Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.8 KB, 125 trang )

Di tích lịch sử văn hóa 2
Ao Miếu
Ao Miếu
Khu di tích lịch sử văn hóa Thạch Linh thần tướng và chùa Bồ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên,
tỉnh Hà Bắc, cách thị xã Bắc Giang 20km về phía Tây.
Khu di tích này được xây dựng từ thời Lê -Nguyễn, là nơi tưởng niệm vị anh hùng có công với nước, là
công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Khu di tích gồm một hệ thống di tích có liên quan đến nhau, cụ thể là: Ao Miếu, nơi dấu tích của Thánh,
chùa Hang (Khám), đền Ngự, đền Núi Lùn thờ tượng độc cước, đền Trung, Đền Thượng, chùa Cao, chùa
Bồ Đà. Từ khi khởi dựng cho tới nay, các di tích vẫn đứng nguyên vị trí ban đầu.
Điểm Ao Miếu - nơi sinh ra thánh phật, giữa ao có xây 1 miếu thờ.
Chùa Hang (Khám) nằm trên một gò đất cao rộng khoảng 1300m2.
Đền Ngự rộng 24m2 thuộc thôn Hạ Lát.
Đền Núi Lùn nằm trên một gò đất cao thuộc thôn Thượng Lát. Trong thờ pho tượng độc cước bằng đất
cao 50cm.
Đền Trung, đền Thượng là nơi thánh phật hóa, nằm trên núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát. Đền
Thượng nằm trên đỉnh núi. Đền Trung xây theo kiểu chữ đinh (T).
Chùa Cao ở lưng chừng phía bắc núi Phượng Hoàng, được xây theo kiểu cuốn vòm. Trong chùa có một
pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ sơn son thiếp vàng.
Chùa Bồ Đà (Tứ Ân Tự) được xây dựng thời vua Lê Nhân Tông năm thứ nhất (1720), ở phía Bắc (chân
núi Phượng Hoàng).
Trong khu di tích này hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu hiện vật quý hiếm, có ý nghĩa nghiên
cứu khoa học và giáo dục truyền thống. Đó là các bức đại tự, câu đối, văn bia, hương án, đồ
thờ cúng, hệ thống tượng v.v vừa là hiện vật gốc thời Lê, thời Nguyễn rất có giá trị về mặt
nghệ thuật, vừa là tài liệu, hiện vật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục
truyền thống.
Đảo hòn Khoai
Đảo hòn Khoai
Đảo còn có các tên Đảo Giáng Tiên, Hòn Độc lập. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đặt tên là Poulob -
Obi. Tên mà nhân dân gọi là : Hòn Khoai và được giải thích như sau:
- Trên đảo có nhiều khoai


- Đảo có hình dáng củ khoai.
Ngày 18/12/1882, Hòn Khoai thuộc vùng Cà Mau, Bắc Hạch gia nhập với vùng Bạc Liêu thuộc Sóc
Trăng, tỉnh Bạc Liêu.
Theo sắc lệnh 32/VN ngày 9/3/1956, chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau lập tỉnh mới gọi là tỉnh An
Xuyên.
Ngày nay Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiến, tỉnh Minh Hải. Hòn Khoai nằm ở vùng biển của tổ quốc
cách đất liền gần nhất là 14,6km (Kinh Năm, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền). Xung quanh Hòn Khoai còn
có một số đảo khác : về phía Đông Bắc là Hòn Tượng, về phía Đông Nam là Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, xa
hơn là Hòn Khô, có hai cách đi bằng đường thủy.
- Từ thị xã Cà Mau đi tàu về huyện Ngọc Hiền theo tuyến sông Gành Hào rẽ vào sông Bảy Háp sau đó
vào Kinh Ngang là đến huyện Ngọc Hiền, từ Ngọc Hiền đi tàu theo sông Định đến Kinh Ba ra sông Bạch
Gốc và đi tàu ra Hòn Khoai (đường dài 140km)
- Từ thị xã Cà Mau đến huyện Ngọc Hiền, theo tuyến đường trên từ huyện Ngọc Hiền đi tàu theo sông
Rạch Tàu đến xã Đất Mũi và đi tàu ra Hòn Khoai (đường dài 126km)
Sau khi thế chiến lần thứ 2 xảy ra, tình hình trên thế giới và Đông Dương có nhiều biến chuyển, tạo điều
kiện cho cuộc cách mạng có thể bùng nổ ở Đông Dương. Thi hành Nghị quyết của Hội nghị Trung ương
lần thứ VI (họp tháng 11/1939), Xứ ủy Nam kỳ đã ráo riết chuẩn bị để đón thời cơ của một cuộc khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ tháng 3/1940 bảng đề cương chuẩn bị bạo động của Xứ ủy Nam Kỳ
đã được các cấp Đảng bộ thảo luận và bàn kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa ở từng địa phương.
Tháng 5/1940 nhận được chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ chuẩn bị bạo động, tỉnh ủy Bạc Liêu có kế
hoạch chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cho cuộc khởi nghĩa sắp đến.
Tháng 6/1940, tỉnh ủy phân công đồng chí Phan Ngọc Hiền cùng với đồng chí Dương Văn Giai, Nguyễn
Thị Quýt ra Hòn Khoai xây dựng cơ sở cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa Hòn Khoai.
Nhằm tạo thế hợp pháp, đồng chí Phan Ngọc Hiền đến gặp tên xếp đảo Oliever xin mở trường dạy học.
Trong một thời gian ngắn, hầu hết các nhân viên Việt Nam làm việc trên đảo đều được đồng chí Hiền
tuyên truyền và giác ngộ cách mạng.
Ngày 23/10/1940 nhận được nghị quyết của Xứ ủy Nam Kỳ, thường vụ Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị mở
rộng để bàn kế hoạch khởi nghĩa, chọn Hòn Khoai làm điểm khởi đầu của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Bạc
Liêu và phân công đồng chí Phan Ngọc Hiền lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai.
Ngày 26 và 27/11/1940, tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị tại Lung Lá, Nhà Thế (ấp Rạch Mũi, xã Tân

Hưng) trên cơ sở đánh giá tình hình chung về công tác chuẩn bị khởi nghĩa trong tỉnh, hội nghị đã thống
nhất chia thành 3 khu vực khởi nghĩa trong tỉnh.
Khu vực I là Năm Căn trong đó có Hòn Khoai và một số xã chung quanh.
Khu vực II là thị trấn Cà Mau và các xã xung quanh
Khu vực III là thị xã Bạc Liêu và các huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Gia Rai.
Hội nghị nhất trí lấy điểm Hòn Khoai làm điểm khởi đầu của cuộc khởi nghĩa trong tỉnh vì Hòn Khoai là
cụm đảo cô lập ngoài biển khơi, cách mũi Cà Mau 20 km ở đây lực lượng ta hoàn toàn áp đảo địch. Vì
ngoài tên thực dân Pháp phụ trách Hải Đăng, hầu hết các nhân viên Hải Đăng người Việt đều được giác
ngộ cách mạng kể cả các nhân viên canh gác và giữ kho súng của địch.
Sau khi khởi nghĩa Hòn Khoai thắng lợi ta sẽ thu toàn bộ vũ khí về phối hợp với du kích xã Tân Hưng
Tây và các xã chung quanh Năm Căn đã bố trí sẵn ở đây. Để giải phóng thị trấn Năm Căn thành lập chính
quyền cách mạng ở khu vực này,
Sau ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940) bọn tề huyện, xã ở Năm Căn đều hoang mang, các thị xã, thị
trấn các trụ sở tề đều có tăng cường lính gác, huyện Năm Căn được tăng cường với đại đội lính Khơ Me.
Một số tên tề được trang bị thêm súng lửa, bọn tề xã Tân Hưng Tây, xã Tân An buộc thanh niên từ 18 đến
45 tuổi phải gia nhập lực lượng dân tuyền. Chúng lập các trạm gác ở các ngã ba đường, giới nghiêm ban
đêm chúng tổ chức tuần tra suốt ngày đêm, trao giải thưởng ai bắt được cộng sản được thưởng từ 200đ
đến 400đ.
Tên Oliever xếp đảo Hòn Khoai cũng được lãnh theo dõi tình hình diễn biến của các nhân viên người
Việt trên đảo.
Ngày 12/12/1940 đồng chí Bông Văn Dĩa từ xã Tân dân, huyện Ngọc Hiền đến Hòn Khoai trao Nghị
quyết khởi nghĩa của Tỉnh ủy cho đồng chí Phan Ngọc Hiền, đồng chí Phan Ngọc Hiền triệu tập chi bộ tại
Dổ Tre (địa danh trên Hòn Khoai). Chi bộ thống nhất giờ hành động từ 20 giờ đến 23 giờ ngày
13/12/1940. Vì đó là thời gian tên xếp đảo thường từ nhà đến phòng điện báo để gởi báo cáo về Sài Gòn.
Chi bộ thống nhất bắt sống tên Oliever để đem về đất liền xử tội (tên Phó Đắc đã đi về Sài Gòn).
Trưa ngày 13/12/1940 đồng chí Phan Ngọc Hiền tổ chức họp chi bộ mở rộng xác định sẽ chiếm 2 khu vực
: phòng điện đài và khu vực đèn pha.
Lực lượng khởi nghĩa chia làm 4 tổ.
- Tổ một: Phan Ngọc Hiền, Dương Văn Giai, Bông Văn Nở được phân công chiếm tháp đèn pha (riêng
đồng chí Giai và Nở còn có nhiệm vụ liên lạc với các tổ).

- Tổ hai: Nguyễn Văn Đắc, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Cự được phân công bắt sống tên Oliever và chiếm
phòng điện đài.
- Tổ ba: Nguyễn Văn Cần, Nguyễn Văn Đình, Đỗ Văn Biên yểm trợ tổ 1 và tổ 2.
- Tổ bốn: Bông Văn Dĩa, Ngô Kinh Luân, Nguyễn Thị Quýt chiếm chiếc ca nô Poulob-Opi và chuẩn bị
cho quân khởi nghĩa về đất liền.
Lúc 23 giờ 15 phút ngày 13/12/1940 tên Oliever đến phòng điện đài đưa báo cáo cho đồng chí Nguyễn
Văn Cự để gởi về Sài Gòn. Được sự hỗ trợ của đồng chí Nguyễn Văn Đắc và Nguyễn Văn Định, đồng chí
Đỗ Văn Sến xông tới vật tên Oliever xuống. Tên Oliever chống cự nên bị giết chết.
Đồng chí Hiền và đồng chí Giai xông vào nhà tên Oliever lấy súng ngắn của hắn, trong khi đồng chí Sến
và đồng chí Đắc phá kho lấy 2 khƯu súng trường toàn bộ đạn và mìn.
Sáng 14/12/1940, 12 chiến sĩ khởi nghĩa từ Bãi Nhỏ trở về Rạch Gốc, khi gần đến Rạch Gốc, đồng chí
Phan Ngọc Hiền ra lệnh giương cao cờ đỏ sao vàng và 2 tấm băng mang dòng chữ :
"Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế muôn năm!" và "Đông dương độc lập muôn năm!".
Trước cảnh tượng bất ngờ đó bọn tề ngụy ở đây hốt hoảng bỏ chạy vào rừng, toàn đồng bào ta khi thấy cờ
cách mạng tung bay vô cùng phấn khởi, reo hò đón đoàn quân khởi nghĩa chiến thắng trở vê.ỡ Đến Rạch
Gốc đồng chí Hiền tập hợp lực lượng khởi nghĩa cùng với các đồng chí trong chi bộ xã Tân An bàn kế
hoạch bảo vệ dân khi địch đến phản kích. Đồng thời liên lạc với Ban Chỉ huy khu vực 1 ở Năm Căn để
hợp đồng giải phóng thị trấn Năm Căn trong đêm 14/12/1940 theo nghị quyết của Tỉnh ủy. Nhưng quân
khởi nghĩa Hòn Khoai chờ đến 5 giờ sáng ngày 15/12 vẫn không nghe tiếng súng tấn công vào Năm Căn
(do Thường vụ Tỉnh ủy quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa ở khu vực Năm Căn).
Đồng chí Hiền quyết định tiến công Đồn Kiếm Lâm tại Thủ Tam Giang tên đốc Đông phụ trách đồn
Kiếm Lâm đầu hàng và nộp toàn bộ vũ khí. Qua hai trận chiến đấu Hòn Khoai và đồn Kiếm Lâm, thủ
Tam Giang quân khởi nghĩa đã thu được 5 súng các loại và nhiều đạn, 21 cối mìn.
Đến ngày 15/12/1940, thực dân Pháp mới biết Hòn Khoai đã bị đánh chiếm và tên xếp đảo Oliever đã bị
giết chết chúng tập trung lực lượng tổ chức truy lùng các chiến sỹ khởi nghĩa. Chúng phối hợp quân trên
bộ với quân đường thủy đánh vào Rạch Gốc. Chúng đốt toàn bộ nhà ở ấp Rạch gốc bắt hàng trăm người
ra đánh đập, khủng bố các gia đình và chúng nghi có liên lạc với quân khởi nghĩa. Phát hiện nơi đóng
quân của lực lượng khởi nghĩa Hòn Khoai chúng tập trung lực lượng tấn công vào. Sau ba ngày chiến đấu
hết đạn, hết lương thực quân khởi nghĩa phải uống nước trong bọng cây, có đồng chí đề nghị tàu chạy
sang Thái Lan, nhưng đồng chí Hiền kiên quyết bám trụ chiến đấu chờ sự chi viện của lực lượng cách

mạng. Đến ngày thứ 5 một vài đồng chí đã bị bắt, đến ngày thứ 7 lực lượng khởi nghĩa không còn khả
năng chiến đấu và rơi vào tay địch.
Sau 6 tháng giam cầm, tra tấn dã man các chiến sĩ khởi nghĩa ngày 12/7/1941, thực dân Pháp đem các
chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai ra xử bắn (địa điểm xử bắn tại sân vận động thị xã Cà Mau). Các đồng chí
bị xử bắn là: Phan Ngọc Hiền, Nguyễn Văn Đắc, Đỗ Văn Sến, Lê Văn Biên, Ngô Kinh Luân, Nguyễn
Văn Cự, Nguyễn Văn Cần, Nguyễn Văn Đính. Các đồng chí Bông Văn Dĩa, Dương Văn Giai bị đầy ra
Côn Đảo và đồng chí Nguyễn Thị Quýt bị giam cầm ở Chí Hòa.
Trước lúc bị xử bắn, thực dân Pháp cho đồng chí Phan Ngọc Hiền 10 phút để nói chuyện với đồng bào.
Đồng chí dõng dạc nói "Người Cộng sản coi cái chết rất bình thường, chúng tôi sẵn sàng chết để đấu
tranh cho đồng bào được ấm no, nhất định những người kế tiếp chúng tôi sẽ tiêu diệt được thực dân Pháp.
Nhất định Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập" và đồng chí hô to "đả đảo đế quốc Pháp, Đông Dương độc lập
muôn năm, Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm".
Các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, nhưng tinh thần
kiên trung bất khuất của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Minh Hải,
trong lòng nhân dân Việt Nam.
Kế thừa tinh thần bất khuất của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai, trong phong trào đồng khởi 1959-
1960, lực lượng vũ trang Minh Hải đã tập kích một đơn vị nghĩa quân ngụy đóng tại đảo, tiêu diệt toàn bộ
quân địch giải phóng đảo.
Đi từ cửa sông Rạch Gốc ra đến Hòn Khoai, trước tiên ta thấy Hòn Tượng án ngữ phía trước
bên phải của Hòn Khoai, phía trước bên trái của Hòn Khoai là Hòn Đồi Mồi và Hòn Sao, xa hơn
nữa là Hòn Khô (chỉ cao hơn mặt nước khoảng 2m). Bao bọc quanh đảo là chân cát rộng từ 3
đến 5m. Tại bãi lớn và bãi nhỏ có những bãi đá diện tích toàn đảo rộng khoảng 4 km 2,7
Điếm Trung Quân-Cầu Gạo
Điếm Trung Quân-Cầu Gạo
Điếm Trung Quân-Cầu Gạo thuộc xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc, cách thị xã Bắc Giang
36km.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược năm 1077, Lý Thường Kiệt đã cùng với quân dân Đại Việt
tổ chức xây dựng phòng tuyến ngăn giặc ở bờ Nam sông Cầu sau khi đã đưa quân sang tận Châu Ưng,
Châu Liêm đánh vào nơi tập kết binh lương của giặc.
Điếm Trung quân-Cầu gạo nằm ở giữa phòng tuyến, kề bên Đại bản doanh của chủ soái và các đạo quân

lớn ở cánh đồng Dinh, đồng Cổng trại Các đạo quân này đã vượt sông đánh sang bên kia bờ Như
Nguyệt, tiêu diệt trại quân của Phó tướng Triệu Tiết. Điếm Trung quân-Cầu gạo nằm kề bên đường Thiên
Lý, vừa dễ nhận tiếp tế vận chuyển từ phía hậu phương lên, vừa tiện cho công việc phân phối ra tuyến
trước.
Nay điếm Trung quân còn lại một nếp nhà năm gian hai trái, kiến trúc theo chữ nhị (=) nền điếm
xây cao. Trong điếm còn hai hương án, một kiệu rồng sơn son thếp vàng. Điếm Cầu gạo hiện
nay chỉ còn một cây hương nhỏ. So với ban đầu, quy mô điếm Trung quân và điếm Cầu gạo
nay nhỏ bé hơn nhiều. Nhưng địa điểm, địa danh và ký ức lòng dân vẫn còn đó.
Đền Điều Sơn
Đền Điều Sơn
Di tích đền Điều Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, cách thị xã Bắc Giang 18,5 km.
Đền Điều Sơn có từ lâu đời, nằm dưới chân núi Đèo (hay Điều Sơn), cho nên đền, chùa ở đây
đều mang tên đền Điều Sơn
Đền Đô
Đền Đô
Khu di tích lịch sử Đền Đô thờ 8 vị vua thời Nhà Lý, thuộc Xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, cách tỉnh lị
Hà Bắc (thị xã Bắc Giang) 33 km về phía Nam, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc.
Di tích Đền Đô nằm trên một khu đất bằng phẳng phía đông xã Đình Bảng, gần ngay xóm Thượng. Toàn
bộ khu di tích nằm gọn giữa vùng quê trù phú. Các công trình xây dựng Đền Đô đều quay theo hướng
Tây Nam, nhìn thẳng ra cánh đồng lúa xanh bát ngát. Phía sau đền là con đường Liên xã 179 nối vào
đưng quốc lộ 1-A tạo, thành ngã ba ngay đầu thị trấn Từ Sơn. Do vậy rất thuận tiện cho khách tham quan
du lịch.
Ngày nay trong Đền Đô còn lại 8 bài vị và một bia đá ghi tên, ngày tháng năm sinh và năm tháng, ngày
mất của các vua Lý.
Khu di tích lịch sử đền Đô mang những nét nổi bật chính sau:
- Về mặt lịch sử: Là nơi lưu giữ tài liệu phản ánh về làng Cổ Pháp xưa và Đình Bảng ngày nay. Đồng thời
là đất tôn miếu và phát tích tôn thờ 8 vị vua Nhà Lý.
Ngày nay Lăng các vua Lý vẫn được nhân dân giữ gìn nguyên vẹn trên các cánh đồng làng Đình Bảng.
- Về mặt kiến trúc nghệ thuật: Đền Đô được xây dựng quy mô vào thi kỳ Nhà Lê (đầu thế kỷ 17) theo
kiểu "Nội công ngoại quốc", xung quanh có tường thành vây bọc. Nhưng rất đáng tiếc là các công trình

này đã bị thực dân Pháp san bằng vào năm 1952, thành một phế tích. Chỉ còn lại 8 bài vị vua Lý và một
bia đá ghi ngày cúng giỗ các vua Lý cùng những người hưởng công xây dựng Đền Đô.
Cho tới năm 1990, căn cứ vào bản ảnh và bản vẽ (mặt bằng) của di tích mà ta còn lưu giữ trong nhà bảo
tàng ( bản này Pháp chụp từ năm 1912), thì thấy nhân dân đã xây dựng xong 7 gian nhà hậu cung với kết
cấu kiến trúc trồng giường hoàn toàn bằng gỗ lim chắc khỏe, cùng hai nhà bia và dãy nhà kiệu, nhà ngựa,
đồng thời xây dựng xong nền móng nhà chuyển bồng và nhà tiền tế. Duy nhất còn 8 bài vị ghi tên các vua
Lý được sơn son thếp vàng, chạm khắc vào thời Lê.
Đặc biệt còn một bia đá, chạm khắc vào năm 1605 do Tiến sỹ Phùng Khắc Khoan phụng soạn ghi công
đức các vua Lý, phần trên chạm khắc hình rồng chầu mặt nguyệt rất tinh xảo.
Ngày nay, trong di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật là đồ đồng, đồ sứ có giá trị như đỉnh
đồng, bình hương thời Lê do nhân dân Đình Bảng và khách thập phương cung tiến.
Đền Đông Bào
Đền Đông Bào
Thôn Đông Bào hiện nay thuộc xã Gia Xuyên, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng.
Đền Đông Bào thờ Vương mẫu Nhiếp chính Yỷ Lan. Hàng năm, lễ đền được mở làm 2 kỳ:
- Tháng 2: Ngày 18/2 là ngày sinh nhật.
- Tháng 7: Ngày 25/7 - Ngày mất.
Lệ là 10 ngày nhưng thực tế chỉ có 5 ngày được sử dụng vào hội.
Theo truyền thuyết, đền Đông Bào được xây dựng vào năn 1113. Nhưng nhìn vào kiến trúc thấy rằng
được trùng tu thời Nguyễn.
Đền được kiến trúc theo hình chữ Nhị, có chuôi phía sau. Đầu phía Nam là một ngôi đình cổ, sau đền là
chùa thờ Phật.
Đền ngoài gồm có 5 gian bằng gỗ lim, vì kèo đều có chạm khắc rồng phượng và hoa lá. Gian giữa đặt bàn
thờ Ngọc Lộ. Bên cạnh Ngọc Lộ là đồ thờ tế, đặc biệt có đôi lục bình trên có khắc bài thơ.
Gian trung từ: Gian trung từ có 5 gian, tiếp mái với gian ngoài, sơn son thếp vàng toàn bộ. Phía hiên
chạm khắc trúc, rồng, phượng. Ngoài hiên chính giữa để một bàn thờ trên có ngai thờ.
Trong nhà có bàn thờ. Trên có bức đại tự to ghi bằng chữ Hán: "Vương giả tri hương".
Gian hậu cung có một bàn thờ đặt nghi lễ, trên có bức đại tự ghi: "Tối linh từ linh từ". Sau bàn thờ là gian
cấm, có tượng Vương mẫu ngồi trong huyện. Tượng bằng gỗ cao khoảng 50cm. Trước cửa cấm có 5
thanh kiếm thờ, tượng Yỷ Lan đẹp, theo nhân dân cho biết là tượng để trong cung cấm không bao giờ

mang ra ngoài. Toàn bộ cấu trúc hậu cung không có chạm khắc.
Ngay sát đền Yỷ Lan, cạnh phía nam là đình thờ thần hoàng và phía đông là chùa thờ Phật.
Đền đình Trang Liệt
Đền đình Trang Liệt
Cụm di tích đền và đình thờ hai vị danh tướng thời Trần là Trần Bà Liệt và Trần Quang Khải nằm ở trung
tâm thôn Bà Liệt (hay còn gọi là làng Sặt) xã Tràng Liệt (hay Tráng Liệt) huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc thôn Trang Liệt, xã Đồng Quang huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nằm kề bên thị
trấn Từ Sơn hiện nay.
Đền Trang Liệt, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, khi Trần Bà Liệt mất, để thờ mẹ con Trần Bà Liệt
(Hoài Đức vương mẫu và Hoài Đức vương). Trần Bà Liệt là con của Thượng hoàng Trần Thừa. Sau năm
Trần Quang Khải mất, dân làng thờ vọng cả Trần Quang Khải. Chính thức tới thời Lê, năm Hồng Đức thứ
3 (1472) thì hai vị tướng thời Trần đã hòa vào làm một.
Tới thế kỷ 15 (1472), ngôi đền đã được Nhà nước phong kiến công nhận với ý nghĩa đầy đủ là đền thờ
Phúc thần thượng đẳng đại vương.
Dân làng Sặt vẫn giữ nguyên vị trí cũ của ngôi đền và từ đó đổi tên làng thành Thôn Bà Liệt. Thần tích
của đền cho biết, khi Lê Thái Tổ khởi binh chống giặc Minh, có đến đây làm lễ cầu Đại thắng (1418-
1427). Do đó sau khi đất nước độc lập, ngôi đền được xây dựng quy mô hơn trước để tiếp nhận sắc phong
và thần phả do Nhà nước cấp vào khoảng năm 1472. Đến năm Chính Hòa thứ 13 (1692) đền được tu sửa
lại. Năm 1743 đời vua Lê Hiến Tôn, lại tiếp tục tu bổ thêm. Năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), quan viên
hương lão trong làng quyên góp tài của sửa sang đình miếu cho ngôi đền thêm khang trang rộng lớn. Từ
đó về sau đền Trang Liệt chỉ tu sửa nhỏ và bổ sung các di vật phụ: chuông, câu đối, đồ thờ, cây hương,
sắc phong Tới năm 1984, các cụ phụ lão trong làng tu sửa lại lần cuối gồm các công việc như nối cột,
đảo ngói, xương tường hoa mà không bổ sung gì thêm.
Năm 1813, bên cạnh việc tu sửa đền, làng Trang Liệt đã cho xây dựng một ngôi đình lớn 5 gian hai trái kề
liền đền. Ngoài chức năng xã hội, đình Trang Liệt là nơi thờ cúng Thành hoàng, mà Thành hoàng làng
Trang Liệt lại chính là vị thần được thờ ở đền Trang Liệt.
Toàn bộ khu vực đền được bố cục mặt bằng theo lối nội công ngoại quốc. Nhà bái đường và nhà thờ được
xây dựng theo lối nhà kết cấu chồng giường, tiền kẻ hậu bẩy.
Qua cổng tam quan có 2 vệ sỹ cầm đao canh giữ đền, 2 cánh cửa lớp sơn son chữ vàng "Túc túc" và
"Đồng đồng" có nghĩa là "Mẹ mẹ", "Con con". Tại hiên nhà tam quan, một cây hương đá có niên đại

Chính Hòa năm thứ 23. Một quả chuông lớn đúc vào năm tự đức thứ 2 (1849), treo trên xà hiên Tam
quan. Các dãy bàn thờ với bát bửu, ngai thờ, hương án, tàn lọng, kiếm kích, lọ vò cùng với màu sơn son
thếp vàng, sắc ánh khảm trai đã tạo ra một khung cảnh trang nghiêm mà rực rỡ. Đáng lưu ý là một số bức
mộc tự còn lưu lại ở đây ghi lại việc tu sửa đình, việc dân làng có nghề đúc đồng bỏ tiền tu tạo đình
miếu Những đôi câu đối được gia công cẩn thận bằng chất liệu sơn mài, sơn ta màu đen, màu đỏ với các
dạng thẳng hay bán nguyệt, hầu hết đều có chạm tỉa hoa văn kỷhà hay các cách điệu.
Bên cạnh những đồ thờ bằng kim loại, gốm sứ và gỗ, còn có các di vật khác bằng chất liệu giấy và vải
như thần phủ, thần sắc, sở kho, quần áo từng thời kỳ, cờ quạt, long tàn.
Hội lễ được tổ chức vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm.
Cụm di tích đền Trang Liệt được nhân dân giữ gìn và tu sửa cẩn thận chu đáo, các công trình,
các di vật trong đền đều được bảo quản tốt.
Đền Cao
Đền Cao
Đền Cao được xây dựng trên ngọn núi Bồng - một ngọn núi cao và đẹp ở trung tâm thôn Đại, xã An Lạc,
huyện Chí Linh,tỉnh Hải Hưng, cách thị xã Hải Dương 25 km.
Tổng thể di tích ở thôn Đại xã An Lạc, được xây dựng để tưởng niệm và ghi nhớ công ơn năm anh em họ
Vương - những người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống thế kỷ thứ X để bảo vệ nền độc lập
của dân tộc.
Đền Cao là một di tích được xây dựng vào thời Lê. Song qua thời gian, đặc biệt là mưa bão và chiến tranh
nên di tích đã bị phá hủ Ngôi đền hiện tại mới được xây dựng vào thời Nguyễn trên nền móng của di �
tích cũ.
Đền được xây dựng theo hình chữ Đinh. Khu đền tế có 5 gian kiến trúc theo kiểu con chồng đấu xen cao
ráo, thoáng. Những bức trạm đầu dư, xà nách mô tả cảnh rồng và hoa lá chim muông. Hậu cung được
kiến trúc theo kiểu bào trơn đóng bến. Trên sà ngang gian trung tâm bài trí một của võng sơn son thiếp
vàng và chạm nổi lưỡng long chầu nguyệt. Phía dưới là bàn thờ có nhiều đồ tế. Gian cuối của hậu cung
đặt một khám thờ. Trong khám có một cỗ ngai. Đó là một hiện vật tượng trưng cho Vương Hồng Minh -
Vị thần được tôn thờ ở di tích.
Cùng với đền Cao, trong tổng thể di tích này còn đền Bến Tràng (cách đền Cao 300mét) thờ Vương Hồng
Xuân, em trai của Vương Hồng Xinh.
Cách đền Bến Tràng 120 m về bên phải là đền Trần hay đền Cả. Đền thờ Vương Hồng, em trai của

Vương Hồng Xuân.
Chếch về phía Tây đền Trần 400 mét là đền Bến Ca được xây dựng vào thời Lê để tôn thờ Vương Thị
Đào, Vương thị Liễu - Hai em gái của Vương Hồng Minh.
Di tích còn một số hiện vật như voi đá, ngựa đá, bát hương, cây đèn, cửa võng, lục bình, mâm
đồng, sắc phong và nhiều câu đối ca ngợi công lao của Vương Hồng Minh. Trong số những
hiện vật còn lại, cuốn thần tích và 5 bộ kiệu bát cống là giá trị.
Đền Chính
Đền Chính
Đền Chính thuộc thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc.
Người được thờ đền là Đức thánh Tam Giang - Trương Hống, Trương Hát (Nhị vị đại vương). Khi tuẫn
tiết ở Ngã ba Xà, thuyền của anh em Trương Hống, Trương Hát trôi dạt đến bãi biển này, nhân dân bèn
lập miếu thờ trên chỗ thuyền mắc cạn. Các triều vua xuống chiếu phong thần, ngôi đền Chính được lập
ngoài bãi sông.
Mặc dù không tìm thấy bia dựng đền, nhưng qua kiến trúc ta thấy ngôi đền này được dựng vào thời Lê
(khoảng đầu thế kỷ 17), trong đó đã nhiều lần sửa chữa lớn nhỏ. Tòa tiền tế dài 15m, rộng 3,5m với 3
hàng chân. Nguyên gian giữa (thứ 4) đã quá giang vượt. Còn lại các gian đều có cột cái chống giữa. Điêu
khắc tinh xảo từ kẻ bảy, suốt con chông, đầu kê. Đặc biệt hàng đầu kê được điêu khắc khác nhau: cái thì
búp sen, cái thì quả đào. Con chông hoành cũng được điêu khắc tinh tế, chủ đề chính là long, ly, quy,
phượng (tứ linh) với các dáng vẻ khác nhau.
Mỗi vì điêu khắc mỗi kiểu khác nhau trông vô cùng sinh động. Qua dải muống ngắn, ta vào chung đường,
gồm 5 gian 2 chái, kết cấu thượng con chồng giá chiêng. Hai cấp, hai gian đầu hồi đặt kiệu bát cống, sát
tường hậu để ngựa thờ (một hồng, một bạch) 2 gian tiếp đó có lối vào thông với hậu cung qua dải muống
3 gian giáp với lối vào hậu cung có đặt hai võ sĩ đứng gác, tượng bằng gỗ sơn thếp, lớn gần bằng người
thật. Gian giữa là các thú lớn, trên nhiều đồ thờ quý, hai bên là đồ rước: Chấp kích bát bửu, túc tĩnh, hồi
ty, chiêng lớn, trống to, tán vàng, lọng tía
Dải muống 3 gian, gian giữa có 3 hương án sơn son thếp vàng, điêu khắc tinh xảo, còn giữ nguyên dạng
của ngày khởi tạo, trên đặt long đình và nhiều đồ thờ quý bằng các chất liệu khác nhau.
Từ dải muống vào hậu cung lại qua một lớp cửa cấm điêu khắc phượng múa, long vờn đến tận
nóc. Giữa là bức đại tự sơn thếp "Thanh miếu anh linh". Hương án đặt giữa cửa có quả cầu lớn
bằng gỗ dùng trong hội cướp cầu. Hai bên cửa cấm có tượng gỗ sơn thếp 2 quan hầu to bằng

người thật. Hậu cung 3 gian 2 chái, trong đặt khám thờ. Khám thờ bên trái là tượng Cao Sơn
Đại Vương bằng gỗ sơn thếp cực đẹp, ngồi trên ngai thờ. Giữa khám thờ có long ngai và bài vị
thánh Tam Giang cùng nhiều đồ thờ khác như: hia, áo, mũ, kiếm thờ v.v Tất cả đều óng ánh
rực rỡ Bên trái là tượng Trịnh tướng công, bằng đá sơn thếp, khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu,
nhân từ. Đằng sau khám thờ là long ngai và bài vị đẹp. Đằng trước là bình hương cổ gốm Thổ
Hà, tác phẩm nghệ thuật không thấy ở nơi khác, do chính nghệ nhân cổ Thổ Hà cung tiến vào
đền
Đền chùa Nguyễn Thụ
Đền chùa Nguyễn Thụ
Đền chùa Nguyễn Thụ là một công trình kiến trúc cổ kính, thuộc xã Đông Nguyên, huyện Tiên Sơn, tỉnh
Hà Bắc. Đền nằm trên một khu đất rộng ở phía tây nam làng Xuân Thụ, ngay đầu thị trấn Từ Sơn. Đây là
nơi xưa kia Diệu Tiên, Quảng Khánh, Pháp Hải đã chiêu mộ và luyện tập quân sỹ trong cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng.
Đền Nguyễn Thụ do hai thôn Cẩm Nguyên và Xuân Thụ cùng góp công của xây dựng từ rất lâu (cuối thế
kỷ XVI). Hàng chữ Hán còn khắc chìm trên nóc Đền Thượng cho thấy: Đền Nguyễn Thụ được khởi dựng
vào năm Sùng Kháng thứ 8 (tức 1573), được sửa chữa nhiều lần. Lần cuối cùng vào năm Thành Thái thứ
9 (1897), đền được làm lại như cũ.
Đền được dựng trên nền bó gạch, kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm đền thượng, đền trung và đền hạ. Đền
Thượng gồm 3 gian, kiến trúc kiểu bình đầu, cánh phong, cây đèn, cấu trúc gỗ con chồng kẻ bẩy kết hợp
giá chiêng được chạm khắc tinh vi và sơn son thếp vàng. Đền trung gồm 12 cột kiến trúc gỗ kiểu kẻ
truyền bào soi, vì 2 hồi kiến trúc theo lối con chồng, trạm nổi hình vân lá cách điệu. Đền hạ gồm 28 cột
kiến trúc kiểu kẻ truyền gồm 5 gian bào soi cẩn thận, hai đầu hồi đóng cốn chạm khắc tinh xảo và tài
nghệ.
Kề bên trái đền là chùa Diên Phúc Tự, gồm tòa tiền đường kiến trúc chuôi vồ cánh phong gồm 5 gian tiền
đường và 2 gian tam bảo, có sân lát gạch, ao hình bán nguyệt, 6 gian nhà tổ, 3 gian nhà khách, cổng, sân,
vườn cùng tháp gạch.
Hiện nay, ngôi đền còn khá chắc chắn. Trong đền chùa còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự, văn bia và câu
đối chữ Hán (tượng phật, chuông đồng đúc vào năm Thiệu Trị thứ 5, 20 đạo sắc phong vào các triều đại
phong kiến Việt Nam từ thời Lê đến thời Nguyễn, tấm bia đá xanh khắc chữ Hán mang niên hiệu "Kiến
Phúc nguyên niên")

Đền thờ thánh mẫu Diệu Tiên và Đức Quảng Khánh (con trai Thánh Mẫu) đã lập công l3/4n
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc dư3/4i sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng ở thế kỷ thứ
I sau công nguyên, sau đó đã anh dũng hy sinh. Do vậy, hàng năm cứ đến ngày mùng 9 tháng
2 (ngày sinh đức Diệu Tiên thần nữ), ngày mùng 5 tháng 4 (ngày sinh đức Quảng Khánh Đại
Vương ), ngày 15 tháng 8 (ngày lập miếu và gia phong phúc thần) lễ vật tuỳ thời dân làng cúng
tế kỷ niệm.
Đền Hương Quất
Đền Hương Quất
Đền Hương Quất được xây dựng ở phía cuối thôn Hương Quất - Xã Thành Công -huyện Châu Giang.
Thần tích đền Hương Quất viết "Trước nạn xâm lược của Phương Bắc, vua Huệ Vương đã cho sứ thần đi
kêu gọi người có tài đức ra giúp nước. Không ngần ngại trước gian khổ hy sinh, bốn người con trai của
ông Phùng tạo công ở Hương Quất là Kiều công, Lạng công, Chỗ công và Tân công đã xin đi đầu binh
giết giặc. Sau những giờ phút thử tài, trước kinh thần. Triều đình đã phong bốn vị làm tướng quân. Cùng
với các tướng sĩ và 30 vạn hùng binh, ba ông đã bao vây phá tan thủy bộ của giặc, bọn còn sống sót phải
tháo chạy về nước. Các ông cùng binh sĩ trở lại kinh thành khao mừng thắng lợi. Đất nước sạch bóng
quân xâm lược, bốn ông được vua Duệ Vương ban bổng lộc và được phong tước:
Kiều công là Anh duệ hiển ứng đại vương.
Lạng công là Hộ quốc sung tế đại vương.
Chỗ công là Hùng nghịch uy liệt đại vương.
Tân công là Phổ tế anh linh đại vương
Cùng với Kiều công, Chỗ công, Lạng công và Tân công, thần tích ở đây còn ghi nhận người con của
Hương Quất là Dực công con trai bà Lý Thị Hoàn làm thừa tướng quân. Ông đã có công giúp Nhà Lý
đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Với công lao đó, Dực công được vua phong là
Phúc thần đại vương . Năm 46 tuổi sau khi trở lại quê hương, ông đã mất tại đó. Ghi nhớ công ơn ông,
nhân dân địa phương đã tôn thờ ông tại ngôi đền của làng cùng với Kiều công, Lạng công, Chỗ công và
Tân công.
Đền Hương Quất gồm những công trình kiến trúc khác nhau như: tòa tiền đường, nhà thiên hương và hậu
cung. Toàn bộ các công trình kiến trúc được bố trí trong một tổng thể chung thống nhất, trong một khuôn
viên khép kín, được xây dựng bằng những vật liệu bền vững như vôi, cát, đường, mật, muối, giấy bản,
gạch ngói và gỗ quí, kết cấu khá vững chắc. Đền được xây dựng theo chiều sân và đăng đối theo trục Bắc

Nam. Công trình được xây dựng theo kiểu chữ tam. Đó là một kiểu kiến trúc khá đặc biệt. Ngoài ra còn
có những khối kiến trúc liên quan như tả vu, hữu vu và một gian bếp ở phía Nam để phục vụ cho việc
sinh hoạt của đền.
Phần kiến trúc chính ở di tích là tòa tiền đường được kiến trúc với 4 hàng cột chạy ngang và 6 hàng cột
chạy dọc gồm 5 gian. Kiến trúc theo kiểu giá chiếng chồng giường. Những gian bên trang trí, đơn giản
chủ yếu là bào trơn. Riêng gian giữa hai đầu dư được trang trí đầu rồng.
Phần tiền đường và thiên hương được nối với nhau qua tả vu, hữu vu.
Tòa thiên hương được bố trí 4 hàng cột chạy ngang và 6 hàng cột chạy dọc. Tòa thiên hương kiến trúc
đơn giản hơn so với tòa tiền đường.
Phần hậu cung đều được kết cấu với 4 hàng cột chạy ngang và 4 hàng cột chạy dọc nhà. Bên trong xây
dựng một bức tường giả. Các đồ tế tự được bài trí cô đọng ở 3 gian giữa, cột cái gian hậu cung.
Toàn bộ kiến trúc của đền được xây dựng theo lối tam cấp (từ thấp đến cao) nên đứng ở tòa hậu cung ta
có thể nhìn qua thiên hương, tiền đường ra sân sau và ra hồ một cách rõ ràng.
Nhìn chung đền Hương Quất là một di tích còn khá nhiều hiện vật và đồ tế tự quí như 10 bộ
kiệu bát cống, 2 hạc gỗ (Lê) cao 2,5m, 6 lục bình lục lăng, 2 lục bình long ám, 2 lục bình phong
cảnh, 1 bát hương sứ (thống), 4 câu đối làng máng v.v Chúng ta cần có kế hoạch bảo vệ và
nghiên cứu tốt những hiện vật quí hiếm này một cách tốt nhất.
Đền Lê Xa
Đền Lê Xa
Đền nằm ở đầu thôn Lê Xá, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hải Hưng.
Theo thần tích thì đền Lê Xá được xây dựng để tôn thờ nàng Cả - Bà sinh ra và lớn lên ở thôn An Cầu.
Trước sắc đẹp, tài hoa và đức độ, bà được tuyển chọn làm cung phi ( vợ ba Ngô Vương Quyền ). Đất
nước bị loạn ly ( thập nhị sứ quân), nàng Cả và ba con gái của bà đã xung trận để bảo vệ triều đình nhà
Ngô, bảo vệ sự thanh bình của đất nước. Trước sức mạnh của đối phương, nàng Cả và ba con gái của
nàng quyết không chịu đầu hàng. Sự hy sinh của bà và con gái bà, nhân dân An Cầu đã dựng nên ngôi
đền để tôn thờ bà và ba con gái của bà.
Đền còn lại xây theo hình chữ nhị. Nhà tiền gồm 5 gian, hai dĩ, kiến trúc theo kiểu chồng giường, đấu sen.
Với mái ngói vảy cá nhỏ và hai đầu hồi xây theo hình khuôn bản đã làm cho di tích thêm cổ kính.
Dưới đại tự có ban thờ được bầy bát hương, mâm bồng, cây đèn tôn nghiêm, trang trọng. Một gian một dĩ
phía Bắc xây ngăn lại, trong có ban thờ và tượng ba người con gái của Ngô Quyền. Nhìn chung tòa tiền tế

được kiến trúc điêu khắc vững vàng, cầu kỳ, trang trọng.
Nối tiếp ba gian tiền tế qua ống muống đến tòa thứ hai. Trên xà ngang gian trung tâm treo bức chạm
"Lưỡng long chầu nguyệt" sơn son thiếp vàng, phía dưới có khám thờ sơn son thiếp vàng. Giữa khám
được đặt một khám lồng kính trang trọng, trong có tượng nàng Cả - vợ của Ngô Quyền.
Qua xem xét, chúng tôi thấy đền Lê Xá, xã Tống Trân còn khá nhiều hiện vật và đồ tế tự như: Đai tự, câu
đối, cây đèn, bát hương, lục bình, mâm bồng, đài, chiêng
Trong số những hiện bật còn lạii theo chúng tôi có:
- 4 pho tượng tạc hài hòa cân đối thể hiện một bước tiến bộ mới trong nghệ thuật tạc tượng của dân tộc.
- Một cuốn thần tích ghi nhận nơi đây là quê hương của vợ Ngô Quyền và di tích là nơi tôn thờ bà.
- Một mâm bồng gia công "trúc hoa long" được chạm khắc rất cầu kỳ tinh xảo.
Đền Ngô Xá
Đền Ngô Xá
Đền Ngô Xá thuộc xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc. Đền nằm cạnh đường quốc lộ 16, cách
thị xã Bắc Ninh 9km.
Theo truyền thuyết địa phương, đền được xây dựng từ thời Lý (Càn Phù năm thứ 3). Từ trước đến nay,
đền được sửa chữa nhiều lần, lần gần đây nhất là vào những năm 1945-1947.
Đền được kiến trúc theo kiểu chữ nhị với một hậu cung. Bên cạnh là khu chùa 5 gian và hậu cung là phật
điện, kiến trúc theo kiểu chồng giường giá chiêng, điêu khắc đơn giản, lợp ngói cổ, gạch xây và lát cổ.
Đền còn lưu giữ được nhiều đồ thờ quý như 1 bộ kiệu bát cống, hai tàu voi, 1 bộ bát bửu, 1 đỉnh đồng, 6
đài đồng, 1 bức hoành phi lớn, 3 án thư, 4 câu đối sơn son thếp vàng là những hiện vật bảo tàng vô cùng
quý giá, có nhiều tác dụng cho công tác nghiên cứu khoa học.
Đền Ngô Xá được xây dựng để thờ Đương Cảnh Thành Hoàng, Tà phụ Minh thiên châu linh hiển ứng,
Quản đô Thống soái, Đương quan phúc thần đại vương.
Hàng năm tại đền Ngô Xá có mở hội vào ngày 25 tháng 8 và các ngày lễ là mồng 8 tháng giêng
và mồng 2 tháng 3 (âm lịch).
Đền Phấn Động
Đền Phấn Động
Di tích đền, chùa Phấn Động thuộc Xã Tam Đa, Huyện Yên phong, Tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc
Giang 25 km, nằm trên phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077.
Cuối năm 1076, đạo quân xâm lược của nhà Tống do tướng Quách Quỳ chỉ huy ồ ạt kéo vào nước ta. Tại

bờ Nam sông Như Nguyệt, dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã xây dựng phòng tuyến
để chặn giặc.
Ngày 18-1-1077, quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt. Ngay sau khi đến nơi, một bộ phận của quân
Tống do Niêu Lý chỉ huy vượt sông đánh sang bờ Nam ở địa điểm thôn Như Nguyệt và Yên Phụ ngày
nay. Đội quân của Niêu Lý bị đánh tơi bời. Sau thất bại đó, quân Tống dành một thời gian để chuẩn bị.
Vào giữa tháng 3, Quách Quỳ mở cuộc tấn công lần thứ hai sang bờ Nam, tại làng Phấn Động ngày nay.
Trận chiến đấu xảy ra ác liệt. Quân Tống đóng bè vượt sông tiến sang bờ Nam. Quân đội nhà Lý ở trại
quân Phấn Động phối hợp với dân binh chiến đấu dũng cảm, diệt gọn từng đoàn quân địch. Cả một giải
sông từ bãi Côn Sơn đến bãi Cửa Ngô đã xảy ra những trận chiến đấu dữ dội.
Trước tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Đại Việt, Quách Quỳ phải từ bỏ ý định tấn công. Chính
y tuyên bố "Nếu ai bàn đánh sẽ chém" sau thất bại Phấn Động. Đóng góp trong chiến thắng chung tại
Phấn Động có đội dân binh làng Chài do ông Cả chỉ huy đã đảm nhận một mũi ở phía Bắc cửa ngõ. Sự
kiện đó còn được lưu truyền trong câu ca của làng Phấn Động:
"Đàn ông gậy tầy gậy mấu
Đàn bà bị trấu bị tro
Ra trước cửa ngõ đánh nhau với giặc".
Trong cuộc chiến đấu ác liệt này, ông Cả (hay còn gọi là ông Cả Đồng Lai), người chỉ huy đội quân làng
chài, đã hy sinh anh dũng. Để ghi nhớ chiến công của quân đội Đại Việt và người chỉ huy dân binh của
làng, dân làng Chài đã đặt cho một số địa điểm ở làng mình tên người chỉ huy dân binh như cầu Ông Cả,
ao Ông Cả. Ngoài ra, nhân dân còn lập đền thờ ông Cả trên mảnh đất đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt giữa
quân dân Đại Việt với quân Tống.
Đền Phấn Động nằm ngoài đê về phía Đông Nam làng Phấn Động, thuộc phía Bắc cửa ngõ,
trên một vùng đất cao ráo. Đối diện với đền Phấn Động là chùa Phấn Động (chùa Đông Quy).
Qua thời gian, kiến trúc xưa đã hỏng, hiện nay trên nền đất dựng chùa xưa còn sót ngôi tháp
và một số tượng Phật. Đền có một số đồ thờ thời Nguyễn. Chùa hiện nay còn một số pho
tượng.
Đền Phụ Quốc
Đền Phụ Quốc
Đền Phụ Quốc thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc. Đền nằm gần bưu điện Núi Lim, rất
thuận tiện cho du khách tới thăm bằng các loại phương tiện.

Theo truyền thuyết địa phương thì đền có từ thời Lý, được xây dựng trên mảnh đất sinh phần của hai vợ
chồng ông bà Trần Quý và Phương Dung. Từ trước đến nay đền vẫn ở đó, được sửa chữa lại vào năm
1953 và 1959 sau trận càn lớn của thực dân Pháp.
Đền kiến trúc theo kiểu chữ Tam, có 2 dãy tả vu, hữu vu 2 bên, mỗi bên 5 gian, đằng trước có cổng vòm
lớn và cây cổ thụ. Đầu đền là khu văn chỉ và các bia đá. Mái đền lợp bằng ngói cổ, nóc đền có 3 chữ đắp
nổi "Quốc tế từ". Vì kèo kết cấu trồng giường giá chiêng. Các con chồng, đầu kê đều có điêu khắc họa tiết
hoa văn phong phú. Trong đền còn nhiều đồ thờ quý và những pho tượng được tạo từ thời Lê Mạc là
những hiện vật bảo tàng vô cùng quý giúp cho việc nghiên cứu khoa học và các sự kiện liên quan đến lịch
sử của đền.
Người được thờ trong đền là Phụ Quốc Đại vương Trần Quý, Minh Phúc Hoàng Thái hậu Phương Dung
và Nhị Đào lại bộ, vốn là tướng của Thục An Dương Vương.
Hàng năm tại đền Phụ Quốc, nhân dân tổ chức lễ hội vào ngày mồng 10 tháng 2 (ngày giỗ Trần
Quý), rước kiệu bát cống từ đình đến chùa, từ chùa rước về đền rồi lại từ đền rước về đình, hết
1 vòng là tổ chức hát xướng, thi dệt vải, thi bắt trạch trong chum và múa rối nước. Hội Đền Phụ
Quốc có quy mô và tầm cỡ lớn ở huyện Yên Phong xưa, truyền thống đó hiện nay vẫn đang
được nhân dân địa phương bảo lưu và phát triển.
Đền Phượng Hoàng
Đền Phượng Hoàng
Đền được xây dựng ở thôn Phượng Hoàng, Xã Minh Tiến, huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng.
Đền Phượng Hoàng được xây dựng để tôn thờ Cúc Hoa "Người con gái nhan sắc, con một trưởng gia giầu
có và thiển cận, nhưng nàng biết trọng lẽ phải và có tính thương người tha thiết. Nàng đã hy sinh tuổi trẻ
cùng những tài sản riêng tư của mình, dũng cảm theo chồng nhận lấy cuộc đời gian truân. Xa chồng mười
năm đằng đặng, nàng vẫn giữ được tình thủy chung. Khi phú quý bà rất khiêm nhường, không nhận phần
hơn về mình, xứng đáng là tấm gương sáng ngời cho người phụ nữ noi theo.
Di tích ngôi đền hình chữ tam. Trước tòa tiền tế được chia làm 4 khung bảng đắp nối cảnh tứ quý. Hai
đầu là hai cột trụ, đầu cột tạo dáng hình búp sen. Kiến trúc thanh cao của thời Nguyễn. Trên hàng kèo
hiên được trạm hoa dây mềm mại. Kiến trúc chồng giường đấu xen. Phần trung tâm tòa tiền tế bài trí một
bàn thờ, hai bên là hai hàng câu đối ca ngợi đức hạnh của Cúc Hoa. Bên trái treo một quả chuông lớn đúc
thời Bảo Đại để ghi công đức những người đóng góp tu bổ đền. Tiếp nối tiền tế là tòa trung từ, gian chính
điện được đặt một cỗ khám lớn. Trong khám là tượng Cúc Hoa. Hai bên khám đặt ngai thờ đức ông và

thành hoàng. Hai bên tường đặt ngai và bia ký của các dòng họ đã có công khai phá và xây dựng nên
vùng đất nà Phần trong cùng được kiến trúc theo kiểu chồng diêm, bài trí các tượng Phật. �
Nhìn chung đền Phượng Hoàng là một trong những di tích không lớn song đó thực sự là một ngôi đền
được bố cục hài hòa ăn nhập với một vùng quê yên tĩnh của đồng bằng bắc bộ.
Hiện vật còn lại của di tích thì có:
- Một pho tượng Cúc Hoa
- Một pho tượng A di đà
- 5 cỗ ngai
- Một bộ kiệu long đình
- Một quả chuông.
Đền Quát
Đền Quát
Đền Quát nằm trên một vùng đất phía Tây Bắc của thôn Hạ Bì thuộc xã Yết Kiêu, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải
Hưng.
Đền Quát là nơi lưu tích về thân thế Yết Kiêu - một gia nô của Trần Hưng Đạo đã có công trong cuộc
kháng chiến chống Nguyên - Mông ở thế kỷ XIIIị
Di tích chia làm hai khu: Khu đền chính và khu bãi bơi.
Từ cổng chính đi vào là một hồ sen hình bán nguyệt. Hồ sen là một phần đệm giữa khu đền chính với khu
bãi bơi.
Khu đền chính kiến trúc kiểu chữ Nhị. Năm gian đền ngoài kiến trúc thời Nguyễn có mở 3 luồng cửa.
Tiếp nối 3 gian giữa đền ngoài là 3 gian đền trong kiến trúc kiểu kẻ truyền chồng chét. Gian giữa đặt đằng
trước là một hương án, đằng sau đặt long đình thờ mũ miện của Yết Kiêu. Hai bên hương án đặt 2 tượng
phỗng nô lệ Chiêm thành.
Ba gian hậu cung: Gian đầu đặt luyện thờ tượng Yết Kiêu, gian thứ hai đặt luyện thờ tượng công chúa con
vua Nguyễn là vợ của Yết Kiêu, gian thứ 3 có 3 tượng nàng hầu và mã cao đặt trước luyện thờ tượng Yết
Kiêu.
Khu bãi bơi không xây dựng công trình gì cả. Bài trí đặt 2 voi đá, hai ngựa đá, hai chân cột cờ đá ở hai
bên theo thế đối diện nhau. Ngoài ra ở bên trái bãi bơi có một bia đá.
Đền Quát kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc gồm 5 gian đền ngoài, 5 gian đền trung, 3 gian đền trong và
15 gian hành lang. Di tích chia làm 3 khu. Ngoài hai khu vừa tả trên, đền Quát còn có khu văn chỉ nằm về

phía Nam bãi bơi. Khu này dùng làm nơi rước xách, tế lễ và ca hát trong ngày hội. Nhưng hiện nay khu
này không còn nữa.
Các hiện vật : Qua kiểm kê hiện vật còn lại 11 hiện vật đá thường là 2 voi, 2 ngựa, 2 bia, 3 xấu,
2 tượng phỗng
Đền Tân La
Đền Tân La
Đền Tân La nằm ở đầu thôn Đoàn Thượng, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng.
Đền được xây dựng để thờ bà Nguyễn Thị Thục, một danh tướng trung kiên bất khuất trong cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng chống quân xâm lược nhà Hán (Trung Quốc). Trước quân xâm lược dã man và đầy
mưu kế xảo quyệt bà vẫn dũng cảm cùng binh sĩ chiến đấu.
Đền nằm trong đám cây xanh, mặt tiền quay về hướng đông nam. Cách cửa Đền 15m là một cổng cánh
xây theo kiểu chồng giêm thanh tao và thơ mộng, bên cổng là một hồ hình bán nguyệt. Trên 2 trụ cổng có
câu đối:
"Hồng kiến ơn tâm ngật lập phù Trưng tụ
Thanh thiên bạch nhật trường lưu toại Hán bia".
Ngôi đền được xây theo hình chữ Đinh thấp và bé nhỏ. Ba gian tiền tế kiến trúc theo kiểu con chồng đấu
xen nhưng tất cả đều là trơn. Gian giữa đặt một ban thờ lớn có bài trí một số đồ tế tự. Trên ban thờ treo
đại tự: "Phù Trưng cứu quốc" kéo dài suốt 3 gian bờ nóc được đắp nổi hình "lưỡng long chầu nguyệt" nên
đã tạo cho ngôi đền thêm phần uy linh.
Tiếp nối gian trung tâm là hai gian trung từ. Phần giữa đặt một ban thờ trên có đại tự. Kế tiếp trung từ qua
làn cánh cửa là 2 gian hậu cung. Trên xà ngang treo đại tự. Phía dưới là ban thờ ngoài các đồ tế tự như bát
hương, cây đèn, lọ hoa có cỗ ngai sơn son thiếp vàng. Đó là di vật thờ vọng Nguyễn Thị Thục "Tân La"
một nữ tướng kiên trung của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 - 43.
Qua năm tháng và qua những cuộc chiến tranh tàn phá của bọn thực dân phong kiến, hầu hết
các hiện vật và đồ tế tự ở đây đã bị thất lạc. Trong số các hiện vật còn lại theo chúng tôi có bộ
kiệu võng điêu khắc thời Nguyễn là giá trị hơn cả.
Đền thờ Đàm Quốc Sư
Đền thờ Đàm Quốc Sư
Đền thờ Đàm Quốc Sư, thuộc thôn Hương Mặc, xã Hương Mặc, cách thị xã Bắc Giang (tỉnh l Hà Bắc) �
khoảng 35 km.

Đền thờ Đàm Quốc Sư nguyên trước đây là nhà giảng đường trong vương phủ (Kinh đô Thăng
Long). Đền được xây dựng từ bao giờ, hiện nay không còn giữ được tài liệu nào nói tới. Đền
thờ hiện nay là tu sửa lại sau đó bằng cách dỡ chuyển 5 gian giữa nhà tiền tế xây dựng thành
nhà hậu đường, còn 4 gian thuộc 2 đầu nhà tiền tế dồn lại và thêm 1 gian mới nữa vào giữa dễ
xây dựng thành nhà tiền tế hiện nay cho cân xứng với nhà hậu đường. Trên câu đầu nhà tiền tế
có ghi niên đại sửa chữa, xây dựng lại đợt này "Tự đức tam niên-1850". Trên cơ sở này chúng
tôi có thể đoán định chắc chắn là nhà giảng đường này, trước khi dỡ chuyển về đây xây dựng
năm 1721, nó đã có mặt ở kinh thành Thăng Long khoảng vaiõ chục năm rồi. Như vậy nhà
giảng đường đền thờ Đàm Quốc Sư được xây dựng cách ngày nay khoảng gần 300 năm. Nhìn
chung nhà giảng đường này, một tòa vẫn còn nguyên vẹn
Đền thờ Bác Hồ
Đền thờ Bác Hồ
Ngày 5/9/1969 khi nghe Đài tiếng nói Việt Nam báo tin Bác Hồ từ trần, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
thị xã Trà Vinh cùng cả nước vô cùng thương tiếc.
Lợi dụng tình hình đó, giặc ngày đêm dùng đủ mọi phương tiện thông tin, kể cả máy bay, tung tin Hồ Chí
Minh chết thì cách mạng miền Nam như con rắn mất đầu và cuộc kháng chiến đã tiêu vong. Bằng mọi thủ
đoạn, bọn chúng không cho nhân dân để tang, phúng viếng Bác. Nhưng không riêng người dân Long
Đức, người dân Trà Vinh mà cả người dân Nam Bộ đều tổ chức lễ truy điệu Bác Hồ rất uy nghiêm.
Đầu năm 1970, tại một điểm nhỏ ấp Công Thiện Hùng thuộc xã Long Đức thị xã Trà Vinh, thị xã ủy tổ
chức một cuộc họp mở rộng bàn kế hoạch triển khai đánh địch giải phóng ấp Vĩnh Hội xã Long Đức. Thị
uỷ đã bàn bạc và quyết định xây dựng đền thờ Bác Hồ tại ấp Vĩnh Hội. Đây là cái nôi cách mạng của
Long Đức, đã phát xuất nhiều phong trào đấu tranh cách mạng, nơi đây cũng thuận tiện cho bà con các
nơi đến viếng, nhất là bà con nội ô thị xã Trà Vinh. Vĩnh Hội chỉ cách cơ quan đầu não bọn ngụy tỉnh
Vĩnh Bình 4 km, cách sân bay 7km, cách căn cứ Hải quân Mỹ non 2 km đường chim bay và được bao bọc
gần 20 đồn bốt lớn nhỏ nên nằm trong tất cả các tầm súng và đạn pháo của địch, nhưng vì lòng tôn kính
Bác và mang ý thức tấn công địch trên mọi mặt chiến lược nên ta quyết định xây dựng đền thờ tại Vĩnh
Hội để gây nhiều tiếng vang. Yý kiến xây dựng đền thờ được cấp Uủy tỉnh Trà Vinh đồng ý và phân công
cấp ủy thị xã Trà Vinh và Ban Tuyên huấn tỉnh chịu trách nhiệm vận động, chỉ đạo xây dựng.
Chẳng bao lâu, ấp Vĩnh Hội và một số ấp lân cận thuộc xã Long Đức cơ bản được giải phóng. Riêng chỉ
còn lại 1 bót địch đóng cặp sát mé sông, nhưng bị ta khống chế hoàn toàn.

Với ý chí quyết tâm của nhân dân và Đảng bộ thị xã Trà Vinh và xã Long Đức, đền thờ Bác Hồ được xây
dựng xong. 15 giờ chiều ngày 26/1/1971 (ngày 30 tháng chạp Canh Tuất), tiếng pháo, tiếng trống mở
đường cho đoàn lân rước chân dung Bác Hồ vào đền thờ với sự chứng kiến của hơn 500 cán bộ chiến sỹ
nhân dân thị xã Trà Vinh và Long Đức đến dự lễ khánh thành.
Suốt 7 ngày đêm, có hàng ngàn vạn lượt người các nơi đến viếng đền thờ.
Hơn một tháng sau, địch mới phát hiện được ở ấp Vĩnh Hội có một ngôi đền thờ ông Hồ Chí Minh. Bọn
chúng rất tức tối với thành qủa đó của ta, chúng đã đến càn quét nhiều lần nhưng không sao vào phá được
. Đến ngày 10/3/1971, tên tỉnh trưởng ra lệnh cho một tiểu đoàn hỗn hợp có trực thăng yểm trợ đánh vào
đền thờ. Cuối cùng chúng đốt một vuông tre vào được ngôi đền. Sau khi nhận lệnh tên tỉnh trưởng, bọn
chúng mang ảnh Bác Hồ ra, vơ vét toàn bộ đồ trang trí và đốt ngôi đền. Trong trận đánh vào đốt đền thờ,
bọn chúng phải trả giá với 20 tên chết tại trận và nhiều tên khác bị thương. Sau khi rút quân, có một người
lính lén gởi lại một số tiền và bức thư "Vì bị bắt buộc làm chuyện này, tôi xin gửi lại bà con số tiền để
xây dựng lại đền thờ".
Ban chấp hành thị xã ủy Trà Vinh liền mở đợt phát động căm thù "đánh địch bằng 3 mũi giáp công" và
vận động bà con quyên góp xây dựng đền thờ lần thứ II.
Chiều ngày 22/1/1974 (ngày 30 tháng chạp năm Quý Sửu), đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa
được khánh thành. Chiều ngày 24/4/1975, trước lúc thị xã Trà Vinh được hoàn toàn giải phóng 20 tiếng
đồng hồ, tên tỉnh trưởng Vĩnh Bình vẫn ngoan cố và điên cuồng ra lệnh bắn phá vào đền thờ hòng làm
giảm ý chí chiến đấu của lực lượng giải phóng quân. Có hàng ngàn vết đạn in dấu tại đền thờ làm cho đền
bị hỏng nặng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam thống nhất, đền thờ Bác Hồ là nơi được nhiều đoàn
trong nước và nước ngoài đến thăm. Năm 1980, tỉnh ủy và Uủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị trùng tu, tôn tạo
lại khu di tích và tổ chức trưng bày bổ sung di tích để giới thiệu khách các nơi đến tham quan.
Đền thờ được xây dựng kiểu hình khối vuông, nóc bánh ú, mái lợp lá, khung sườn bằng loại gỗ tạp, vách
tol, nền tráng xi măng. Phía trước đền thờ khoảng 10m có một đài tử sỹ bằng tôn, dựng như hình tháp
nhọn.
Cổng đền hiện nay được làm bằng xi măng theo kiểu cổng tam quan có gắn cửa sắt và xây hàng tường rào
ngang,
Những di vật trong đền thờ hiện có: Ba bộ lư đồng vuông, một lư hương tròn, 2 lục bình bằng
đồng, 5 tấm màn chắn, 2 đôn sứ hình voi, Chân dung Bác Hồ (chất liệu sơn dầu), 1 bộ bình trà,

2 bàn thờ gỗ khảm xà cừ, 1 tủ thờ gỗ khảm xà cừ
Đền thờ họ Đàm Thận
Đền thờ họ Đàm Thận
Đền thờ họ Đàm Thận thuộc thôn Hương Mạc, xã Hương Mạc - cách thị xã Bắc Giang (tỉnh l Hà Bắc) �
khoảng 35 km.
Bậc tiên tổ tôn kính của họ Đàm Thận ở thôn Đình Cả, xã Hương Mạc, huyện Đông Ngàn là cụ Đàm
Thận Huy, tên tự là Mặc Hiệu, tên Thụy là Trung Hiến. Năm Kỷ t (1495) cụ được vua Lê cử vào hội �
Tao đàn nhị thập bát tri. Vua Lê Thánh Tông đã khen cụ là "Thiên Hạ đệ nhất đanh thi nhân"-tức người
hay thơ nổi nhất tiếng trong thiên hạ.
Năm Tân Mùi (1511) đi sứ về, cụ được thăng chức Thượng thư Bộ Lại trị chiêu văn quán. Vào năm Mậu
Dần (1413), cụ được thăng Thích Bảo và được vào Kinh diễn giảng sách. Đến năm Nhâm Ngọ (1522)
Mạc Đặng Dung tiến bức, vua Lê Chiêu Thống phải trốn ra Mộng Sơn (một xã vùng Sơn tây) để cầu quân
Cần Vương. Cụ Đàm Thận Huy cùng một số người đứng lên tập hợp được 6000 quân ở vùng Bắc Giang
dựng cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Mạc. Đến năm 1525, nghĩa quân yếu thế, Cụ uống thuốc độc tuẫn
tiết. Năm sau Mạc Đặng Dung đoạt hẳn ngôi nhà Lê, xem cụ là người trọng nghĩa nên đã cho rước hài cốt
cụ về chôn ở làng và ban sắc, phong tước hầu cho cụ, nhưng sắc ấy khi rước về đến chợ Dầu thì bỗng
bùng cháy mất. Mọi người kinh sợ cho là hồn cụ linh thiêng, không thèm nhận sắc phong của Ngụy Mạc.
Đến năm Bính Ngọ (1666 - Cảnh Trị tứ niên) vua Lê Huyền Tôn bao phong cụ là: Tiết nghĩa Đại Vương -
cho thụy là Trung Hiến, lập đền thờ ở làng Hương Mạc (tức đền bây giờ hay gọi là Miễn).
Đời vua Cảnh Trị thứ 3 (1670): Vua Lê Huyền Tông cho khắc dựng văn bia đền thờ cụ Đàm Thận Huy.
Sau đó cụ lại được các triều gia phong : Thượng đẳng toàn đức, Tuý hạnh, Cẩm tiết, Chính dung, Phù
nguy, Chường hoãn, Đại vương.
Năm 1949, do yêu cầu tiêu thổ kháng chiến, đền thờ cụ Tiết phải tháo dỡ phân tán cho các gia đình con
cháu trong gia tộc để gìn giữ bảo quản.
Vào các năm 1952, 1962, 1982 các cụ trong họ đã xây dựng lại nhà thờ trên bằng những nguyên vật liệu
trước đây, có bổ sung một số nguyên liệu mới và trên nền móng cũ.
Đền thờ cụ Đàm Thận Huy cũng là nơi thờ cụ Tiết bà. Cụ là người họ Nghiêm - đỗ tiến sĩ đông khoa với
cụ Tiết ông.
Đền thờ gồm 2 nhà, 3 gian, 2 dĩ, kiểu chồng diềm, nền nhà và nhà không cao lắm. Chất liệu toàn bằng gỗ
lim và gạch ngói. Nhà tiền tế cửa gạch xây cao, cuốn tò vò.

Đền thờ họ Đàm Thận Huy có 4 khu lớn nhỏ: Nhà hậu đường làm bằng gỗ lim, nhà tiền tế cũng có 3 gian
2 dĩ, nhà chuyền bóng nối tiếp nhà hậu đường và tiền tế tạo nền cho toàn bộ công trình. Đền này có hình
chữ công. Nhà này cũng làm bằng gỗ lim, có 4 mái đao góc, soi chỉ và 4 cột lim bào trơn đánh bóng, dưới
có chân đá.
Bên ngoài cửa nhà tiền tế là tam môn, có cấu trúc vòm, cửa giữa cao hơn, trên đỉnh có gắn bia bằng đá có
khắc 3 chữ "Tiết nghĩa từ" do vua ban cho. Sau này, để cho thêm trang trọng và bảo vệ lâu bền, các cụ đã
cho ốp kính vào và khắc tô chữ mặt ngoài. Cửa bên phải (đi vào đền) phía trên có khắc 2 chữ "Thần Tiết".
Cửa bên trái đền phía trên có khắc chìm 2 chữ"Minh Lương". Toàn bộ tam môn có 4 cột trụ xây cao to, 2
cột nhỏ hơn - đều có câu đối khắc chìm. Trên đỉnh tam môn, chính giữa còn có bức cuốn thư khắc bài thơ
do vua Tự Đức ban phong ca ngợi khí tiết cao cả trung dũng của cụ. Ơở trụ giữa có đôi câu đối.
Bên cạnh phía bắc có 3 gian nhà thấp, hẹp lòng cũng bằng gỗ lim, xây gạch - gọi là nhà tam trù (hay bầy).
Ngoài ra bên cạnh phía Nam đền có 2 ngôi mộ xây bằng gạch hình tháp, có bia đá.
Nhà thờ cụ Đàm Thận Huy, hiện nay còn lưu giữ được nhiều tài liệu hiện vật quan trọng và có giá trị lịch
sử sâu sắc. Ơở nhà tiền tế : Trên cửa tam môn còn có bản khắc đá 3 chữ vua ban "Tiết Nghĩa Tử" được
lưu giữ từ trước đến nay. Khung nhà tiền tế, dọc theo tam môn là 4 cột lim còn lại từ năm khởi dựng đến
nay. Trên nền nhà là 1 tấm bia đá được soạn khắc từ năm Cảnh Trị thứ 3 (1670).
Tại nhà Bái Đường: Ngôi nhà lim 3 gian 2 dĩ, xây dựng năm Khải Định nhị niên, cũng là một hiện vật lớn
có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật (đời Nguyễn). Gian giữa trên 2 vì có 4 đầu nghê trạm kênh bong,
hình đầu rồng đời Nguyễn khá đẹp và công phu. Gắn liền đằng sau 4 đầu đao trên là 4 bức chạm khắc
hình hổ phù, rồng bay và mây cách điệu, cũng là nghệ thuật thời Nguyễn.
Các đồ thờ trong nhà Bái Đường có: hương án bằng gỗ thời Lê, bình hương bằng đá thời Nguyễn có hình
rồng chầu mặt nguyệt và 2 nồi hương bằng sứ, lư hương bằng đồng có khắc chữ "Phụng sự", mang kiểu
dáng thời Lê. Hai gian bên cạnh có hai án thư gỗ : một chạm rồng thời Nguyễn, một chạm triện. Aán thư
có 4 cây đèn bằng gỗ, 2 bình cắm hương cũng bằng gỗ. Bên cạnh bệ bát bửu cắm dựng hai bên án thư
gian giữa, là giá cắm bộ chạm trổ bằng gỗ gụ rất công phu, đẹp và đặc biệt có 1 tay văn, 1 tay võ biểu
hiện tài văn võ vẹn toàn của cụ Đàm Thận Huy. Các đồ thờ còn có 3 mâm bồng, 1 sập gỗ hồi văn. Cửa
võng trong tòa Bái Đường sơn son thếp vàng rực rỡ, chạm khắc hình rồng và mây lá cách điệu.
Hệ thống hoành phi, câu đối của nhà thờ có nhiều. Đáng lưu ý là bia có nội dung 7 giao tử
Đăng khoa, do vua ban cho từ khi khởi dựng ngôi đền đến nay. Bia này làm bằng gỗ, son đỏ,
chữ bạc có phủ hoàn kim. Bên hoành phi cạnh đó là bức có nội dung "Vạn cổ cương thường"

cũng do vua ban tặng từ khi xây dựng ngôi đền này.
Đền thờ Thánh Thiên công chúa
Đền thờ Thánh Thiên công chúa
Đền thờ Thánh Thiên công chúa thuộc thôn Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Thánh Thiên công chúa là một nữ tướng kiệt xuất nhất trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống Hán
hồi thế kỷ thứ nhất đầu công nguyên (40-43). Bà là con một gia đình dòng dõi lạc tướng thời Thục
Vương, vì bất hợp tác với giặc Hán nên đã trốn làm quan, đi ở chùa, quê tại Sứ Đông (Hải Dương ngày
nay). Thuở nhỏ, Thánh Thiên đã nổi tiếng thông minh, tài khéo. Lớn lên khi đất nước lầm than, tủi nhục
dưới ách thống trị ngoại bang, người con gái ấy nuôi trí lớn rửa hận cho non sông. Bà đã tập trung lực
lượng rèn quân mã, lập căn cứ, chờ thời cơ Bà đã bàn với cậu mình kế hoạch đuổi giặc và lập căn cứ,
đồn trại ở Kỳ Hợp (Lạng Giang) và Ngọc Lâm (Yên Dũng).
Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra quyết liệt, căn cứ Kỳ Hợp bị bao vây, căn cứ Ngọc Lâm bị phong
tỏa. Rồi ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dựng lên, hào kiệt khắp nơi kéo đến, trong đó có nữ tướng
Thánh Thiên. Các căn cứ của giặc ở vùng Hải Dương, Đông Triều, Bắc Giang đã bị lực lượng của bà quét
sạch. Bà cùng phối hợp đánh thành Luy Lâu, giải phóng đất nước.
Trưng Trắc xưng vương, dựng lập triều chính. Thánh Thiên công chúa được trao trọng trách trấn giữ tiền
đồn biên ải phía Bắc, án ngữ con đường Thiên Lý xuống Trung Châu. Bà đã kéo quân về Ngọc Lâm hạ
trại, xây dựng căn cứ.
3 năm sau, vua Hán sai Phục Ba tướng quân là Mã Viện và Lưu Long đem 30 vạn quân kéo sang ăn cướp
nước ta. Nữ tướng Lê Chân chặn đánh chúng ở cửa biển Hải Phòng -Vân Đồn. Nữ tướng Thánh Thiên
cản phá giặc ở vùng biên ải, Đông Bắc đến vùng hồ Lãng Bạc (gồm một phần huyện Yên Dũng, Quế Võ
đến lòng chảo Gia Lương, Thuận Thành ngày nay). Nhiều trận huyết chiến xảy ra, kẻ thù lực đông thế
mạnh đã làm chủ chiến trường. Hai Bà Trưng tử trận tại Sông Hát. Tại căn cứ của mình ở Lạng Giang,
Yên Dũng, Thánh Thiên đã bẻ gãy nhiều trận tập kích của kẻ thù và kéo quân xuống đồng bằng giải vây
cho Trưng Trắc. Tình thế hiểm nghèo, Hai Bà đã chết. Thánh Thiên tung quân cản phá vòng vây trùng
điệp của kẻ thù, lui về giữ căn cứ của mình ở Ngọc Lâm (Yên Dũng).
Bọn giặc tập trung lực lượng tiêu diệt quân ta. Những cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra hết sức khốc
liệt tại căn cứ Ngọc Lâm. Thế cùng, lực kiệt, Thánh Thiên đã phi ngựa xuống sông, giữ trọn lời thề non
nước. Nơi Bà tuẫn tiết, ngày nay nhân dân gọi là Bến Ngọc -cạnh đền Hạ.
Để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng đã bỏ mình vì nước, người đời sau đã lập đền thờ bà tại Ngọc Lâm

trang, gồm đền Thượng, đền Hạ, đình Ba Nóc nổi tiếng xưa nay.
Đền Thượng, đền Hạ, đình Ba Nóc nằm trên một doi đất cao ráo, thoáng đãng, kề núi, giáp
sông, lại gần đường quốc lộ 1 và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Từ đền Thượng đến đền Hạ và
đình Ba Nóc cách nhau khoảng hơn 1.000 m, liên quan mật thiết với nhau bởi một con đường
cổ gọi là đường Nghinh Thánh, rước sắc vào dịp xuân, thu. Đền Thượng gồm 2 tòa: tiền tế 3
gian, kiến trúc đơn giản, chắc chắn, cả ban thờ. Hậu đường 3 gian có khám thờ, long ngai bài
vị và nhiều đồ thờ khác, thờ Thánh Thiên công chúa. Sân đền lát gạch vuông, có một ban thờ lộ
thiên. Đền Hạ cổ kính, xây dựng thời Lê, cùng thời với đình Ba Nóc nổi tiếng nguy nga, là khu
danh lam cổ tích lớn nhất vùng Bắc Giang, nhưng đã bị thực dân Pháp phá hủy khi chúng xây
đồn bốt.
Đền thờ Thế quận công Đàm-Đình-Cư
Đền thờ Thế quận công Đàm-Đình-Cư
Đền thờ Thế quận công Đàm-Đình-Cư thuộc thôn Hương Mạc, xã Hương Mạc, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà
Bắc, nằm cách tỉnh lị Hà Bắc (thị xã Bắc Giang) khoảng 35 km.
Đền thờ Thế quận công Đàm Đình Cư được xây dựng từ thời Lê, Mạc cũng đồng thời là nhà ở của Đàm
Đình Cư. Sau khi ông về trí sĩ rồi mất thì ngôi nhà đó trở thành đền thờ của họ Đàm Đình. Đền trước
cũng xây dựng bằng gỗ, tường gạch, mái ngói và gồm 5 gian nhưng nhỏ hơn đền hiện na �
Sau đó (1917) do yêu cầu phát triển của gia tộc, điều kiện kinh tế - ruộng đất công nhiều, trong khi nhà
thờ cũ đã hư hỏng, cho nên toàn gia tộc đã quyết định xây dựng lại-đó là đền thờ hiện na �
Ngôi đền hiện nay vừa là nhà thờ Đại tôn của dòng họ Đàm Đình, vừa là nơi thờ phụng tưởng niệm ông
Thế quận công Đàm Đình Cư.
Ông Đàm Đình Cư sinh năm Kỷ Tị (1509), có tên húy là Cư, tên thụy là Đoán Thuận tiên sinh. Từ buổi
thiếu thời ông đã tỏ ra thông minh, có khí lượng khoán bồng, dốc trí học tập. Khoa Mậu Tuất (1538), ông
thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ. Khi đó ông mới 30 tuổi, là người đỗ đại khoa trẻ tuổi trong khoa tiến sĩ này, và
ông đứng hàng thứ 2 trong số 11 ông đại khoa của xứ Kinh Bắc và 36 ông tiến sĩ của toàn quốc. Sau khi
đỗ tiến sĩ, ông Đàm Đình Cư được triều đình bổ nhiệm các chức: Dực vận tán trị cống thần, đặc tiến kim
tử vinh lộc đại phu, Lại bộ Thượng thư (1 bộ quan trọng nhất), kiêm hàn lâm viện thị độc, chưởng hàn
lâm viện sĩ, Quốc Tử Giám tế tửu (Giám đốc trường Đại học), đông các đại học sĩ nhập thị kinh diên,
(giảng sách cho vua nghe ở tòa kinh diên), tham dự triều chính, thái phó Thế quận công.
Ông Đàm Đình Cư làm quan trải 4 triều (Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên và Mạc

Mậu Hợp). Sau đó ông về trí sĩ tại quê nhà. Khi ông Thượng thư quốc lão Đàm Cư được nhà vua cho về
hưu trí, vua sai làm phú độ (nhà cho quan ở) cho ông tại quê hương và xây dựng hương ấp ở Vân Điềm
(Đông Anh bây giờ). Cũng thời gian này ông Đàm Đình cư đã mở trường dạy học ở Hoa úc (tức vườn
giảng-xóm Ngô tiền bây giờ, cách nhà thờ hiện nay khoảng 200m).
Năm Tân Tị ông tạ thế, thọ 73 tuổi.
Đền thờ Thế quận công được xây dựng lại từ năm Khải Định 1917, ở giữa xóm Nô Tiền, thôn Hương
Mạc, cho tới nay (71 năm) nó vẫn đứng uy nghi trầm mặc trên mảnh đất xưa. Đền được kiến trúc tương
đối đồ sộ, theo kiểu lồng tàn-tứ bát trụ, mặt tiền nhìn về phía Nam. Khung nhà cột kèo chủ yếu làm bằng
gỗ lim, riêng 2 vì hồi là bằng xoan, kết cấu kiến trúc các vì cơ bản giống nhau. Chạm khắc ở đền Thế
quận công tuy không phong phú, đa dạng nhưng nghệ thuật khá điêu luyện, tinh xảo. Các hình chạm khắc
ở cốn, ở cửa võng, câu đầu, thượng lương thể hiện hình tượng tứ linh, tứ qú Các bức chạm rồng ở đây�
khá độc đáo là thân rồng như hình đốt tre thân trúc, nghệ thuật chạm khắc chủ yếu mang sắc thái nghệ
thuật thời Nguyễn.
Bên trong đền thờ thế quận công hiện nay còn có nhiều hiện vật qúy giá. Đó là hệ thống hoành phi, câu
đối, đại tự rất phong phú bài trí trong đền thờ. Đặc biệt ở đây còn lưu giữ được những hiện vật có từ khi
xây dựng ngôi đền tiền cổ đến nay-đó là án thờ, ngai thờ mang sắc thái nghệ thuật chạm khắc thời Lê
khá rõ nét. Ngoài ra trong di tích này còn có nhiều hiện vật khác như: Các loại đồ thờ, bát hương, giá văn,
cây đèn, đài nước, đài rượu và bộ bát bửu sơn son thếp vàng rực rỡ.
Đây là một di tích lưu niệm danh nhân văn hóa.
Đền thờ Trần Quý Cáp
Đền thờ Trần Quý Cáp
Đền thờ Trần Quý Cáp hiện ở khóm Dinh Thành, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh
Hòa.
Di tích nằm trên khu vực gò Chết Chém thuộc cầu Sông Cạn, một địa danh quen thuộc với nhân dân
Khánh Hòa.
Đền thờ Trần Quý Cáp được xây dựng vào khoảng tháng 8/1970 do một số nhân sĩ trí thức ở Khánh Hòa
đề xướng và trực tiếp chỉ đạo, nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Đền thờ này được xây dựng trên phần đất có tên gọi là Gò Chết Chém. Địa danh này có là do khu vực này
từ năm 1886, thực dân Pháp đã dùng làm nơi xử tử các chiến sĩ yêu nước Khánh Hòa trong phong trào
Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Tại đây chúng đã xử chém Trịnh Phong, Nguyễn Khanh là những thủ lĩnh

cao nhất của phong trào và cũng chính nơi đây, năm 1908 thực dân Pháp đã cho xử chém Trần Quý Cáp,
nhà chí sĩ nổi tiếng về tinh thần duy tân, lòng yêu nước đầu thế kỷ XX ở nước ta.
Suốt từ năm 1930 cho đến năm 1975, cũng chính địa điểm này, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho xử
tử rất nhiều chiến sỹ cộng sản của phong trào cách mạng tỉnh Khánh Hòa.
Trần Quý Cáp, tự là Thích Phu, hiệu Thái Xuyên, sinh năm 1870 tại làng Bát Nhị, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam (nay gọi là Quảng Nam - Đà Nẵng). Ông sinh ra trong một gia đình Nho Phong nghèo nhưng
có truyền thống học hành.
Do mới xây dựng nên đền thờ Trần Quý Cáp không giống các đền lâu đời ở Diên Khánh. Đền được xây
dựng theo lối cổ lều thấp, nhà 4 mái đều có kích thước như nhau quay theo bốn hướng, nóc mái ở có lầu
và mái hạ đều trang trí văn hoa đắp nổi. Phần trên cổ lầu mặt chính có ghi dòng chữ: "TRUNG LIÊệT
ĐIÊệN" (đền thờ bậc trung liệt). Qua cổng đến sân trước mặt đền có một cột cờ xây trên bồn nước hình
lục giác. Hai bên phải và trái đều đặt "LƯữ VOọNG LIÊN" có 3 chân theo kiểu tạo dáng hình móng cọp
đặt trên bệ, dùng để đốt bài vị trong các dịp tết lễ.
Khi bước vào đền qua hai bậc lên xuống, đến hành lang nhỏ, hai bên có 2 cột tròn xây bằng gạch xi măng,
vào đền qua một cửa bằng sắt. Diện tích trong đền chia làm hai ngăn. Ngăn ngoài rộng dài cao hơn ngăn
trong. Nền lát gạch men hoa. Hai bên tường phía trái và phía phải có 2 ô cửa tròn nhỏ. Ơở hai cột trước
ghi "TRUNG TÂM VIị QUÔốC TÂN THƯựC CHAáNH TIÊềN NGHIÊM BUY CHIÊếN. LIÊệT SIĩ
THÂN THƯ NGHIĩA PHƯƠNG DANH LÔộ THƯƠNG QUAảNG LƯU TRUYÊềN".
Dịch nghĩa: "Lúc sinh thời (ông) hết lòng trung với nước (đã) dùng ngòi bút muốn thay đổi chế độ thực.
Người liệt sĩ chẳng nề thân đã để lại danh thơm trên đường đời".
Phía trên của ngăn ngoài có ghi dòng chữ : "Trung nhị cảm nhân" (cảm phục người trung).
Ngoài khu thờ là những câu đối ngợi ca về ý chí anh hùng ngời sáng của những liệt sĩ có công vì nước, vì
dân.
Ngăn trong cao hơn ngăn ngoài nhưng thấp nhỏ hơn là gian chính để đồ thờ: Gồm có khám thờ, giữa
khám thờ có ghi danh các liệt sĩ.
Đền thờ Trần Quý Cáp là nơi tưởng niệm một danh nhân của đất nước, một thi sĩ có tấm lòng yêu nước
mãnh liệt với hoài bão lớn lao, vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự phồn vinh văn minh của đất nước. Ông
đã có những đóng góp cụ thể cho dân tộc Việt Nam, cho phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Và cũng vì sự nghiệp đó ông đã hy sinh cuộc đời không chút ân hận, nuối tiếc.
Đền thờ này được xây dựng tại một địa điểm mà chính ông cùng bao người yêu nước đã bị bọn thực dân

đế quốc giết hại suốt từ năm 1886 đến 1975. Bởi lẽ đó, đền thờ này không chỉ thờ riêng Trần Quý Cáp mà
còn thờ các tướng lĩnh trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở Khánh Hòa cuối thế kỷ XIX và có
những chiến sĩ cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
vừa qua. Đền thờ này được xây dựng năm 1970, khi đó tổ quốc chưa được thống nhất, hòa bình càng có ý
nghĩa thiết thực đề cao tấm gương của những người hy sinh vì tổ quốc.
Hàng năm đến này 5/5 là nhân dân lập tập trung tế lễ, nhang đèn ở di tích này, kỷ niệm ngày mất của Trần
Quý Cáp.
Tình trạng của di tích này đến nay vẫn còn tốt và vẫn được sửa sang, bảo quản luôn.
Đền Vàng
Đền Vàng
Đền Vàng nằm trên khu đất cao đẹp ở xã Gia Xuyên, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng.
Đền Vàng là nơi thờ gia đình bà Đào Dung Nương, có công trong thời Lý. Đền Vàng là một di tích lịch
sử.
Trước đây chỉ có một gian miếu thờ là xây, còn lại là ba gian nhà tranh, chủ yếu thờ mẫu (bà mẹ đẻ của
ông), 6 nhà thờ tại đình làng và công chúa thờ tại phủ Ngọc. Đến năm Khải Định - Đinh t thì xây to. �
Trong kháng chiến chống Pháp, giặc phá hết đình chùa, nhân dân tập trung cả 6 ông về đình cùng với
Tiên Châu công chúa để hương khói. Khi chùa Bến bị phá, nhân dân tập trung tượng Phật vào một gian
đầu để lễ.
Trước cổng đền dựng một tấm bia đá ghi tên những người công đức cho đền. Cổng đền vào sân ta gặp
một tác môn xâ đằng sau tác môn là cột cờ. Bên phía trong lát gạch vào đến tận cửa đền. �
Đền kiến trúc theo kiểu ngoại công, nội quốc, gồm có 3 phần chính: Đền ngoài, ống muống và gia vũ.
Đền trong và hậu cung.
- Đền ngoài gồm có 5 gian, kiến trúc gỗ lim, hợp ngói. Trên nóc nhà có hai hai con rồng chầu mặt nguyệt.
Bờ mái có lân, có nghê.
- Trong đền các vì kèo đền có trạm trổ trúc, long phượng khá tỷ mỉ. Gian giữa có bức đại tự lớn.
Đặc trưng của 5 gian ngoài là kiến trúc thời Nguyễn.
Gian đầu phía Đông hiện nay dành để thờ Phật mang từ chùa Bến về gồm có Thích Ca và một số tượng.
Nối với hậu cung là gian ống muống, kiến trúc đao tầu chéo góc. Đi từ đền ngoài vào đền trong không sợ
mưa nắng vì có ống muống này. Gian ống muống này chỉ treo có một cuốn thư sơn son thiếp vàng và ghi
mấy dòng chữ Hán : "Khải Định Quý Hợi niên", "Hà Hải phiên di cung tiến".

- Hậu cung: gồm có 3 gian chính và một chuôi vồ. Kiến trúc gỗ lim không chạm khắc gì như đền ngoài, 2
gian đầu có bàn thờ trên để long đình và luyện thờ. Gian chính giữa là bàn thờ lớn. Trên gian giữa có bức
đại tự lớn mang dòng chữ "Thánh mẫu từ".
Phía sau bàn thờ là tượng Đào Dung Nương ngồi uy nghi tay cầm quạt. Bức tượng gần bằng người thật
rất đẹp. Tượng sơn son thiếp vàng còn tốt.
Trong hậu cung để 6 ngai thờ anh em. Ngoài ra còn có một luyện để tượng Tiên Châu công chúa
Cũng như đền ngoài, đền trong cũng mang đậm dấu ấn thời Nguyễn.
Hiện vật trong đền còn nhiều, nhưng còn những hiện vật quan trọng sau:
- Tượng Đào Dung Nương: Tượng ngồi cao khoảng 70 cm trong tư thế thanh thản, tay cầm quạt. Tượng
cân đối và đẹp.
- Tượng Tiên Châu công chúa, tượng này nhỏ, cao khoảng 40 cm, ngồi trong luyện. Trông rất phúc hậu.
- Trong di tích có một số bức chạm như con dư hình đầu rồng, rồng, lân, mai, trúc rất tinh xảo và có giá
trị về mặt điêu khắc.
- 6 ngai thờ có trạm trổ sơn son thiếp vàng tinh xảo.
- Toàn bộ tượng Phật ở chùa bị đổ chuyển về đâ�
- Một lọ lục bình mầu tráng ngọc có 2 con rồng đắp nối mầu nâu.
- 9 bát hương to bằng sứ và một bát hương đồng.
- Cuốn thần tích bằng chữ Hán.
- Các sắc phong (chỉ còn thời Nguyễn)
- Một bát hương bằng đá ghi dòng chữ Hán "tối linh từ-Tầng Hố thôn".
- Một con chó đá thời Lê (mang ở văn chỉ vào).
- Một bát hương có hai con chó ôm nhau, xác định là thời Lê cũng mang ở văn chỉ vào hiện để
ở trong đền.
Đền Vọng Nguyệt
Đền Vọng Nguyệt
Đền Vọng Nguyệt thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc Giang 38km.
Đền nằm đầu phía tây phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
của quân dân ta thời Lý, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt 1077. Vọng Nguyệt cách bến đò (Như
Nguyệt) chừng 1km. Ngay tại địa điểm này, ít nhất có hai trận đánh lớn diễn ra.
Chính trong những trận đánh này có sự tham gia của nhân dân Vọng Nguyệt dưới sự chỉ huy của viên

tướng họ Chu vốn là thợ rèn người làng và vợ là Công chúa Nguyệt Minh. Năm tháng đã qua đi nhưng
Bến Bà, nơi xuất quân của đạo dân binh địa phương, vẫn còn đó. Ruộng đất ven sông vẫn được coi là dấu
tích còn lại của những lũy đất do quân ta đắp nên dưới sự chỉ đạo của Lý Thường Kiệt đã ngăn giặc Bắc.
Di tích bao gồm một vùng ven sông Như Nguyệt, trước kia không có đê, nay đã chạy qua khu di tích, chia
di tích làm hai phần, phần trong đê có đền Vọng Nguyệt, phần ngoài đê có Bến Bà và Ruộng đất. Trải qua
gần nghìn năm, ruộng đất chỉ còn lại những gò cao chạy theo mép sông, không có cây cối, ngày nay là
nơi dân làng lấy đất làm gạch. Bến Bà có thay đổi ít nhiều. Tại đây hàng năm, để tưởng nhớ võ công oanh
liệt thủa ấy, dân Vọng Nguyệt tổ chức bơi chải (tháng 4 và 8 âm lịch ). Đền Vọng Nguyệt trong sông,
ngay trên nền nhà của người thợ rèn Chu Đình Dự thủa ấy, nay chỉ còn một nhà thượng ba gian hai chái.
Qua khảo sát có thể biết đền cũ làm theo kiểu chữ tam, mỗi nếp nhà có ba gian, hai chái. Các di vật trong
đền còn khá nguyên vẹn.
Đền Vọng Nguyệt là nơi thờ phò mã đô úy Chu Đình Dự và công chúa Nguyệt Minh con vua Lý Thái
Tôn. Đền còn chứa một số hiện vật quý như hương án gỗ sơn son thếp vàng, nồi hương đồng, đôi ngựa
thờ, tượng người giữ ngựa bằng gỗ, bia đá khắc năm (1642), ngai thờ, bài vị ông bà Lý Nguyệt Minh,
hoành phi câu đối ca ngợi công đức, hiển thánh của người được thờ, bức đại tự lớn ghi bốn chữ "Đạo lý
kim chi". Các hiện vật còn khá nguyên vẹn.
Đền Vọng Nguyệt hiện nay chỉ còn thượng điện gồm ba gian hai chái và hậu cung
Đền Xà
Đền Xà
Đền Xà - Ngã ba Xà thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc, cách thị xã Bắc Giang 39 km.
Đền Xà nằm ở giữa phòng tuyến sông Như Nguyệt, một phòng tuyến quân sự lớn của quân dân Đại Việt
thời Lý thế kỷ XI do Lý Thường Kiệt chỉ huy xây dựng trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược năm 1077. Ngã ba Xà nằm đối diện với trại quân Triệu Tiết ở phía Tây phòng tuyến bên kia sông
Cầu. Ngã ba Xà cách bến Như Nguyệt hơn 1 cây số, nơi chứng kiến cuộc đổ bộ của quân Tống do Miêu
Lý cầm đầu bị quân dân Đại Việt đánh tan khi chúng lấn vào chưa đầy 3km. Nơi đây cũng chứng kiến
cuộc tấn công quyết định của quân đội Lý Thường Kiệt vượt sông tiêu diệt trại quân Triệu Tiết, phó
tướng của đạo quân xâm lược, buộc phải cuốn cờ về nước.
Tại ngã ba Xà còn lưu lại nền cũ của đền Xà, đền thờ hai anh em
Trương Hống - Trương Hát gắn với truyền tích về bài thơ thần của Lý Thường Kiệt. Đền hiện nay chỉ còn
nền trên gò đất cao ven sông. Qua khảo sát biết được đền xưa bằng tre nứa lợp tranh, sau xây bằng gạch

mặt bằng theo lối chữ công. Năm 1848 do chấp hành chính sách tiêu thổ kháng chiến đền bị phá bỏ, hiện
vật thất tán, một số hiện vật như ngai thờ, đỉnh hương và đôi ngựa thờ còn giữ được ở đình Xà dưới (thôn
Đông).
Trong khi tìm hiểu khu vực Ngã ba Xà còn phát hiện một lọ gốm phủ
men nhẹ lửa ở nửa trên, men màu vàng ngà, vai có 4 núm là hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến thế
kỷ thứ 10. Tìm hiểu trong làng còn thấy một bản sự tích Thánh Tam Giang, trong đó có nói đến việc
thánh đọc thơ thần giúp Lê Hoàn đánh giặc.
Ngày nay, Ngã ba Xà, sông Như Nguyệt, sông Cà Lễ và gò đất, nơi có
đền Xà cùng các địa danh xung quanh đang tồn tại như là vật chứng cho giá trị
lịch sử của di tích.
Đền, đình, chùa Hương Hiền
Đền, đình, chùa Hương Hiền
Đền, đình, chùa Hương Hiền là một công trình kiến trúc cổ kính được bố trí gọn, hài hòa, đẹp về mặt
cảnh quan, nằm trong làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc. Đây là một cụm di tích
liên hoàn khá tập trung kề bên con đường lát đá xanh (ngày xưa là đường Thiên Lý), nằm kề phía đông -
nam thị trấn Từ Sơn và đường quốc lộ 1A, rất thuận tiện cho khách tham quan du lịch.
Theo truyền thuyết và gia phả của dòng họ Lê, Nguyễn cùng văn bia ở địa phương cho biết,
đình, đền, chùa được cụ Lê Trần Cổ xây dựng vào cuối thế kỷ XV và được ông Nguyễn Lệnh
Công làm tới chức Thượng Tướng quân, Đông quan đô hộ phủ, mở mang sửa chữa từ cuối thế
kỷ XVII
Đồi Tức Dụp
Đồi Tức Dụp
Đồi Tức Dụp thuộc xã An Ninh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Di tích lịch sử này nằm trong dãy núi Cô
Tô. Từ năm 1946-1947, ta sử dụng Đồi Tức Dụp làm căn cứ địa cách mạng chống Pháp. Đến năm 1959,
căn cứ này phát triển ngày càng mạnh.
Năm 1963 huyện ủy Tri Tôn và các cơ quan lãnh đạo cách mạng của huyện như Tuyên Giáo, huyện Đội,
Quân y, Hậu cần về đóng ở Đồi Tức Dụp và năm 1965, cơ quan Tỉnh ủy cũng về đóng ở đây.
Đồi Tức Dụp có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, với địa hình hiểm trở, phức tạp. Đồi là chỗ dựa
vững chắc để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đồi Tức Dụp là linh hồn của lực lượng cách mạng huyện
Tri Tôn, ở đây có tới 75.000 người dân Khơmer và Việt nam sống và chiến đấu. Ơở các xã Tri Tôn, An

Tức, Cô Tô, Ô lâm nếu mất Đồi Tức Dụp thì ta sẽ mất 171.000 trái tim của nhân dân 2 huyện Tri Tôn
và Tịnh Biên đang hướng về cách mạng.
Bọn địch hạ quyết tâm chiếm bằng được Đồi Tức Dụp. Để khống chế được toàn bộ vùng Đồng Tràm (Hà
Tiên), Núi Dài (An Thành), Ba Chức, Thoại Sơn và ngăn cách lực lượng của ta sang biên giới
Campuchia, địch huy động lực lượng lớn, vũ khí tối tân, sử dụng các sư đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn Trâu
Điên (biệt kích), các liên đoàn biệt động quân, các lực lượng chư hầu như Trung đoàn Nam Triều Tiên và
các lực lượng địa phương quân khác.
Ngày 8/5/1968 địch tập trung cao điểm đánh vào Đồi Tức Dụp. Chúng tập trung mấy sư đoàn, dùng hỏa
lực mạnh gồm 120 xe tăng, 14 trận địa pháo, mỗi trận 9 khẩu được bố trí xung quanh đồi.
Ngày 20, 21/5/1969, Thiệu mở Hội nghị các tướng tá, ra lệnh cho tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh
quân khu IV và các sư trưởng sư đoàn 7, 9, 21 và các tư lệnh biệt động quân trong vào ngày phải chiếm
bằng được Đồi Tức Dụp.
Đầu tháng 6/1969, địch mở đợt 2 tấn công ta, chia thành 13 mũi, trên thì đổ quân đánh xuống, dưới đánh
lên.
Lực lượng của ta gồm có 73 du kích, 1 trung đội địa phương, 1 trung đội đặc công, một số biệt
động của Tri tôn và ban ngành của huyện. Ta đánh địch bằng trái gài, trái ném và đánh lối du
kích, các mũi tấn công của địch bị ta đẩy lùi. Tháng 8/1969 tướng 2 sao của Mỹ cùng Thiệu
gom tướng tá ở Tri Tôn đặt đồi Tức Dụp 2 tỷ đô la và ra lệnh chiếm đồi đến đâu vẽ chữ đến đó,
ai vẽ được chúng tặng thưởng. Tháng 12
Đình Đại Vi
Đình Đại Vi
Di tích lịch sử văn hóa đình Đại Vi nằm tại trung tâm của làng Đại Vi và kề bên đường liên xã
179. Tuy vào thế trung tâm nhưng di tích lại cách rời các xóm trong làng, do vậy có mặt bằng
khá rộng và thoáng. Đình Đại Vi thờ ba vị tướng Trưng Ngọ, Trưng Mai và Bạch Đa, có công
phò giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân, thống nhất đất nước thế kỷ thứ X
Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy, tên cũ là Đình Thần Long. Truyền là di tích kiến trúc nghệ thuật, thuộc phường Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang. Sở dĩ có sự đổi tên như vậy là vì: Lúc khởi nguyên, Đình có
tên là Bình Thủy. Đến đầu thế kỷ XX, Bình Thủy đổi tên là Long Tuyền (bởi rạch Bình Thủy có hình tựa

con rồng nằm) và nhân dân gọi là Đình Thần Long Tuyền. Đến năm 1979 xã Long Tuyền được chia làm
3 đơn vị hành chính: phường Bình Thủy, phường An Thới và xã Long Tuyền. Đình nằm trong phạm vi
phường Bình Thủy nên nhân dân quen gọi tên là đình Bình Thủy.
Đình Bình Thủy nằm sát với khu cư dân được bao quanh bởi hàng rào tứ giác: Mặt bắc cách bờ sông Hậu
khoảng 200m, mặt đông là bờ con rạch Bình Thủy, mặt nam sát đường Lê Hồng Phong.
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ (Uủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang) du khách đi theo đường Nguyễn
Trãi qua đường cách mạng tháng tám và Lê Hồng Phong 5km là tới di tích Đình.
Vào năm Giáp Thìn (1884) bão lụt hoành hành dữ dội ở làng Long Tuyền, nhà cửa ruộng vườn tan tác,
nhân dân đói rét lầm than. Sau trận thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn ngày càng đông và lập một
ngôi Đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vòm rạch Bình Thủy, cầu nguyện thần linh phù hộ yên ổn làm ăn.
Triều Tự Đức năm thứ 5 (1852) quan Khâm sai đại thần Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải
thuyền, gần đến Cồn Linh (đầu vàm rạch Bình Thủy) thì gặp một trận cuồng phong dữ dội, cả thuyền
hoảng sợ, quan đại thần cho thuyền nấp vào vàm rạch bình an vô sự, quan bèn mở tiệc vui chơi 3 ngày
cùng dân làng và đổi tên cồn này là Bình Thủy. Khi trở về, quan đại thần tâu cùng vua Tự Đức ban sắc
phong thần cho làng Bình Thủy. Vua hạ chỉ phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào
ngày 29/11/1852 năm Nhâm Tý (9/1/1853 dương lịch) .
Từ khi có sắc phong của vua, dân chúng cất lại đình lần thứ hai lợp ngói phía trước đình xây thêm một
nhà võ ca (Nhà hát bộ). Theo cuốn "Cần Thơ xưa và nay" của Huỳnh Minh thì đình còn thờ Trầm Hương
công chúa và Huệ Cơ công chúa nhưng cũng không có sự tích . Sau này nhân dân còn đưa thêm những
người có công với nước vào thờ như: Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy
Tập
Năm 1904, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận thấy đình sắp sập, đề nghị cất lại đình ở ngã tư trên sở đất
của làng rộng 2,9ha, ông La Xuân Thanh, nghiệp chủ giúp đỡ tiền và chỉ huy xây dựng. Chẳng may quan
tri phủ qua đời, công việc bị đình trệ. Năm 1909 ông cả Nguyễn Doãn Cung cùng ông thông gia điền chủ
đồng tán thành ý kiến xây dựng lại ngôi đình tại chỗ cũ (Vàm Bình Thủy) với số tiền chung là 5.823đ.
Công việc tiến hành tốt đẹp với sự thiết kế của ông Huỳnh Trung Trinh, xây dựng từ ngày 12/7/1909 đến
1910 thì hoàn thành.
Đình Bình Thủy thuộc loại di tích kiến trúc tôn giáo, nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m2. Cách kiến
trúc ngôi đình rất khác miền Bắc. Đình được cất cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình
vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột đều choãi ra làm cho đình thêm vững chắc.

×