Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

De+Da HSG Sinh9 TP Hue - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.51 KB, 4 trang )

Phòng GD-ĐT thành phố Huế
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2010-2011
Môn: SINH HỌC - LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN
mẹ? Điều gì đã xảy ra khi phân tử ADN con tạo ra qua nhân đôi khác với phân tử ADN mẹ?
Câu 2: (1,5 điểm)
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên
kết của 2 cặp tính trạng. Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li độc
lập của Menđen như thế nào?
Câu 3: (1,5 điểm)
Trong thực tế hoa của những cây trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu hoa
hơn hoa những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. Hãy giải thích vì sao như vậy?
Câu 4: (1,25 điểm)
Có 5 hợp tử nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nguyên
liệu tương đương với 1750 nhiễm sắc thể. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào
con được tạo ra là 50. Hãy xác định:
a/ Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
b/ Tổng số nhiễm sắc thể có trong các tế bào con được tạo ra từ mỗi hợp tử nói trên.
Câu 5: (1,75 điểm)
Cho một đoạn mạch của một gen như sau:
Mạch 1: - T - T - X - A - X - G - G - X - T - G - A -
a/ Hãy viết đầy đủ cấu trúc của đoạn gen trên.
b/ Nếu đoạn gen trên tự nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số lượng từng loại nucleotit môi
trường cung cấp là bao nhiêu?
Câu 6: (3 điểm)
Ở Ngô, A: Hạt màu đỏ ; a: Hạt màu trắng.
B: Thân cao; b: Thân thấp.
Hai cặp tính trạng về màu hạt và chiều cao thân di truyền độc lập. Người ta thực hiện
các pháp lai sau:


- Phép lai 1: P: Hạt đỏ - Thân cao X Hạt trắng - Thân thấp
F1: 100% Hạt đỏ - Thân cao
- Phép lai 2: P: Hạt đỏ - Thân thấp X Hạt trắng - Thân cao
F1: 221 đỏ-cao; 200 đỏ- thấp, 119 trắng- cao; 201 trắng-thấp
- Phép lai 3: P: Hạt đỏ - Thân cao X Hạt trắng - Thân cao
F1: 450 Hạt đỏ-Thân cao; 152 Hạt đỏ - Thân thấp
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai.
HẾT
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2010 - 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN SINH HỌC - LỚP 9
Câu 1: (1 điểm)
Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên
tắc:
0,25 đ - Nguyên tắc khuôn mẫu : Mạch mới phân tử ADN con được tổng hợp dựa trên
mạch khuôn của ADN mẹ.
0,25đ - Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nucleotit ở mạch khuôn với các nucleotit tự do
trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X
hay ngược lại.
0,25đ - Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi phân tử ADN con có 1
mạch của ADN mẹ, (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
0,25đ - Xảy ra đột biến gen: rối loạn trong quá tình tự sao chép của phân tử ADN.
Câu 2: (1,5 điểm)
0,5đ: Học sinh trả lời đúng nội dung của phân li độc lập trong bảng dưới đây.
0,5đ: Học sinh trả lời đúng nội dung của di truyền liên kết trong bảng dưới đây.
Di truyền độc lập Di truyền liên kết
P: vàng trơn X xanh nhăn
AaBb aabb
G: AB, Ab, aB, ab ab
F1: 1 AaBb: 1 Aabb: 1 aaBb : 1 aabb

1 vàng trơn : 1 vàng nhăn:
1 xanh trơn: 1 xanh nhăn
Tỷ lệ KH và KG là: 1:1:1:1.
Có sự tổ hợp lại các tính trạng ở P làm xuất
hiện biến dị tổ hợp.
P: xám, dài X đen, cụt
BV bv
bv bv
G: BV, bv bv
F1: 1 BV : 1 bv
bv bv
1 xám, dài : 1 đen, cụt
Tỷ lệ KH và KG là 1:1
Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
0,5đ: Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menden
( 5 ý, mỗi ý 0,1 đ)
- Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều nên mỗi NST phải
mang nhiều gen.
- Các gen phân bố trên NST theo hàng dọc tại những vị trí xác định.
- Định luật PLĐL chỉ đúng khi các gen qui định các cặp tính trạng nằm trên những
cặp NST khác nhau.
- Các gen trên một NST không phân li độc lập mà có hiện tượng liên kết gen trong
phân bào làm thành nhóm gen liên kết.
- Sự di truyền liên kết thường phổ biến hơn sự di truyền phân li độc lập.
Câu 3: (1,5 điểm)
0,25đ: Hạt (chứa phôi) phát triển từ hợp tử.
0,25đ: Hợp tử là kết quả sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản
hữu tính.
0,25đ: Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
0,25đ: Sự kết hợp ngẫu nhiên các giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp

NST khác nhau là nguyên nhân làm xuất hiện các biến dị tổ hợp phong phú.
0,5đ: Giâm, chiết, ghép là hình thức sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân của tế bào,
trong đó có sự tự nhân đôi của ADN và NST nên đặc điểm di truyền được sao chép nguyên
vẹn nên ít có khả năng tạo ra biến dị.
Câu 4: (1,25 điểm).
a/ Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử:
0,25đ: - Từ đề bài suy ra 2n = 50
0,5đ: - Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử, suy ra số NST môi trường cung cấp
cho quá trình nguyên phân: (2
x
-1) . a . 2n = 1750
Suy ra 2
x
= 1750 + 1 = 1750 + 1 = 8 = 2
3
a . 2n 5.50
Vậy x = 3
0,5đ: b/ Số NST có trong các tế bào con tạo ra từ mỗi hợp tử:
2
x
. 2n = 2
3
. 50 = 8 . 50 = 400 (NST)
Câu 5: (1,75điểm)
0,25đ: a/ Cấu trúc đầy đủ của đoạn gen trên:
Mạch 1: - T - T - X - A - X - G - G - X - T - G - A -
Mạch 2: - A - A - G - T - G - X - X - G - A - X -T -
b/ Số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp:
- Số lượng từng loại nucleotit của đoạn gen:
0,25đ: A = T = A

mạch 1
+ A
mạch 2
= 2 + 3 = 5 (nucleotit)
0,25đ: G = X = G
mạch 1
+ G
mạch 2
= 3 + 3 = 6 (nucleotit)
- Số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp cho đoạn gen nhân đôi 4 lần:
0,5đ: A
mt
= T
mt
= (2
4
- 1) . 5 = 15 . 5 = 75 (nucleotit)
0,5đ: G
mt
= X
mt
= (2
4
- 1) . 6 = 15 . 6 = 90 (nucleotit)
Câu 6: (3,0 điểm)
- Xét phép lai 1: (1,0đ)
P: Đỏ- Cao (A - B- ) X Trắng - Thấp (aabb)
F1: 100% Đỏ-Cao ( A- B-)
0,25đ: Cây P trắng -thấp (aabb) chỉ cho 1 loại giao tử ab
0,5đ: Để cây F1 cho 100% đỏ-cao (A-B-) thì cây P đỏ-cao chỉ cho 1 loại giao tử AB, do đó

phải có kiểu gen AABB
Vậy P: AABB X aabb
0,25đ: sơ đồ lai đúng.
- Xét phép lai 2: (1,0đ)
P: Đỏ- Thấp (A-bb) X Trắng - Cao (aaB-)
0,5đ: Để F1 xuất hiện cây trắng-thấp (aabb) thì cây đỏ-thấp (A-bb) và cây trắng- cao (aaB-)
đời P đều phải cho giao tử ab.
0,25đ: cây đời P: Đỏ-thấp có kiểu gen Aabb
Trắng-Cao có kiểu gen aaBb
0,25đ: Sơ đồ lai đúng
- Xét phép lai 3: (1,0đ)
Phân tích từng cặp tính trạng:
* Màu hạt:
P: (Đỏ x Trắng)  F1: 100% Đỏ
0,25đ: Cây P: Trắng (aa) chỉ cho 1 loại giao tử a, vì vậy để F1 dồng tính thì cây đỏ P phải chỉ
cho 1 loại giao tử A  Kiểu gen cây đỏ P là AA.
* Chiều cao thân:
P: ( Cao x Cao)  F1: 3 cao: 1 thấp
0,25đ: F1 có tỷ lệ của định luật phân tính suy ra bố và mẹ đều dị hợp tử, kiểu gen Bb
0,25đ: Tổ hợp cả 2 tính trạng, cây P đỏ-cao có kiểu gen AABb
cây P trắng- cao có kiểu gen aaBb
0,25đ: Sơ đồ lai đúng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×