Nhân dân Nga từ bỏ mọi hiệp ước mà Nga hoàng trước đây đã ký kết với

chính phủ Nhật và Trung Hoa về Mông Cổ. Mông Cổ ngày nay là một nước độc lập.
Đối với bọn cố vấn, bọn lãnh sự của Nga hoàng, bọn tài phiệt Nga, phải đuổi cổ
chúng ra khỏi đất Mông Cổ. Mọi quyền bính ở Mông Cổ đều phải thuộc về tay nhân
dân Mông Cổ. Không một nước ngoài nào được can thiệp vào nội trị của Mông Cổ.
Hiệp ước Nga - Mông năm 1913 đã bị thủ tiêu. Mông Cổ, một quốc gia độc lập, có
quyền ngoại giao trực tiếp với tất cả các nước khác, không cần có sự đỡ đầu hay
trung gian nào của Bắc Kinh hay Pêtơrơgrát."
CHƯƠNG IV: SỰ KẾ THỪA QUỐC GIA TRONG TRƯỜNG
HỢP NHIỀU QUỐC GIA THÀNH MỘT QUỐC GIA
1. Lý thuyết chung về sự kế thừa quốc gia trong trương hợp nhiều
quốc gia thành một quốc gia
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
9
Kế thừa khi một quốc gia thành nhiều quốc gia bao gồm có hai trường hợp
đó là hợp nhất và sáp nhập. Chúng ta thường gặp rắc rồi trong việc phân biệt giữa
hợp nhất và sáp nhập.. Có thề hiều hai khái niệm này thông qua hình vẽ dưới đây:
Hợp nhất:

Sáp nhập:

Vậy hợp nhất là sự kết hợp giữa hai quốc gia có địa vị pháp lý ngang nhau
dẫn đến hình thành một quốc gia mới, còn sáp nhập là sự kết hợp của một quốc gia
nhỏ vào một quốc gia lớn hơn, không hình thành nên quốc gia mới.
+ Lãnh thổ:
Quốc gia kế thừa kế thừa toàn bộ lãnh thổ của quốc gia để lại kế thừa. Do
vật dù hợp nhất hay sáp nhập lãnh thổ đều dẫn tới hệ quả là quốc gia kế thừa có lãnh
thổ lớn hơn các quốc gia ban đầu.
+ Điều ước quốc tế:
Đối với trường hợp hợp nhất quốc gia (hình thành liên bang hay liên minh)
nếu việc áp dụng điều ước đang có hiệu lực không trái với mục đích của quốc gia

mới, hoặc việc thành lập quốc gia mới không trái với đối tượng và mục đích của điều
ước, không làm thay đổi cơ bản đối tượng của điều ước thì điều ước quốc tế đó vẫn
có hiệu lực tại quốc gia kế thừa. Điểu ước quốc tế không đáp ứng được các điều kiện
trên có thể chỉ được áp dụng trên phần lãnh thổ của quốc gia để lại kế thừa. Đặc biệt,
nếu điều ước quốc tế đã kí kết mà chưa có hiệu lực pháp luật và quốc gia mới thấy
phù hợp có thể tiến hành thỏa thuận kí kết lại.
Trường hợp sáp nhập hai quốc gia, quốc gia để lại kế thừa phải tuân theo
tất cà các điều ước mà quốc gia nhận kế thừa là thành viên, trừ trường hợp điều ước
đó có điều kiện ràng buộc liên quan đến lãnh thổ của quốc gia nhận kế thừa.
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
A
H
ợp
nhất
B
C
A
S
áp nhập
B
B
10
Lưu ý: Điều 13 Công ước Viên 1978 có quy định những điều ước quốc tế
đối với quốc gia thứ ba có liên quan đến biên giới giữa các nước vẫn có hiệu lực.
+ Tài sản và quốc tịch:
Là tổng tài sản của các quốc gia hợp nhất hay sáp nhập. Về quốc tịch,
công dân của quốc gia hợp nhất có hai quốc tịch: quốc tịch liên bang và quốc tịch
bang. Còn công dân của quốc gia bị sáp nhập sẽ có quốc tịch của quốc gia sáp nhập.
+ Quy chế thành viên:
Tư cách thành viên trong các tổ chức quốc tế của quốc gia bị hợp nhất hay

bị sáp nhập sẽ xóa bỏ. Thay vào đó chỉ có quốc gia mới tiếp tục có tư cách thành viên
trong tổ chức quốc tế.
2. Hợp nhất và sáp nhập trong lịch sử thế giới:
2.1 Hợp nhất:
Điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa kỳ, một
Cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia
này được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của vương quốc Anh nằm dọc theo bờ
biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểu quốc”, cả 13 cựu thuộc
địa đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776 và sau đó là sự chấp thuận
“Những điều khoản liên hiệp với điều khoản đầu tiên được phát biểu “Tên gọi Liên
bang này sẽ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.. Hội nghị liên bang quyết định sử dụng bản
hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào 17/9/1789. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau
đó đã biến các cựu thuộc địa trở thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất.
Điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa kỳ, một Cộng
hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này
được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển
Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểu quốc”, cả 13 cựu thuộc địa
đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776 và sau đó là sự chấp thuận “Những
điều khoản liên hiệp với điều khoản đầu tiên được phát biểu “Tên gọi Liên bang này
sẽ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.. Hội nghị liên bang quyết định sử dụng bản hiến
pháp Hoa Kỳ hiện tại vào 17/9/1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó
đã biến các cựu thuộc địa trở thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất.
+ Về lãnh thổ :
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
11
Lãnh thổ của Hoa Kỳ là do kế thừa lại toàn bộ lãnh thổ của 13 cựu thuộc
địa trước đây và các tiểu bang còn lại. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập
từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại.
VD : tiểu bang Alaska được Hoa Kỳ mua lại từ Nga với giá 7.200.000 đô la Mỹ vào
ngày 9 tháng 4 năm 1867, bang Califorina được thành lập từ cuộc Chiến tranh Mỹ-

Mexico (1846–1848)…
+ Về điều ước quốc tế :
Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 : Điều ước này nói đến việc Hoa Kỳ
kiểm soát vùng mà ngày nay là Tây Bắc Hoa Kỳ. Chiến thắng trong cuộc chiến tranh
Mexico – Hoa kỳ năm 1848 đưa đến việc Mexico nhượng lại California và phần
nhiều vùng đất ngày nay là Tây Nam Hoa kỳ.
Điều khoản hợp bang 1777: Trước khi chiến tranh kết thúc, các thuộc địa
đã phê chuẩn những điều khoản hợp bang - một khuôn khổ vì nỗ lực chung của họ.
Mục tiêu của những điều khoản này là xây dựng một liên minh – nhưng là một liên
minh lỏng, không có đồng tiền chung, các bang tự phát hành đồng tiền của riêng
mình, không có quân đội quốc gia, nhiều bang có quân đội và hải quân riêng, hầu như
không có quyền kiểm soát tập trung với chính sách đối ngoại, các bang trực tiếp đàm
phán với nước ngoài, không có hệ thống thuế khóa và thu thuế ở cấp độ quốc gia
+ Về vấn đề tài sản quốc gia :
Tại điều VI Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 có quy định: “ Mọi khoản nợ đã
ký kết và những cam kết ký trước khi bản hiến pháp này được thông qua vẫn có hiệu
lực đối với hợp chủng quốc được thành lập theo bản hiến pháp này cũng như với liên
minh cũ”. Về vấn đề tài sản thì sau khi các quốc gia hợp nhất trở thành một bộ phận
của hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì mọi tài sản đó trở thành tài sản của Hoa Kỳ cụ thể
như đất đai, những thành quả đã xây dựng được, khoáng sản, sinh vật học….
+ Quốc tịch :
Các chính phủ tiểu bang và chính phủ liên bang Hoa Kỳ chia sẻ chủ
quyền: Một người Mỹ vừa là công dân của tiểu bang lại vừa là công dân của liên
bang và đặc biệt tư cách công dân rất linh động và không cần xin phép chính phủ khi
di chuyển đến tiểu bang khác (ngoại trừ các tù nhân đang được tại ngoại)
+ Quy chế thành viên :
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
12
Hoa Kỳ nắm vai trò chủ đạo trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc, trở
thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và là nơi đóng

tổng hành dinh của Liên Hiệp Quốc. Có mối quan hệ đặc biệt với nước Anh và liên
hệ chặt chẽ với Úc, Tây Ban Nha, Nhật, Israel và các thành viên đồng sự NATO….
Tương tự như Hoa kỳ thì Nga là một nhà nước liên bang bao gồm 83 chủ
thể liên bang. Các chủ thể này có quyền bình đẳng liên bang với ý nghĩa bình đẳng về
đại diện (hai đại biểu của mỗi chủ thể) trong Hội đồng Liên bang (Thượng viện của
Nga). Tuy nhiên, các chủ thể này khác nhau nhiều về mức độ tự trị. Các khu tự trị
vừa là một chủ thể liên bang với các quyền của mình, đồng thời vừa được coi là đơn
vị hành chính của chủ thể liên bang khác (khu tự trị Chukotka là ngoại lệ duy nhất).
Bên cạnh đó còn có các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được thành
lập theo chế độ quân chủ lập hiến gồm 7 tiểu vương quốc (UAE) hợp lại, gồm Adu
Dhabi, Dubai, Shariah, Umm Al-Qaiwam, Aiman và Fuiairah vào 2/2/1971. Đến
2/1972, Ras Al-Khaimah gia nhập nhà nước liên bang này. Cơ quan quyền lực tối
cao là Hội đồng tối cao 7 tiểu vương. Hội đồng này bầu Tổng thống và Phó Tổng
thống trong số các thành viên của mình. Tổng thống bổ nhiệm Thủ Tướng và các
thành viên Hội đồng Bộ trưởng. Mọi quyết định được thông qua theo đa số. Là hai
Tiểu vương quốc giàu nhất cung cấp tới 3/4 ngân sách toàn quốc nên Abu-Dhabi và
Dubai có quyền phủ quyết.

2.2 Sáp nhập:
Cụ thể cho trường hợp sáp nhập là Cộng hòa Liên bang Đức. Theo điều
20 của Hiến pháp Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia dân chủ, xã hội
và có pháp quyền. Nước Đức có 16 bang. Nước Đức ngày nay vốn là sáp nhập của
Cộng hòa Dân chủ Đức với Cộng hòa liên bang Đức. Ngày 23/8/2989 Quốc hội
Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ của quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp
luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày 3/10/1990. Trước đó Cộng hòa Liên
bang là thành viên của Hội đồng Châu Âu từ năm 1950, tham gia Hiệp ước Roma
năm 1957 và là thành viên của khối NATO từ năm 1955. Vậy khi sáp nhập vào Tây
Đức thi Đông Đức mặc nhiên tham gia vào các tổ chức này và cũng không có quyền
tham gia hay không.
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia

13
+ Kế thừa về lãnh thổ và quốc tịch
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin ngày 9 tháng 11 năm 1989, Đảng Xã hội
chủ nghĩa thống nhất Đức mất đi đa số trong Quốc hội tại cuộc bầu cử ngày 18 tháng
3 năm 1990. Ngày 23 tháng 8 cùng năm, Quốc hội Đông Đức quyết định rằng lãnh
thổ quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức
kể từ ngày 3 tháng 10 năm 1990. Kết quả của sự sáp nhập này, Cộng hòa Dân chủ
Đức chính thức chấm dứt sự tồn tại của nó. Phần lớn quân đội của các lực lượng
chiếm đóng trước đây rời khỏi nước Đức, những đơn vị quân sự còn lại của các lực
lượng chiếm đóng không còn quyền kiểm soát nữa, mà thuộc sự quản lý dưới quy
chế của quân đội NATO. Kể từ thời điểm này, nước Đức lần đầu tiên từ sau Đệ nhị
thế chiến khôi phục lại được hoàn toàn chủ quyền lãnh thổ.và tất cả công dân Đức
đều mang quốc tịch nước Cộng hòa Liên bang Đức.
+ Sự kế thừa về tài sản và các khoản nợ
Quy định chung
Nguyên tắc đối với tài sản ( bao gồm cả tài liệu lưu trữ ) và các khoản nợ
trong trường hợp kế thừa là các bên có liên quan phải giải quyết vấn đề bằng cách
thỏa thuận. Hầu như tất cả những qui định được xây dựng ở Vien 1978 được coi là
hoạt động duy nhất nhằm giải quyết ổn thỏa giữa các bên
Sự gia nhập của Cộng hòa dân chủ Đức vào Cộng hòa liên bang Đức
không tạo ra bất cứ vấn đề gì liên quan đến kế thừa về tài sản và các khoản nợ của
Cộng hòa dân chủ Đức, đây chính là trường hợp một nhà nước sáp nhập hoàn toàn
vào một nhà nước khác, quy định kế thừa về tài sản và công nợ quy định khá rõ
ràng : Quốc gia nhận kế thừa kế thừa tất cả các tài sản và trách nhiệm pháp lý của
quốc gia vừa sáp nhập với nó.
Kế thừa về tài sản
Tài sản nhà nước được định nghĩa là tất cả các loại tài sản, quyền lợi và lợi
ích vào thời điểm kế thừa, những tài sản thuộc về Quốc gia để lại kế thừa theo qui
định của luật quốc gia.Tất cả những tài sản thuộc về Quốc gia bao gồm tài sản công
và tài sản tư của nhà nước nằm trong lãnh thổ chuyển giao cho quốc gia kế thừa.

Thậm chí trong trường hợp có sự chia cắt hoặc nhượng lại thì cũng áp dụng qui định
trên.
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
14
Vấn đề duy nhất nảy sinh ( được xem như vấn đề nội bộ ) là sự phân chia
tài sản của Công Hòa liên bang Đức và Công Hòa Dân chủ đức với các thành phố tự
trị ở Đức. Đây chỉ là vấn đề điều chỉnh trong luật hiến pháp và luật hành chính của
Đức.
Kế thừa về nợ
Theo nguyên tắc, thật khó để thiết lập một quy định cụ thể về sự kế thừa
các khoản nợ của quốc gia, trong trường hợp sự sáp nhập của nhà nước không có căn
cứ cho bất cứ cuộc tranh luận nào.
Hai nhà nước Đức thỏa thuận rằng kế thừa về nợ trong điều khoản công
nợ của Cộng hòa Dân Chủ Đức quy định trong Hiệp ước Thống Nhất.
Tại điều 23 của hiệp ước thống nhất, họ thừa nhận tất cả trách nhiệm pháp
lý của CỘng Hòa Dân Chủ Đức ủy thác cho Cộng hòa liên bang Đức, nó tạo ra sự
quản lý đặc biệt để xử lý các khoản nợ của cộng hòa dân chủ Đức.
+ Sự kế thừa về điều ước quốc tế
Điều ước hạn chế:
Lý do của việc quy định điều ước hạn chế nhằng điều chỉnh sự thay đổi
chủ quyền. Những điều ước này tạo ra hoặc chuyển giao quyền lợi thực tế - những
quyền lợi thực tế trong luật quốc tế bị xâm phạm đến lãnh thổ.
Một ví dụ về điều ước hạn chế trong trường hợp của Đức là hiệp ước giữa
Ba Lan và CHDC Đức về sông Oder ngày 6/2/1952 và điều ước này sẽ tiếp tục được
áp dụng sau khi hợp nhất Đông Đức và Tây Đức. Hiệp ước Warsaw 7/12/1970 đã
chứng minh cho điều này – CHLB Đức công nhận trong hiệp ước đường Oder –
Neisse là đường biên giới phía đông giữa Ba Lan và Đức và khẳng định rằng các bên
không thể xâm phạn các biên giới đang tồn tại trong hiện tại và tương lai.
Điều ước đa phương:
Đây là điều quan trọng kể từ khi các điều ước Liên minh Châu Âu áp dụng

ngày 3/10/1990 trên toàn bộ lãnh thổ của nước Đức. Ban đầu có vài cuộc tranh luận
về học thuyết rằng sự gia nhập của CHDC Đức vào CHLB Đức có dẫn đến việc áp
dụng điều ước Rome vào toàn bộ nước Đức ( bao gồm những phần ở phía Đông ) hay
là thay đổi về lãnh thổ và dân số đòi hỏi Nước Đức mới phải gia nhập mới vào liên
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
15
minh Châu Âu. Việc nhất trí áp dụng nguyên tắc “biên giới di chuyển” đã không gây
khó khăn trong việc coi Đức là thành viên của liên minh Châu Âu.
CHƯƠNG V: KẾ THỪA QUỐC GIA SAU KHI MỘT QUỐC GIA
TÁCH LÀM NHIỀU QUỐC GIA
1. Trường hợp Liên bang tách ra thành nhiều quốc gia độc lập:
1.1 Lý luận chung:
Trong lịch sử có những quốc gia tuy trên danh nghĩa tồn tại độc lập nhưng
trong bản thân nó luôn có những xung đột. Một bộ phận của quốc gia đó luôn muốn
tách ra và có chủ quyền riêng. Điều này do nhiều nguyên nhân. Có thể là vì sự phân
biệt đối xử, xung đột sắc tộc, thiếu dân chủ… Tuy nhiên dù với bất kì lý do gì thì khi
một quốc gia được tách ra đều dẫn đến sự kế thừa quốc gia vế các vấn đề sau:
- Kế thừa lãnh thổ: Kế thừa toàn bộ mà trước khi quốc gia hợp nhất.
- Kế thừa về quốc tịch: Trở về quốc tịch trước khi hợp nhất.
- Kế thừa tài sản: Chia theo tỉ lệ ghi nhận trong văn kiện khi hợp nhất.
- Kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế: Đây là một nội dung
quan trọng được đặt ra khi giải quyết vấn đề kế thừa quốc gia. Đối với trường hợp
liên bang tách ra thành một quốc gia độc lập thì các quốc gia đương nhiên đựợc
hưởng quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế.
- Kế thừa điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế mà phù hợp với nguyện vọng
của quốc gia kế thừa cũng như các bên tham gia điều ước còn lại thì sẽ vẫn có hiệu
lực đối với quốc gia kế thừa. Trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác
khiến các quốc gia kế thừa không đáp ứng đủ điều kiện là thành viên của điều ước thì
thực hiện bãi bỏ.
1.2 Các quốc gia áp dụng:

Séc và Slovakia kế thừa Tiệp Khắc, Xiri Lanca và Ai Cập kế thừa từ Cộng
Hòa Ả rập thống nhất, Liên bang Nga kế thừa Liên Xô cũ, Công hòa hồi giáo Iêmen
kế thừa Bắc Iêmen và Nam Iêmen,…
1.3 Ví dụ điển hình:
Séc và Slovakia kế thừa Tiệp Khắc
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
16
Vào cuối thế kỉ XIX, Séc và Slovakia là 2 quốc gia độc lập nhưng bị đế
chế Áo - Hung cai trị. Ý tưởng về một quốc gia kết hợp giữa Séc và Slovakia được
nhen nhóm để thoát khỏi đế chế Habsburg. Do đó hai vùng đất ngày càng tăng cường
quan hệ với nhau. Ngày 28/10/1918 Cộng Hòa Tiệp Khắc tuyên bố độc lập (bao gồm
Séc và Slovakia). Hiệp ước St. Germain được ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính
thức công nhận nền cộng hòa mới của Tiệp Khắc. Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập
có dân số khoảng 13,5 triệu người, thừa hưởng tới 70 - 80% các cơ sở công nghiệp
của Áo - Hung. Lúc đó Tiệp Khắc là một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế
giới.
Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành
kinh tế, xây dựng một nền kinh tế tập trung. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập
niên 1950 và thập niên 1960, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào
khủng hoảng trầm trọng. Chính quyền ngày càng thiếu dân chủ. Tháng 11 năm 1989,
cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước Tiệp Khắc trở lại
quá trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc "chia li trong
hòa bình". Hai dân tộc Séc và Slovakia tách ra, thành lập hai quốc gia mới là Cộng
hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.
1.3.1. Kế thừa về lãnh thổ:
Ban đầu, Séc và Slovakia là hai quốc gia độc lập, sau đó hợp nhất lại để
cùng chống chế độ Habsburg nên đã trở thành hai bang trong liên bang Tiệp Khắc,
sau khi tách ra lại trở thành hai nước độc lập.
Cộng hòa Slovakia: nằm ở Trung Đông Âu; phía Đông giáp Ukraine
(98km), Tây giáp Cộng hòa Czech (265km), Nam giáp Hungary (679km) và Áo

(127km), Bắc giáp Ba Lan (597km). Diện tích: 49.036km2. Hơn 80% lãnh thổ là đồi
núi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, phía Nam là đồng bằng, đất canh tác nông
nghiệp chiếm 30,16%.
Cộng hòa Séc là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và không giáp
biển. Cộng hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía
nam và giáp Slovakia về phía đông. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Cộng hòa
Séc là 10.228.744 người, mật độ dân số khoảng 130 người/km².
1.3.2. Kế thừa về tài sản:
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
17
Hầu hết tài sản liên bang chia theo tỉ lệ 2:1(tỉ lệ khoảng giữa dân Séc và
Slovakia) bao gồm trang thiết bị quân đội, cơ sở hạ tầng, đường sắt và máy bay chở
khách (chia trên sự cân nhắc đến tỉ lệ dân cư, hoàn cảnh địa lý, điều kiện phát triển
kinh tế và một số cơ sở khác).
1.3.3. Kế thừa về quốc tịch:
Đối với công dân của cả hai nước Séc và Slovakia, họ có thể tự động được
cấp bất kì của cả hai quốc tịch theo ý muốn của họ.
1.3.4. Kế thừa về điều ước quốc tế:
Sau khi tách thành hai quốc gia độc lập Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa
Séc kế thừa các điều ước quốc tế cũng như các quan hệ của liên bang Tiệp Khắc cũ.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam được duy trì và
phát triển từ mối quan hệ giữa Tiệp Khắc và Việt Nam. Cộng hòa Séc và Việt Nam
đã kí hiệp định thư về kế thừa các điều ước quốc tế cũng như các quan hệ của Liên
Bang Tiệp Khắc cũ.
Kế thừa quan hệ hữu nghị vốn có,Việt Nam và Slovakia thỏa thuận tiếp
tục thực hiện một số hiệp định ký từ thời Slovakia còn là liên bang Tiệp Khắc.
1.3.5. Kế thừa về quy chế thành viên:
Sau khi lại trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1993,Quốc hội Cộng
hòa Séc quyết định giữ lá cờ của Tiệp Khắc làm lá cờ của nước Cộng hòa Séc. Cùng
năm đó,nước này gia nhập Liên Hợp Quốc, nước này kế thừa Tiệp Khắc về mặt pháp

lý nên dĩ nhiên được coi là thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 2 tháng 2
năm 1950.
2.Trường hợp một bộ phận lãnh thổ của quốc gia tách ra thành một quốc
gia độc lâp:
2.1 Lý luận chung:
- Kế thừa lãnh thổ: Thông qua điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia
kế thừa và nhận kế thừa.
- Kế thừa về quốc tịch: Dân cư được lựa chọn quốc tịch cho mình.
- Kế thừa tài sản: Theo thỏa thuận thông qua điều ước quốc tế.
- Kế thừa quy chế thành viên tại tổ chức quốc tế hoặc nghĩa vụ thành viên
điều ước quốc tế: Đây là một nội dung quan trọng được đặt ra khi giải quyết vấn đề
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
18
kế thừa quốc gia. Quốc gia được tách ra từ một bộ phận lãnh thổ của quốc gia khác sẽ
không đương nhiên trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như trường hợp
quốc gia tách ra từ nhà nước liên bang mà phải xin kết nạp là thành viên của các tổ
chức đó.
- Kế thừa điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế mà phù hợp với nguyện
vọng của quốc gia kế thừa cũng như các bên tham gia điều ước còn lại thì sẽ vẫn có
hiệu lực đối với quốc gia kế thừa. Trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác
khiến các quốc gia kế thừa không đáp ứng đủ điều kiện là thành viên của điều ước.
2.2.Quốc gia áp dụng: Đông Timor (tách khỏi Indonêxia)
2.2.1. Kế thừa về lãnh thổ:
Khi tách khỏi Indonêxia năm 2002, lãnh thổ của Đông Timor bao gồm
phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor và hai đảo nhỏ phụ cận là
Cam Binh và GiaCô.
2.2.2. Kế thừa về quốc tịch:
Người dân sinh sống trên lãnh thổ Đông Timor, sau khi tách ra họ có
quyền giữ nguyên quốc tịch Inđônêxia hay đổi thành quốc tịch Đông Timor nhưng
không được giữ cả hai quốc tịch trên.Tuy nhiên trên thực tế thì đa số công dân của

Đông Timor theo đạo Hồi nên chưa có quốc tịch.
2.2.3. Kế thừa về tài sản:
Đông Timor và Inđônêxia thỏa thuận với nhau bằng điều ước quốc tế về
vấn đề tài sản. Tuy là quốc gia độc lập nhưng Đông Timor chưa có đồng tiền của
riêng mình.
2.2.4. Kế thừa điều ước quốc tế:
Những điều ước mà Inđônêxia đã kí kết khi Đông Timor chưa tách ra thì
khi Đông Timor đã tách ra, Inđônêxia vẫn phài tiếp tục thực hiện những điều ước đã
kí kết nhưng Đông Timor không nhất thiết phải thực hiện những điều ước đó.
2.2.5. Kế thừa quy chế thành viên:
Quốc gia được tách ra từ một bộ phận lãnh thổ của quốc gia khác sẽ không
đương nhiên trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như trường hợp quốc gia
tách ra từ nhà nước liên bang mà phải xin kết nạp nếm muốn là thành viên của các tổ
chức đó.
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
19
Ví dụ: Indônêxia đã là thành viên của ASEAN nhưng ĐôngTimor thì
không thể ngẫu nhiên trở thành thành viên của ASEAN được. Sau khi tuyên bố độc
lập ngày 20/05/2002, nước Cộng hòa Dân chủ ĐôngTimor đã chính thức trở thành
thành viên thứ 191 của Liên Hiệp quốc ngày 27/09/2002, thành viên thứ 84 của IMF
và WB, thành viên thứ 61 của ADB và đang vận động xin gia nhập ASEAN vào năm
2012. Hiện Đông Timor đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 90 nước và có 15 cơ
quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
CHƯƠNG VI: THỰC TIỄN KẾ THỪA QUỐC GIA Ở VIỆT
NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY
Trong tiến trình lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến nay, việc kế thừa được đặt ra ở
hai mốc lịch sử quan trọng, đó là vào năm 1945 và 1975.
- Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội nền độc lập của nước Việt Nam được công bố.
Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân và thay mặt Chính phủ, Hồ Chí Minh đọc bản
“Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Ngày 30/7/1975 với cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn,Tổng thống
Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt
Nam thay thế chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý miền Nam Việt Nam. Ngày 2
tháng 7 năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
tự giải tán và chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để ra
đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam
thống nhất.
1. Kế thừa về dân cư:
1.1. Năm 1945:
Sau thắng lợi của Cách Mạng tháng Tám 1975 chính phủ Việt Nam dân chủ
Cộng Hòa kế thừa toàn bộ dân cư trên lãnh thổ nhưng sau nạn đói kinh hoàng năm
1945 đã làm dân số Việt Nam giảm đi chỉ còn khoảng 20 triệu người trong đó có
90% dân số là mù chữ.
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia
20
1.2. Năm 1975:
Nhìn chung toàn bộ dân cư Việt Nam trước và sau 1975 không có gì thay
đổi.Tuy nhiên cùng với niềm vui chiến thắng thì đất nước ta phải đón nhận một hiện
thực đau buồn:Hơn 125.000 người Việt Nam đã phải rời bỏ quê hương trong suốt
mùa xuân năm 1975 do lo sợ sự trả thù của người giành được chính quyền.Khoảng
20.000 người đến Châu Âu và các nước khác.
Năm 1977,một làn sóng thứ hai của người tị nạn lại tái diễn.Làn sóng di dân
này kéo dài cho đến thập niên 1980 lân thứ hai này chủ yếu là do vấn đề kinh tế khó
khăn trong nước, do chính sách của nhà nước và các thông tin tuyền truyền từ bên
ngoài nước.Họ vượt bằng nhiều con đường khác nhau mà chủ yếu bằng thuyền và
lịch sử gọi hiện tượng này là “Thuyền nhân”.
Sau các đợt “thuyền nhân” này,con số ước lượng người đã rời bỏ Việt Nam là
400.000 đến 500.000 người.Đây là một con số đáng kể so với dân số Việt Nam.

2. Kế thừa về lãnh thổ và biên giới quốc gia:
Trong bối cảnh địa lý và chính trị của nước ta sau năm 1975, trước sự phát
triển của luật pháp quốc tế về biển, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải
giải quyết một loạt vấn đề về biên giới – lãnh thổ với các nước láng giềng trên cơ sở
các điều ước về biên giới lãnh thổ mà Pháp và chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt
Nam đã kí kết.
2.1. Với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào:
Tháng 2/1976, lãnh đạo hai nước đã cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn
đề biên giới giữa hai nước. Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường bỉên
giới trên bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 tỷ lệ 1/100 000 (năm 1945 là
thời điểm hai nước tuyên bố độc lập).
Như vậy là lãnh đạo Việt Nam và Lào đã cho nguyên tắc giải quyết vấn đề
biên giới hai nước theo nguyên tắc Uti-possidétis (anh hãy làm chủ cái anh đang có),
một nguyên tắc đã được áp dụng Ở Châu Mỹ la tinh trong thời kỳ phi thực dân hoá
và đã được Tổ chức thống nhất Châu Phi chấp nhận với nội dung "Tôn trọng các
đường biên giới tồn tại vào lúc mà các nước Châu Phi giành được độc lập".
Dựa trên nguyên tắc Uti possidetis, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên hợp
Việt – Lào về hoạch định biên giới, ngày 18/7/1977 hai nước ký Hiệp ước Hoạch
Môn: Luật quốc tế Đề tài: Kế thừa quốc gia

×