Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Thuyết minh tốt nghiệp Bảo tàng nghệ thuật Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 39 trang )

DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI:
1. ĐỊNH NGHĨA VỀ BẢO TÀNG:
Những công trình hay các vị trí riêng biệt mà ở đó cất giữ , bảo quản, trưng
bày các vật phẩm có giá trị được gọi là bảo tàng. Bảo tàng cũng là cơ quan thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm kiểm kê và xác định , ghi chép khoa
học các di tích , bảo quản và trưng bày các hiện vật.
2. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG:
Nguồn gốc của bảo tàng:
Mặc dù các tài liệu sưu tập các đồ vật quí giá đã có từ thời La Mã và Hy Lạp,
song việc sưu tầm nghệ thuật mang hướng hiện đại đã được bắt đầu từ thời Phục
Hưng Ý, khi mà niềm say mê các cổ vật và cảm nhận về lịch sử lần đầu được hình
thành. Bộ sưu tập đầu tiên của Bramante được trưng bày tại Vatican khoảng đầu thế
kỷ 16 cùng với các phòng trưng bày đặc biệt của giới thượng lưu ở Đức và Ý vào
thế kỷ 16 là những nền tảng góp phần hình thành các mô hình kiến trúc phòng trưng
bày nghệ thuật vào thế kỷ 17, 18 và trở thành một yếu tố hầu như được chuyển hoá
trong thiết kế cung điện.
Thuật ngữ “bảo tàng” được sử dụng đầu tiên suốt thời kì Phục hưng, mang ý
nghĩa khác so với những gì chúng ta ngày nay. Trong “căn phòng những vật quí
hiếm” các vật thể tự nhiên và nghệ thuật được sắp xếp bề bộn lên nhau trên những
vách tường và trần nhà, trong tủ và ngăn kéo của một hay hai phòng với mục đích
tạo sự ngạc nhiên và thú vị; người xem phải tìm kiếm những gì thu hút mình và
hình thành cảm nhận riêng cho chính mình
Các bước phát triển của bảo tàng:
Thời kỳ đầu, ngoài tính chất tôn giáo, bảo tàng còn gắn bó mật thiết với sự
phát triển của nghệ thuật xưa như điêu khắc, hội họa, đồ họa… Hầu hết các sưu tập
chứa trong các nhà thờ, tu viện, cũng như các đồ vật cướp được trong chiến tranh
đều là các tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng.
Các sưu tập đòi hỏi một sự tích tụ của cải và đó là một đặc quyền của giai
cấp hữu sản. Do đó thị hiếu và sưu tập nhất thiết phải đi kèm với chế độ bảo hộ văn
nghệ. Điều này cũng giải thích mối quan hệ giữa các “mạnh thường quân” và các


nghệ sỹ… (Hy Lạp, La Mã cổ đại hoặc thời kỳ Phục Hưng…)
Đến thời kỳ Phục Hưng, các nhà tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã nhìn nhận
giá trị của các sưu tập di tích dưới góc độ khoa học. Vì vậy đã kích thích mạnh mẽ
sự phát triển việc sưu tập và hòan chỉnh nó, tạo điều kiện để các bảo tàng mới ra
đời. Thời kỳ này các Bảo tàng đã ra đời trên cơ sở sưu tầm riêng của các dòng học
qúy tộc và vua chúa, nó giúp cho việc giải thích tại sao mỗi một bảo tàng nghệ
thuật có một bộ mặt riêng, độc đáo.
1
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Các Bảo tàng Cổ đại là nơi chứa đựng chủ yếu các tác phẩm nghệ thuật. Các
Bảo tàng Châu Âu ở giai đọan cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (TK 16 -18) đã
mở rộng phạm vi sưu tầm tới những đối tượng tự nhiên như: mẫu động thực vật,
khóang sản, dụng cụ thiên văn, đôi khi có cả đồ dùng sinh họat vũ khí. Những phát
hiện địa lý cũng có vai trò lớn trong việc sưu tầm tư liệu bổ sung cho các sưu tập
bảo tàng.
Viện Bảo tàng công cộng đầu tiên được mở cửa là ở thành phố Dressden vào
năm 1727. Ờ Neapol và Florecia (Ý) từ năm 1790. Ở Pháp sau cách mạng tư sản
1779, cung điện Lurve trở thành nơi tập hợp các sưu tập rải rác từ các cung điện
khác nhau và trở thành Bảo tàng phong phú nhất thế giới.
Tóm lại: Ta thấy sự chuyển biến của Bảo tàng từ vai trò “Kho chứa đồ quý”
được hình thành lẻ tẻ, ngẫu nhiên trong các nhà thờ, tu viện… thành nơi phát khởi
của những tìm tòi lịch sử và phụng sự khoa học. Người ta nắm được sự liên hệ mật
thiết giữa sưu tập với việc khai quật và khoa học khảo cổ. Nhiều nền văn minh mà
ta tưởng rằng phải mãi mãi câm lặng đã bước ra khỏi bóng tối thời gian.
Trong mấy thế kỷ hình thành và phát triển của mình, bảo tàng luôn gắn bó
mật thiết với các ngành khoa học, liên hệ khắng khích và tác động tương hổ lẫn
nhau. Hiệu quả cơ bản nhất là Bảo tàng tạo cơ sở cho sự phát triển và chuyển hóa
các ngành khoa học. Ngược lại, các ngành khoa học lại đặc tiền đề cho việc chuyên
môn hóa bản thân các Bảo tàng.
3. BẢO TÀNG NGÀY NAY VÀ TÌNH HÌNH BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM:

Ngày nay, bảo tàng phải phản ánh được cách nhìn mà xã hội dành cho nó
cũng nhhư trở thành biểu tượng cho những thành tưu về văn hoá và thương mại với
thế giới bên ngoài. Với nhiều người, các thánh đường mới bây giờ là những khu
mua sắm, là các bảo tàng, trong đó kết hợp giải trí gia đình với sự tự học hỏi. Các
phòng trưng bày hay bảo tàng là những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Anh.
Nhu cầu đi lại gia tăng, có nhiều thời gian nhàn rỗi và sự phát triển của ngành du
lịch toàn cầu là những yếu tố quan trọng.
Bảo tàng là nơi đa chức năng, là nơi kết hợp vai trò truyền thống của giải
thích và bảo tồn các tạo tác với những yêu cầu của nhiều khu vực bán lẻ có qui mô
lớn, với công nghệ phức tạp và với nhu cầu đi lại của công chúng. Trong quá trình
cạnh tranh với các loại hình giải trí khác, bảo tàng đang nhắm đến kiến trúc và kỹ
thuật của những khu chủ đề, mà bản thân chúng là sự phát triển tiếp nối từ những
cuộc triển lãm quốc tế thế kỷ 19.
Các phòng trưng bày và bảo tàng ngày nay phải được trang bị những tiện
nghi để mọi người có thể thư giãn, mua sắm và ăn uống. Chúng phải có thể được
dùng để tổ chức hội thảo và những khoá học sau đại học.Các phòng trưng bày và
bảo tàng còn là những công trình để xác định bản sắc và phân biệt các đô thị khác
nhau.
2
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Các phòng trưng bày hoạt đọng như những thj trưòng nghệ thuật, giới thiệu
nghệ sỹ và xác định xu hướng thời trang bằng việc tổ chức các cuộc triển lãm ngắn
hạn. Nghệ thuật đã trở thành nhà hát lớn với phạm vi mở rộng bao gồm các phương
tiện đa dạng từ dàn dựng, quay phim và biểu diễn.
Các phòng trưng bày và bảo tàng ngày nay phải tiếp rục thích ứng để phản
ánh cảm xúc đương thời có được từcác khu vực triển lãm; ở đó các đồ vật không
được trưng bày ở trạng thái tĩnh mà được đưa vào một hành trình thông qua những
tấm panel diễn giải, màn hình máy tính và một bầu không khí lôi cuốn người xem
cùng tham gia. Do vậy mục đích cuối cùng không chỉ đơn thuần là phân loại và
trưng bày nội dung mà là để hợp nhất bảo tàng thành một nơi thư giãn cho mọi

người.
Năm chức năng của bảo tàng: sưu tập, lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu và
trưng bày.
Dọc theo đất nước Viện Nam,mỗi địa danh đều có một di sản văn hóa riêng
của từng dân tộc. Có rất nhiều bảo tàng tồn tại ở mỗi địa danh đi suốt từ Bắc đến
Nam… nhưng số bào tàng này chỉ nhằm mục đích giới thiệu một số nét văn hóa cùa
các chứng tích chiến tranh để lại, song quy mô công trình chưa đáp ứng được công
tác bảo quản, cũng như phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu hiện nay.
Hiện nay đã có một số Bảo tàng được xây dựng với mục đích nhằm khắc
phục tình trạng trên… tạo điều kiện tốt cho người xem và công tác bảo quản, giữ
gìn và nghiên cứu những vết tích của qúa khứ để lại, với những nền văn hóa còn ẩn
mình trong bóng tối của lịch sử.
4. MỘT SỐ BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI:
-Tháp thủy tinh bảo tàng Louvre (Paris)- KTS Leoh Ming Pei:
Là một Kim Tự Tháp bằng thủy tinh đặt ngay bên Bảo tàng Louvre, vốn là
một pháo đài cố thủ. Tuy là một hình khối thời cổ đại nhưng kết cấu và vật liệu lại
áp dụng rất cao sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khi được hỏi tại sao ông lại đặt
một kim tự tháp của Ai Cập cổ đại ngay tại thủ đô Paris, một trung tâm văn hóa tầm
cỡ của thế giới, ông nói: “Tôi nghĩ là nó có những hình khối lý tưởng vượt ra khỏi
thời gian và Kim Tự Tháp là thuộc loại hình khối đó, bất kể nó ở sa mạc hay trung
3
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
tâm đô thị…Nhưng nó không hoàn toàn gắn với Ai Cập mà với kinh nghiệm của
loài người” (Theo Tạp chí Kiến trúc số 9/95)
-Bảo tàng Guggenheim ở New York của KTS F.L. Wright:
Là một công trình tiêu biểu cho một nền kiến trúc hữu cơ hóa và
nhân bản, là một trong những sáng tạo lớn nhất của kiến trúc thế kỷ XX, lại
là một mẫu mực quan trọng về kiểu tổ chức không gian trưng bày hình xoắn
ốc hạ thấp xuống dần và một dáng vẻ tạo hình thuần khiết hình cong đơn giản
rất giàu sức biểu hiện. Ông không muốn rập khuôn và “chống lại khô cứng

của những chiếc quan tài dựng ngược”. Ông giải thích cho những công trình
của mình, đó là “một trò chơi gắn cái đẹp lên trên những cái đẹp có sẵn”.
(Theo Tạp chí Kiến trúc, “Kiến trúc thế kỷ XX”, số 2/97).
-Bảo tàng Suntory ở Osaka, Nhật Bản của Tadao Ando:
Phong cách của Tadao Ando trong bảo tàng Suntory là phong cách lấy hình
học làm chuẩn mực để tạo hình, coi hình học là bản thể, là tinh túy của kiến trúc, có
thể Ando, người vẫn khâm phục Le Corbusier - vẫn gắn bó với phương pháp luận
nhưng có cố gắng làm cho phong phú hơn bút pháp của kiến trúc hiện đại.

-Bảo tàng nghệ thuật High Museum ở Atlanta, Georgia của KTS Richard
Meier :
Ông thừa nhận rằng ông chịu ảnh hưởng của bảo tàng Guggenheim của
KTS F.L. Wright. Tuy Wright đã tạo ra một khuôn mẫu quý giá nhưng ông đã
đặt ấn tượng cá nhân của mình lên trên chức năng của bảo tàng, trong khi
Richard Meier chỉ dùng đường dốc thoải ở vị trí trung tâm và luôn luôn suy tính để
có những vị trí phù hợp trong sử dụng. Trong cuộc tranh luận giữa một bên có ý
kiến cho rằng kiến trúc của một bảo tàng phải là một công trình mang tính sáng tạo
nên chiếm ưu thế, và một bên khác có ý kiến cho rằng bảo tàng chỉ có chức năng
làm nền cho nghệ thuật mà nó trưng bày thì High Museum of Meier đã là một ví dụ
không thể chối cãi là đặc quyền của kiến trúc là quan trọng nhất. (Theo “kiến trúc
thế kỷ XIX”).
4
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
-Bảo tàng Guggenheim ở thành phố Bilbao, tây Ban Nha của KTS
Frank.O.Gehry:
Về bố cục, viện bảo tàng này do
nhiều khối mặt cong tạo nên, một sự tạo
hình rất độc đáo, dùng mặt kim loại để
phát quang lấp lánh mà tuần báo “Thời
Đại” coi đây là nơi có nhiều ý thơ làm

rung động lòng người. Công trình xây
dựng bên cạnh sông nước với chiếc cầu
giao thông mà người dân thành phố đã
xây dựng thành môt tổ hợp hữu cơ. Bảo
tàng được xây dựng với phong cách cá
nhân độc đáo của ông đã trở thành viện bảo tàng có một không hai trên thế giới.
-Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee KTS Santiago Calatrava:
Công trình có hình dáng chuyển
động, mô phỏng một cánh chim đang
bay lên bằng hệ kết cấu thép và dây
văng nên trông rất nhẹ nhàng uyển
chuyển. Tính lãng mạn hình thức ở đây
đã được KTS đẩy lên rất cao, nhiều khi
lấn át cả công năng nhưng công trình đã
để lại được dấu ấn đậm nét lòng người
thưởng ngoạn. Có thể nói đây cũng là một đóng góp quan trọng trong thiết kế bảo
tàng của KTS S.Calatrava.
-Bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở Fort worth, Texas ( Tadao ando):
Công trình được coi là một ngôi đền của nước và ánh sáng. Trong công trình
này, chúng ta vẫn bắt gặp những yếu tố hết sức quen thuộc của KTS Tadao Ando
là bêtông trần, nước, ánh sáng, gỗ nhưng sự kết hợp của nó lại mang đến cho ta
những điều bất ngờ kỳ diệu. Công trình nằm ngay cạnh bảo tàng Kimbell của Louis
Kahn ( một tượng đài kiến trúc hiện đại và cũng là thần tượng của ông) nên ngay từ
khi bắt tay vào thiết kế, ông đã phải xác định cho mình một nhiệm vụ thiết kế đặt
biệt, đó là phải làm sao hoà nhập được với công trình bảo tàng Kimbell và phải
xứng đáng được đứng cạnh nó. Và kết quả là ông đã thành công trong nhiệm vụ
thiết kế đó. Có thể nói, công trình là một đỉnh cao trong thiết kế bảo tàng của KTS
Tadao Ando.
5
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU

5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. VỀ THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH :
Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam từ trước tới nay vẫn được xem như một trung
tâm nghệ thuật lớn đại diện cho bộ mặt nghệ thuật của quốc gia, phần dành cho
nghệ thuật đương đại được xem là con số không, ngoại trừ phòng triển lãm cho các
nghệ sĩ đăng ký thuê hàng tháng. Việc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật có lẽ cũng
không phải là công việc cấp bách. Và do đó phần lớn các tác phẩm nghệ thuật hiện
tại có giá trị được sáng tác trong những năm 90 đã nằm trọn trong các bộ sưu tập
của các cá nhân và bảo tàng nước ngoài (đặc biệt là các bảo tàng châu Á).
Thực chất công việc của một bảo tàng là quá đồ sộ. Sức người sức của lại có
hạn, nên việc chuyên môn hóa đối với các hoạt động bảo tàng vô cùng cần thiết,
hơn là khiến một bảo tàng phải đối diện vấn đề khác nhau của mỹ thuật Việt Nam.
Do vậy, nên chăng bên cạnh một Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) có một
bề dày về việc nghiên cứu sưu tầm mỹ thuật cổ, cần thiết có một bảo tàng nghệ
thuật với những cung cách làm việc hoàn toàn khác. Hơn nữa, với diện tích mặt
bằng trưng bày quá nhỏ hẹp của BTMTVN (1200m2) hiện nay thì việc phát triển
thêm phần trưng bày đầy đủ cho nghệ thuật là điều quá sức, trong khi không gian

của các tác phẩm này đã vượt xa khuôn khổ của những tác phẩm treo tường. Sự
không đơn thuần (đa dạng về hình thức và chất liệu) của các tác phẩm cũng khiến
cho từ việc sưu tầm, bảo quản, đến cách thức tiếp cận, tạo dựng các thế hệ công
chúng và đưa nghệ thuật đến với xã hội phải được tiến hành theo một phương thức
hoàn toàn mới, chứ không thể vận động theo thể thức cố hữu của các BTMT hiện
nay.
6
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Việc thành lập thêm BT nghệ thuật ở Việt Nam là việc bắt buộc phải làm
nếu chúng ta không muốn để các thế hệ mai sau trách cứ vì đã để lọt qua tay
những sáng tác nghệ thuật của ngày hôm nay nhưng sẽ là di sản nghệ thuật của
ngày mai. Không bắt đầu từ bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ có đủ tiền mua lại
các tác phẩm này trong nước chứ chưa nói đến ở nước ngoài. Điều này đặc biệt
quan trọng bởi nếu không làm được, lịch sử nghệ thuật Việt Nam hai mươi năm
qua sẽ bị khập khiễng, phiến diện. Nếu càng đợi, giá của chúng sẽ càng tăng lên.
Muốn vậy, cũng cần thay đổi triệt để cách chọn mua tác phẩm cho các BTMT. Giá
trị nghệ thuật và cả lịch sử (đối với tương lai) cần được đặt lên hàng đầu thay cho
các tiêu chí về “tính phù hợp”, cần phải có những chuyên gia trong lĩnh vực “săn
lùng” tác phẩm tiêu biểu, đào tạo xây dựng một đội ngũ các Curator (quản lý tổ
chức triển lãm) chuyên nghiệp để có thể thiết lập được những chương trình đưa
nghệ thuật đến với cộng đồng, chứ không phải là một thứ xa xỉ phẩm xa lạ với đời
sống. (Đây cũng là một trong những lý do cho sự tồn tại của nghệ thuật).
Ngoài ra việc xây dựng một BTNT sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ nghệ thuật hôm nay ở Việt Nam theo chiều hướng chuyên nghiệp chứ không
phải là sự tự phát hay manh mún. Tuy nhiên, việc xây dựng này không phải ngày
một ngày hai, mà trước tiên phải tạo được những tiền đề cơ bản cho một sự phát
triển đồng bộ, như việc xây dựng những trung tâm nghệ thuật xung quanh các hoạt
động của BTNT. Chúng ta hiện nay vẫn có một trung tâm nghệ thuật nhưng hoạt
động được chăng hay chớ do kinh phí nhỏ giọt của Nhà nước hoặc Hội MTVN.
Nên chăng cần đầu tư để biến trung tâm này thành trung tâm nghệ thuật liên

ngành với không gian triển lãm, thư viện nghệ thuật mở cửa cho tất cả mọi người,
không gian giáo dục mỹ thuật, hiệu sách, phòng chiếu phim, thậm chí cả nhà ăn để
khách có thể ở đây từ sáng đến tối, sống trọn một ngày trong nghệ thuật. Các loại
hình sáng tạo thường xuyên được giới thiệu quảng bá, để trở thành những tham
khảo tốt cho nghệ sĩ trẻ và công chúng trong việc sáng tác và thưởng thức nghệ
thuật. Mô hình này đặc biệt cần thiết với Việt Nam nơi dân số trẻ chiếm đại đa số,
kém hiểu biết về nghệ thuật thậm chí không-chưa có nhu cầu thưởng thức mỹ
thuật. Tiêu chí để lựa chọn người làm việc tại đây nhất thiết phải là năng lực và tác
phẩm được giới thiệu nhất thiết phải mang tính nghệ thuật cao, không nặng về
tuyên truyền.
Một kinh nghiệm thú vị khác về phổ biến nghệ thuật tới công chúng là các
“ngày mở xưởng” - “open door” do các họa sĩ tổ chức. Hình thức này khá phổ biến
đối với các nghệ sĩ thế giới. Họ thường tổ chức một ngày mở cửa xưởng làm việc
của mình cho công chúng tới xem, giao lưu, trao đổi, mua tác phẩm. Hoạt động
này có thể kết hợp tổ chức tại các trường đào tạo mỹ thuật làm công chúng được
tiếp cận với nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật trong ngoài khuôn khổ bảo tàng,
trung tâm hay festival nghệ thuật. Hiện nay, với số lượng đông đảo các họa sĩ,
7
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
hoạt động này chắc chắn sẽ gây được tiếng vang lớn góp phần phổ biến rộng rãi
mỹ thuật tới công chúng.
Song song với việc thành lập các trung tâm , thì câu hỏi cần trả lời nhanh
chóng và xác đáng đó là thông tin về các nghệ sĩ Việt Nam. Có một thực tế là, khi
tìm thông tin về các nghệ sĩ Việt Nam, phải qua các trang web của một số ga llery
lớn như Quỳnh Gallery, Gallery Artvietnam, các trang web về của cá nhân họa sỹ
(Trần Trọng Vũ, Như Huy ), các festival nghệ thuật ở nước ngoài có sự tham gia
của các nghệ sỹ Việt Nam mà người nước ngoài hoặc công chúng có được nhiều
thông tin nhất về các nghệ sĩ đương đại của Việt Nam. Cần nhanh chóng thiết lập
một trang web chuyên về mỹ thuật Việt Nam trong đó cung cấp những thông tin
cập nhật về các nghệ sỹ, địa chỉ liên hệ, làm cầu nối cho các nghệ sĩ của ta ra thế

giới đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới lĩnh vực này. Trang
web này có thể do Hội Mỹ thuật Việt Nam hoặc Viện Mỹ thuật Việt Nam xây
dựng quản lý và cập nhật. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và thiết thực với
các nghệ sĩ Việt Nam.
Những điều nói trên sẽ là tiền đề để xây dựng ít nhất một BTNT để lưu giữ
và giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu nhất của Việt Nam sáng tác từ năm 1986 trở
lại đây hoặc một trung tâm nghệ thuật lớn, đa chức năng và liên hoàn; Tổ chức các
liên hoan nghệ thuật từ ý tưởng của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Sự hỗ trợ từ các trung tâm văn hóa nước ngoài, các đại sứ quán, quỹ
văn hóa và các doanh nghiệp là hết sức lớn lao và đầy tiềm năng. Nó sẽ góp phần
làm nên sự tỏa rạng của NTĐĐ Việt Nam.
2. VỀ VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH :
Là một thành phố quan trọng của Việt Nam, với vị thế của một trung tâm
du lịch , tp Vũng Tàu có truyền thống lịch sử và giàu trữ lượng di tích văn hóa
đang hội nhập cùng đất nước và phát triển theo xu hướng mở cửa của các thành
phố lớn trên thế giới.
Vũng Tàu được thiên nhiên “ưu đãi” với bờ biển dài, đẹp luôn tràn ánh
nắng mặt trời bốn mùa , có khí hậu ôn hòa, tươi mát
Từ những ưu thế trên với chủ trương đúng, với tầm nhìn chiến lược rộng và
sâu của lãnh đạo Đảng, chính quyền, thành phố Vũng Tàu đang chuyển mình
mạnh mẽ và khẳng định hướng đi với mô hình kinh tế-văn hóa mà trong đó Du
lịch-văn hóa đóng một vai trò then chốt của cuộc cách mạng làm giàu cho quê
hương, cho đất nước.
Phát triển kinh tế-văn hóa trong đó thế mạnh của du lịch sẽ là bước đột phá
của sự phát triển kinh tế của Vũng Tàu, và khi đã coi sự phát triển du lịch là một
mũi nhọn ta không thể không đặt câu hỏi: “Bằng cách gì và làm như thế nào để
thu lợi nhuận kinh tế?”. Câu trả lời cũng thật đơn giản: “Phát triển du lịch song
song với phát triển văn hóa”. Cặp đôi của định nghĩa này sẽ bổ trợ, tương hỗ nhau
cùng bước song hành. Khi đó mục đích của phát triển kinh tế-văn hóa của Vũng
8

DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Tàu sẽ thành hiện thực: nâng cao chất lượng của đời sống bằng giá trị vật
chất+giá trị tinh thần.
Từ luận cứ trên, chúng ta thấy ngoài những ưu đãi của thiên nhiên để khách
du lịch đến tham quan, nghỉ mát; Vũng Tàu còn có nhiều điểm để du khách tìm
hiểu, thưởng ngoạn những giá trị thẩm mỹ văn hóa. Song, để hấp dẫn, thu hút và
lôi cuốn được du khách nhiều hơn nữa, Vũng Tàu cần phải thiết lập thêm nhiều
các địa chỉ văn hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách thập phương.
Hướng đi này là: Tạo nên sự xuất hiện của các bảo tàng tư nhân cộng với bảo
tàng của Nhà nước với các bộ sưu tập nghệ thuật, dân tộc học, tự nhiên học độc
đáo, đa dạng, phong phú. Từ đó một phác đồ về một Bảo tàng nghệ thuật đóng
vai trò then chốt là rất khả thi bởi ở Việt Nam mới chỉ có Bảo tàng mỹ thuật Việt
Nam (ở Hà Nội) và Bảo tàng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (ở thành phố Hồ
Chí Minh). Hai bảo tàng này chủ yếu có những sưu tập nghệ thuật Việt Nam từ
đầu thế kỷ XX đến năm 1990. Một giai đoạn mới, hiện đại, là bản lề sang trang
của mỹ thuật Việt Nam (từ 1990 đến nay) không được khai thác triệt để do đó đời
sống xã hội đang thiếu đi hơi thở đương đại sôi động
Từ suy nghĩ trên, việc xây dựng Bảo tàng nghệ thuật ở Vũng Tàu dựa trên
các yếu tố sau:
- Việt Nam chưa có bảo tàng Nghệ thuật . việc Vũng Tàu xây dựng Bảo
tàng Nghệ thuật là việc làm tiên phong nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị
di sản của Nghệ thuật Việt Nam
- Vì Việt Nam chưa có bảo tàng Nghệ thuật trong khi các tác phẩm nghệ
thuật có giá trị còn nằm ở trong lòng xã hội rất nhiều bởi vậy rất thuận lợi cho
công tác sưu tầm.
- Bảo tàng nghệ thuật ra đời sẽ khẳng định vai trò quan trọng trong việc gìn
giữ và bảo tồn di sản văn hóa đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của du
lịch. Khi du lịch phát triển nghĩa là nền kinh tế của Vũng Tàu phát triển; vì vậy
mục đích của mô hình kinh tế-văn hóa sẽ được khẳng dịnh.
III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH:

Về thẩm mỹ:
Đối với bảo tàng, thẩm mỹ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Do phải đáp ứng
thị hiếu của đông đảo quần chúng nên thẩm mỹ công trình phải ấn tượng, thu hút
được người xem, và quan trọng nhất là nó có thể biểu hiện thể loại trưng bày của
công trình.
Thẩm mỹ ở đây bao gồm:
Vị trí, tầm vóc của công trình so với cảnh quan chung quanh
Hình khối, đường nét trang trí nội, ngoại thất, vật liệu, ánh sáng trưng bày
bên trong công trình.
9
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Với tư cách là một địa chỉ văn hóa của địa phương , của một quốc gia, việc
khai thác đặc điểm nghệ thuật cũng như tính truyền thống của kiến trúc địa phương
là một yêu cầu tất yếu của bảo tàng lẫn bên trong và bên ngoài. Do đó mặt đứng,
nội thất của công trình cần mang bóng dáng địa phương và có tính dân tộc. Điều đó
không có nghĩa là ta phải áp dụng một cách máy móc tính dân tộc vào công trình
mà cần khai thác những ưu thế kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả tuyên
truyền , giáo dục … mặc khác cũng làm cho công trình mang hơi thở của thời đại.
Về công năng:
Đối với bảo tàng này, cần nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa các khu chức
năng và giao thông đi lại sao cho thật thuận tiện. Thiết kế tốt về công năng là thiết
kế một không gian hợp nhất của 3 yếu tố: không gian kiến trúc – con người –
hiện vật.
Mặc khác, công trình nằm trong một khu vực công viên cây xanh nên sự kết
hợp của công trình với công viên để tạo thành một khu công viên văn hóa nghệ
thuật sẽ rất có ý nghĩa về du lịch. Do đó việc thiết kế kết hợp các chức năng phục
vụ cho tham quan về văn hóa , du lịch, nghỉ ngơi của nhiều đối tượng sẽ đảm bảo
cho sự hoạt động tốt của công trình.
Về cảnh quan:
Công trình nằm ở một vị trí rất đẹp nên yếu tố cảnh quan là rất quan trọng.

Thiết kế kết hợp công trình với công viên tượng để tạo một cảnh quan hoàn chỉnh
sẽ cho ta một điểm nhấn ấn tượng của tp Vũng Tàu
Về giao thông:
Sự trưng bày của công trình này có yếu tố lịch sử nên dây chuyền xem là rất
quan trọng. Thiết kế như thế nào để người xem có thể tham quan được hết các tác
phẩm trưng bày trong bảo tàng, nắm được cơ bản lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt
Nam và cảm thụ tốt những giá trị mà tác phẩm đó nhắn gửi sẽ là yếu tố được quan
tâm hàng đầu.
Còn lại những vấn đề như “kinh tế”, khả năng thực thi, kết cấu trong đề tài
tốt nghiệp thì có thể cân nhắc ở một mức độ tương đối.
IV. CƠ SỞ THIẾT KẾ:
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ : Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
10
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
2. TIÊU CHUẨN – QUY PHẠM:
CÁC KHU VỰC CHỨC NĂNG TRONG BẢO TÀNG :
11
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
A. Phòng trưng bày:
Diện tích: Tổng diện tích các phòng trưng bày thường chiếm tỉ lệ 50%
tổng diện tích toàn bảo tàng.
Chiều cao : Phòng trưng bày bình thường: (S= 24 m _ 36 m 2), H= 4,5 M.
Phòng trưng bày lớn : ( S= 40 – 50m2 ), H= 6- 8 M.
Phạm vi trưng bày :
Đảm bảo nguyên tắc vật nhỏ xem gần,vật lớn nhìn xa. Phân loại như sau:
Theo mặt đứng : paneau , tường, tủ … chiếm khoảng chiều cao từ 2,4 - 3m
(cách mặt sàn từ 0, 7 – 1m ). Trong đó các tài liệu hiện vật được trưng bày ở
khoảng tường từ 0,7 – 2,4 m. từ 2,4 m – 3 m là phần trưng bày của các paneau ,
phù điêu và các câu trích ngôn. Diện tích trưng bày cho tranh là 3 – 5 m2 / bề
mặt treo.

Theo mặt bằng: là các tủ, kệ, diorama với chiều cao của mặt phẳng xem
được tính từ sàn.
Diện tích cho tượng là 6 – 12 m2 / tượng
Diện tích cho 400 đồng xu là 1,2 m2 / khoang.
Đối với các hiện vật có kích thước khổng lồ: như cổ thực vật hoá thạch,
đá tảng di tích, máy móc, xe pháo… thì được phép trưng bày ở ngoài trời hoặc
trong các gian riêng biệt hoặc phòng kính để hiện vật dễ hoà nhập vào kiến
trúc chính của bảo tàng.
Nguyên lý trưng bày :
_ Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, tạo điều kiện cho người xem
được tiếp thu dễ dàng.
_ Trong dây chuyền xem, cần bố trí những ban công, cửa sổ ở những vò
trí thích hợp nhìn vào thiên nhiên để giảm nhẹ mệt mỏi cho khách trong khi
xem, đồng thời có điều kiện cải thiện bề mặt cho công trình (không chỉ là mặt
tường câm lặng ).
_ Thủ pháp trưng bày : phông nền trên đó đặt các vật trưng bày nên ứng
dụng những thủ pháp truyền thống của việc sử dụng các cặp vật liệu, chất liệu (
trong đó lợi dụng các đặc tính tương phản mạnh hoặc đồng điệu để nhấn mạnh,
đạt thấu ý đồ truyền đạt của hiện vật được trưng bày(H2).
VD: Gốm trên nền gỗ.
Đồng trên nền đa.ù
Thép trên nền bằng kính.
Kim cương trên nền bằng vàng.
12
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Vàng, bạc trên nền bằng nhung, lụa…
Kỹ thuật chiếu sáng và sử dụng màu sắc :
_ Do yêu cầu làm nổi bật hiện vật nên việc chọn phông nền sao cho đạt
hiệu quả trưng bày là do : Chất liệu, màu sắc, khả năng phản chiếu, phản xạ…
của nền và phông.

_ Từ phòng này sang phòng khác không nên có sự khác biệt quá lớn giữa
các màu sắc và ánh sáng.
_ Màu sắc cơ bản của các gian trưng bày nên dòu, sáng. Tường có màu
trung gian ( vàng nhạt, be sáng…).
_ Nên kết hợp sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo, chú ý phối hợp
giữa neon neon và đèn tròn.
_ Giải quyết về ánh sáng hay chọn nguồn sáng phần lớn phụ thuộc vào
thành phần của các sưu tập bảo tàng. Thí dụ:
Tranh đồ hoạ (graphique), bột màu , tài liệu in, vải chỉ nên dùng chiếu
sáng nhân tạo
Hiện vật cứng, bean như tïng, phù điêu … dùng ánh sáng tự nhiên.
Hiện vật khảo cổ, lòch sử nên dùng ánh sáng nhân tạo.
Đối với các tranh hội hoạ, người ta cố gắng trưng bày trong điều kiện ánh
sáng mà người hoạ só đã vẽ ra chúng, mà vẫn phải được bảo quản tốt. Tốt nhất
là mỗi nhóm tranh bày trong 1 phòng hoặc liên phòng và mỗi bức tranh được
trưng bày trên một bức tường riêng cho nó.
Trang trí kiến trúc cho phòng trưng bày :
Không được mang ý nghóa tự thân, mà phải hoàn toàn phụ thuộc vào yêu
cầu trưng bày và thành phần hiện vật. Nhiệm vụ của trang trí kiến trúc nội that
là tạo điều kiện tốt nhất để thể hiện hiện vật cho người xem. Thậm chí cả các
cửa phòng cũng không có hoặc nếu có thì cũng là loại cửa âm trong tường…
Ngoài ra cũng sử dụng các mun tủ bày di động, paneau tháo lắp dễ dàng cho
phép thay đổi diện tích và không gian của phòng trưng bày.
B. Kho bảo quản, xưởng:
Làm rõ khái niệm:
Kho bảo quản của bảo tàng không phải là một thứ kho hàng đơn giản. Nó
là một phòng khoa học đặc biệt bao gồm các sưu tập dự trữ được sắp xếp có hệ
thống nhằm mục đích tao điều kiện cho cán bộ chuyên môn nghiên cứu, mà còn
để khách tham quan nữa. Do đó, kho bảo quản của bảo tàng phải dễ xem, dễ
13

DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
hiểu và thường xuyên có thể làm việc ở đó. Thường chiếm 30% diện tích trưng
bày.
Thành phần kho gồm:
Sảnh, phòng tiếp nhận, phòng lựa chọn hiện vật, phòng cách ly ( giữ và
bảo quản tạm thời các hiện vật cần phải khử trùng và trùng tu…). Ở lối vào kho
chính có bộ phận thư mục ( phiếu, phích ) về ảnh, băng ghi hình, ghi âm, phim,
vi phim… và các phòng cho khách và nhân viên kho lam việc.
Phân loại mẫu và các kỹ thuật khác:
Kho bảo quản có hai loại : kho bảo quản cơ sở và kho tư kiệu khoa học hỗ
trợ.
Trong kho cơ sở lại chia ra:
_ Tư liệu thể khối: khảo cổ học, gốm, vải, quần áo, vũ khí, cờ, kim loại,
đồ gỗ…
_ Tư liệu chữ viết: in, viết, sách vở…
_ Tư liệu nghệ thuậ tạo hình: theo các nhóm hội hoã, đồ hoạ, tượng, kiến
trúc, nghệ thuật trang trí mỹ thuật (gốm, dệt, đồ gỗ, kim loại, đồ đá…).
_ Tư liệu phim ảnh.
Đối với tranh vẽ:
Cần sản xuất các tấm kim loại phẳng có thể kéo ra vào và bao bọc bằng
lưới thép. Kích thước là 4,5 x 6m ; 4,5 x 4m ; 3x3m … Người ta giữ các tấm
phẳng kim loại này và dòch chuyển chúng theo 1 hệ thống rail trên trần kho.
Các tủ trong kho:
Cũng bằng kim loại có thể tháo lắp được. Hiện vật bằng đá, kim loại quý
hiếm, có giá trò nghệ thuật đặc biệt cũng như khoa học cần phải được bảo quản
trong két sắt và phòng để tủ này cũng phải kín.
NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẶT KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NHÀ BẢO TÀNG:
Chiều cao ( số tầng ):
Số tầng cao nên hạn chế từ 2 – 3 tầng vì lý do cần lấy ánh sáng từ phía
trên cũng như tránh mệt mỏi cho người xem.

Những nhà có số tàng cao lớn hơn 3 cần bố trí thang may cho người và
hiện vật, nhưng phải bảo đảm chông rung và chống ồn tốt nhất.
Tầng hầm không nên bố tri kho bảo quản và chỉ được sử dung trong
trường hợp nó cũng sáng sủa và khô ráo như ở tầng trên nhưng thường chỉ bố trí
những không gian phụ.
14
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Cấp công trình và vật liệu:
_ Cấp công trình nhà bảo tàng phải là cấp 1 hoặc 2 và nhất thiết phải
được xây dựng bằng vật liệu bean vững như bê tông, gạch, đá… để bảo đảm yêu
cầu bảo vệ và phòng hoả.
_Nên thiết kế cửa rẻm bằng sắt để có thể ngăn chặn hoả hoạn lây lan.
_Sàn nhà phải được phủ vật liệu thu âm như thảm, nỉ, len, cao su.
_Các loại kính đặ biệt cũng được sử dụng làm cửa sổ và có tác dụng phân
tán ánh sáng, thu tia tử ngoại và hồng ngoại có hại cho hiện vật, cũng như ngăn
tiếng ồn ngoài đường lọt vào.
Các yêu cầu cách ly:
_Phòng chiếu phim phải được cách biệt với các phòng khác và có lối ra
vào riêng.
_Các phòng sát trùng, tẩy rửa nên bố trí ngoài nhà bảo tàng, ở gần với
phòng tiếp nhận hiện vật và cuối hướng gió chính.
Thông khí:
_Hệ số trao đổi không khí cho phòng trưng bày là 5-6, phòng thí nghiệm
là 10, kho bảo quản là 1,5-2, phòng chiếu phim là 4-6.
_Chú ý việc bố trí hệ thống thông hơi nhân tạo và hệ thống lọc không khí
để đảm bảo được nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn đònh.
Chiếu sáng:
a. Chiếu sáng tự nhiên:
_ nh sáng từ phía trên: có thuận lợi vì độc lập trong đònh hướng, không
chòu tác động của các cây cao hay nhà lân cận, dễ dàng điều chỉnh với hệ thống

lam, kính ở trên trần, phản quang ít. nh sáng phân tán đều khắp diện tích
phòng trưng bày. Tuy nhiên cũng có bất lợi vì chòu sức nóng lớn, có thể bò hư
hại do tác động của nước mưa và sự ngưng tụ hơi nước.
_ nh sáng từ cửa sổ: Làm dòu dần ánh sáng tự nhiên, phòng dễ thông
thoáng và giữ nhiệt. Kiểu này phù hợp với các gian trưng bày riêng biệt hoặc
các nhóm nhỏ phòng ốc.
_ Nếu ngôi nhà ở khu vực 45 độ vó bắc thì cửa sổ nên quay ra hướng đông
và tây nam.
_ Nếu ở khu vực 45 độ vó Nam, cửa sổ nên quay ra hướng bắc và đông
bắc.
_ Đối với mặt đứng quay ra sàn, nên sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cạnh
trên ( gần mái nhà ) là hợp lý nhất.
15
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
_ Tỉ lệ diện tích cửa sổ / diện tích sàn của phòng trưng bày là 1,5.
_ Hệ số chiếu sáng tự nhiên : nh sáng từ trên xuống là 5 ( hệ số này
là10 nếu trong phòng hội hoạ ).
nh sáng từ hai bên sườn là 3,5.
b. Chiếu sáng nhân tạo:
_Ngày nay người ta tăng cường sử dụng chiếu sáng nhân tạo thay thế cho
kinh nghiệm sử dụng ánh sáng tự nhiên vốn có sự biến đổi liên tục.
_ Khi sử dụng ánh sáng nhân tạo phải sử dụng các thiết bò phụ ngăn
nguồn sáng không làm chói mắt người xem. Phải tạo được ánh sáng dòu cho cả
phòng, doing thời có nguồn sáng hướng đến từng hiện vật hoặc nhóm hiện vật.
_ Tiêu chuẩn: 150 lux cho phòng trưng bày và 75 lux cho phòng thường
khi dùng bóng tròn.
_ Tiêu chuẩn 200 – 300 lux cho phòng trưng bày và 150 lux cho phòng
thường khi dùng bóng neon
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. KHU ĐẤT XÂY DỰNG:

Mơ tả khái qt khu đất xây dựng:
Vị trí:
Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh nằm ở khu vực Đơng Nam Bộ. Bắc giáp Đồng
Nai. Đơng giáp Bình Thuận. Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Nam và Đơng
Nam giáp biển. Là cửa ngõ hướng ra biển Đơng của các tỉnh trong khu vựcPhía
Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, và Xn Lộc (thuộc tỉnh Đồng Nai )
Diện tích và dân số : (Theo số liệu năm 2001):
 Diện tích tồn Tỉnh 1975,14 km
2
; chiều dài bờ biển là 305,4km
 Dân số : 842.000 người
 Mật độ dân số : 426 người/km
2

 Mức giảm sinh : 0.50%o
 Tỷ lệ tăng dân số chung : 2,666%
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên : 1,466%
Các giá trị văn hố – lịch sử :
Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền bn nước ngồi thường vào
trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất
này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint
Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc. Người
16
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au
Cap). Hiện nay mũi đất cực nam của Vũng Tàu có tên gọi là "mũi Nghinh Phong".
Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự
kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ
Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền.
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "'Thuyền Úc',

tục danh Vũng Tàu phía bắc ôm cửa Tắc Khái, phía nam đỡ núi Thát Sơn để che
cửa Cần Giờ. Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các
dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu."
Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn. Thời vua
Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối
đe dọa cho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn
và cho phép ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất. Theo sắc của vua Minh
Mạng năm 1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền
thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng
Nhị, Thắng Tam.
Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn
đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng,
cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của
liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường
vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ.
Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà
Nguyễn đã hy sinh.
Tiềm năng kinh tế :
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của
các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát
triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như : Công nghiệp khai thác dầu
khí ngoài khơi, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, du lịch nghỉ
ngơi tắm biển. Ngoài ra, Tỉnh còn có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông
đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt và đường ống, có thể là nơi trung
chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế.
Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch.
Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí, Vũng Tàu hay cả tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam. nơi có trụ sở của Xí
nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro). nơi duy nhất ở Việt Nam còn
tồn tại làng Nga, hay khu vực gồm nhà tập thể dành cho các chuyên gia Nga làm

việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinh sống cùng gia đình và trường học cho
con em họ.
Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển. Những
đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi
17
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Đặc điểm khu đất xây dựng:
Diện tích : 2,6 ha.
- Phía Đông giáp đường nội bộ
- Phía Tây giáp trục đường chính – đường Nguyễn Văn Trỗi
- Phía Nam giáp công viên cây xanh .
- Phía Bắc giáp trục đường phụ - đường Nguyễn Tri Phương.
a) Điều kiện tự nhiên :
Khí hậu – khí tượng : Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa
♦Nhiệt độ không khí :
Nhiệt độ trung bình hàng năm : khoảng 27
o
C; tháng thấp nhất khoảng
24,8
o
C; tháng cao nhất khoảng 28,6
o
C;
Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ và phân bố tương đối đều
trong các tháng ; cao nhất là tháng 3 (khoảng 299,9 giờ), thấp nhất là tháng 8
(khoảng 176 giờ);
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)
18
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU

♦Độ ẩm không khí :Độ ẩm không khí trung bình : 80%
♦ Lượng mưa :
Lượng mưa hàng năm khoảng 1500 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt :
Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa
Mùa khô : từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 10% lượng mưa
Lượng mưa trung bình các tháng (mm)
♦Gió
Bà Rịa-Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió :
Gió Đông Bắc và gió Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ
khoảng 1-5m/s
Gió chướng xuất hiện vào cuối mùa khô có tốc độ 4-5m/s
Gió Tây và gió Tây Namxuất hiện vào đầu mùa mưa có tốc độ 3-4m/s
♦Thủy văn
19
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lên xuống. Biên
độ triều lớn nhất là 4-5m. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng
mặt nước khoảng 24-29
o
C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5-27
o
C.
♦Địa hình – địa chất :
Chủ yếu là đồng bằng phù sa cũ, có những lớp phủ bazan cao hơn 100m,
thấp dần về phía biển, ven biển có nhiều cồn cát cao từ 4 - 25m. Trên bề mặt đồng
bằng nổi lên một số núi cấu tạo bởi anđêzit-đaxir, lấn ra biển tạo nên những mũi
biển đẹp và kỳ thú
Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng đất được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi. Ngoài nguồn
tài nguyên đất phù sa cổ và đất đỏ bazan, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, tỉnh còn có
nguồn tài nguyên to lớn từ biển.

b) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật :
Điện
Với lợi thế có nguồn khí đốt, trong tương lai, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ trở
thành trung tâm năng lượng lớn nhất của cả nước. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh đã có
03 nhà máy điện hoạt đông :

Nhà máy điện Bà Rịa : với 08 tổ máy và 1 đuôi hơi, có tổng công suất 327,8
MW.
Nhà máy điện Phú Mỹ 2-1: với 04 tổ máy, có tổng công suất 568 MW
Nhà máy điện Phú Mỹ 1 công suất 1090 MW

Hiện nay Tỉnh đang tiến hành đầu tư thêm các nhà máy điện ; khi hoàn
thành sẽ có tổng công suất khoảng 3642 MW.
Có 4 trạm biến điện trung gian cung cấp điện lưới đến các hộ trong Tỉnh :
Trạm biến điện Vũng Tàu 110/15 KV
Trạm biến điện Bà Rịa 35/15 KV
Trạm biến điện Đất Đỏ 35/15 KV
Trạm biến điện Xuyên Mộc 35/15 KV
Về lưới phân phối có 2 đường dây 220 KV và 1 đường dây 100KV đi từ nhà
máy điện Bà Rịa và Phú Mỹ về Long Bình. Lưới điện 35 KV và 8,6 KV dài 47,0
km; lưới điện 22 KV dài 74,5 km; lưới điện 15 KV và 86,4 KV dài 575 km; lưới hạ
thế dài 658 km. Tổng cộng có 1639 trạm biến áp hạ thế với 2380 máy, tổng dung
lượng 218.046KVA.
Hệ thống nguồn và lưới điện nêu trên vẫn đang được tiếp tục đầu tư mở
rộng, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư đến Tỉnh. Thực tế năm 2001:
Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện là 92,46%, phấn đấu năm 2002 là
93,62%
Tỷ lệ xã có điện là 100%;
20
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU

Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng điện sinh hoạt là 87 %, phấn đấu năm
2002 đạt 89 %.
Cung cấp nước
Với mạng lưới 6 nhà máy nước có tổng công suất khoảng 58.000m
3
/ ngày
đêm, đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của Tỉnh trong thời điểm hiện nay, cụ thể :
Nhà máy nước mặt sông Dinh công suất 30.000m
3
/ngày
Nhà máy nước ngầm Bà Rịa công suất 15.000m
3
/ngày
Nhà máy nước ngầm Mỹ Xuân công suất 10.000m
3
/ngày
Nhà máy nước ngầm Phước Bửu công suất 500m
3
/ngày
Nhà máy nước mặt Ngãi Giao công suất 1000m
3
/ngày
Nhà máy nước ngầm ở Côn Đảo công suất 1500m
3
/ngày
Hiện nay, hệ thống cung cấp nước vẫn tiếp tục được đầu tư, phát triển nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai khi các nhà máy ở khu công
nghiệp, các cảng trên sông Thị Vải và dân cư của Tỉnh nhiều lên.
Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc của Tỉnh trong những năm gần đây có những

bước phát triển mới. Từ Tỉnh có thể điện thoại, gửi thư điện tử, fax, dịch vụ EMS,
dịch vụ điện hoa,… đến các tỉnh trong cả nước và các nơi trên thế giới. Năm 1995
tất cả các xã trên địa bàn Tỉnh đã có máy điện thoại. Cuối năm 2000, số máy điện
thoại trên địa bàn Tỉnh là khoảng 72.900 máy, bình quân 9,6máy/100 dân (toàn
quốc 4 máy/100 dân). Đến năm 2001, Tỉnh đã phát triển thêm 19.000 máy, đưa số
máy bình quân đạt 12,2 máy/100 dân.
Giao thông vận tải
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá tốt, cơ bản
đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải, cung cấp điện, nước, thông tin liên
lạc, gas cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống này vẫn
đang được tiếp tục đầu tư theo hướng mở rộng hơn, hiện đại, đồng bộ hơn
Mạng lưới đường bộ hiện có: Đã nối liền Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các
Tỉnh bạn và cả nước bằng ba đường quốc lộ 51, 56, 55 qua ba hướng Long Thành,
Long Khánh (Đồng Nai) và Hàm Tân (Bình Thuận). Đặc biệt đường Quốc lộ 51
vừa được nâng cấp từ hai làn xe lên bốn làn xe đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng.
Từ Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 2 - 2,5 giờ xe ôtô chạy.
Ở trong Tỉnh đã có đường ôtô tráng nhựa đi đến tất cả các xã, hầu hết các tuyến
đường liên huyện và các đường trục trong đô thị đã được bê tông nhựa hóa. Tổng
chiều dài hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh khoảng 1660 km, trong
đó quốc lộ 131,6 km, tỉnh lộ 146,4 km, đường huyện thị 1382 km. Nếu phân loại
theo kết cấu mặt đường có : 494 km đường nhựa (chiếm 29,8%), 663 km đường đá
(chiếm 33,9%), 503,4 km đường đất (chiếm 30,3%), mật độ giao thông của Tỉnh
đạt khoảng 0,82 km đường/1 km.
21
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Mạng lưới đường thủy: Có hơn 20 sông rạch với chiều dài khoảng 200 km
trong đó có 17 sông rạch với chiều dài 167 km có thể khai thác vận tải thủy, có một
số con sông và một số vùng bờ biển của Tỉnh rất thích hợp cho việc phát triển cảng
sông, cảng biển như: Sông Thị Vải, sông Dinh, vùng biển Sao Mai - Bến Đình,
Phước Tỉnh, Lộc An, Bến Đầm Côn Đảo, Long Sơn. Nếu phát huy hết tiềm năng,

công suất thông qua các cảng trên địa bàn Tỉnh có thể đạt đến 70 - 80 triệu
tấn/năm. Hiện nay đã đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng gần 20 công trình cảng
với chiều dài gần 4000 m trong đó có một số cảng lớn như: Cảng liên doanh dầu
khí Vietsovpetro dài 1387 m và cảng PTSC dài 370m, tàu 10.000 tấn cập cảng
được, cảng xăng dầu k2 dài 330 m và cảng Thương mại dài 250m tàu 5000 tấn cập
bến được, các cảng cá: Cát Lở dài 110 m, Phước Tỉnh dài 50 m, Bến đầm Côn Đảo
dài 336 m, đón các tàu cá có trọng tải từ 1000 - 2000 tấn đến neo đậu. Đặc biệt trên
sông Thị Vải có cảng nước sâu Bà Rịa - Serece dài 300m, tàu có trọng tải 60.000
tấn cập bến được và cảng cho các nhà máy điện Phú Mỹ dài 175 m có thể đón nhận
được tàu 10.000 tấn. Đường biển từ Tỉnh có thể đi đến khắp các nơi trong nước và
quốc tế trong đó có hai tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi Thành
phố Hồ Chí Minh bằng tàu Cánh Ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo. Về đường
sông có các tuyến từ Vũng Tàu đi các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu đi
Long Sơn. Tóm lại giao thông đường thủy của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hết sức
thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển.
Đường hàng không: Có hai sân bay dùng cho máy bay trực thăng lên
xuống phục vụ cho việc thăm dò, khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ
Vũng Tàu đi Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Singapore. Trong đó sân bay
Vũng Tàu có đường băng dài 1.800m, sân bay Cỏ Ống Côn Đảo có đường băng dài
1.200m, tuy nhiên các đường băng này đã xuống cấp, không đảm bảo cho các máy
bay cánh quạt cất hạ cánh được, cần phải được đầu tư cải tạo.
2. LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ:
a- Quy mô công trình:
-Diện tích khu đất: 2,6ha
-Mật độ xây dựng: 21%
-Tầng cao: 3 tầng.
-Tỉ lệ diện tích sử dụng chính phụ: diện tích trưng bày chiếm khoảng 50%
diện tích sử dụng của bảo tàng và diện tích kho bảo quản chiếm khoang 25%.
- Đây là công trình cấp I cần được xây dựng đặc biệt với vật liệu có độ bền
và thẩm mỹ cao, với những bộ phận phòng chống hoả hoạn và điều hoà nhiệt độ tốt.

b- Chức năng của công trình: nhiệm vụ, mục tiêu, đối tượng phục vụ của
công trình:
22
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Cho đến giữa thế kỷ 20, bảo tàng là nơi để học tập, trong đó những nét văn
hoá nổi bật được củng cố bằng những thiết kế xây dựng gây ấn tượng mạnh mẽ.
Bảo tàng ngày nay phải thể hiện một hình ảnh mời chào thân thiện hơn, vì bảo tàng
không còn là nơi thể hiện một thiết chế xã hội riêng rẽ, mà nó phản ánh sự đa dạng
về văn hoá và những gì xã hội mong đợi. nhiệm vụ quang trọng của bảo tàng đương
đại là tạo cầu nối giữa một lượng lớn khán giả với nhiều hiện vật sưu tập và các
phương tiện nghiên cứu, học tập.
Ngày nay bảo tàng là những toà nhà phức hợp với nhiều chức năng khác
nhau phục vụ đa dạng nhu cầu của người tham quan như lưu trữ các bộ sưu tập, và
có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phục vụ công chúng cũng như giữ gìn
những bộ sưu tập. Các bảo tàng phải được thiết kế cho cả hai tầng lớp khách tham
quan, cộng đồng địa phương, và kết nối mọi thành phần công chúng với những hiện
vật trong bảo tàng.
 bảo tàng nghệ thuật Vũng Tàu không chỉ trưng bày các tác phẩm
nghệ thuật có giá trị, còn là nơi văn hoá giải trí cho người dân thành phố, bảo
tàng quan tâm đặc biệt đến những công trình dịch vụ nhằm tạo sự thoả mái
tiện nghi cho cộng đồng tham quan với không gian như: sảnh cộng đồng, shop
với nhiều quà lưu niệm, phòng hội thảo giao lưu, sân vườn…
c-Thành phần công trình:
Tổng diện tích sử dụng: 16400m2.
A- Phần tiếp đón và sinh hoạt công chúng : 3800m2.
B- Phần trưng bày: 8000m2.
C- Khối nghiên cứu + kho: 4000m2.
D- khối hành chánh + kỹ thuật: 600m2.
Mô tả chi tiết:
Khối sảnh và sinh hoạt cộng đồng:

Gồm các nhóm sảnh, thư viện khoa học, nhóm phòng cho công tác giáo dục
– khoa học của bảo tàng, khu giải khát kết hợp với giao lưu cộng đồng.
+Nhóm sảnh: tiền sảnh, quầy gửi đồ, quầy hướng dẫn, quầy lưu niệm, trưng
bày tổng quát…
+Thư viện khoa học: thư viện nghiên cứu sách về nghệ thuật
+ Phòng trưng bày ngắn hạn.
+Nhóm phòng cho công tác giáo dục khoa học: hội trường đa năng 250 chỗ
với chức năng hội thảo, chiếu phim, nói chuyện về chuyên đề.
Khối trưng bày: chia làm hai phần
Trưng bày trong nhà:
+không gian kín: trưng bày hiện vật có yêu cầu về an toàn bảo quản cao.
+ không gian chuyển tiếp: kết hợp với các đầu mối giao thông trưng bày các
hiện vật không cần yêu cầu cao về an toàn và bảo quản, có tính chất thay đổi. Lớp
23
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
không gian này kết hợp làm nơi thư giãn cho dòng người tham quan.Nơi đây có thể
kết hợp không gian cây xanh, mặt nước, ánh sáng,… có điển nhìn ra ngoài vườn
tượng để thay đổi tầm nhìn của người xem.
+Lớp không gian mở: Là nơi trưng bày các tác phẩm mang tính định kì.Phần
trưng bày ngoài trời: tác phẩm điêu khắc kết hợp không gian cây xanh, mặt nước.
Khối nghiên cứu + kho:
Bộ phận tiếp nhận các hiện vật và làm thủ tục hồ sơ cho hiện vật, sơ bộ đánh
giá cũng như lựa chọn biện pháp cách li, khử trùng hiện vật rồi đưa vào kho lưu
trữ.
Hệ thống kho: gồm các sưu tập dự trữ được sắp xếp có hệ thống nhằm tạo
điều kiện cho cán bộ nghiên cứu và khách tham quan thường chia làm nhiều khu
vực khác nhau gồm: phòng lựa chọn hiện vật, phòng cách ly (giữ và bảo quản tạm
thời các hiện vật cần phải khử trùng, trùng tu), có các phòng cho khách và nhân
viên kho làm việc.
Các xưởng tu sửa và phục chế: công tác chính là phục chế lại những hiện vật

bị hư hỏng xuống cấp, đồng thời có nhiệm vụ phiên bản lại các hiện vật của bảo
táng.
Các xưởng và kho quản trị: làm công tác cho việc trưng bày các hiện vật,
cung cấp các trang thiết bị về trưng bày cũng như các vật liệu, hóa chất để phục chế
phiên bản hiện vật.
Khối hành chánh + kỹ thuật:
Bộ phận hành chánh: điều hành văn thư hành chánh, giữ vai trò đối ngoại và
đối nội của bảo tàng.
Các xưởng kĩ thuật: làm nhiệm vụ điều hòa không khí và tạo môi trường
thích hợp cho bảo tàng, vận hành các hệ thồng điện cung cấp chiếu sáng cho bảo
tàng, quản lí và vận hành các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, chống trộm và
thông tin liên lạc.
d- Bộ sưu tập:
Trưng bày chuyên đề các tác phẩm mỹ thuật: hội hoạ; điêu khắc.
Trưng bày cổ vật :từ cuối năm 1989, dân buôn bán đồ cổ khu vực đường
Đồng Khởi rỉ tai nhau về chuyện một nhóm ngư dân ở Long Hải phát hiện một con
tàu cổ bị đắm trên vùng biển Vũng Tàu, Côn Đảo. Rồi tung tích của những người
dân chài phát hiện chiếc tàu cổ bị đắm đã được xác định: anh Nguyễn Văn Đê và
Nguyễn Văn Vàng, đều là ngư dân ngụ tại ấp Hải Hà, thị trấn Long Hải (BR-VT).
Khi thị trường đồ cổ ở đường Đồng Khởi, TP.HCM dậy sóng, cũng là lúc Xí
nghiệp trục vớt cứu hộ Visal (Bộ Giao thông vận tải) tìm được vị trí tàu cổ bị đắm
trên vùng biển Hòn Cau, Côn Đảo. Giữa năm 1993, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bà
24
DO AN TOT NGHIEP : BAO TANG NGHE THUAT VUNG TAU
Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Visal tiếp tục khai quật con tàu cổ khu vực Hòn Bà.
Trong lần khai quật này, 569 hiện vật, chủ yếu là đồ gốm VN ở thế kỷ 19. Các cổ
vật đã có tiếng nói riêng: khẳng định được nghề gốm dân dụng truyền thống của cư
dân vùng Nam Trung bộ.
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CHI TIẾT :
STT

TÊN KHU CHỨC NĂNG
DIỆN
TÍCH
(m
2
)
TỶ
LỆ
(%)
GHI CHÚ
1 Khối sảnh + Công cộng 2000 24
1.1 Sảnh 860 1 cửa,
1,4-1,8m/1
cửa
. Tiền sảnh 150
. Đại sảnh 450
. Bán vé 16
. Quầy hướng dẫn 24
. Quầy gửi mũ áo 24 0,15-0,2
m
2
/1 người
. Cửa hàng lưu niệm 60
. Phòng chiếu phim 110
. Vệ sinh 30
1.2 Hội trường đa năng 640 Nhìn rõ, nghe

. Hội trường 250 chỗ 300 1m
2
/1chỗ

. Sảnh hội trường 120
. Phòng chuẩn bị . 30
. Sân khấu 45
. Phòng kỹ thuật 18
. Phòng máy chiếu 24
. Phòng nghỉ Vip 30
. Kho 14
. Vệ sinh (nam/nữ) 60
1.3 Thư viện 500
. Khu gửi đồ 20
. Quầy mượn 24
25

×