Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn xe đạp điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.56 KB, 12 trang )

Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp K17 đêm 5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----------    ----------
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN XE ĐẠP ĐIỆN CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH.
Giảng viên phụ trách : TS. Nguyễn Trọng Hoài
Học viên : Mai Thanh Hải
Tp Hồ Chí Minh tháng 05 năm 2008
Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn xe đạp điện Trang 1
Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp K17 đêm 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Lý do nghiên cứu
Đề tài này đến với tôi hết sức bất ngờ. Trong một lần cùng bạn về thành phố Vũng Tàu thăm
nhà cuối tháng ba năm 2008, tôi đã có dịp dạo thành phố về đêm. Thành phố về đêm rất đẹp và
nhộn nhịp không kém gì thành phố Hồ Chí Minh nơi tôi đang học tập và làm việc, chỉ khác là
Vũng Tàu nhỏ hơn. Nhưng bù lại không khí nơi đây rất trong lành, gió biển mát dịu và một điều
chắc hẳn một cư dân nào từ thành phố Hồ Chí Minh cũng đều cảm thấy thoải mái: đường phố
không đông kín người, khói bụi khét mùi xăng. Chúng tôi đi khá chậm như để xem được tất cả nét
đẹp về đêm của thành phố, và như để hít thở được thật nhiều bầu không khí trong lành. Tôi hít
những hơi thở thật sâu đến căng cả phổi! Thật bất ngờ, rất đông bạn trẻ đi xe đạp điện san sát vào
nhau và chia thành nhiều nhóm, “diễu hành” qua các con phố. Không khí sôi động như một lễ hội.
Nó như một nét văn hóa rất riêng của thành phố biển này, và tôi gọi nó là “văn hóa xe đạp
điện”…
Tôi tự hỏi tại sao tại thành phố này xe đạp điện lại được sử dụng nhiều đến vậy. Tại sao tại
thành phố Hồ Chính Minh lại không có cảnh xe đạp đông vui như vậy. Điều gì khiến xe đạp được
ưa chuộng nhiều hơn tại đây?...
Thực trạng giao thông, môi trường tại thành phố Hố Chí Minh thật tồi tệ. Kẹt xe diễn ra liên


tục. Không khí đầy khói bụi. Thiết nghĩ, nếu người dân thành phố sử dụng xe đạp điện nhiều hơn
cho nhu cầu đi lại của cuộc sống thì tình trạng ô nhiễm bầu không khí sẽ đỡ hơn, nạn kẹt xe cũng
sẽ bớt căng thẳng hơn.
Xe đạp điện có rất nhiều ưu điểm so với xe máy: giá rẻ hơn; tiết kiệm hơn rất nhiều, đặc biệt
trong thời buổi giá xăng dầu tăng cao như hiện nay; vận tốc tối đa có thể đạt đến 50 km/h, đủ để
đáp ứng nhu cầu đi lại trong thành phố, và hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường.
Với nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện giao thông, có lợi cho cá nhân, xã hội như vậy; tại
sao người dân thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa sử dụng nhiều xe đạp điện? Chính vì câu hỏi này
mà tôi đã chọn xe đạp điện cho đề tài của mình.
Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn xe đạp điện Trang 2
Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp K17 đêm 5
2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xe đạp điện của người tiêu dùng tại TP Hồ
Chí Minh?
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm xe đạp
điện của người tiêu dùng tại TP. HCM, từ đó đưa ra kiến nghị cải thiện chất lượng sản phẩm (chất
lượng, kiểu dáng, ...), giá cả, dịch vụ (dịch vụ bảo hành bảo trì ...) và khuyến mãi nhằm nâng cao
số lượng người sử dụng xe đạp điện, góp phần giảm bớt tình trạng căng thẳng hiện nay của hệ
thống giao thông và xa hơn nữa là tăng tiết kiệm xã hội, giúp bảo vệ môi trường thành phố.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Lý thuyết nghiên cứu
Dựa trên mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler
3.2. Không gian, thời gian
Chủ yếu đi vào nghiên cứu các quận nội thành của thành phố. Tuy nhiên sẽ chú trọng đến việc
chọn mẫu để có thể bao quát nhiều tầng lớp trong xã hội.
Thời gian nghiên cứu trong vòng khoảng 3 tháng
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản

phẩm xe đạp điện của nguời tiêu dùng cả về mặt chủ quan (các nhân tố tâm lý, sở thích, trào lưu
…) và các nhân tố khách quan (chất lượng sản phẩm, dịch vụ, điều kiện thực tế của sống ...)
Về mặt phương pháp nghiên cứu, đề tài này được thực hiện theo hai bước: đầu tiên nghiên cứu
sơ bộ, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính; sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng để kiểm định mô hình lý thuyết (phần này sẽ được trình bày chi tiết trong phần thiết kế
nghiên cứu).
Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn xe đạp điện Trang 3
Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp K17 đêm 5
5. Cấu trúc của nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được chia thành năm chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết về hành vi lựa chọn của người tiêu dùng, từ đó xây
dựng mô hình cho nghiên cứu.
Chương 3: Trình bày thiết kế nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng thông qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng.
Chương 4: Trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý của nghiên
cứu cho các nhà cung cấp sản phẩm xe đạp điện.
Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn xe đạp điện Trang 4
Đề cương nghiên cứu khoa học Lớp K17 đêm 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Mô hình mà đề tài sử dụng:
1.1 Mẫu thức hành vi của người tiêu dùng:
Theo Philip Kotler (2000), hành vi lựa chọn của người tiêu dùng chịu tác động bởi mẫu thức
các kích tác – đáp ứng đơn giản, được trình bày trong hình 2.1-1. Hình này trình bày việc các kích
tác tiếp thị và các kích tác khác đi vào “hộp đen” của người tiêu dùng và sinh ra các đáp ứng nào
đó.
Mẫu thức chung về hành vi của người tiêu dùng (hình 2.1-1):
Mẫu thức này được triển khai ở hình 2.1-2. Ở phía bên trái các kích tác tiếp thị bao gồm 4P –
sản phẩm, giá cả, phân phối và cầu dẫn. Những kích tác khác bao gồm các thế lực và các biến cố

thuộc hoàn cảnh của người mua – kinh tế, kỹ thuật, chính trị và văn hóa. Tất cả những kích tác
này đi vào hộp đen của người mua. Tại đó, chúng được chuyển thành một loạt các đáp ứng có thể
quan sát được của người mua, được trình bày thành phần bên phải của hình 2.1-2 – chọn sản
phẩm, chọn thương hiệu, chọn nơi mua, chọn lúc mua và số lượng mua.
Những kích tác này được chuyển thành những đáp ứng ở bên trong hộp đen của người tiêu
dùng. Hộp đen có hai thành tố: thứ nhất, những đặc tính của nguời tiêu dùng tác động đến việc họ
đã cảm nhận và phản ứng ra sao trước các kích tác; thứ hai, tiến trình quyết định của người mua
tự ảnh hưởng đến các kết quả.
Mẫu thức chi tiết về hành vi của người tiêu dùng, hình (2.1-2):
Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn xe đạp điện Trang 5
Các kích tác tiếp thị và
các kích tác khách
Hộp đen của
người mua
Đáp ứng của
người mua
(Hộp đen (blackbox): bao hàm hai nghĩa (a) chỉ bộ não (nghĩa vật chất); (b) sự cảm thụ, sự suy nghĩ, phán đoán
của người đó.)

×