Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thuyết minh tốt nghiệp Bảo tàng nghệ thuật cơ đốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 28 trang )

THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
II. CƠ SỞ DỮ LIỆU 5
1. Cơ sở pháp lý 5
2. Các Tiêu chuẩn, Qui phạm 5
III. KHU ĐẤT XÂY DỰNG 7
1. Vị trí 7
2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu 8
3. Hiện trạng 9
4. Phân tích khu đất 10
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
1. Hướng nghiên cứu chính, ý tưởng phương án 11
2. Quy mô công trình 12
3. Nhiệm vụ thiết kế 12
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 1 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG
1.1 Những xuất xứ xa xưa
Từ buổi ban sơ khi sống trong hang động, con người đã biết “làm nghệ thuật”, đó
chính là các hình vẽ, các nét chạm khắc tồn tại trong các hang động miêu tả đời
sống văn hoá săn bắn, hái lượm và sự thờ phượng của xã hội nguyên thuỷ. Tuy
còn rất thô sơ, nhưng nghệ thuật của người nguyên thuỷ đã góp phần tô điểm cho


đời sống của họ. Thông qua các hình tượng đó, họ muốn truyền lại những kinh
nghiệm về cuộc sống như săn bắn, hái lượm cũng như sự hiểu biết về tự nhiên,
quan niệm về vũ trụ và tôn giáo của mình cho hậu thế. Điều này minh chứng “ý
thức sưu tầm” là một thuộc tính tự nhiên của con người. Nó chính là điều kiện sơ
khai cho việc hình thành một loại hình văn hoá mà ngày nay ta gọi là bảo tàng.
1.2 Sơ lược về sự hình thành bảo tàng
Những công trình hay các vị trí riêng biệt dùng để bảo quản lâu dài hay tạm thời
những đồ vật sưu tầm đặc biệt (hiện vật, tư liệu lịch sử, các tác phẩm và dấu ấn
văn hoá, các tác phẩm nghệ thuật, các mẫu vật thiên nhiên…) được gọi là viện bảo
tàng hay triển lãm.
Những bảo tàng xuất hiện đầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại, nơi các tác phẩm nghệ
thuật được tập hợp trong các đền đài, cung điện. Người Hy Lạp gọi tất cả các vị trí
hay không gian dành cho việc trưng bày là viện bảo tàng. Thời đó không thể nghĩ
đến việc sưu tập các tác phẩm điêu khắc vì chúng luôn nằm tại vị trí ban đầu của
mình - trước các đền đài, trong các khu vườn riêng hay các vườn công công cộng
v.v… - nhưng người ta sưu tập các bức tranh quý, thường được vẽ trên gỗ bồ đề.
Vì các bức tranh này rất dễ bị hư hỏng, những người Hy Lạp cổ đã bảo quản
chúng trong các phòng đặc biệt ngay tại ngôi nhà ở của mình được gọi là
pinacoteki. Một trong những viện bảo tàng cổ đại nổi tiếng nhất là viện bảo tàng ở
Alexandria, có liên hệ với một thư viện cùng tên. Ở Athene, Antiohia,
Pegramon… cũng có những viện bảo tàng nổi tiếng. Sau khi các quốc gia Hy Lạp
cổ đại bị tiêu diệt, phần lớn các di sản của các viện bảo tàng đó bị người La Mã
cướp đi.
Việc sưu tầm thật sự và có hệ thống đến một chừng mực nào đó các vật thể khoa
học và các tác phẩm nghệ thuật với tư cách là sở hữu cá nhân được bắt đầu ở Ý
vào thế kỷ XV, được phát triển rộng rãi vào thế kỷ XVI, XVII, từ đó truyền bá
sang Anh, Pháp, Đức và các nước khác. Tuy nhiên trong những thời kỳ đó, việc
sưu tầm chỉ mang tính chất cá nhân và nó chỉ phục vụ cho một thiểu số tầng lớp
trong xã hội.
Các cơ sở có tính chất bảo tàng đầu tiên đều gắn liền với các hoạt động mang tính

chất tôn giáo. Những vật phẩm được tập hợp ban đầu mang tính chất ngẫu nhiên.
Đó là những pho tượng, những chiếc bình có liên quan đến thần thánh.
1.3 Các bước phát triển của bảo tàng
Thời kỳ đầu:
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 2 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
Ngoài tính chất tôn giáo, bảo tàng còn gắn bó mật thiết với sự phát triển của nghệ
thuật như: hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ… Hầu hết các sưu tập chứa trong các nhà
thờ, tu viện cũng như các đồ vật cướp được trong chiến tranh đều là các tác phẩm
hội hoạ, điêu khắc nổi tiếng. (Ví dụ như cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Ba Tư,
giữa Hy Lạp và La Mã)
Các nhà sưu tập đòi hỏi sự tích tụ của cải và đó là đặc quyền của giai cấp hữu sản.
Do đó thị hiếu và sưu tập nhất thiết phải đi kèm với chế độ bảo hộ văn nghệ. Điều
đó cũng giải thích mối quan hệ giữa các mạnh thường quân với các nghệ sĩ (Hy
Lạp, La Mã cổ đại hoặc thời kỳ phục hưng).
Thời kỳ phục hưng:
Các nhà tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã nhìn nhận giá trị của các sưu tập di tích
dưới góc độ khoa học. Vì vậy nó đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển việc sưu tập
và hoàn chỉnh nó, tạo điều kiện để các bảo tàng mới ra đời. Nhiều danh hoạ đã cho
ra đời các kiệt tác của mình chính tại các bảo tàng nghệ thuật. Thời kỳ này các bảo
tàng đã ra đời trên cơ sở sưu tầm riêng của các dòng họ quý tộc và vua chúa, nó
giúp cho việc giải thích tại sao mỗi một bảo tàng nghệ thuật có một bộ mặt riêng,
độc đáo riêng.
Các bảo tàng cổ đại là nơi chứa đựng chủ yếu các tác phẩm nghệ thuật. Các bảo
tàng thuộc châu Âu ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Thế kỷ 16-
18) đã mở rộng phạm vi sưu tầm tới những đối tượng tự nhiên như: mẫu động vật,
thực vật, khoáng sản, dụng cụ thiên văn, đôi khi có cả đồ dùng sinh hoạt và vũ khí.
Những phát hiện địa lý cũng có vai trò lớn trong việc phát hiện, sưu tập tư liệu bổ

sung cho bộ sưu tập của bảo tàng.
Viện bảo tàng công cộng đầu tiên được mở cửa vào năm 1727 ở DRESDEN, sau
đó là ở NEAPOL và FLORENXIA năm 1790. Còn ở Pháp, sau cuộc cách mạng tư
sản, tất cả các bộ sưu tập của vua chúa nằm rải rác ở các cung điện khác nhau
được tập hợp lại trong cung điện LOURVE.
Tóm lại:
- Sự chuyển biến của bảo tàng từ vai trò kho chứa đồ quý được hình thành lẻ tẻ,
ngẫu nhiên trong các nhà thờ, tu viện… thành nơi phát khởi những tìm tòi lịch sử
và phụng sự khoa học. Người ta nắm được sự liên hệ mật thiết giữa sưu tập với
việc khai quật và khoa học khảo cổ. Nhiều nền văn minh mà ta tưởng mãi mãi
câm lặng đã bước ra khỏi bóng tối của thời gian.
- Trong mấy thế kỷ hình thành và phát triển của mình, bảo tàng luôn gắn bó với
các ngành khoa học, liên hệ khắng khít và tác động hỗ tương lẫn nhau. Hiệu quả
cơ bản nhất là bảo tàng tạo cơ sở cho sự phát triển và chuyên môn hoá các ngành
khoa học, ngược lại các ngành khoa học lại đặt tiền đề cho sự chuyên môn hoá
bản thân các bảo tàng.
1.4 Bảo tàng ngày nay
Bảo tàng phải phản ánh được cách nhìn mà xã hội dành cho nó cũng như trở
thành biểu tượng cho những thành tựu về văn hoá và thương mại với thế giới bên
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 3 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
ngoài. Với nhiều người, các thánh đường mới bây giờ là những khu mua sắm, là
các bảo tàng, trong đó kết hợp giải trí gia đình với sự tự học hỏi. Các phòng trưng
bày hay bảo tàng là những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Anh. Nhu cầu
đi lại gia tăng, có nhiều thời gian nhàn rỗi và sự phát triển của ngành du lịch toàn
cầu là những yếu tố quan trọng.
Bảo tàng ngày nay là nơi đa chức năng, là nơi kết hợp vai trò truyền thống của
giải thích và bảo tồn các tạo tác với những yêu cầu của nhiều khu vực bán lẻ có

qui mô lớn, với công nghệ phức tạp và với nhu cầu đi lại của công chúng. Trong
quá trình cạnh tranh với các loại hình giải trí khác, bảo tàng đang nhắm đến kiến
trúc và kỹ thuật của những khu chủ đề, mà bản thân chúng là sự phát triển tiếp
nối từ những cuộc triển lãm quốc tế thế kỷ 19.
Các phòng trưng bày và bảo tàng ngày nay phải được trang bị những tiện nghi để
mọi người có thể thư giãn, mua sắm và ăn uống. Chúng phải có thể được dùng để
tổ chức hội thảo và những khoá học sau đại học. Các phòng trưng bày và bảo tàng
còn là những công trình để xác định bản sắc và phân biệt các đô thị khác nhau.
Các phòng trưng bày hoạt động như những thị trường nghệ thuật, giới thiệu nghệ
sỹ và xác định xu hướng thời trang bằng việc tổ chức các cuộc triển lãm ngắn
hạn. Nghệ thuật đã trở thành nhà hát lớn với phạm vi mở rộng bao gồm các
phương tiện đa dạng từ dàn dựng, quay phim và biểu diễn.
Các phòng trưng bày và bảo tàng ngày nay phải tiếp tục thích ứng để phản ánh
cảm xúc đương thời có được từ các khu vực triển lãm; ở đó các đồ vật không
được trưng bày ở trạng thái tĩnh mà được đưa vào một hành trình thông qua
những tấm panel diễn giải, màn hình máy tính và một bầu không khí lôi cuốn
người xem cùng tham gia. Do vậy mục đích cuối cùng không chỉ đơn thuần là
phân loại và trưng bày nội dung mà là để hợp nhất bảo tàng thành một nơi thư
giãn cho mọi người.
Năm chức năng của bảo tàng: sưu tập, lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu và trưng
bày.
2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢO TÀNG TRONG TƯƠNG LAI
Khái niệm bản thân của bảo tàng không ngừng được mở rộng. Vào những năm 70,
đại hội lần thứ 10 của Hiệp hội bảo tàng quốc tế tại Côpenhagen đã thông qua
quyết nghị “bảo tàng”. Bảo tàng không những bao gồm cơ cấu như mọi người đã
biết mà còn bao gồm khu triển lãm ngoài trời có tính vĩnh cửu những hiện vật quý,
cổ có liên quan đến phong tục tôn giáo, vườn động thực vật, viện các loài dưới
nước, khu bảo vệ thiên nhiên và trung tâm khoa học.
Trong tương lai, phạm trù của bảo tàng có khả năng sẽ mở rộng, song điều có thể
chắc chắn là viện bảo tàng không những là sợi dây liên hệ giữa quá khứ và hiện

tại, mà còn là nhịp cầu dẫn đến tương lai, trước sau nó vẫn là thành phần cơ bản
của môi trường văn hoá nhân loại, thu hẹp khoảng cách thời gian, không gian
nhằm tái hiện cho người xem giá trị của sự sống và văn hoá.
2.1. Sự phát triển viện bảo tàng khoa học kỹ thuật đã nâng cao địa vị xã hội
của viện bảo tàng
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 4 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
Viện bảo tàng khoa học kỹ thuật trưng bày những kỹ thuật mới do vận dụng kỹ
xảo và kỹ thuật, cùng những nguyên vật liệu so với các loại hình bảo tàng khác,
mang lại nhiều mới mẻ. Đặc biệt, sự chuyển biến tư tưởng ở viện bảo tàng khoa
học kỹ thuật, những sản phẩm từ chỗ yêu cầu người xem: “xin đừng sờ mó vào
hiện vật”, đến chỗ yêu cầu người xem: “mời quí vị cho tay vào thao tác”, việc sử
dụng rộng rãi những tài liệu và phương pháp của kỹ thuật hiện đại như âm thanh,
ánh sáng, điện trong trưng bày là những đặc thù trong phương pháp trưng bày.
2.2. Sự khởi sắc của viện bảo tàng chức năng
Bắt đầu từ nhữngnăm 60 đến những năm 90 của thế kỷ XX, ngành du lịch quốc tế
phát triển lớn, khách du lịch xếp hàng vào các viện bảo tàng. Để thích ứng với nhu
cầu của du khách từ các nơi kéo đến, viện bảo tàng tăng thêm nhiều trò vui chơi
giải trí và nhiều thiết bị. Ví dụ để phát triển ngành du lịch, Hồng Kông đã xây
dựng đài thiên văn và công viên biển, ở đây viện bảo tàng được coi là tài nguyên
du lịch và được khai phá. Viện bảo tàng trong tương lai sẽ cùng với sự nghiệp du
lịch liên kết càng mật thiết, nương tựa vào nhau và cùng nhau phát triển.
2.3. Sự phát triển của viện bảo tàng ngoài trời
Trước sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí, khoa học kỹ thuật, con người
càng hướng về thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên đã trở thành một trào lưu.
Công nghiệp càng phát đạt, con người càng quý trọng di sản văn hóa, càng quý
trọng di vật mộc mạc nguyên thuỷ. Viện bảo tàng cổ xưa lại được con người ngắm
nghía, những viện bảo tàng ngoài trời có phong cách dân tộc đậm nét, có phong

tục truyền thống đặc sắc và giàu tính dân gian sẽ trở thành xu thế phát triển của
viện bảo tàng tương lai.
2.4. Viện bảo tàng thiên nhiên sẽ trở thành dòng phát triển chính trong tương
lai
Môi trường vật chất của xã hội hiện đại do bị khai thác quá nhanh cả về chiều sâu
lẫn chiều rộng, việc bảo vệ di sản văn hóa và môi trường thiên nhiên trở thành vấn
đế cấp bách mang tính thế giới. Việc bảo vệ môi trường là sự nghiệp có tính quốc
tế đã nổi lên từ sau những năm 70. Nó gắn bó chặt chẽ với khu bảo vệ thiên nhiên
của bảo tàng, với công viên quốc gia, với viện bảo tàng thiên nhiên.
2.5. Sự phá vỡ chức năng truyền thống của viện bảo tàng
Sự phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật khiến con người càng ngày càng nhận
thấy rõ: quá khứ, hiện tại và tương lai hoà quyện vào nhau, hiểu rõ truyền thống
giúp ích cho sự nghiệp khai thác tương lai. Lấy viện bảo tàng là giảng đường học
tập suốt đời, để từ đó tìm hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai của nhân loại và thiên
nhiên đó đã trở thành một nhu cầu.
2.5.1. ĐIỆN TOÁN HOÁ
Từ những năm 70 của thế kỷ XX cho đến nay, tại các viện bảo tàng của các nước
phát triển, việc hệ thống máy tính hoá khâu quản lý hiện vật, đã trải qua nhiều giai
đoạn, đến những năm 80 đã hình thành hệ thống mạng thu nhập hiện vật trong
nước, và hiện nay đang phát triển hệ thống liên mạng quốc tế. Việc điện toán hoá
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 5 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
quản lý hiện vật bảo tàng, chẳng những tiện cho công việc quản lý hiện vật mà còn
tiện cho các chuyên viên nghiên cứu tra tìm và đối chiếu văn vật, đồng thời cũng
tiện cho việc phá án những vụ đánh cắp hiện vật của bảo tàng.
2.5.2. KINH TẾ
Các viện bảo tàng có tên tuổi và tư cách lâu đời, cất giữ những hiện vật có giá trị
và nổi tiếng sẽ được các giới xã hội ủng hộ, được sự hỗ trợ về kinh tế của các quỹ

hội, do vậy, những viện bảo tàng này sẽ không phải lo về vấn đề kinh tế. Song
80% viện bảo tàng trên thế giới, vẫn sẽ phải đối mặt với vấn đề kinh tế nghiêm
trọng. Viện bảo tàng muốn tồn tại và phát triển, cần phải chú ý nhiều hơn đến việc
phục vụ công chúng bằng cách mở những hoạt động triển lãm và trưng bày dưới
nhiều hình thức, lắp thêm những thiết bị giải trí, hy vọng thu hút được nhiều khách
đến thăm, mở rộng ảnh hưởng, nâng cao địa vị của bảo tàng trong xã hội. Sự phát
triển của viện bảo tàng ngày nay phá vỡ chức năng phục vụ trưng bày, nghiên
cúu và truyền bá truyền thống của mình. Việc gia tăng những hoạt động giải trí
làm cho tác dụng và hiệu năng của viện bảo tàng có thể được khai thác một bước,
viện bảo tàng tương lai sẽ trở thành hợp thể văn hóa tổng hợp đa năng.
3. CƠ ĐỐC GIÁO Ở VIỆT NAM
Cơ Đốc giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất trên thế giới với những con số ước
tính khoảng 2,1 tỉ người xưng nhận niềm tin Cơ Đốc. Đây là tôn giáo thờ độc thần
là Thượng Đế duy nhất và thờ Chúa Cứu Thế Giê-xu là Thượng Đế giáng sinh làm
người.
Từ những thập niên đầu thế kỷ 16 đức tin Công Giáo đã được truyền bá bí mật tại
Việt Nam. Các tu sĩ Dòng Franciscan đến Việt Nam vào năm 1578 và đến năm
1615 các tu sĩ Dòng Tên (Jesuit) được cử đến để giảng đạo tại cả Đàng Ngoài và
Đàng Trong.
Năm 1911, các nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc  m Liên H iệp
(Christian and Missionary Alliance - C&MA) đặt chân đến Đà Nẵng để bắt đầu
truyền bá Phúc Âm theo đức tin Kháng Cách (Protestantism).
Ước tính hiện nay ở Việt Nam có khoảng gần 6 triệu tín hữu thuộc giáo hội Công
Giáo (xếp thứ 32 trong số các quốc gia có số tín hữu Công Giáo đông nhất thế
giới) và khoảng 2.000.000 tín hữu Kháng Cách (thường gọi chung là Tin Lành, vì
đa số theo Phong trào Tin Lành) thuộc các giáo phái khác nhau (thứ 59 trên danh
sách các nước có đông tín hữu Kháng Cách nhất).
4. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với Cơ Đốc giáo, Kinh Thánh là Lời Thượng Đế ban cho loài người. Từ xưa
đến nay, Kinh Thánh luôn là nguồn cảm hứng cho biết bao hoạ sĩ, nhà điêu khắc,

nhạc sĩ, thi sĩ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật
ra đời và không ít tác phẩm đã trở thành bất hủ.
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 6 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
Cơ Đốc giáo đến Việt Nam từ thế kỷ 16, cho đến nay đã có những bước phát triển
nhất định về mọi mặt trong đó có nghệ thuật. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
một nơi trưng bày đúng tầm. Các nghệ sĩ theo đạo Cơ Đốc vẫn chưa có một nơi để
trưng bày các tác phẩm của mình. Mọi người muốn đến và tìm hiểu về Cơ Đốc
giáo chỉ có một nơi duy nhất đó là các ngôi nhà thờ đã được xây dựng từ rất lâu.
Cơ Đốc giáo không chủ trương lánh đời đi tu, nhưng tín hữu Cơ Đốc sống hoà
nhập với xã hội, vì vậy văn hóa Cơ Đốc là văn hóa “nhập thế” gắn liền với đời
sống con người. Nghệ thuật Cơ Đốc cũng rất gần gũi với cuộc sống, dễ cảm xúc,
dễ tiếp cận với người xem.
Chủ trương của nhà nước ta trong thời đại ngày hôm nay là Tôn giáo phải gắn
liền, hòa nhập với xã hội. Với chủ trương đó, thì nghệ thuật chính là chiếc cầu nối
trong nhận thức con người. Con người dù bất đồng về nhiều mặt nhưng vẫn có thể
tìm được tiếng nói chung thông qua cảm xúc về nghệ thuật.
Bảo Tàng Nghệ Thuật Cơ Đốc ra đời nhằm mục đích mang cái đẹp và văn hoá
trong nghệ thuật Cơ Đốc đến với xã hội Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng. Tạo một không gian mang tính “mở” hơn, hướng đến cộng đồng
nhiều hơn so với các thể loại công trình về tôn giáo trước đây.
Công trình Bảo Tàng Nghệ Thuật Cơ Đốc đáp ứng yêu cầu của tất cả mọi người,
kể cả tín hữu lẫn đồng bào. Đối với người theo đạo Cơ Đốc thì đây chính là nơi họ
có dịp “ôn cố tri tân”, nhìn lại cuộc đời theo Chúa của mình để ngẫm suy và
hướng đến cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn trên đường đạo, và họ có thể thực hiện
nếp sống đạo giữa cuộc đời một cách tốt nhất. Ngoài ra, thông qua nghệ thuật và
lịch sử cộng với không gian mở, giúp cho người tín hữu hình thành một “văn hoá
Cơ Đốc”, chính văn hoá nầy sẽ hoàn thiện nếp sống người tín hữu và có thể lan

truyền văn hoá tốt đến nhiều người trong cộng đồng.
Đối với người không có đạo, công trình nầy cũng có thể phục vụ về nhiều mặt.
Trước hết, nghệ thuật hấp dẫn người xem tìm hiểu về đạo Cơ Đốc một cách nhẹ
nhàng, thu hút hơn là những trang sử khô khan. Nhu cầu học hỏi, tìm hiểu và
nghiên cứu về tôn giáo là một nhu cầu cần thiết của nhiều người. Xây dựng một
công trình mang tính cộng đồng sẽ hấp dẫn người đến xem và học hỏi hơn là đến
với nhà thờ thường nặng về lễ nghi tôn giáo vốn xa lạ với người ngoại đạo.
Giữa một xã hội đang đi lên, ai nấy đều tất bật với công việc nhiều hơn, thì giờ
như ít đi, dường như ai cũng thấy thiếu thời gian, đặc biệt là thiếu thời gian thư
giản, chăm sóc bản thân về mặt tinh thần để tái lập cân bằng trong cuộc sống.
Nghệ thuật tôn giáo không những đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, tìm hiểu nhưng
chính không gian mở của công trình cũng sẽ giúp cho người xem có cơ hội chiêm
nghiệm, suy ngẫm về Thượng Đế là Đấng Sáng tạo thông qua các hoạt động nghệ
thuật của Bảo tàng. Đây chính là ưu điểm của công trình vì Bảo tàng không chỉ
dành riêng cho tín đồ nhưng đây sẽ là công trình cho mọi người.
Ngoài ra, Bảo tàng ra đời cũng để định hướng, thu thập và phát triển các dòng
nghệ thuật của Cơ Đốc, và là nơi bắt đầu sẽ sưu tầm và lưu giữ các tác phẩm nghệ
thuật Cơ Đốc cho các thế hệ sau.
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 7 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
Vì những lý do trên, đồ án BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC hình thành.

I. CƠ SỞ DỮ LIỆU:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Xây dựng năm 2003.
- Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống
bảo tàng Việt Nam năm 2020.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 và
Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
2. Các Tiêu chuẩn, Qui phạm tham khảo:
- Metric handbook- planning and design data và các nguyên lý thiết kế bảo tàng.
o Bảo tàng học và Thiết kế kiến trúc trưng bày- TS KTS Lê Thanh Sơn.
o Nguyên lí thiết kế bảo tàng- TS KTS Tạ Trường Xuân.
+ Chiều cao phòng trưng bày bình thường (S 24 36m
2
) H = 4.5 m
+ Chiều cao phòng trưng bày lớn (S = 40  50m
2
) H = 6-8 m
+ S trưng bày cho tranh: 3-5 m
2
bề mặt treo.
+ S trưng bày cho tượng: 6-10 m
2
/ tượng
+ S trưng bày cho hiện vật nhỏ- 400 đồng xu: 1m
2
tủ kính trưng bày.
+ tiêu chuẩn cho góc nhìn quan sát:
Góc nhìn theo phương ngang: 45

0
Góc nhìn theo phương thẳng: 27
0
- QCXDVN 01: 2008/BXD (Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây
dựng)
+ Đảm bảo diện tích sân vườn, cây xanh, bãi đậu xe.
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 8 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
+ Chỉ tiêu sử dụng đất đai tối thiểu của bảo tàng là: 1 ha/công trình.
+ Diện tích cây xanh tối thiểu trong bảo tàng: 30%.
+ Đảm bảo giao thông trước cổng thông suốt, không gây tắt nghẽn.
- QCXDVN 05 : 2008/BXD (Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về nhà ở và công trình
công cộng – An toàn sinh mạng và sức khoẻ)
+ Phải có cầu thang bộ, bậc thang hoặc đường dốc đảm bảo an toàn cho người đi
lại giữa các sàn, nền cao độ chênh nhau từ 380mm trở lên.
+ Phải có lan can hoặc vật chắn đủ khả năng ngăn người đi lại không bị ngã tại các
sàn nền có cao độ chênh nhau từ 2 bậc thang (hoặc 380mm nếu không có bậc
thang) trở lên.
+ Rào chắn xe cơ giới và khu vực bốc xếp hàng.
+ Các tiêu chuẩn về cầu thang, bậc thang lan can, tay vịn.
+ Độ dốc lớn nhất của đường dốc không được vượt quá 1:12 đối với công trình
công cộng.
+ Khu vực bốc xếp phải có ít nhất một lối thoát ra ở phía cao độ thấp. Các khu vực
bốc xếp rộng dành cho hai xe trở lên cần bố trí ít nhất hai lối ra, mỗi lối một bên.
+ Cần bố trí các rào chắn tại các cạnh của lối đi, tại sàn, sàn mái có xe cơ giới đi
lại.
Rào chắn phải có chiều cao tối thiểu là 375 mm đối với mép sàn hoặc mái, 600
mm đối với mép đường dốc. Rào chắn phải có khả năng chịu được tác động của

lực ngang theo quy định trong Quy chuẩn có liên quan.
+ Cần có các biển báo chỉ dẫn thông tin tại các vị trí cần thiết như: lối ra vào, lối
thoát nạn, nơi có nguy cơ cháy, nổ, điện giật, nơi cấm lửa, khu vệ sinh, nơi đặt
điện thoại, thiết bị liên lạc, thiết bị chống cháy. Nội dung của biển báo phải dễ
hiểu, đặc trưng và thống nhất với quy ước quốc tế.
- TCXDVN 276:2002-Công trình công cộng, Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
- TCVN 3981 : 1985- Trường đại học, Tiêu chuẩn thiết kế.
Thư viện:
Số chỗ phòng đọc tính cho 20% số người tham quan
Diện tích phòng đọc: 2,4m
2
/người
Kho sách: 2,5m
2
/1000 đơn vị sách
- TCXDVN 355:2005- Tiêu chuẩn thiết kế Nhà hát - Phòng khán giả.
+ Diện tích phòng hội thảo: 0,8 - 1,2m
2
/người.
+ Sảnh: 0.15 - 0.18m
2
/người.
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 9 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
+ Vệ sinh khán giả:
Nam: 100 người/1 xí
35 người/1 tiểu
1-3 xí/1 rửa tay

Nữ: 50 người/1 xí
300 người/1 phòng rửa
1.3xí/1 rửa tay
II. KHU ĐẤT XÂY DỰNG:
1. Vị trí:
Đặt tại khu đất Ba son, tọa lạc tại khu trung tâm của Sài Gòn. Đây là khu đất có vị
trí thuận lợi về tầm nhìn, cảnh quan đẹp. thuộc trung tâm Quận 1. Khi mà tương
lai công trình cụm cảng Ba son sẽ được di dời đi chỗ khác do chức năng không
còn phù hợp nữa nơi đây sẽ nhường chỗ để xây dựng các công trình dài hạn
CÁC SỐ LIỆU VỀ QUẬN 1
1- Diện tích: 7,71 km
2

2- Dân số: 227.569 người
3- Có 10 phường:
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 10 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
Khu đất Bason hiện trạng là xưởng đóng tàu Bason với diện tích toàn khu
gần 24 ha.
• Vị trí khu đất có nhiều mối liên hệ tốt, nằm trong khu vực trung tâm của
thành phố; tiếp cận trực tiếp với Thảo Cầm Viên, là nơi yêu thích của nhiều
thế hệ thành phố.
• Hướng Xây dựng Thảo Cầm Viên trong tương lai sẽ trở thành một công
viên mở, vườn thú được dời đi nơi khác; các hoạt động sinh hoạt văn hoá
gắn với điều kiện lịch sử của khu vực Sài Gòn sẽ trở thành yếu tố cuốn hút,
tác động tốt đến các thế hệ trẻ.
• Có mối liên hệ tốt với khu vực trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm,
tạo nhiều ưu thế trong việc phát triển ở tương lai

GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 11 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
Các hướng tiếp cận khu đất :
1. Phí Bắc giáp với Rạch Thị Nghè
2. Phía Đông Nam và Nam giáp với Sông Sài Gòn
3. Phía Tây là Đường Lê Thánh Tôn –Thảo Cầm Viên

Hiện trạng khu đất là xưởng đóng tàu Ba Son nổi tiếng của Thành Phố.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng khởi công nhà máy đóng tàu Ba Son
mới tại cảng Cái Mép - Thị Vải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Hiện tại tổng diện tích khu vực là 30 ha
 Ba Son có vị trí đặc biệt thuận lợi, có lợi thế về không gian xây dựng
mà không nơi nào của TP.HCM có được để xây dựng những công
trình có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và cảnh quan của thành phố. Tuy
có những ý kiến khác nhau về vấn đề này, như nên hình thành các
trung tâm tài chính, khu truyền thống lịch sử chuyên ngành, thương
mại dịch vụ khách sạn, cao ốc văn phòng, dịch vụ cảng sông - vui
chơi giải trí, hay phải nhà cao tầng, đồng thời có công trình công
cộng và nhà thấp tầng, nhưng phải có những khoảng trống và mảng
cây xanh, tạo sự thông thoáng và sinh động… nhằm mục đích biến
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 12 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
Ba Son trong quá khứ thành một Ba Son hiện đại, sống động và đầy
sinh khí.
 Ba Son là một “nốt nhạc” của nhịp điệu kiến trúc đô thị, đa dạng và
hài hòa, tạo sinh lực cho Sài Gòn. “Xây dựng Ba Son thành khu tổ

hợp đa chức năng: Có cao ốc văn phòng cho các tập đoàn kinh tế
thuê, có trung tâm mua sắm, có khu vui chơi giải trí, có khách sạn
nhưng nơi này cũng cần có những hoạt động văn hóa về đêm như
sân khấu thời trang, sân khấu các loại hình nghệ thuật, khu trưng
bày Điều quan trọng là cần có không gian để sinh hoạt cộng đồng
vì kiến trúc đẹp mà không có hơi thở của cuộc sống thì kiến trúc
không có hồn” ( kts Khương Văn Mười).
2. Điều kiện tự nhiên (Theo điều kiện chung của TP.HCM)
a) Khí hậu:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như
các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết tại Thành phố Hồ Chí Minh là:
nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động, chi phối môi
trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu
tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh như
sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm
2
/năm.
- Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ.
- Nhiệt độ không khí trung bình 27
0
C.
- Nhiệt độ cao tuyệt đối 40
0
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8
0
C.
- Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8
0

C), tháng có nhiệt độ trung
bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7
0
C).
- Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28
0
C.
- Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và
vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ
chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm
nhỏ nhất 1.392 mm (1958).
- Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày.
- Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa
rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân
bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 13 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện
phía Nam và Tây Nam.
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và
trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới
20%.
- Về gió, TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây
- Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa
mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào
tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa

khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín
phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7
m/s. Về cơ bản Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do
biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị
ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.
b) Địa chất - Thủy văn:
Kênh rạch trong khu vực trên sông Sài Gòn , chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ thuỷ triều,
gây hiện tượng ngập cho bán đảo. Cao độ mực nước tại trạm Thuỷ Văn Phú An là:
p=5% -> M=+1,48
p=50% -> M=+1,43
p=100% -> M=+1,52
Khu đất hình thành nên một phần đất bởi phù sa, bị nhiễm phèn. Cấu tạo các lớp đất nối
tiếp tuần tự của lớp đất trên từ mềm đến chắc, của lớp đất dưới từ chắc đến cứng.

c) Địa hình:
-Địa hình khu đất khá bằng phẳng.
-Địa chất khá tốt.
-Xung quanh là sông rạch và bên trong hiện hữu một ụ tàu của xí nghiệp Ba Son
cũ.
3. Hiện trạng khu đất:
Ảnh chụp hiện trạng khu đất
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 14 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC

Hình ảnh ụ tàu Ba son
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 15 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
4 Phân tích khu đất:
Các VIEW nhìn :
Bason nằm dọc theo sông Sài Gòn, như một khu địa lý riêng biệt, tạo nên một hình
ảnh nhất về cảnh quan Thành phố. Vị trí ven sông, hệ thống kênh rạch và các rặng
dừa nước là tính chất đặc thù của cảnh quan Thiên Nhiên vùng đồng bằng Nam Bộ
cần được khai thác sử dụng trong khu công viên của trung tâm Thành phố.

Quang cảnh toàn khu phiá bên kia bờ sông là trung tâm khu đô thị mới Thủ
Thiêm. Đây có thể được xem là một điểm nhìn chính vào công trình đồng thời
công trình nằm nơi Bason cũ có thể xem là mũi đất nên ở đây có một điểm
nhấn cho dãi sông Sài Gòn phía quận 1 đồng thời hoà chung với cảnh quan
các khối KT bên này sông.
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 16 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
Các không gian mở :
Theo định hướng qui hoạch của thành phố trong tương lai (2020),BaSon thực
sự có 1 vị trí “VÀNG” về cảnh quan thiên nhiên khi xung quanh là những
không gian mở CÂY XANH –MẶT NƯỚC…. Giá trị này cần phải hết sức quan
tâm khi thiết kế công trình nhằm khai thác hết được thuận lợi mà khu đất có
được.
a. đánh giá chung :
Khu đất nằm trên một vị trí đẹp, gần trung tâm tp.Hồ Chí Minh, và có mối liên hệ
dễ dàng với khu đô thị mới Thủ Thiêm .Là nơi kết thúc trục cảnh quan bờ sông
Tôn Đức Thắng. Có bao cảnh thiên nhiên lý tưởng sông nước (sông Sài Gòn) , và
khu vực cây xanh của công viên (Thảo Cầm Viên).
Rất phù hợp với thể loại công trình công cộng cần một không gian yên tĩnh để
thuận lợi cho việc sáng tạo và sinh họat loại hình nghệ thuật .

Có vị trí tương đối độc lập với công viên và co lối ra vào riệng rất thuận lợi cho
việc tiếp cận bằng giao thông đường bộ bên cạnh đó còn có thể kết hơp với giao
thông đường thủy từ hướng sông Sài Gòn. Đặc biệt là có thể kết hợp với tuyến du
lịch từ Bình Dương và Vũng Tàu theo đường sông Sài Gòn.
Do vậy có thể nói công trình được đặt vào một vị trí rất nhạy cảm trong cấu trúc
của thành phố trong tương lai .Việc xây dung công trình bảo tàng nghệ thuật cơ
đốc với hình thức sinh họat và nội dung mới lạ kết hơp với hình khối kiến trúc
hiện đại se trở thành điểm nhấn của đô thị phát triển –hiện đại cùa tp.Hồ Chí
Minh.
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 17 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
b. Đánh giá ưu nhược điểm của khu đất :
* Ưu Điểm :
Khu đất có hệ thống đường giao thông liên hệ với các đầu mối giao thông và các
phân khu chức năng khác, nằm cách trung tâm Q1 3Km và được bố trí gần các
công trình phúc lợi hoàn chỉnh của khu đô thị mới Nam Sài Gòn
Nằm trong khu TT đô thị mới nên có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại
Nằm gần bờ sông & dãy cây xanh ven sông thoáng mát, cảnh quan đẹp.
* Nhược điểm :
Nằm trong khu qui hoạch mới Nam Sài Gòn, tuy có nhiều dự án phát triển, được
sự quan tâm xúc tiến từ nhiều phía, tuy nhiên tốc độ và qui mô phát triển còn phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội chung của cả nước, và sự kêu gọi đầu
tư từ nước ngoài.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Hướng nghiên cứu chính:
Công trình Bảo Tàng Nghệ Thuật Cơ Đốc được nghiên cứu với 2 chức năng chính:
a. Khối bảo tàng:

Là nơi sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu mảng nghệ thuật Cơ Đốc truyền thống. Giới
thiệu về Cơ Đốc Giáo và nghệ thuật Cơ Đốc, một không gian mở cho mọi đối tượng
có thể tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, chiêm nghiệm, suy ngẫm… khác với các nhà
thờ là nơi khép kín diễn ra các sinh hoạt tôn giáo là chính.
Tiếp tục phát triển dòng nghệ thuật đương đại, tạo một nơi trưng bày xứng tầm cho
các nghệ sĩ Cơ Đốc. Dòng nghệ thuật đương đại của Thế Giới nói chung và của Cơ
Đốc giáo nói riêng đang rất phát triển. Xu hướng Việt Nam cần có một một nơi
trưng bày các tác phẩm của các nghệ sĩ theo đuổi các dòng nghệ thuật hiện đại như:
âm nhạc, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, sắp đặt, trình diễn, ca vũ kịch, video art…
Khối Bảo tàng sẽ là một sân chơi cho các nghệ sĩ Cơ Đốc và cũng là một nhân tố
góp phần thu hút khách tham quan. Nghệ thuật mới dễ truyền cảm đánh mạnh đến
cảm xúc, suy nghĩ của người xem khác với nghệ thuật truyền thống thường để trang
trí hay tả thực. Kết hợp với không gian ấn tượng trong bảo tàng để người xem
chiêm nghiệm về niềm tin Cơ Đốc và tình yêu của Thượng Đế dành cho con người.
Không gian phải khơi gợi được cảm xúc của người xem.
Âm thanh ánh sáng và không gian trưng bày đòi hỏi được đầu tư trang thiết bị hiện
đại.
b. Khối công cộng và dịch vụ:
Đây là một khu đa năng, gồm có nơi sinh hoạt cộng đồng, tạo một sân chơi lành
mạnh cho tín đồ Cơ Đốc nói riêng và xã hội nói chung. Nơi thư giãn giải trí nhẹ
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 18 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
nhàng, kết hợp thưởng lãm các loại hình nghệ thuật. Và cũng là nơi chiêm nghiệm
về “văn hóa và nghệ thuật Cơ Đốc”.
Qua khối công cộng nầy, công trình sẽ tạo thêm một nơi sinh hoạt có thể đến bất kỳ
lúc nào cho cộng đồng Cơ Đốc ngoài nhà thờ là nơi nhóm họp, thờ phượng mỗi
tuần. Đó cũng là một nhu cầu của phần lớn các tín hữu trong thành phố nói riêng.
Ngày nay, khái niệm “du lịch tôn giáo” là một khái niệm tương đối rộng trong du

lịch kết hợp với các hình thức sinh hoạt tôn giáo nhẹ nhàng, thoải mái mà khách du
lịch có thể trực tiếp tham gia, mang lại cho người tham gia một trải nghiệm mới mẻ
về tôn giáo và cuộc sống.
Công trình này không có tham vọng áp dụng toàn bộ khái niệm đó, nhưng đề xuất
một hướng nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng cho mọi đối tượng kết hợp tìm hiểu về Cơ
Đốc Giáo, về mối tương quan giữa tạo vật với Đấng Tạo Hoá, mối tương quan giữa
đạo với đời, mối tương quan giữa niềm tin và cuộc sống.
Xã hội hiện đại của thời đại công nghiệp luôn tạo nên một cuộc sống tất bật, xô bồ,
căng thẳng. Stress là căn bệnh thời đại mà nhiều người thành thị mắc phải. Thành
phố chật hẹp, đông đúc, rất khó tìm được một nơi thư giản phù hợp, và hoàn toàn
không tìm được một không gian tĩnh đúng tầm. Nhu cầu giải quyết căng thẳng, thư
giản, xả stress luôn là nhu cầu thiết yếu của xã hội hiện đại.
Công trình nầy không chỉ dành riêng cho tín đồ Cơ Đốc đến sinh hoạt, học tập và
thư giản, nhưng cũng là nơi phù hợp cho mọi thành phần dân chúng. Thật ra, dù có
tôn giáo hay tự nhận là không tôn giáo, thì trong mỗi con người ai cũng có một cái
tâm suy nghĩ về Đấng Tạo Hoá, về triết lý sống, về niềm tin…, vì vậy vấn đề đặt ra
là hiện nay tại thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có một không
gian phù hợp mang tính nghệ thuật cộng đồng, tĩnh tâm để phục vụ cho nhu cầu tinh
thần thiết yếu của mọi người.
Từ đó, đồ án đề xuất có thể lưu trú 1 đêm cho khách tham quan. Khách có thể tạm
quên đi những căng thẳng trong cuộc sống bằng cách tập tành sinh hoạt theo nếp
sống tôn giáo trong một ngày kết hợp với không gian bảo tàng là nơi người xem có
thể xem các loại hình nghệ thuật, tìm hiểu, nghe các buổi thuyết trình ở hội trường,
cũng như có không gian tĩnh tâm để tìm về cái bình yên trong con người thông qua
môi trường tôn giáo, từ đó lấy lại quân bình trong cuộc sống, nạp năng lượng để
tiếp tục làm việc. Những sinh hoạt nầy hoàn toàn phù hợp với sinh hoạt cá nhân, gia
đình hay nhóm nhỏ.
c. Hình thức kiến trúc : của công trình được nghiên cứu theo phong cách hiện đại, sử
dụng vật liệu mới, hướng đến một công trình mang một tính chất biểu tượng cho thành
phố Hồ Chí Minh.

(một số hình ảnh minh họa)
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 19 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 20 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
d. đề xuất ý tưởng : đối với khu đất chọn, bên trong hiện hữu một ụ tàu của xí
nghiệp Ba Son cũ.
đây là 1 thách thức lớn vì đối với giá trị lịch sử hình ảnh ụ tàu cũng là một hình ảnh đẹp
minh chứng cho một thời kỳ đã qua, đã chuyển mình của thành phố Sài Gòn. Giá trị tinh
thần của nó cung gắn liền với những kỉ niệm hào hùng của quá khứ. Lấp đi nó sẽ làm mất
đi cái giá trị lịch sử và tinh thần đó. Nó cũng là một hình ảnh mang tính chất biểu tượng
của Sài Gòn. Nhắc đến Sài Gòn ai cũng biết đến cụm cảng Ba son, nhac đến Ba son ai
cũng sẽ nhớ đến hình ảnh ụ tàu Ba son.
Về mặt kết cấu, ụ tàu sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi công móng của công trình sau này
se hiện hữu lên trên nó.
Vì những lý do đó trong qua trình hình thành phương án đã đề xuất phát triển theo hướng
giữ lai ụ tàu Ba son.
Kết cấu được sử dụng sẽ là hệ kết cấu treo.
Không gian bên trong ụ tàu sẽ là không gian trưng bày, các không gian công cộng và dịch
vụ bảo tang sẽ được đặt ở phía trên
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 21 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
.
e.Ý tưởng công trình : lấy hình ảnh « CON TÀU NÔ-Ê » làm ý tưởng chủ đạo, Theo

Kinh Thánh, Thượng Đế dạy ông Nô-ê đóng một chiếc tàu và đưa vào đó những sinh vật
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 22 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
và cả gia đình ông, để duy trì nòi giống vì Ngài sẽ cho cơn Đại Hồng Thuỷ nổi lên tiêu
diệt mọi tội lỗi trên đất.
Chiếc tàu và công việc của ông Nô-ê sưu tầm, chọn lọc các loài thú, chim, súc vật… gợi
lên hình ảnh sưu tầm, bảo quản và lưu trữ của Bảo tàng. Cũng trong chiếc tàu đó, mọi
người và sinh vật được bình an giữa cơn sóng gió của Đại Hồng Thuỷ, gợi lên hình ảnh
an bình, lắng đọng khi khách tham quan Bảo tàng Nghệ thuật Cơ Đốc có thì giờ chiêm
nghiệm qua những hiện vật, âm nhạc, nghệ thuật, giúp cho khách thưởng ngoạn quên đi
những tất bật của đời thường trong làm ăn, sinh kế.
Vì vậy chọn địa điểm ụ tàu là một vị trí hết sức phù hợp và kiến trúc mang dáng vẻ chiếc
tàu là một hình ảnh vô cùng sống động, chẳng những phù hợp với công việc sưu tầm, bảo
quản của một bảo tàng mà còn gợi nhớ lại lịch sử của loài người trước một Thượng Đế
đầy công chính nhưng rất yêu thương.
Hình thành ý tưởng :
2. Quy mô công trình:
- Diện tích khu đất:7,4ha
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 23 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
- Mật độ xây dựng cho phép: 20%
3. Nhiệm vụ thiết kế:
A. NHÓM SẢNH ĐÓN TIẾP VÀ SINH HOẠT
Khu đón tiếp và sinh hoạt công chúng: gồm có các sảnh, thư viện khoa học, các
phòng công tác giáo dục khoa học của bảo tàng.
a)Tiền sảnh: 64 m

2
+ Quầy gửi đồ: 24 m
2
+ Phòng hướng dẫn tham quan: 12 m
2
+ Sảnh giao lưu: 28 m
2
b)Đại sảnh: 500 m
2
+ Quầy bán đồ lưu niệm và các dịch vụ: 32 m
2
+ Giải khát - ăn nhanh: 96 m
2
+ Sảnh giải lao - giao lưu: 200 m
2
+ Nơi bán các ấn phẩm: 50m
2
+ Phòng nghỉ cho thuyết trình viên (Nam - Nữ): 24 m
2
+ Nhà vệ sinh: 2*36 m
2
B. NHÓM HỌC TẬP-NGHIÊN CỨU
a) Thư viện khoa học: 220 m
2
+ Khu gửi đồ: 24m
2
+ Kho sách 15.000 quyển: 48 m
2
+ Phòng


đọc (100 chỗ): 60 m
2
+ Phòng đọc - tra cứu điện tử: 60m
2
+ Phòng thư mục và quầy mượn: 12 m
2
+ Phòng nghỉ nhân viên phục vụ : 12 m
2
b) Nhóm phòng hội thảo:
-Hội trường đa năng 250 chỗ: 300m
2

-Sân khấu: 50m
2
-Phòng trang thiết bị âm thanh và ánh sáng: 36m
2
-Phòng cho diễn giả: 40m
2
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 24 | P a g e
THUYẾT MINH
TỐT NGHIỆP
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CƠ ĐỐC
-Phòng phục vụ, tổ chức hội thảo: 36m
2
-2 phòng hội thảo nhỏ 80 chỗ: 2*64m
2
-Phòng khách: 54m
2
-Vệ sinh: 20m
2

-Kho: 36m
2
c) Bộ phận nghiên cứu khoa học và sưu tầm
-Phòng tiếp khách: 30m
2
-Phòng chuyên viên nghiên cứu: 80m
2
-Phòng thí nghiệm: 30m
2
-Phòng ảnh và tráng rửa phim: 50m
2
-Phòng hồ sơ hiện vật: 30m
2
-Phòng nghiên cứu hội hoạ: 72m
2
-Phòng nghiên cứu điêu khắc: 72m
2
-Phòng nghiên cứu dịch thuật: 72m
2
-Kho tư liệu: 180m
2
C. Phần trưng bày:
a)Phần trưng bày trong nhà:
-Trưng bày nhất thời: 600m
2
-Trưng bày mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ: 600m
2
-Trưng bày tượng điêu khắc: 600m
2
-Trưng bày tranh hội hoạ: 600m

2
-Trưng bày mỹ thuật ứng dụng: 200m
2
-Trưng bày đồ đồng, tranh gương: 400m
2
-Trưng bày hiện vật dệt may: 400m
2
-Trưng bày sách-Kinh Thánh và các tác phẩm văn học: 200m
2
-Trưng bày về âm nhạc Cơ Đốc: 400m
2
-Trưng bày về điện ảnh Cơ Đốc: 400m
2
-Trưng bày theo thời kỳ lịch sử: 1.000m
2
GVHD: TS.KTS LÊ THANH SƠN SVTH: NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG QUANG 25 | P a g e

×