Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích giá trị độc đáo của tình huống truyện mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.74 KB, 6 trang )

Phân tích giá trị độc đáo của tình huống truyện mà Kim
Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt




DÀN Ý
A. Mở bài : giới thiệu Kim Lân, kể tên ba tác phẩm, xuất
xứ Vợ nhặt, giới thiệu tình huống truyện (Một trong
những đặc sắc của truyện Vợ nhặt là Kim Lân đã sáng
tạo một tình huống truyện vô cùng độc đáo)
B. Thân bài
a. Khái niệm " tình huống truyện"
- Khái niệm: Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của
đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Đó là môi
trường, hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện, tính cách phát
triển và dụng ý của nhà văn được bộc lộ sắc nét.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng cho rằng: "Tình huống
truyện là lát cắt, là khúc cua đời sống, nhưng qua đó, ta
hiểu được trăm năm của đời thảo mộc"
b. Các ý cần đạt
1. Nhan đề Vợ nhặt cũng là một nét độc đáo: Tình huống
truyện của tác phẩm này thể hiện ngay ở nhan đề "Vợ
nhặt". Một anh nông dân "nhặt" được vợ. Thật là một
chuyện khó tin. Bởi theo quan niệm truyền thống, ông cha
cho rằng:
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Trong ba việc ấy thực là khó khăn.
Vậy mà đọc tác phẩm chúng ta nhận thấy, Anh cu Tràng-
một gã trai thô kệch, nghèo khổ lại là dân ngụ cư- chỉ "tầm
phơ tầm phào" mấy câu mà có vợ theo về giữa lúc nạn đói


khủng khiếp đang hoành hành. Sức hấp dẫn của tình huống
truyện trước hết là ở đó. Và phải chăng tình huống trong
tác phẩm này là một tình huống hành động, có lẽ đúng hơn
là tình huống tâm trạng.

2. Đó là tình huống một anh cu Tràng nghèo khổ xấu
trai, ế vợ đang đứng ngấp nghé bên bờ vực của cái chết
vì đói khát lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp
1945.
+ Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Tràng
cũng thừa biết, người như hắn thì không thể có vợ. Khi đẩy
xe bò mệt mỏi anh chỉ hò một câu cho vui " Muốn ăn cơm
trắng mấy giò này/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh
nì". Tràng chỉ muốn hò để xua đi mỏi mệt trong người. Anh
cũng chẳng có ý chòng ghẹo ai cả. Ai ngờ có người đàn bà
đói xông xáo đến đẩy xe thật. Nhưng vì đùa vui nên Tràng
đã không giữ đúng thỏa thuận của câu hò. Nhưng Tràng
cảm thấy hạnh phúc biết bao khi gặp được cái "cười tít mắt
của thị" bởi "từ xưa đến giờ có ai cười với hắn một cách
tình tứ như vậy đâu".
+ Hôm sau gặp lại: Khi Tràng đang ngồi nghỉ trước cổng
chợ tỉnh thì bất ngờ có người đàn bà sầm sập chạy đến,
cong cớn, sưng sỉa với hắn " Điêu, người thế mà điêu".
Tràng không nhận ra người đàn bà ngày trước đẩy xe cho
mình. Trước mặt hắn là một người đàn bà thảm hại đã bị
cái đói tàn hại cả nhan sắc lẫn nhân cách. Thị gầy sọp hẳn
đi, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày hốc hác, quần áo rách
như tổ đỉa. Thấy người đàn bà đói, rách rưới thảm hại.
Tràng động lòng thương. Có ai ngờ được rằng trong con
người thô kệch ấy lại có một tấm lòng thương người cao cả.

Thế rồi Tràng cho người đàn bà kia ăn, không chỉ ăn mà
còn cho ăn rất nhiều " bốn bát bánh đúc". Đó chính là lòng
thương một con người đói khát hơn mình chứ Tràng không
hề có ý định lợi dụng hoặc chòng ghẹo.
Vốn tính hay đùa, Tràng lại tầm phơ tầm phào "Nói đùa
chứ có về với tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi về". Nói đùa thế
thôi, ai ngờ thị về thật. Lúc đầu Tràng phảng phất lo sợ về
cái đói và cái chết"mới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo
này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại
còn đèo bòng". Đó là nỗi sợ hãi có thật nhất lại là thời đói
kém như thế này. Nhưng có lẽ tình thương người và khát
vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc
lưỡi " Chậc kệ!" . Chỉ một từ "kệ" thôi, Tràng như đã bỏ
lại sau lưng mình tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vun
vén cho cái hạnh phúc của mình.
Bình luận: Tràng và người đàn bà kia như hai cành củi khô
nhưng họ đã chụm vào nhau để nhen lên ngọn lửa. Tội
nghiệp thay, người này thì cần hạnh phúc còn người kia thì
lại cần chỗ dựa. Một người vì tình yêu, người kia vì miếng
ăn. Nói tóm lại là họ LIỀU, nhưng cái Liều kia của họ làm
người ta bật khóc. Bây giờ thì họ là người dũng cảm, dũng
cảm bởi vì họ dám nắm tay nhau để bước qua ranh giới của
sự sống và cái chết. Họ làm ta khâm phục và kính trọng,
phải chăng hai con người khốn khổ ấy là niềm tin của Kim
Lân về một giống nòi sẽ tiếp nối sẽ sinh sôi khi mà cả dân
tộc đang đứng trước sự diệt vong của nạn đói ?
3. Tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tâm trạng, tính
cách nhân vật. Tình huống này đã gây ngạc nhiên cho
cả xóm ngụ cư, cho mẹ Tràng, và cả bản thân của
Tràng nữa, vì hai lí do:

Một là, Tràng - một người nghèo túng, xấu xí, dân ngụ
cư (bị người làng khinh bỉ) xưa nay đàn bà con gái
chẳng ai thèm để ý. Vả lại không có tiền cưới vợ, vậy
mà bỗng dưng lấy được vợ, lại là vợ theo hẳn hoi.
Hai là, giữa lúc đói kém này, người như Tràng, chỉ làm
nghề đẩy xe bò thuê kiếm sống qua ngày, đến nuôi
thân còn không nổi lại còn đèo bòng vợ với con.
Trong cái thời tao đoạn ấy, việc Tràng lấy vợ quả
là một tình huống oái oăm. Ta sẽ mừng hay lo, buồn
hay vui cho cặp vợ chồng này?
Trước hết là sự ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư: Nhìn
theo bóng Tràng và người đàn bà, mỗi người một suy
nghĩ khác nhau, ai cũng ngạc nhiên, phân vân "ai đấy
nhỉ ? Hay là người nhà bà cụ Tứ dưới quê lên", có
người cười " hay là vợ anh cu Tràng ?", có người
thương hại "Biết có nuôi nổi nhau qua cái thời đói
khát này không ?"
Bà cụ Tứ: biết tin anh cu Tràng lấy vợ, lòng bà ngổn
ngang trăm mối. Bà vô cùng ngạc nhiên, rồi vừa mừng
vừa lo, vừa vui vừa tủi. Bà trở nên đổi khác "Cái mặt
bủng beo u ám hằng ngày bỗng trở nên rạng rỡ hẳn
lên". Chính bà là ngọn lửa nhen lên giữa cái nền thảm
đạm của nạn đói làm ấm lên hạnh phúc của Tràng và
cô vợ nhặt.
Tràng: Tâm trạng của anh cũng khá phức tạp. Nhưng về
cơ bản, anh lo ít vui nhiều. Mới đầu Tràng
cũng "chợn", nhưng liền sau đó chặc lưỡi "kệ !".Trên
đường đưa vợ về nhà, thấy người ta tò mò nhìn
ngó, "hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh
lên tự đắc với mình". Niềm vui át hẳn nỗi lo, đến nỗi

anh ta không hiểu được tại sao vợ lại buồn, mẹ lại
khóc "chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng
khóc!". Bỗng nhiên "nhặt" được vợ, hạnh phúc đến
với Tràng quá lớn và quá đột ngột. Mãi đến sáng hôm
sau anh ta vẫn còn thấy "trong người êm ái lửng lơ
như người vừa ở trong giấc mơ đi ra". Và cùng với
niềm vui, ý thức về bổn phận, về trách nhiệm đối với
cái tổ ấm của mình cũng nảy sinh. Anh ta thấy thương
yêu gắn bó với mọi người, với ngôi nhà một cách lạ
lùng."Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với
cái nhà của hắn lạ lùng Một nguồn vui sướng, phấn
chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn thấy
hắn mới nên người". Tràng biết quan tâm đến chuyện
chính trị. Biết nghĩ suy về lá cờ đỏ và đoàn người kéo
nhau đi phá kho thóc nhật. Đây chính là sự chiếu rọi
của cách mạng tới sự giác ngộ của Tràng.
Cô vợ nhặt: Cái đói đã đẩy người đàn bà đến chỗ chẳng
còn biết xấu hổ là gì, mất đi lòng tự trọng, mất cả nữ
tính. Thị không hơn gì cái rơm cái rác, người ta có thể
nhặt được nơi đầu đường xó chợ. Giá của người đàn
bà chỉ bằng bốn bát bánh đúc, hai hào dầu, một cái
thúng con thị cho không Tràng chính bản thân mình
chỉ vì muốn được sống. Sau đêm tân hôn thị trở thành
con người khác hẳn. Là nàng dâu hiền thảo, biết quan
tâm vun vén hạnh phúc gia đình, khác với vẻ "chao
chát - chỏng lỏn - sưng sỉa" mà Tràng đã gặp ngoài
chợ.
4. Tình huống truyện thể hiện thái độ của nhà văn đối
với con người và thực trạng xã hội đương thời.
•· Nhà văn lên án tội ác của bọn phát xít Nhật,

thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã gây ra nạn
đói khủng khiếp năm 1945. Đẩy dân tộc ta vào cảnh
túng đói quay quắt, kinh hoàng "Người chết như ngả
rạ". Lịch sử còn ghi lại nạn đói ghê sợ ấy, từ Lạng
Sơn đến Quảng Trị, hơn hai triệu đồng bào ta chết
đói.
•· Thái độ cuả nhà văn đối với con người:
Nhà văn xót xa và cảm thương sâu sắc với nỗi khổ của
người dân lành. Kim Lân thực sự xót xa, ái ngại khi
nhận thấy con người phải đối diện với đói rét, khi con
người bị rẻ rúng, coi thường.
Kim Lân trân trọng, tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp
của người dân nghèo: Dù đối mặt với hoàn cảnh sống
ngặt nghèo, tăm tối, người dân nghèo vẫn luôn thương
yêu, đùm bọc, cưu mang nhau. Thậm chí càng gieo
neo, khốn khó, họ càng thương yêu nhau. Thật đúng
với tinh thần"Thương người như thể thương thân",
"Lá lành đùm lá rách" đầy tính nhân văn của dân tộc
ta. Quan trọng hơn, nhà văn muốn ngợi ca niềm tin,
niềm lạc quan yêu sống của con người Việt Nam. Bởi
mấp mé bên vực thẳm của cái chết, người dân ngụ cư
vẫn không hề bi quan, không buông xuôi, phó mặc sự
sống mà rất yêu sống, ham sống. Thật đúng là "còn
da lông mọc, còn chồi nảy cây".
KẾT BÀI
Tình huống truyện trong Vợ nhặt thật độc đáo. Là hạt
nhân của cấu trúc thể loại, tình huống truyện trong Vợ
nhặt đóng vai trò rất quan trọng. Qua tình huống truyện,
nhà văn không chỉ dựng được chân dung các nhân vật,
mà quan trọng hơn, thái độ của nhà văn được thể hiện

thật tự nhiên và sâu sắc.

×