Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

10 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VINACONEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.42 KB, 31 trang )

A. Thông tin về doanh nghiệp:
+Tên đầy đủ là: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
+Viết tắt : VINACONEX
+ Địa chỉ trụ sở: 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
VINACONEX là Tổng công ty nhà nước đầu tiên được thí điểm cổ phần hóa theo
chủ trương của chính phủ. Tổng công ty hoạt động đa doanh trong các lĩnh vực
Đầu tư và kinh doanh bất động sản, Xây lắp công trình, Tư vấn thiết kế, sản xuất
công nghiệp , xuất nhập khẩu và không ngừng mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh
vực khác như kinh doanh thương mại -du lịch-khách sạn, khu vui chơi giải trí…
Trong lĩnh vực xây lắp công trình , VINACONEX đang được biết đến là một nhà
thầu xây lắp hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam với năng lực thực hiện các dự
án lớn như xây dựng dân dựng , công nghiệp , hạ tầng kĩ thuật đô thi , giao thông,
thủy lợi dưới các hình thức nhận thầu, tổng thầu xây lắp, tổng thầu EPC. Đây là
lĩnh vực hoạt động then chốt, sẽ luôn được VINACONEX tăng cường về nguồn
lực, đổi mới công nghệ, thiết bị để đảm nhận thực hiện các dự án quy mô lớn và
1
phức tạp hơn. Các dự án mà công ty đã đảm nhiệm như: Bảo tàng Hà Nội (2008-
2010) ; xây dựng nhà máy Công nghệ Nissei Việt Nam( 2006-2007), Công trình
cấp nước và vệ sinh chính TP Quy Nhơn (2002-2005); Trung tâm thương mại Chợ
Mơ (2009-2013)….
05/9/2008: Cổ phiếu của Tổng công tyVINACONEX (mã VCG) chính thức niêm
yết trênSở Giao dịch chứng khoánHà Nội.
+ Thành quả đạt được:
Danh hiệu anh hùng lao động, giải thưởng "Thương hiệu Quốc gia" - Bộ công
thương, giải thưởng "Thương hiệu mạnh" của Thời báo Kinh tế Việt Nam, cúp
vàng hội nhập , cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng,
+ Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
B. Sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược và giá trị cốt lõi:
+ Sứ mệnh : Xây dựng VINACONEX thành một tập đoàn kinh hàng đầu Việt Nam
trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền
2


vững, quan tâm đến trách nhiệm xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát
triển đất nước.
+Tầm nhìn chiến lược: Đến năm 2015, Tổng công ty VINACONEX trở thành tập
đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản Việt Nam.
+Giá trị cốt lõi: Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của
VINACONEX; Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong công
nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống, là văn hóa của VINACONEX; Chất lượng
sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu của khách
hàng; Trách nhiệm xã hội là mục tiêu hàng đầu của VINACONEX.
+Chiến lược phát triển: Từ khi thành lập, VINACONEX đã xác định mục tiêu của
mình là “Không ngừng mở rộng, không ngừng vươn xa” để trở thành một tập đoàn
kinh tế hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh
doanh bất động sản.
Với tôn chỉ “Xây những giá trị, dựng những ước mơ ” , VINACONEX đã xây
dựng được một tập thể đoàn kết vững mạnh mà ở đó trí tuệ, sức sáng tạo, sự năng
động và nhiệt huyết của mỗi cá nhân luôn luôn được khơi dậy và phát huy cao độ.
Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tông Công ty luôn đạt mức tăng trưởng
cao và ổn định, tổng giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận cũng như các
khoản nộp ngân sách, và phúc lợi xã hội ngày càng tăng.
VINACONEX sẽ nỗ lực hơn nữa để những tiềm năng trên mọi mặt, mọi lĩnh vực
sẽ được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, khẳng định vị thế
của VINACONEX, một thương hiệu của NIỀM TIN.
3
C. Phân tích môi trường kinh doanh:
I.Phân tích môi trường vĩ mô:
1.Môi trường kinh tế:
Năm 2013, được đánh giá là thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn
vốn hạn chế khiến cho môi trường kinh doanh không mấy khả quan so với năm
2012.Xu hướng Doanh nghiệp (DN) phá sản hoặc giải thể vẫn tiếp tục, với 60.000
doanh nghiệp biến mất trong năm 2013.Tuy nhiên Việt Nam đã thành công trong

việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện bằng tỉ lệ lạm phát vừa phải và cải
thiện trong cán cân đối ngoại. Đến năm 2014, Chính phủ xác định mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội năm 2014 là: “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế
Bảng 1: Thống kê mức tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát tử năm 2010-2013:
TT Năm 2010 2011 2012 2013
1 Tốc độ tăng trưởng
GDP
6.83 % 5.9% 5.03% 5.5%
2 Tỷ lệ lạm phát 7 % 18,58% 6,81% 8%
2.Môi trường khoa học công nghệ:
Yếu tố công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xây dựng, việc
ứng dụng công nghẹ mới trong thi công rất quan trọng vì đây chính là điểm mạnh
cạnh tranh của môt công ty xây dựng. Với việc đầu tư vào công nghệ không những
giúp công ty nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn mà còn đẩy nhanh được tiến độ
thi công.
4
Vinaconex đã không ngừng đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị thi công,
mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng, như công
nghệ đúc hẫng dùng cho thi công cầu, công nghệ đổ bêtông cốp-pha trượt dùng
trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, hay công nghệ bê tông dự ứng lực dùng
cho các cấu kiện đòi hỏi cường độ cao, v.v
VD: VINACONEX đã sử dụng :
+ SÀN NHẸ PANEN – công nghệ mới cho xây dựng hiện đại. Là một trong những
vật liệu mới và hiện đại được áp dụng công nghệ của Pháp, sàn bê tông nhẹ panen
là loại sàn có nhiều ưu điểm vượt trội so với những sàn bê tông khác. Với kết cấu
khoa học, sàn bê tông siêu nhẹ có sức chịu tải tốt, rất phù hợp với các công trình
xây dựng nhà cao tầng, hay mở rộng cải tạo với những căn nhà có nền móng yếu.

+SPEEDY DECK : Khác hẳn với cách xây dựng thông thường: Không cần
cốtpha, không cần đến quá nhiều gỗ để chống đỡ. Với công nghệ mới, khả năng
chịu tải của móng nhà cao hơn và thời gian thi công nhanh hơn rất nhiều.
+ Bên cạnh đó còn nhiều công nghệ hiện đại được sử dụng giuos tăng chất lượng
công trình tính thẩm mỹ và xu hướng thiết kế hiện đại , tiết kiệm chi phí, tăng tiến
độ công trình như : Sàn bê tông ứng lực trước, công nghệ thi công chống thấm tầng
hầm nhà cao tầng, công nghệ thi công chống thấm ngược.
Ngày 14 tháng 9 năm 2010. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng số 9 họp
quyết định phê duyệt dự án: Đầu tư thiết bị thi công nhà cao tầng theo công nghệ
mới bằng phương pháp cốp pha định hình.
5
3.Môi trường văn hóa –xã hội:
Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó. Hiện
nay, nước ta có 87.8 triệu người. So với năm 1960 (28.3 triệu), dân số năm 2010
thể hiện một mức độ tăng trưởng hơn 3 lần. Đến năm 2025, dân số Việt Nam sẽ
đạt con số 100 triệu, và sẽ đạt số tối đa vào năm 2050 với 104 triệu. Dự báo cho
thấy sau 2050, dân số sẽ giảm dần đến năm 2010 là khoảng 83 triệu, tức tương
đương với dân số năm 2005 (Biểu đồ 1).
Tuy nhiên thu nhập người dân: Theo số liệu nghiên cứu của Nielson, có đến 80%
hộ gia đình tại TP.HCM và 81% ở Hà Nội có thu nhập bình quân hàng tháng dưới
15 triệu đồng (khoảng 700 USD mỗi tháng)
6
Với chi phí sinh hoạt gia tăng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mức thu nhập hộ gia
đình này được coi là thấp và chỉ đủ để trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu
như thực phẩm, vận chuyển, hóa đơn điện nước, chi phí giáo dục v.v. và gần như
còn không đáng kể cho tiết kiệm.
Trong nghiên cứu này, sau 7 năm nỗ lực, một gia đình trẻ có thể tiết kiệm đến 800
triệu VND. Nếu xem xét đến việc mua một căn nhà hạng trung có giá 1,6 tỷ VND,
khoản tiết kiệm được đã đủ chi trả 50% giá trị căn hộ.
Các chung cư do VINACONEX xây dựng có nhiều chung cư phù hợp với mức thu

nhập này:
+Chung cư Golden silk – Chung cư kim văn kim lũ – vinaconex 2
Từ 700 Triệu/căn (Đã bao gồm VAT và hoàn thiện nội thất căn hộ)
Với mức giá giao động mức từ 14 – 16 triệu đồng/m2
+Với khoản tiền khoảng 1,5 tỷ đồng là quý vị có thể sở hữu ngay một căn hộ 70
m2 tại một chung cư với vị trí đắc địa tại thủ đô Hà nội.
Đó là dự án: chung cư CT2 Trung Văn, do công ty Vinaconex 3 làm chủ đầu tư.
Bên cạnh đó với những người có thu nhập cao thì nhu cầu về nhà ở cũng khắt khe
hơn, yêu cầu về chất lượng và thẩm mỹ được nâng cao nên các thiết kế và xây
dựng phải được nâng cao.
7
4.Môi trường chính trị - pháp luật:
Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Về cấp giấy phép xây dựng
Luật Xây dựng và các quy định liên quan chưa hạn chế được sự lãng phí, thất thoát
đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thời gian qua, việc phân
cấp để cho phép các chủ thể được làm chủ đầu tư khá “mở”. Do vậy, nhiều ngành,
địa phương có hiện tượng “nở rộ” các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư.
Vấn đề đáng ngại là nhiều chủ đầu tư yếu cả về kinh nghiệm chuyên môn lẫn tổ
chức quản lý dự án.Điều này dẫn đến việc cơ quan quản lý nhà nước hoặc cấp
quyết định đầu tư luôn trong tình trạng bị động, thậm chí bất lực khi xử lý tình
trạng công trình chậm tiến độ, kém chất lượng, đội giá thành.
Quá nhiều rào cản thủ tục
Thủ tục hành chính về xây dựng nhưng năm qua đã khiến rất nhiều DN phải lao
đao, thậm chí có nguy cơ phá sản. Nhiều dự án từ khi bắt đầu triển khai đến khi
hoàn thành thủ tục có thể hàng năm trời
Điều 71 của dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi cũng vẫn giữ nguyên yêu cầu phải
có nhà thầu thi công đủ năng lực mới cấp giấy phép xây dựng.Thực tế, từ khi triển
khai dự án, mời thầu đến đầu thầu là cả một quãng thời gian dài. Khi nhà thầu thi
công trúng thầu mới đi xin cấp phép lại thêm một chặng nữa, không biết đến khi
nào dự án mới được triển khai

II.Phân tích môi trường ngành:
Phân tích các thế lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh ngành để nhận diện ra
các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp cần nhận biết và tận dụng.
8
1.Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp xây dựng kinh doanh bất động sản đã có những
bước tiến vượt bậc về quy mô và tiềm lực Với tiềm năng thị trường lớn, lợi nhuận
hấp dẫn nên trong thời gian qua đã có rất nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành trên
phạm vi toàn quốc từ quy mô nhỏ đến lớn cạnh tranh nhau rất quyết liêt từ giá
bán , quy mô dự án, vị trí địa lí,chất lượng công trình, thời gian thi công và sự khác
biệt về dịch vụ tiện ích, tỷ lệ chiết khấu.
VD: Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp DELTA.
Công ty chuyên nhận thầu thi công các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp, các công trình có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật như
khách sạn, tổ hợp nhà văn phòng, nhà ở cao cấp
Là đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng Việt Nam, DELTA sở hữu nhiều trang
thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu xây dựng các công trình hiện đại hàng đầu Việt
Nam. :Máy khoan RCD, Máy khoan cọc nhồi, Máy đào tường vây,Cẩu phục
vụ,Cẩu tháp,Vận thăng lồng,…
Đồng thời công nghệ vật liệu cũng hết sức tiên tiến :Công nghệ thổi rửa và bơm
vữa đáy cọc khoan nhồi,Thi công sàn không sử dụng cốp pha/cốp pha bay,Thí
nghiệm sức chịu tải của cọc khoan nhồi, cọc Barret bằng Phương pháp
OSTERBERG, Thi công tầng hầm theo phương pháp Top-Down…
DELTA là chủ thầu của các dự án lớn: TimeCity, Vincom Bà Triệu, Sky City,…
2.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn :
Theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa cho các doanh nghiệp nước
ngoài trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản và với nhu cầu về nhà ở
9
không ngừng tăng cao là một chất xúc tác kích thíchsự gia nhập ngành của các
công ty trong nước và ngoài nước

3.Sức ép nhà cung cấp:
Đối với lĩnh vực xây dựng, nhà cung cấp chính là những tổ chức tín dụng, ngân
hàng và các nhà đầu tư trên thị trường chúng khoán. Với sự thắt chặt về tín dụng,
sự đòi hỏi về minh bạch quản lý và tính hiệu quả của dự án để được họ cấp vốn là
rất lớn.Đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Vinaconex là Tổng công ty
Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trực thuộc Bộ Tài chính.Tổ chức Đảng của Tổng
công ty Vinaconex là Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy Hà Nội.
4.Sức ép của khách hàng:
Đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, người sử dụng sản phẩm
xây dựng rất đa dạng, họ nhạy cảm về giá, dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp
và họ đều quan tâm đến sự khác biệt hóa cũng như chất lượng sản phẩm,dịch vụ
5. Sản phẩm dịch vụ thay thế:
Mặc dù là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, song các sản phẩm của bất động sản luôn
phải đối mặt với những kênh đầu tư khác như: vàng, ngoại tệ, lãi suất ngân hàng
và chứng khoán.
III.10 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
VINACONEX:
1.Rủi ro kinh tế:
Sự phát triển của nền kinh tế thường được đánh giá thông qua tốc độ tăng trưởng
GDP, sự biến động về lạm phát, lãi suất hay tỷ giá hối đoái,v.v các yếu tố này tác
động mang tính hệ thống tới nền kinh tế. Những biến động bất thường của các yếu
tố này có thể gây ra những rủi ro cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế.
10
1.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2012 đạt 6,56% ,
5,4% trong năm 2013
Theo dự báo của các chuyên gia cả trong và ngoài nước, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục
diễn biến phức tạp, theo chiều hướng suy giảm.Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế
có trụ sở tại London này dự báo nhịp độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm
2014 và 2015 lần lượt sẽ là 2,9% và 3,2%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng

2,4% trong năm 2013. Sự tăng trưởng dần trở lại của nền kinh tế thế giới, nhất là
sau cuộc suy thoái và lạm phát của nền kinh tế Mỹ kéo theo sự suy giảm về thương
mại, đầu tư,v.v sẽ tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt tác
động mạnh đến các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Sự biến động tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian này như dự
báo sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đối với những chủ thể tham gia vào nền
kinh tế, trong đó có VINACONEX. Ý thức được tác động của những yếu tố này,
VINACONEX đã xem xét một cách thận trọng trong việc hoạch định chiến lược
phát triển của mình trên cơ sở hạn chế tới mức tối đa những tác động tiêu cực do
11
sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng
doanh thu, lợi nhuận. Theo đó, năm 2014 lợi nhuận tăng 10,9% so với năm 2013
1.2.Lãi suất
Trong gần 3 tháng đầu năm 2014, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã
góp phần kiềm chế lạm phát ở mức thấp (chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2014 tăng
0,55% so với tháng 1/2014 và tăng 1,24% so với cuối năm 2013). Bên cạnh đó,
tiêu chuẩn xét duyệt cấp tín dụng của các ngân hàng cũng được siết chặt và nâng
cao, đặc biệt đối với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp.
Hiện lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng khá thấp so với trần huy động. Cụ thể,
lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng vẫn giữ nguyên mức 4,5 - 4,8%, kỳ hạn 2 tháng
khoảng 5%/năm, 3 tháng 5,15 - 5,5%/năm. Kỳ hạn từ 4 tháng đến dưới 6 tháng còn
5,5 - 5,7%/năm,kì hạn 6 - 12 tháng là 6%.Tuy nhiên, bên cạnh chi phí lãi vay phải
trả hàng tháng, doanh nghiệp còn phải tính đến các phí dịch vụ khác hiện được
12
nhiều NHTM sử dụng trong việc xét duyệt hồ sơ tín dụng cho khách hàng như phí
thẩm định hồ sơ, phí duy trì hạn mức tín dụng,v.v Với đa phần các doanh nghiệp,
việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ngân hàng không phải là vấn đề
đơn giản trong giai đoạn hiện nay.

Do đặc thù của ngành, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của VINACONEX tương đối cao (ở
mức trung bình 85%). Vì vậy, những biến động về tình hình lãi suất và khả năng
tiếp cập nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng được xem là những rủi ro không nhỏ
trong kế hoạch kinh doanh của VINACONEX trong thời gian tới.
1.3.Lạm phát
Những số liệu được công bố cho biết, tỷ lệ lạm phát 2011 là 18,58%, 2012 là
6,81%, 2013 là 8%
Sự gia tăng lạm phát 2011 gây tác động lớn đến hoạt động của mọi doanh nghiệp,
đặc biệt các doanh nghiệp trong ngành bất động sản đang chứng kiến sự tăng giá
mạnh của các loại nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, gạch, sắt thép,v.v Điều
này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định kế hoạch kinh doanh của
VINACONEX trong thời gian tới.
1.4.Tỷ giá hối đoái
Rủi ro về tỷ giá có thể xảy ra do dòng tiền của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu
bằng VNĐ nhưng khi thanh toán nhập khẩu các doanh nghiệp phải chuyển đổi từ
VNĐ sang ngoại tệ và ngược lại. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp rủi ro nếu ngoại
tệ nhận về giảm giá so với VNĐ và doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt hại nếu ngoại
tệ họ cần mua để thanh toán tăng giá so với VNĐ.
13
Hiện nay, một phần chi phí đầu tư cho các dự án do VINACONEX làm chủ đầu
tưđang thực hiện liên quan trực tiếp tới ngoại tệ (tiêu biểu như chi phí tài trợ để
đầu tưmua máy móc, linh kiện thực hiện dự án Xi Măng Cẩm Phả, Dự án Nước
Sông Đà, v.v… được tài trợ bởi nguồn ngoại tệ vay từ các NHTM). Do vậy, sựbiến
động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như sựthay đổi về tỷ giá hối đoái có
những tác động nhất định đến chi phí đầu tư của VINACONEX. Để hạn chế những
ảnh hưởng do sự biến động tỷ giá đến tình hình kinh doanh, VINACONEX đã cân
nhắc việc ký kết, tham gia vào các hợp đồng giao dịch kỳ hạn về ngoại tệ với các
Ngân hàng trong thời gian tới.
2. Rủi ro về pháp luật:
Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động của một doanh nghiệp nói

chung là Luật Doanh nghiệp, bên cạnh đó đối với các Doanh nghiệp trong lĩnh vực
xây dựng còn phải tuân thủtheo Luật Xây dựng, được Quốc hội nước Cộng hòa xã
14
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa ХІ, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003 và Luật Đất đai 2003. Các hệ thống Luật này là cơsở pháp lý cao nhất điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh của VINACONEX.Tuy nhiên, hệthống các văn
bản dưới Luật còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, với không ít điều khoản được
thay đổi và chỉnh sửa.Đây là vấn đề thực tế và cần được VINACONEX đặc biệt
lưu tâm.
Sau khi cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt
Nam được chính thức niêm yết tập trung trên Thị trường Chứng khoán,
VINACONEX phải tuân thủ Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật
Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Thuế Thu nhập cá nhân, hiện đang còn thiếu
tính đồng bộ và nhất quán. Do hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật đang trong
quá trình sửa đổi và hoàn thiện, việc nắm bắt và thực thi của các doanh nghiệp còn
gặp không ít khó khăn.
3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh:
Bên cạnh những rủi ro về nền kinh tế, rủi ro về môi trường pháp lý, cũng như các
doanh nghiệp khác, VINACONEX phải đối mặt với các rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của ngành như rủi ro về chi phí đền bù, san lấp mặt bằng, rủi ro về
cạnh tranh, rủi ro trong quá trình triển khai các dự án trung và dài hạn
3.1 Rủi ro về cạnh tranh:
Cùng với chính sách khuyến khích của Nhà Nước đối với các Doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây lắp, đầu tư kinh doanh bất động sản, số lượng các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng nhiều, trong đó có thể kể đến
những doanh nghiệp lớn như: SUDICO (mã giao dịch SJS), KINHBAC (mã giao
dịch KBC), Địa ốc Hòa Bình (mã giao dịch HBC), Nhà Từ Liêm (mã giao dịch
NTL), v.v thêm vào đó là sự gia tăng áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các tổ
15

chức nước ngoài có tiềm lực về tài chính mạnh, về quản lý, công nghệ và nhân lực.
Do vậy, mặc dù VINACONEX có lợi thế là một Tổng Công ty có uy tín trong
ngành nhưng trong tương lai việc phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp
trong ngành là điều tất yếu.
3.2.Rủi ro về dự án:
hiện nay, mảng đầu tư dự án được xem như một thế mạnh của VINACONEX, hầu
hết những dự án do VINACONEX làm chủ đầu tư đều là những dự án có tầm cỡ
quốc gia.
Những dựán này không chỉ mang lại cho chủ đầu tư những lợi ích về mặt kinh tế
mà còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện dựán đầu tư đòi
hỏi chủ đầu tư phải có quy mô vốn lớn, khả năng quản lý dự án tốt và đầu tư trong
thời gian dài. Do vậy, một số rủi ro mà VINACONEX có thể phải đối mặt như
những vấn đề khó khăn trong việc huy động vốn, tính khả thi của dựán cũng như
sự biến động về môi trường hoạt động kinh doanh. Sự thành bại của dựán này có
mức độảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường.
3.3.Rủi ro về giá đền bù giải phóng mặt bằng:
Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạtầng, kinh doanh Bất động sản
nên khả năng giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh của VINACONEX. Diện tích đất ngày càng thu hẹp, sự biến động
giá bất động sản, khung giá đền bù là những yếu tốảnh hưởng mạnh đến hoạt động
kinh doanh của VINACONEX. Những biến động giá đền bù giải phóng mặt bằng
sẽảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư các dự án, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi
nhuận của VINACONEX.
3.4.Rủi ro về thanh toán:
16
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thời gian thi công các công trình kéo dài, việc
nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần, giải ngân vốn chậm, quá trình
hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư
và nhà thầu thường mất thời gian, do vậy, việc bị chiếm dụng vốn là phổ biến. Các
yếu tố đầu vào thiết yếu của ngành xây dựng như điện, nước, thép, xi măng, xăng

dầu,v.v nhiều năm nay được Nhà nước trợ giá, tuy nhiên, hiện nay Nhà nước
giảm trợ giá các mặt hàng trên cho phép giá biến động theo cung cầu thị trường.
Việc tăng giá mạnh của một loạt mặt hàng như điện, nước, xi măng, thép, dầu,
v.v trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của VINACONEX và
các công ty con.
4. Rủi ro trong cơ chế quản trị:
Tính đến hết ngày 31/03/2008, VINACONEX có 88 đơn vị đầu mối trực thuộc
trong đó có 46 đơn vị có vốn góp chi phối (từ 51% vốn điều lệ trở lên). Trong quá
trình hoạt động, các đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau, bao
gồm cả hoạt động quản trị và nghĩa vụ tài chính. Sự ràng buộc về các quan hệ
trong quá trình hoạt động của các đơn vị này có thể gây ra rủi ro về quản trị cho
VINACONEX trong việc quản lý
Ngoài rủi ro có thể xảy ra do quy mô quản lý quá lớn, VINACONEX còn gặp phải
khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn VINACONEX. Do số
lượng các Công ty con tương đối nhiều, hơn nữa lại hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực xây lắp (chiếm tỷ trọng trên 60% doanh thu của toàn Tổng Công ty
VINACONEX), nên việc thực hiện hợp nhất các BCTC năm gặp những khó khăn
nhất định. Trong đó việc tập hợp các chỉ tiêu như doanh thu, giá vốn rất phức tạp
vì ảnh hưởng của việc xác định, nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành liên
quan đến chủ đầu tư, tư vấn giám sát,v.v… và tập quán thanh toán, xác nhận không
đúng của thời hạn của ngành xây dựng Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ghi nhận các
17
khoản mục hàng tồn kho, tiền mặt, công nợ,v.v… liên quan đến thời điểm thực
hiện kiểm toán BCTC của từng công ty con và do Kiểm toán viên xác định căn cứ
vào thời điểm “có mặt” để thực hiện kiểm kê và đối chiếu với các chứng từ tại đơn
vị này. Đây là nguyên nhân khiến cho BCTC Kiểm toán hợp nhất vẫn còn tồn tại
một số điểm ngoại trừ.Để khắc phục hạn chế này, VINACONEX đã và đang
nghiên cứu để áp dụng thống nhất một hệ thống hạch toán kết quả kinh doanh
trong toàn Tổng Công ty VINACONEX.
5. Rủi ro khác (nhân tố tự nhiên)

Các rủi ro khác như động đất, thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, chiến tranh, dịch bệnh,
khủng bố đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của VINACONEX. Bão lớn,
hỏa hoạn, động đất có thể gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng như làm
chậm tiến độ hoặc gây thiệt hại (phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn) Đây là những
rủi ro ít gặp trong thực tế nhưng khi xảy ra thường gây thiệt hại lớn về vật chất mà
không thể ngăn chặn được.
IV. Đánh giá theo phương pháp bình quân trọng số các rủi ro mà
VINACONEX phải đối mặt
Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan
trọng
Phân loại Điểm quan trọng
kinh tế 0.2 2 0.6
luật pháp 0.1 1 0.1
cạnh tranh 0.1 4 0.4
nhân tố tự nhiên 0.2 2 0.4
quản trị 0.2 3 0.6
hoạt động kinh doanh 0.2 2 0.4
Tổng = 1 Tổng = 2.5
18
D. Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo lĩnh vực quản trị:
I.Đánh giá trình độ quản trị nhân sự:
1.Đội ngũ lãnh đạo:
Hội đồng quản trị Tổng công ty gồm 09 thành viên, chủ tịch Hội đồng quản trị làm
việc chuyên trách đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong giai đoạn từ
2012-2016, dành quyền điều hành sản xuất của Ban điều hành, tập trung đưa ra
đường lối và quyết sách đối với những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích
của cổ đông, họp định kì 1 tháng/ 1 lần để kịp thời giải quyết các vấn đề mang tính
chiến lược
Ban điều hành: gồm Tổng Giám đốc ( ông Vũ Quý Hà đồng thời là ủy viên hội
đồng quản trị) và 6 Phó Tổng Giám đốc phụ trách các lĩnh vực đều là những người

có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm, đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu trong lĩnh
vực phụ trách, nhạy bén với những biến động của thị trường, nắm bắt được các cơ
hội và đề phòng rủi ro
Xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Ban Tổng Giám đốc, trong đó
phân cấp, phân công nhiệm vụ rõ ràng để tránh chồng chéo nhằm huy động tối đa
sức mạnh tập thể và tăng cường trách nhiệm cá nhân trong hoạt động điều hành
của
Hoạt động của ban điều hành: Củng cố khối tham mưu về đầu tư và xây dựng,
trong đó:
• Tăng cường trình độ chuyên môn trong hoạt động đầu tư: tìm kiếm dự án đầu
tư, lập kế hoạch dự án, quản lý dự án đầu tư, giám sát & đánh giá dự án đầu tư;
• Nâng cao chất lượng quản lý xây dựng: đấu thầu, tổ chức xây lắp, quản lý xây
dựng, áp dụng khoa học công nghệ trong xây lắp
19
2.Nguồn nhân lực:
Số lượng nhân viên toàn Tổng Công ty đến thời thời điểm 30/6/2012 là 35.539
người, trong đó lao động nữ là 4.009 người; lao động làm việc tại nước ngoài là
1.158 người. Phân cấp theo trình độ có bảng liệt kê dưới đây:
Trình độ Số nhân viên ( người)
Trên Đại học 224
Đại học 5952
Cao đẳng 775
Trung cấp và sơ cấp 2154
Công nhân kỹ thuật 17110
Lao động phổ thông 9324
Số lượng nhân viên tại Tổng Công ty là 722 người, trong đó làm việc tại Văn
phòng Tổng Công ty là 183 người.
3.Chính sách nhân sự:
Chính sách đào tạo: xác định nhu cầu đào tạo theo định kì hoặc đột xuất từ các
bộ phân chuyên môn, yêu cầu công việc được đưa ra thông qua bảng mô tả công

việc
Cơ cấu lao động: nâng dần tỷ trọng lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề
lên 70 –75% lực lượng lao động trực tiếp, giảm dần số lao động phổ thông và lao
động theo hợp đồng ngắn hạn.
Chất lượng lao động:
• Đưa ra cơ chế giám sát, đánh giá năng lực cán bộ cao cấp do Hội đồng quản trị
bổ nhiệm
• Đánh giá năng lực cán bộ ( thông qua bản mô tả công việc)
20
• Tăng cường công tác tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển cạnh tranh lành
mạnh
• Công đoàn thực hiện chăm lo cho đời sống người lao động và công tác xã hội từ
thiện, tổ chức các phong trào Văn Hóa- Văn nghệ- Thể Thao, tuyên dương
thành tích học tập với con cháu CBCNV, phát động các cuộc thi đua hoàn thành
chỉ tiêu
II.Đánh giá tiềm lực về tài chính và trình độ kế toán
1.Khả năng huy động vốn:
Mục tiêu đề ra theo kế hoạch tài chính tăng vốn như sau
Năm 2008: Tăng vốn điều lệ từ 1.500 đồng lên 2.000 đồng thông qua việc phát
hành cổ phiếu cho CBCNV, nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài tiềm năng được lựa chọn
Năm 2009: Tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng (qua
2 đợt phát hành) cho các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước.
Năm 2010: Tăng vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng cho các nhà đầu tư
tổ chức quốc tế
Trên thực tế, việc tăng vốn điều lệ của Tổng Công ty Vinaconex đã không đạt
được như lộ trình tăng vốn điều lệ đề ra, cụ thể, vốn điều lệ đạt 1.850 tỷ đồng vào
năm 2009, 3.000 tỷ đồng vào năm 2010 và 4.417 tỷ đồng vào năm 2012 nên mức
vốn chủ sở hữu đã không theo kịp sự phát triển của hoạt động kinh doanh mà
nguyên nhân chính là sự chậm trễ do vướng mắc trong triển khai thủ tục tăng vốn,

nên tình hình cân đối tài chính của Vinaconex vẫn luôn rất căng thẳng. Do việc
tăng vốn điều lệ không thực hiện được theo đúng tiến độ, nên tại một số thời điểm
Vinaconex đã phải thực hiện các hình thức huy động vốn thông qua kênh phát
hành trái phiếu để tài trợ cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Cụ thể, đã
phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp VINACONEX năm 2010 (tổng giá
21
trị phát hành 2.000 tỷ đông) để tăng cường năng lực tài chính cho Tổng công ty (đã
trả nợ hết vào tháng 5/2012).
2.Hiệu quả sử dụng vốn:
Kế hoạch tăng vốn điều lệ bị chậm so với tiến độ giải ngân các dự án làm
hệ số nợ/tổng tài sản của Tổng Công ty tăng cao, sử dụng vốn vay ngắn hạn để
đầu tư dài hạn… làm cho Tổng Công ty bị mất cân đối về dòng tiền trong ngắn
hạn.
Việc sử dụng vốn chưa tốt, vốn đầu tư vào các doanh nghiệp và dự án đạt hiệu
quả thấp, thậm chí bị thua lỗ, mất vốn tạo sức ép rất lớn về tài chính đối với Tổng
Công ty do thời gian thu hồi vốn để trả nợ vay bị kéo dài
3.Khả năng thanh toán:
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thời gian thi công các công trình kéo dài, việc
nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần, giải ngân vốn chậm, quá trình
hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư
và nhà thầu thường mất thời gian, do vậy, việc bị chiếm dụng vốn là phổ biến. Các
yếu tố đầu vào thiết yếu của ngành xây dựng như điện, nước, thép, xi măng, xăng
dầu, v.v nhiều năm nay được Nhà nước trợ giá, tuy nhiên, hiện nay Nhà nước
giảm trợ giá các mặt hàng trên, cho phép giá biến động theo cung cầu thị trường.
Việc tăng giá mạnh của một loạt mặt hàng như điện, nước, xi măng, thép, dầu
trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của Vinaconex và
các công ty con.
Nhận diện được những rủi ro trên, Vinaconex đã tập trung xây dựng và phát
triển năng lực cạnh tranh, chú trọng công tác nâng cao năng lực tài chính, quản trị
dòng tiền, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trình độ cao, tăng cường quảng

bá hình ảnh thương hiệu, tận dụng lợi thế sẵn có để nâng cao hiệu quả công tác đấu
22
thầu, tìm kiếm việc làm, cập nhật thông tin thị trường và quy định của chính phủ,
quan hệ chặt chẽ với các đối tác (chủ đầu tư, thầu phụ….) để đẩy mạnh công tác
thanh quyết toán, đảm bảo chất lượng công trình.
Dưới đây là khả năng thanh toán của công ty mẹ từ năm 2007 đến 6T/2012
Tính từ năm 2009 đến nay, khả năng thanh toán hiện thời có xu hướng tăng dần,
từ 0,83 lần năm 2009 lên 1,36 lần vào cuối tháng 6 năm 2012. Như vậy, bằng việc
đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán của Vinaconex đã được cải
thiện đang kể, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính công ty.
4.Đòn cân nợ:
Dựa vào BCTC hợp nhất của VCG năm 2014, có thể thấy quy mô nợ vay của
Vinaconex đang ở mức 6,085 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn là gần 2,472 tỷ
đồng và nợ vay dài hạn là hơn 3,613 tỷ đồng. Cơ cấu nợ của Vinaconex khá cân
bằng khi nợ ngắn hạn chiếm 41%, nợ vay tài trợ 27% tổng tài sản và tỷ lệ nợ vay
trên vốn chủ sở hữu (VCSH) chỉ ở mức 1.09 lần
23
Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2013 không có thuyết minh về các
khoản vay ngắn hạn, trong khi các khoản vay dài hạn của VCG được tài trợ bởi các
tổ chức sau:
Tổ chức Số tiền( tỷ đồng)
Quỹ đầu tư Phát triển Thành phố Hà
Nội
1,063 tỷ đồng
Ngân hàng BIDV (BID) 773 tỷ đồng
Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex –
Viettel
411 tỷ đồng
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 628 tỷ đồng
BNP Paribas 220 tỷ đồng

SHB 192 tỷ đồng
TCT Thiết bị nặng Quốc gia Trung
Quốc
168 tỷ đồng
Agribank 148 tỷ đồng
Natexis 129 tỷ đồng
Các ngân hàng, tổ chức khác 427 tỷ đồng
5.Hệ thống sổ sách tài chính- kế toán:
Xây dựng một kế hoạch tài chính rõ ràng nhằm đạt được chiến lược phát
triển thành doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực:
• Tập trung chức năng tài chính tại cấp độ công ty mẹ.
• Lựa chọn Giám đốc tài chính (CFO) phù hợp thông qua các kênh tuyển dụng
nhân sự trong nước và quốc tế
24
• Thiết lập Ban chức năng về tài chính do CFO đứng đầu có nhiệm việc báo cáo
cho Tổng Giám đốc điều hành theo các trách nhiệm quy định như sau:
- Đảm bảo việc báo cáo tài chính chuẩn xác và kịp thời
- Thực hiện các nhiệm vụ tài chính thông qua đầu tư vốn lưu động của công
• trong khi vẫn đảm bảo được cấu cấu vốn (nợ/vốn).
- Chuẩn bị các dự báo tài chính
• Chỉ định một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big four) để thực
hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc
tế.
III. Lĩnh vực sản xuất:
Hình ảnh lá cờ mang biểu tượng VINACONEX tung bay tại các dự án xây dựng
trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước đã từ lâu không còn xa lạ. Để làm được điều
đó, Vinaconex đã không ngừng đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị thi
công, mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng, như
công nghệ đúc hẫng dùng cho thi công cầu, công nghệ đổ bêtông cốp-pha trượt
dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, hay công nghệ bê tông dự ứng lực

dùng cho các cấu kiện đòi hỏi cường độ cao, v.v
Từ chỗ chỉ là Nhà thầu xây lắp, Vinaconex đã vươn lên thành Tổng thầu, có khả
năng thi công nhiều loại hình công trình như:
• Các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, sân bay, bến cảng, thủy
lợi, đường hầm;
• Các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, khách sạn, công
sở, trường học, bệnh viện, bưu điện;
• Các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao;
• Các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải, môi trường;
• Các công trình thủy điện, nhiệt điện, đường dây, trạm biến thế điện đến
500KV;
25

×