1 - Đền và lăng mộ Kinh Dương Vương (Bắc Ninh) có đền thờ Thuỷ tổ Kinh Dương
Vương cùng Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ, ngoài ra còn có lăng mộ của vua
Kinh Dương Vương Lộc Tục.
Đền Kinh Dương Vương
2 - Khu di tích đền Hùng (Phú Thọ) nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, là hình ảnh tập trung
về cội nguồn đại gia đình các dân tộc Việt Nam, lưu giữ nhiều di vật từ thuở dựng
nước Văn Lang đến nước Đại Việt.
Khu di tích đền Hùng
3 - Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội) còn vết tích ba vòng thành cổ cùng nhiều di vật, có
đình làng, am thờ công chúa Mị Châu, đền thờ An Dương Vương.
Khu di tích Cổ Loa
4 - Di tích điện Long Hưng (Hưng Yên) ở làng Xuân Quan, có đền thờ Triệu Vũ Đế,
được xây dựng trên nền điện Long Hưng cũ của Triệu Vũ Đế.
Di tích điện Long Hưng
5 - Khu di tích Nam Trì (Hưng Yên) có đền, chùa Nam Trì và mộ hai vị danh tướng
thời nhà Triệu: Thừa tướng Lữ Gia và Đại tướng Nguyễn Danh Lang.
Khu di tích Nam Trì
6 - Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) ở xã Trường Yên, tồn tại 41 năm trong hai triều đại
Đinh và Tiền Lê, được gọi là kinh đô đá, có thế phòng thủ vững chắc.
Cố đô Hoa Lư
7 - Đền Đô (Bắc Ninh) thờ tám đời vua nhà Lí, vẫn giữ được những cổ vật và tài liệu
lịch sử quan trọng.
Đền Đô
8 - Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) xây dựng từ thế kỉ XI, là trường đại học đầu
tiên của nước ta, còn 82 tấm bia đá tôn vinh những người đỗ đại khoa thời phong
kiến.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
9 - Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) có các di tích gắn liền với cuộc đời của danh
nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi và vị tướng lỗi lạc Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn.
Côn Sơn - Kiếp Bạc
10 - Di tích cung điện nhà Trần (Nam Định) ở làng Tức Mạc, hiện nay còn các đền
Thiên Trường, Cổ Trạch và chùa Phổ Minh.
Di tích cung điện nhà Trần
11 - Yên Tử (Quảng Ninh) danh sơn các vua Trần chọn tu hành và lập Thiền phái
Trúc Lâm.
Yên Tử
12 - Thành Tây Đô (Thanh Hoá) là kinh đô Việt Nam thời nhà Hồ. Đây là toà thành
đá kiên cố nhất với kiến trúc độc đáo và được xây dựng trong thời gian nhanh nhất.
Mặc dù đã tồn tại hơn 6 thế kỉ nhưng toà thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Thành Tây Đô
13 - Khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá) gồm các đền thờ và lăng miếu của nhà Hậu
Lê, có bia đá Vĩnh Lăng ca ngợi công tích Bình Định Vương Lê Lợi.
Khu di tích Lam Kinh
14 - Thành nhà Mạc (Lạng Sơn) hiện nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành
phố Lạng Sơn, dấu tích còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi.
Thành nhà Mạc
15 - Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) là thương cảng sầm uất thế kỉ XVI và XVII với
1360 di tích là chùa, cầu, các nhà cổ, hội quán, nhà thờ dòng họ được ghi trong
danh sách bảo tồn và bảo tàng. Các ngôi nhà cổ đều hình ống, mặt tiền hẹp, chiều
cao không quá hai tầng, khung gỗ liên kết bằng mộng và chốt, chạm khắc tinh tế,
lợp ngói âm dương, mái dốc.
Đô thị cổ Hội An
16 - Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo (Gia Lai) là xuất xứ cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn với tài năng xuất chúng của Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo
17 - Khu lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh) ở làng Tiên Điền, có đền thờ và nhà trưng
bày hiện vật, tư liệu và phần mộ của đại thi hào Việt Nam.
Khu lưu niệm Nguyễn Du
18 - Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) với hơn 300 cồng trình kiến
trúc cung đình, thành quách, đền miếu xây dựng hai bên bờ sông Hương, hầu hết
còn nguyên dạng.
Quần thể di tích cố đô Huế
19 - Làng Sen (Nghệ An) quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn nhiều kỉ vật thời thơ
ấu của Người.
Làng Sen
20 - Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội) là nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam mới, tại đây có
Lăng đặt di hài Người.
Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
21 - Di tích Pắc Bó (Cao Bằng) sát biên giới Việt - Trung, nơi Bác Hồ trở về Tổ quốc
ngày 8-2-1941.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x765 and weights 170KB.
Suối Lê-nin ở khu di tích Pắc Bó
22 - Khu di tích Tân Trào (Tuyên Quang) là căn cứ địa cách mạng Việt Nam, thủ đô
lâm thời khu giải phóng, diễn ra những sự kiện trọng đại của dân tộc.
Khu di tích Tân Trào
23 - Khu di tích ATK Định Hoá (Thái Nguyên) là địa bàn Chủ tịch Hồ Chí Minh và
các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta làm việc từ năm 1947 đến năm 1954.
Khu di tích ATK Định Hoá
24 - Khu di tích Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ) ghi dấu trận đánh lẫy
lừng, buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt
Nam.
Khu di tích Điện Biên Phủ
25 - Đường Trường Sơn (Quảng Trị) đoạn trọng yếu nhất trên tuyến đường Hồ Chí
Minh lịch sử chi viện chiến trường miền Nam.
Đường Trường Sơn
26 - Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) là nơi lãnh đạo, chỉ đạo quân
và dân miền Nam giành thắng lợi trong suốt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm
lược.
Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
27 - Khu di tích Khu uỷ khu V (Quảng Nam) thuộc xã Phước Trà, đầu não trực tiếp
chỉ huy chiến dịch giải phóng thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh miền Trung năm
1975.
Khu di tích Khu uỷ khu V
28 - Làng di kích Đồng Khởi (Bến Tre) thuộc xã Định Thuỷ, đi đầu trong phong
trào Đồng khởi năm 1960 với những vũ khí thô sơ tự tạo đánh giặc.
29 - Các địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị), Kì Anh (Quảng Nam), Củ Chi (Thành phố
Hồ Chí Minh) có hệ thống đường ngầm liên hoàn nhiều tác dụng nằm dưới lòng đất
trong suốt thời kì đánh giặc, giữ nước.
Địa đạo Kì Anh
30 - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) còn di tích nhà tù, thể hiện ý chí và khí phách của
các chiên sĩ yêu nước trước kẻ thù tàn bạo, hiện đã thành khu du lịch.
Nhà tù Côn Đảo
31 - Vũng Rô (Phú Yên) là vịnh kín, độ sâu lớn, một trong những bến của đường Hồ
Chí Minh trên biển.
32 - Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), của ngõ giao thông từ miền Bắc vào miền Nam
thời chiến tranh giữ nước, có nhà tưởng niệm mười cô gái thanh niên xung phong hi
sinh anh dũng.
Ngã ba Đồng Lộc
33 - Di tích kiến trúc cổ gồm hệ thống đình, chùa, đền, am, miếu, tháp, nhà thờ ở
khắp mọi miền đất nước với những tác phẩm điều khắc đặc sắc.
Đền Đồng Xâm (Thái Bình) thờ Triệu Vũ Đế và phu nhân Trình thị
1. * Các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng Việt Nam ở
nước ngoài:
- Ở Trung Quốc:
- Ở Trung Quốc:
1 - Di tích cung điện Nam Việt (316 phố Trung Sơn, huyện Việt Tú, thành phố Quảng Châu,
tỉnh Quảng Đông)
2 - Lăng mộ Triệu Văn Đế (867 đường Giải Phóng Bắc, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng
Đông)
3 - Mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái (Hoàng Hoa Cương, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông)
* Ở Pháp:
Tấm biển đồng gắn tại nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17 Pa-ri: "Tại đây, từ năm 1921
- 1923, Nguyễn Ái Quốc đã sống và chiến đấu vì quyền độc lập và tự do cho nhân
dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức"