Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án phòng ngừa thảm họa lớp 4 - 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.21 KB, 9 trang )

Giáo án phòng ngừa thảm họa
Thứ bảy, ngày 5 tháng 3 năm 2008
Sinh hoạt ngoại khóa
GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
BÀI 1: HIỂM HỌA - THẢM HỌA
I- Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết được hiểm
họa là gì? Thảm họa là gì? Các loại
hiểm họa ở Việt Nam, Hiểm họa xảy
ra ở đâu? Hiểm họa xảy ra khi nào?
- Có ý thức phòng ngừa hiểm họa,
thảm họa cho bản thân, gia đình &
cộng đồng.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Sách phòng ngừa thảm họa, thảm
họa.
- Tranh hiểm họa, thảm họa.
III- Các hoạt động dạy - học:
1- Hoạt động 1: Trò chơi khởi
động: “Sấm vang, chớp giật”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi & luật chơi.
- HS tham gia chơi.
2- Hoạt động 2: Hiểm họa - thảm họa (Nhóm đôi)
- HS đọc thầm mục 1, mục 2 - SGK trao đổi với bạn bên cạnh và đưa ra một số VD
về hiểm họa và thảm họa.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày / Nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Hiểm họa, thảm họa (SGK)
- GV giới thiệu tranh 1 –2 SGK và giải thích thêm để HS phân biệt được hiểm họa
& thảm họa.
3- Hoạt động 3: Các loại hiểm họa ở Việt Nam (Nhóm 8)
- HS thảo luận theo nhóm & kể tên các loại hiểm họa ở Việt Nam


- HS thi kể tên các loại hiểm họa giữa các nhóm.
- GV chốt lại các hiểm họa thường có ở Việt Nam.
4- Hoạt động 4: Hiểm họa xảy ra khi nào: (Cá nhân)
- HS đọc SGK và cho biết 1 vài hiểm họa thường xảy ra khi nào?
- HS trả lời câu hỏi / Nhận xét / Chốt lại lời giải đúng.
- GV kết luận & nhấn mạnh ý: Tùy theo từng loại hiểm họa mà thời điểm xảy ra
khác nhau. Con người có khả năng làm rất nhiều việc để phòng ngừa hiểm họa & làm
giảm bớt thiệt hại cho cộng đồng, từ đó ngăn không cho chúng trở thành thảm họa.
5- Hoạt động 5: Củng cố: (Cá nhân)
a) Thi vẽ tranh về hiểm họa theo nhóm.
b) Trò chơi: “Nối khung chữ để phân biệt hiểm họa và thảm họa”
- Nhiều người bị chết.
- Bão gây nên mưa to gió lớn.
- Nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi.
1
Hiểm họa
Giáo án phòng ngừa thảm họa
- Sấm sét.
- Một đám cháy lớn gần nhà cửa.
- Một khối đá to nằm chênh vênh trên đỉnh núi sát con đường mọi người thường qua
lại.
- GV dặn dò HS thực hành làm những việc để ngăn ngừa hiểm họa.
Thứ bảy, ngày 09 tháng 3 năm 2008
Sinh hoạt ngoại khóa
GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
BÀI 2: LŨ, LỤT
I- Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết được Lũ, lụt là
gì? Nguyên nhân, tác hại, các loại lũ,
lụt?

- Có ý thức & biết được những việc
cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình
khi có lũ lụt.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Sách phòng ngừa thảm họa, thảm
họa.
- Tranh về lũ, lụt.
III- Các hoạt động dạy - học:
1- Hoạt động 1: Trò chơi khởi động:
“Phòng ngừa”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi & luật chơi: Khi GV hô 1 loại hiểm họa
nào đó thì học sinh đáp: “Phòng ngừa”
- HS tham gia chơi.
2- Hoạt động 2: Lũ - lụt (Nhóm đôi)
- HS đọc thầm mục 1- SGK trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết:
+ Em hiểu thế nào gọi là lụt? Thế nào gọi là lũ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày / Nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Lũ, lụt (SGK)
- GV giới thiệu tranh một số tranh vẽ cảnh lũ, lụt.
3- Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra lũ, lụt (Cá nhân)
- HS đọc SGK và phát biểu ý kiến về nguyên nhân gây ra lũ, lụt.
- Gọi HS phát biểu ý kiến / GV chốt lại ND chính.
4- Hoạt động 4: Tác hại: (Cá nhân, vẽ tranh)
- HS làm việc cá nhân: thi vẽ tranh nói về các tác hại do lũ, lụt gây nên
- HS trình bày sản phẩm / Nhận xét / Tuyên dương những bài vẽ tốt.
+ Em hãy kể tên một số tác hại khác mà em biết do lũ, lụt gây nên?
- GV kết luận & nói thêm những cái lợi nhờ có lũ, lụt.
5- Hoạt động 5: Các loại lũ chính: 9Nhóm)
- HS làm việc theo nhóm / Đọc SGK và cho biết các loại lũ chính.
2

Thảm họa
Giáo án phòng ngừa thảm họa
- Đại diện nhóm trình bày (Mỗi nhóm 1 loại) / Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý chính
6- Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình: (Nhóm- Sắm vai)
- HS tập đóng vai thể hiện những việc nên làm để bảo vệ bản thân và gia đình
(Trước- Trong - Sau lũ, lụt), GV giao các nhóm đóng vai ở các thời điểm khác nhau.
+ Ngoài những việc các nhóm vừa thể hiện. Các em còn biết thêm những việc làm
nào?
- HS phát biểu ý kiến. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
7- Củng cố: (Cá nhân)
+ Ở nơi các em sống đã xảy ra các loại lũ nào?
+ Các em cần nói với gia đình trong mỗi giai đoạn: trước, trong & sau lũ lụt là gì?
Thứ bảy ngày 12 tháng 3 năm 2008
Sinh hoạt ngoại khóa
GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
BÀI 3: ÁP SUẤT NHIỆT ĐỚI VÀ BÃO
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- HS nắm được kỷ năng áp thấp
nhiệt đới và Bão.
- HS biết được nguyên nhân và tác
hại của Bão. Từ đó HS xác định
được những việc cần làm để bảo vệ
bản thân và gia đình khi co sáp thấp
nhiệt đới hoặc Bão.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tài liệu " Phòng ngừa thảm hoạ"
- Hình vẽ trang 21, 22, 23, SGK.
I. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
GV tổ chức cho lớp chơi trò chơi "

Trời bão, trời lụt".
2. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
3. Hoạt động 2 làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS nắm được cái gì gây nên áp thấp nhiệt đới hoặc Bão.
* Các tiến hành:
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: Em đã chững kiến áp thấp nhiệt đới hoặc Bão bao
giờ chưa, theo em cái gì tạo nên bão.
- GV kết luận:
- Bão hình thành ngoài biển khi không khí lạnh di chuyển về phía không khí ấm hơn
và gây ra gió. Không khô hơn hình thành ở trung tâm của vùng gió xoáy được gọi
là :"mắt bão".
- Gió xoáy xung quanh mắt bão và bão bị gió đẩy đi.
4. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS nắm được tác hại của bão.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm (6 em).
3
Giáo án phòng ngừa thảm họa
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân để
tham gia đóng vai xử lý các tình huống do GV đưa ra về vấn đề: Trước, trong và sau
khi có bão.
- Các nhóm làm việc.
- Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung,
có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
• Kết luận:
- GV chất lại về cách xử lý của các nhóm và bổ sung( nếu cần).
- Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà thực hiện những điều đã học vào thực tế.
Thứ ba ngày 16 tháng 3 nam 2008
Sinh hoạt ngoại khóa

GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
BÀI 4: SẠT LỞ ĐẤT
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: Biết được nguyên nhân và tác hại cảu sạt lở đất.
- Chủ động thực hiện những việc cần làm để bảo vện bản thân và gia đình trong thời
gian không có sạt lở đất cũng như những lúc trời mưa to kéo dài.
II. Đồ dùng dạy học: SGK trang 27-30
III.Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi " 7 úp".
2. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS nắm được kỷ năng" Sạt lở đất"
* Cách tiến hành:
* GV phỏng vấn HS, nghe cá em kể lại những hình ảnh mà em đã thấy về sạt lở đất.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: HS tìm hiểu biết được nguyên nhân và tác hại cảu sạt lở đất.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm (6 em) GV: dựa vào thực tế ở địa phương kết hợp với SGK và vốn
hiểu biết của mình để tìm ra nguyên nhân và tác hại của sạt lở đất.
- Các nhóm làm việc, sau đó đại diện nhóm trình bày, nhóm bạn bổ sung.
- GV tổng hợp rồi chất lại.
* Kết luận:
5. Hoạt động 4: Vẽ tranh cổ động
* Mục tiêu: Vẽ tranh tuyên truyền, cổ động như ngx việc làm thể hiện hiểu biết của
bản thân về sạt lở đất.
* Cách tiến hành: HS làm việc cá nhân.
* HS trình bày sản phẩm.
* Hoạt động tiếp nối.
* GV nêu câu hỏi cho HS trả lời: Địa phương em đã phòng chống như thế nào để
giảm nhẹ những ảnh hưởng của (trượt đất). Cát lấp ( Trồng cây chắn cát bay, cát lấp).

* GV liên hệ vấn đề trồng cây hằng năm.
4
Giáo án phòng ngừa thảm họa
Sinh hoạt ngoại khóa
GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
BÀI 5: HẠN HÁN
I. Mục tiêu:
- Sau bài học học sinh biết :
- Thế nào là hạn hán, nguyên nhân,
tác hại và những việc cần làm để bảo
vệ bản thân và gia đình.
- Có kỉ năng làm những công việc
khi có hạn hán xảy ra.
- Tuyên truyền cho mọi người
xung quanh cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh vẽ cảnh hạn hán,
cảnh hoạt động làm việc chống hạn.
- Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: Cho học sinh chơi
trò chơi "lụt, bão".
B. Bài cũ:
- 1 HS: Các em cần làm gì nếu gia đình các em sống ở khu vực đồi núi và có mưa
to, kéo dài?
- HS2 : Các em sẽ nói với bố mẹ điều gì nếu gia đình sống ở khu vực trước đây đã
có sạt lỡ đất.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hạn hán, nguyên nhân, tác hại:

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
- GV lớp chia thành 8 nhóm, các nhóm cùng thảo luận yêu cầu sau:
+ Hạn hán thường xảy ra khi nào
+ Nguyên nhân nào dẩn đến hạn hạn.
+ Tác hại của hạn hán.
* Hoạt động 2: Cả lớp:
- Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận; các nhóm khác bổ sung
- GV bổ sung và chốt ý đúng (GV treo tranh và giới thiệu).
3. Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình:
* Hoạt động 3: Đóng kịch câm:
- GV chia lớp thành 6 nhóm và nêu yêu cầu: Các nhóm không dùng lời, chỉ dùng
những cử chỉ, điệu bộ để thể hiện:
+ N
1
và N
3
: Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình trước hạn hán
+ N
2
và N
4
: Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình trong khi có hạn hán
+ N
5
và N
6
: Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình sau hạn hán
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp:
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện các việc làm bằng các động tác;
- Các nhóm khác nêu được tên những việc làm hạn hán đã thể hiện;

5
Giáo án phòng ngừa thảm họa
- Nhóm trình bày sẽ cho biết kết quả;
- Sau khi các nhóm hoàn thành, GV chốt ý
4. Củng cố, dặn dò:
- GV và học sinh thống kê lại toàn bộ nội dung bài học
- GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà tuyên truyền cho gia đình và mọi người
xung quanh biết.
Sinh hoạt ngoại khóa
GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
Bài 6: CÁC HIỂM HOẠ KHÁC
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết:
- Một số loại hiểm hoạ khác:
Giông và sét, lốc, mưa đá, hoả hoạn.
- Thực hiện các việc cần làm để
bảo vệ bản thân và gia đình.
- Tuyên truyền rộng rãi cho mọi
người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về các hiểm
hoạ: Giông và sét, lốc, mưa đá, hỏa
hoạn.
- Phiếu học tập cho HS.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Khởi động: Chơi trò chơi HS
thích.
B. Bài cũ:
- 1 nhóm HS đóng vai thể hiện những việc cần làm trước hạn hán.
C. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:
2. Giông và sét: HS thảo luận theo nhóm đôi.
+ Khi nào có giông tố, khi nào có sét?
+ Tác hại của giông và sét.
+ HS trình bày - GV chốt ý.
- GV hỏi: mình cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình khi có giông sét?
- HS trả lời (Nếu HS trả lời không được GV giới thiệu cho các em).
- GV chốt ý. Hướng dẫn kiểu ngồi ếch.
3. Lốc.
- GV giới thiệu cho HS biết lốc và nguyên nhân gây nên lốc.
- Vậy các em thấy lốc lần nào chưa? (gió xoáy).
- Hãy mô tả 1 cơn lốc mà em đã nhìn thấy
- Khi có lốc em và mọi người đã làm gì?
- GV chốt ý.
4. Mưa đá:
- GV treo tranh và hỏi:
6
Giáo án phòng ngừa thảm họa
- Trong tranh vẽ cảnh gì? vì sao?
- Các em đã biết mây, mưa, được hình thành như thế nào? Vậy theo em mưa đá
được hình thành như thế nào?
- Trao đổi với bạn bên cạnh về tác hại của mưa đá và những việc cần làm khi có
mưa đá.
- HS trình bày.
- GV chốt ý.
5. Hoả hoạn:
- GV yêu cầu HS: 2 bạn ngồi gần bên nhau vẽ 1 bức tranh để thấy được nguyên
nhận gây ra hoả hoạn hoặc tác hại.
- HS trình bày sản phẩm và giới thiệu cho cả lớp biết.
- HS thảo luận nhóm. Để nêu được những việc cần làm khi có hoả hoạn.

- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận.
6. Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi củng cố (cả lớp cùng chơi).
- GV nêu các hiểm hoạ sắp, hoặc đã xảy ra. HS tìm 1 hoạt động cần làm để bảo vệ
mình.
- GV nhận xét giờ học, dặn về nhà học và tuyên truyền cho mọi người cùng biết.
Sinh hoạt ngoại khóa
GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA
Bài 7: CON NGƯỜI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỌ
ĐỐI VỚI HIỂM HOẠ VÀ THẢM HOẠ
I. Mục tiêu: sau bài học, học sinh
biết
- Những tác động của con người đã
làm tăng thêm hiểm hoạ, thảm hoạ.
- Những công việc mà(chúng ta)
con người có thể làm để phòng ngừa
và giảm bớt thảm hoạ.
- Giáo dục học sinh có ý thức ngăn
chặn những hành động có thể làm
tăng thêm hiểm hoạ và thảm hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
(SGK) bộ tranh minh hoạ phóng to
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 học sinh kể tên các loại hiểm hoạ mà em biết?
- 1HS trả lời em cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình nếu có giông, sét.
- Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới:
1- Hoạt động 1: Con người đã làm tăng thêm hiểm hoạ thảm hoạ bằng nhiều

cách khác nhau.
7
Giáo án phòng ngừa thảm họa
- GV cho HS thảo luận nhóm để nêu lên những việc làm của con người đã góp phần
làm tăng thêm hiểm hoạ, thảm hoạ.
- Các nhóm thảo luận viết vào giấy sau đó cử đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung
GV hỏi thêm
+ Tăng dân số có phải là một việc làm thêm hiểm hoạ hay không?
+ Một số người lấy các lớp san hô dưới biển để bán cho du khách thì sẽ gây ảnh
hưởng gì?
- HS trả lời: GV giải thích rõ thêm để HS hiểu.
- GV cho HS quan sát tranh 29 - 30 ở (SGK)
+ HS nêu những việc làm ở mỗi tranh và tác hại của các việc làm đó.
* GV kết luận: (SGK)
2- Hoạt động 2: Con người có thể làm rất nhiều việc để phòng ngừa hiểm hoạ và
giảm bớt thiệt hại do thảm hoạ gây ra.
- Dựa vào những hiểu biết và kiến thức đã tìm hiểu ở hoạt động 1.Các em trao đổi
theo cặp để nêu một số việc con người có thể làm phòng ngừa hiểm hoạ và giảm bớt
thiệt hại do thảm hoạ gây ra:
+ Các việc làm để phòng ngừa hiểm hoạ ?
+ Các việc làm để giảm bớt thiệt hại do thảm hoạ gây ra?
- HS trả lời: HS khác bổ sung.
- GV nhận xét chung và kết luận như (SGK).
3- Hoạt động 3: Liên hệ, cũng cố.
- GV hỏi: Theo các em, những người sống trong khu vực các em đang ở đã làm tăng
thêm thảm hoạ như thế nào?
- HS: Số dân trong khu vực em ở đông, các nhu cầu về đất đai, nước và các nhu cầu
khác tăng. Khi không đáp ứng những nhu cầu này, con người sẽ khai thác bừa bãi các

nguồn tài nguyên dẫn đến phá huỷ thiên nhiên và môi trường.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Vậy các em và gia đình các em có thể làm gì để giảm bớt rủi ro của thảm hoạ?
- HS trả lời: Lớp nhận xét, bổ sung.
* Tổng kết bài: GV tóm tắt lại nội dung toàn bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh ghi nhớ những điều đã học.
Sinh hoạt ngoại khóa
GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA
THẢM HỌA
Bài 8: THIẾU NIÊN CHỮ THẬP
ĐỎ VỚI
CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA
THẢM HOẠ.
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- vai trò của Hội chữ thập đỏ Việt
Nam.
8
Giáo án phòng ngừa thảm họa
- Hiểu được nhiệm vụ của “Đội thiếu niên Chữ Thập Đỏ” trường học trong công tác
phòng ngừa thảm hoạ.
- Giáo dục cho các em có ý thức, trách nhiệm đối với bản thân và mọi người trong
công tác phòng ngừa Thảm hoạ
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ ở SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Lụt - Bão (5 phút).
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

- Làm việc cả lớp GV hỏi: các em đã bao giờ nghe nói đến Hội chữ thập đỏ Việt
Nam chưa?
- Hội chữ thập đỏ Việt Nam thường làm những công việc gì?
- Ở xã chúng ta có Hội chữ thập đỏ không?
- HS trả lời:
- GV giới thiệu: Hội chữ thập đỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội của quần chúng,
làm công tác nhân đạo, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
Đó là một tổ chức hoạt động tại cộng đồng và có cơ sở trên cả nước từ cấp xã,
Huyện, -Tỉnh đến cấp TW.
- Hội chữ thập đỏ đóng một vai trò trong công tác phòng ngừa thảm hoạ.
- Vậy ở trường mình có Hội chữ thập đỏ không? Lớp mình có bạn nào tham gia vào
Hội chữ tập đỏ của trường?
- Các em đã từng làm những công việc gì khi tham gia vào Hội chữ thập đỏ của
trường? (HS trả lời).
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của “Đội thiếu niên Chữ Thập Đỏ” trường học trong
công tác phòng ngừa thảm hoạ
- Các nhóm thảo luận về nhiệm vụ của “ Đội thiếu niên Chữ Thập Đỏ” của trường
vào giấy A
4
.
- Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác bổ sung .
- GV chốt lại 6 nhiệm vụ của “Đội thiếu niên Chữ Thập Đỏ”.Trong trường học với
công tác phòng ngừa thảm hoạ.
• Liên hệ:
Các em có thể làm những gì trước, trong và sau khi thảm hoạ xảy ra để giúp đỡ bố
mẹ, các bạn và hàng xóm?
Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai xử lý tình huống
GV nêu tình huống: Trong giờ ra chơi Hoài và Na đuổi nhau chạy quanh sân
trường không may Hoài trượt chân bị ngã. Lúc đứng dậy Hoài cảm thấy chân rất đau
không bước đi được. Nếu em là Nam em sẽ làm gì trong tình huống trên? (đưa bạn

đến đâu?)
Em hãy cùng các bạn trong nhóm đóng vai trò xử lý tình huống trên.
- Một số nhóm lên đóng vai trò.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung và tổng kết giờ học.
9

×