Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh hà nam (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.7 KB, 14 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân





















phan thị thu hiền


đầu t phát triển từ nguồn vốn
ngân sách địa phơng tỉnh hà nam


CHUYÊN NGàNH: kinh tế phát triển (Kinh tế đầu t)



Mã Số: 62310105



















Hà nội, 2015
CễNG TRèNH C HON THNH
TI TRNG I HC KINH T QUC DN


Ngi hng dn khoa hc:
pgs.ts phạm văn hùng



Phn bin 1: PGS.TS. Lấ QUC Lí
Hc vin Chớnh tr - Hnh chớnh Quc gia H Chớ Minh

Phn bin 2: PGS.TS. NGUYN NGC SN
i hc Kinh t Quc dõn

Phn bin 3: PGS.TS. HONG S NG
Vin Chin lc phỏt trin, B K hoch v u t




Lun ỏn c bo v trc Hi ng chm lun ỏn
cp Trng i hc Kinh t Quc dõn
Vo hi: ngy thỏng nm 201



Cú th tỡm hiu lun ỏn ti:
- Th vin Quc gia
- Th vin i hc Kinh t Quc dõn

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộ
phận quan trọng có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của
một quốc gia, một địa phương ở Việt Nam. Nhưng trong thời gian vừa qua thì
đầu tư phát triển (ĐTPT) từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam hiệu quả còn thấp. Đã
có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công khẳng định vấn đề này.

Mà trong đầu tư công thì ĐTPT từ nguồn vốn NSNN là một bộ phận chủ yếu.
Nhưng các công trình đã nghiên cứu thì mỗi công trình lại đề cập ở một khía
cạnh khác nhau của ĐTPT từ NSNN. ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương
(NSĐP) trong những năm gần đây đã góp phần phát triển KTXH, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH), góp phần phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT), phát triển KHCN,
thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong những năm qua ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP tại các tỉnh, thành phố nói chung Hà Nam nói riêng vẫn còn
nhiều bất cập, nguồn vốn ĐTPT từ NSĐP vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn
vốn điều tiết từ trung ương, ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP chưa thực sự phát huy vai
trò của nó trong chiến lược phát triển KTXH của địa phương. Cho đến nay, chưa
có một công trình khoa học bậctiến sỹ nghiên cứu về vấn đề ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố thì trong đó có khoảng 20 tỉnh, thành
phố là không bị phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư điều tiết từ ngân sách trung
ương (NSTW). Còn lại hơn 40 tỉnh trong đó có Hà Nam hàng năm phải nhận sự
hỗ trợ đáng kể từ NSTW (thu không đủ bù chi). Hà Nam là một tỉnh nghèo mà
ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách có vai trò vô cùng quan trọng, hàng năm phải phụ
thuộc vào nguồn vốn NSTW điều tiết với tỷ lệ khoảng 57 % vốn ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP trong giai đoạn 2008 - 2013. Vốn ĐTPT còn chưa đủ để đáp ứng nhu
cầu ĐTPT trên địa bàn tỉnh, điều này dẫn đến rất nhiều dự án đầu tư (DAĐT),
công trình chậm tiến độ, tạm dừng thi công. Làm thế nào để ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP tỉnh Hà Nam giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn NSTW điều tiết, tiến
tới nâng cao tính chủ động về nguồn vốn đầu tư cho địa phương. Công tác lập,
thực hiện kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP với phương pháp, nội dung chưa
phù hợp, chưa khoa học; Việc phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực còn
chưa hợp lý chẳng hạn quá tập trung vào ĐTPT KCHT mà chưa chú trọng vào
ĐTPT nguồn nhân lực khu vực công, ĐTPT khoa học công nghệ (KHCN). Làm
thế nào để nâng cao chất lượng của công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch


2
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP, thay đổi cơ cấu nguồn vốn ĐTPT từ NSĐP, hoàn
thiện công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP từ đó tăng cường ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.
Trước tình hình thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư
phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam” làm
đề tài luận án tiến sỹ (LATS) của mình với mong muốn góp phần làm sáng tỏ
thêm những vấn đề đã đặt ra ở trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứuĐTPT từ nguồn vốn NSĐP của
một tỉnh cụ thể (tỉnh Hà Nam) luận án có mục tiêu đưa ra hướng hoàn thiện
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP của tỉnh Hà Nam và của các địa phương có điều kiện
tương đồng với tỉnh Hà Nam phù hợp với các điều kiện mới, trong xu hướng
phân cấp ngân sách ngày càng mạnh cho các địa phương ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể: a) Hình thành khung lý thuyết nghiên cứu ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP. b) Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP của tỉnh Hà Nam giai đoạn (2008 - 2013) đánh giá những tác động
của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đối với sự phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Hà
Nam.c)Xác định được các hạn chế và nguyên nhân của ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP của tỉnh Hà Nam. d) Luận án đưa ra các quan điểm, định hướng về ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam đến năm 2020. e) Luận án đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP ở tỉnh Hà Nam và các địa phương
có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
a) Vốn NSĐP: Khi xem xét NSĐP luận án đề cập đến khái niệm và nguồn
hình thành NSĐP.
b)ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP. Trong quá trình nghiên cứu về ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP luận án có xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP với ĐTPT nói chung trên địa bàn cũng như xem xét quan hệ giữa

ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP với sự phát triển KTXH của một địa phương cấp tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu:
a)Về không gian: Tỉnh Hà Nam.
b) Về khoa học:Luận án tập trung nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP cấp
tỉnh. Nguồn vốn NSĐP bao gồm: Nguồn vốn từ NSTW điều tiết cho địa phương và
nguồn vốn NSĐP tự tích lũy để đầu tư. Đề tài nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP tại tỉnh Hà Nam. Nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn ĐTPT từ nguồn vốn

3
NSĐP trong đó đi sâu vào nghiên cứu: Nội dung ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; Tác
động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đến sự phát triển KTXH của địa phương;
Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP để từ đó tìm ra các giải
pháp nhằm tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.c) Về thời
gian:+) Nghiên cứu thực trạng: ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2008 – 2013. +)Nghiên cứu tương lai: ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đến năm
2020.
4. Đóng góp của đề tài luận án
4.1. Những đóng góp về học thuật và lý luận:
- Luận án đã đưa ra khung nghiên cứu bao gồm 5 bước nghiên cứu, trong
từng bước lại được chia thành các nội dung đề cập trên các góc độ khác nhau
(phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và các kết
quả đạt được).
- Phân tích đặc điểm của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương, tác giả luận án đã góp phần làm sáng tỏ nội dung đầu tư phát triển, tiêu
chí đánh giá tác động của đầu tư phát triển đến đến sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
4.2. Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Áp dụng khung nghiên cứu luận án đã phân tích thực trạng đầu tư phát
triển từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 –
2013 luận án đã có những phát hiện như sau: Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân

sách địa phương tỉnh Hà Nam chưa thật sự phát huy tác dụng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do công tác lập kế
hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam còn đưa
ra các mục tiêu mang tính tổng hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau kéo
theo nội dung lập kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
tỉnh Hà Nam không tập trung, dàn trải, không đúng trọng tâm, trọng điểm. Điều
này dẫn đến cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa
bàn tỉnh chưa hợp lý quá tập trung vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng mà chưa
chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực khác như: khoa học công nghệ, đầu tư phát
triển nguồn nhân lực.
- Bằng việc sử dụng phương pháp dự báo hồi quy xu thế bình phương nhỏ
nhất luận án đã dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam
nói chung và nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
nói riêng trong năm kế hoạch giúp tỉnh Hà Nam có các phương án huy động các
nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020.

4
- Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển từ
nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam trong đó trọng tâm vào thay đổi
cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương được tác giả khái quát thành sơ đồ nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu
tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trong đó nêu rõ có thể có 2
phương án tăng tổng nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương và có 1 phương án để thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách địa phương giúp cho địa phương có thể thay đổi cơ cấu nguồn vốn đầu
tư, cơ cấu đầu tư theo từng nội dung đầu tư nhằm tăng cường đầu tư phát triển từ
nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
5.Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ

lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2:Cơ sở khoa học về đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách địa phương.
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013.
Chương 4:Quan điểm và các giải pháp nhằm tăng cườngđầu tư phát
triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nước ngoài gần như đã đề cập khá
đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn đối với việc phân tích và đánh giá đầu tư công,
các giải pháp quản lý đầu tư công hiệu quả tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư công tại các quốc gia có những đặc thù riêng do cơ
chế quản lý có sự khác biệt cần phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện
nhất định.
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài được tác giả
tổng hợp theo các khía cạnh: tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến
ĐTPT, hiệu quả hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN, công tác quản lý ĐTPT
từ nguồn vốn NSNN, và các công trình nghiên cứu trên địa bàn về kinh tế và đầu
tư tỉnh Hà Nam.

5
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở trên đều tập trung nghiên cứu về
hiệu quả hoạt động đầu tư nói chung và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN nói
riêng trong phạm vi nghiên cứu của một tỉnh (thành phố) hoặc hiệu quả đầu tư

của một số ngành, tình hình huy động và sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn một
tỉnh, công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSNN tại một tỉnh, thành phố. Nhưng
chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
thông qua việc nghiên cứu tại tỉnh Hà Nam.
Hơn thế nữa có công trình nghiên cứu thì chỉ đề cập đến hiệu quả ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN, có công trình lại chỉ đề cập đến công tác QLNN về nguồn vốn
NSNN của cả nước hoặc tại một địa phương cụ thể. Luận án tập trung nghiên cứu
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP cấp tỉnh. Nguồn vốn NSĐP bao gồm: Nguồn vốn đầu
tư từ NSTW điều tiết cho địa phương và nguồn vốn NSĐP tự tích lũy để đầu tư.
Luận án nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tại tỉnh Hà Nam - tỉnh có hạn chế
là ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách hàng năm phải phụ thuộc vào nguồn vốn
NSTW điều tiết với tỷ lệ khoảng 57% vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trong giai
đoạn 2008- 2013; vốn ĐTPT còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ĐTPT trên địa bàn
tỉnh, điều này dẫn đến rất nhiều dự án đầu tư (DAĐT), công trình chậm tiến độ,
tạm dừng thi công. Nghiên cứu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam trong đó
luận án đi sâu vào nghiên cứu: Nội dung ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP, tác động
của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đến sự phát triển KTXH của địa phương, công tác
quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP được luận án coi như là những nguyên nhân
của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP chưa thật sự phát huy tác dụng đối với chiến lược
phát triển KTXH tại địa phương để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.
1.2. Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Khung nghiên cứu:Luận án đưa ra khung nghiên cứu bao gồm 5 bước
trong từng bước lại được chia thành những nội dung được đề cập trên các góc độ
khác nhau(phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, nội dung nghiên cứu
chính và kết quả mục đích cần đạt được)
Các bước nghiên cứu của luận án bao gồm:a) Nghiên cứu tổng quan về
các công trình nghiên cứu liên quan nghiên cứu các công trình trong và ngoài
nước.b) Xác định khung lý thuyết về ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà
Nam.c) Đánh giá thực trạng ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.d) Bối

cảnh quốc tế và trong nước, quan điểm, định hướng và một số giải pháp tăng
cường ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.e) Đề xuất một số kiến nghị
nhằm tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu:Luận án trả lời 5 câu hỏi nghiên cứu chính là:+)Nội
dung của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP là gì?+) ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tác
động như thế nào đến phát triển KTXH của một địa phương?+)Những nhân tố
nào ảnh hưởng đến ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam?+)Thực trạng ĐTPT

6
từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam hiện nay như thế nào?+)Làm thế nào để tăng
cường ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam?
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu:Để đạt được mục tiêu của luận án, tác giả
sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp dự báo hồi quy xu thế bình phương nhỏ nhất, phương pháp so sánh,
phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích, tổng hợp, sơ đồ, biểu đồ, đồ
thị. Các phương pháp trên đã được sử dụng tổng hợp trong quá trình nghiên cứu
luận án nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm trong mỗi
phương pháp và đạt được độ tin cậy trong các kết quả nghiên cứu để đạt được
mục tiêu nghiên cứu của luận án.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
2.1. Đầu tư phát triển
2.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển
Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, ĐTPT nhưng tóm lại ĐTPT là
một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành
các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ,
gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
2.1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
Tác giả làm rõ các đặc điểm của ĐTPT như sau: a) ĐTPT đòi hỏi quy mô

vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. b) Thành quả của các hoạt
động ĐTPT mà là những công trình xây dựng thì sự phát huy tác dụng của nó
thường được tiến hành tại địa điểm thực hiện đầu tư (THĐT). c) ĐTPT có tính
lâu dài nó thể hiện ở thời gian THĐT và thời gian vận hành các kết quả đầu tư
thường trải qua nhiều năm tháng. d) ĐTPT là hoạt động mang tính rủi ro cao.
2.2. Ngân sách địa phương:
2.2.1. Khái niệm ngân sách địa phương:NSĐP là một bộ phận của NSNN, có
những nguồn thu và nhiệm vụ chi do luật pháp quy định và do hội đồng nhân
dân, cơ quan CQĐP quyết định, và được chính phủ phê chuẩn nếu không trái với
luật ngân sách và các luật có liên quan khác đến thu chi ngân sách. Trong đó
NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP.Vốn ĐTPT thuộc nguồn vốn NSĐP do địa
phương quản lý: Là toàn bộ vốn ĐTPT của 3 cấp NSĐP thực hiện bao gồm: cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

7
2.2.2. Nguồn hình thành ngân sách địa phương:a)Vốn ĐTPT phân chia theo
thành phần kinh tế bao gồm: Vốn ĐTPT của khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế
ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Trong đó, vốn ĐTPT của
khu vực kinh tế nhà nước bao gồm: NSNN dùng cho ĐTPT vốn tín dụng ĐTPT
của nhà nước và vốn ĐTPT của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có nguồn gốc
từ NSNN: NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. Luận án chỉ nghiên cứu vốn ĐTPT
từ nguồn vốn NSNN của địa phương để huy động vào ĐTPT tại địa phương cấp
tỉnh gọi là vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP.b)Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP bao
gồm:+)Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSTW (bao gồm cả vốn đầu tư NSTW điều tiết
trực tiếp cho địa phương và cả các dự án ODA tại địa phương quản lý) điều tiết
cho địa phương.+)Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tự tích lũy để đầu tư.
2.3. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
2.3.1 Khái niệm và mục tiêu của đầu tư phát triển của nguồn vốn ngân sách
địa phương:Thông qua nghiên cứu về ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tác giả luận án
đã đưa ra khái niệm ĐTPT từ nguồn vốn NSĐPtrong đóĐTPT từ nguồn vốn

NSĐP là các hoạt động đầu tư bằng các nguồn lực do địa phương được quyền
quản lý và sử dụng (theo phân cấp) nhằm duy trì và gia tăng năng lực của nền
kinh tế địa phương thông qua gia tăng giá trị tài sản vật chất và phi vật chất của
địa phương nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KTXH của địa phương.Để hiểu rõ
khái niệmtác giả cũng giải thích nguồn lực ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP là
gì?ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP với mục đích tạo mới, nâng cấp, mở rộng giá trị tài
sản tăng thêm như thế nào? Và giải thích rõ ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP là hoạt
động đầu tư của CQĐP bằng nguồn vốn NSĐP.
Mục tiêu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP: là vì sự phát triển bền vững, vì lợi
ích quốc gia, cộng đồng, địa phương và nhà đầu tư. ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP là
hoạt động ĐTPT sử dụng nguồn vốn củanhà nước nhằm đáp ứng các mục tiêu
phát triển KTXH của địa phương: ĐTPT kết cấu hạ tầng (KCHT) KTXH, góp
phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn
hóa - y tế - giáo dục, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và nâng cao đời
sống của các thành viên trong xã hội, thúc đẩy đầu tư từ các nguồn vốn khác trên
địa bàn địa phương (tư nhân, nước ngoài).
2.3.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
Tác giả làm rõ đặc điểm của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP thông qua những
đặc điểm chủ yếu sau:a) Chi ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP là những khoản chi lớn
NSĐP nhưng thường lại có tính không ổn định, nó phụ thuộc vào cân đối ngân
sách của địa phương.b) ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP là sử dụng nguồn vốn của nhà

8
nước để tiến hành các hoạt động ĐTPT.c) ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP do nhà
nước quản lý chủ yếu là đầu tư vào các công trình KCHT KTXH không có khả
năng thu hồi vốn.d) Đầu tư vào KCHT KTXH chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP. e) ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP chủ yếu nhằm
đảm bảo cho sự phát triển KTXH trên địa bàn địa phương
2.3.3. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
địa phương

2.3.3.1. Mục tiêu của quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương
Từ việc tham khảo ý kiến của các học giả tác giả nhận thấy, trên góc độ vĩ
mô, quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP nhằm đáp ứng các mục tiêu chủ yếu sau:
a)Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH trong từng
thời kỳ của quốc gia và từng địa phương.b) Huy động tối đa và sử dụng có hiệu
quả cao các nguồn vốn đầu tư, nguồn tài lực,vật lực của ngành, địa phương và
toàn xã hội.c)Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ
thuật trong lĩnh vực đầu tư.
2.3.3.2. Quy trình đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
Quy trình ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tại một địa phương cấp tỉnh được tác
giả đồng tình với nhiều học giả và bổ sung cho hoàn thiện bao gồm các bước
sau:+) Xác định nhu cầu đầu tư. +) Lập, thẩm định kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP.+) Bố trí kế hoạch phân bổ vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP.+) Thực hiện
đầu tư. +) Kiểm tra, giám sát, và đánh giá.
2.3.4. Nội dung đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương cấp tỉnh
Tác giả căn cứ theo đối tượng đầu tư, ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP cấp tỉnh
bao gồm:a)ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP vào hệ thống KCHT KTXH(hệ thống
KCHT kinh tế - kỹ thuật và hệ thống KCHT xã hội). b)ĐTPT cho hoạt động hỗ
trợ doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thiết yếu
cho nền kinh tế cần có sự tham gia của nhà nước.c) Đầu tư mua sắm tài sản công
từ nguồn vốn NSĐP.d)ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP phát triển
KHCN.e)ĐTPTnguồn nhân lực từ nguồn vốn NSĐP. f)ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP khác.Trong mỗi nội dung trên tác giả lại chia thành các nội dung chi tiết
hơn để làm cơ sở phân tích cơ cấu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam theo
nội dung đầu tư trong chương 3.
2.3.5. Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương

9
Tác giả luận án đã hoàn thiện và đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tác

động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đến sự phát triển KTXH của địa phương
thông qua các nhóm tác động sau:+)Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đến
phát triển KCHT KTXH của địa phương nhưhệ thống KCHT kinh tế - kỹ
thuật(giao thông, thủy lợi, trung tâm thương mại, khu công nghiệp)và hệ thống
KCHT xã hội(giáo dục đào tạo và y tế).+) Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường. +)ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP tác động đến thúc đẩy đầu tư các nguồn vốn ĐTPT khác.+) ĐTPTtriển từ
nguồn vốn NSĐP tác động đến sự phát triển KHCN của địa phương.+)ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân.+)ĐTPTtừ nguồn vốn NSĐP góp phần xóa đói giảm nghèo.+)ĐTPTtừ nguồn
vốn NSĐP với xây dựng nông thôn mới.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
địa phương cấp tỉnh
2.4.1. Các nhân tố khách quan:a) Điều kiện tự nhiên;b)Kinh tế;c)Chính trị, văn
hóa, xã hội;d)Cơ chế chính sách;e)Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập
quốc tế.
2.4.2. Các nhân tố chủ quan: +)Năng lực quản lý điều hành của chính quyền địa
phương. +) Năng lực đơn vị thực hiện đầu tư. +) Chiến lược phát triển KTXH của
địa phương.+) Các nhân tố về quy hoạch, kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP.+)
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP.
2.5. Kinh nghiệm đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nói
chung, ngân sách địa phương nói riêng:Thông qua nghiên cứu về hai quốc gia
là Đài Loan và Hàn Quốc,và nghiên cứu về kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng,
tỉnh Phú Thọtác giả luận án rút ra những bài học kinh nghiệm của các quốc gia và
địaphương này về công tác QLNN về ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói chung và
NSĐP nói riêng.
2.5.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hà Nam: a)Để đạt được hiệu quả
sử dụng vốn NSNN cao nhất thì cần phải coi trọng vấn đề lập kế hoạch đầu tư, thẩm
định các DAĐT và kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện ĐTPT bằng nguồn vốn
NSNN. b)Trong việc sử dụng nguồn vốn NSNN nói chung, NSĐP nói riêng các

quốc gia, địa phương đã chú ý coi nguồn vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSNN để thu hút
các nguồn vốn đầu tư khác cùng tham gia phát triển. Trong đó họ đặc biệt chú ý
ĐTPT nguồn nhân lực cho khu vực công, khuyến khích ĐTPT KHCN (sáng tạo
những kỹ thuật, công nghệ sản phẩm mới) và trong đó họ rất coi trọng hỗ trợ đầu tư
10
mạo hiểm, nhất là hỗ trợ vốn NSNN cho lĩnh vực đầu tư mạo hiểm.c)Các quốc gia
như Đài Loan và Hàn Quốc cũng thực hiện phân cấp đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
như ở Việt Nam nhưng họ coi trọng sự quyết định của chính quyền trung ương đồng
thời họ khuyến khích chính quyền các địa phương tìm biện pháp để có thêm nguồn
vốn ĐTPT KCHT.d)Sự thành công hay thất bại trong công tác QLNN về ĐTPT từ
NSNN nói chung, NSĐP nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào tư duy, tầm nhìn, khả năng
lãnh đạo và phẩm chất đạo đức của các cấp chính quyền trung ương và CQĐP.e)Các
quốc gia Đài Loan, Hàn Quốc và thành phố Đà Nẵngrất coi trọng việc ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN tập trung cho những lĩnh vực then chốt, cho những lĩnh vực trọng
yếu, những địa bàn trọng điểm đối với công cuộc phát triển đất nước, địa phương.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013
3.1. Các đặc điểm của Hà Nam ảnh hưởng đến ĐTPT từ nguồn vốn ngân
sách địa phương tỉnh Hà Nam
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hà Nam ảnh
hưởng đến hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương: +) Vị trí địa
lý thuận lợi, tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng.+) Tài nguyên khoáng sản đa
dạng, điều kiện khí hậu thủy văn thuận lợi, sự đa dạng về đất đai, địa hình thổ
nhưỡng, nguồn nhân lực dồi dào, KCHT KTXH từng bước phát triển là những
yếu tố tích cực để phát triển công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến, đa dạng
cả về chăn nuôi trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản.
3.1.2. Tiềm năng kinh tế của tỉnh Hà Nam:+)Công nghiệp chủ đạo của tỉnh là
sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may và tiểu thủ công nghiệp
(thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, chế tác sừng động vật).+) Nông nghiệp có nhiều

tiềm năng để phát triển đa dạng cả về chăn nuôi trồng trọt.+)Tiềm năng tương đối
lớn về du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch di tích.+)Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của tỉnh bình quân giai đoạn 2008 – 2013 khoảng 11,7%.
3.2. Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2008-2013
3.2.1. Đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo phân cấp quản lý và
khoản mục đầu tư: Giai đoạn 2008 - 2013 tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt
62.237,01 tỷ đồng, tăng bình quân 11,7%/năm. Theo phân cấp quản lý có xu
hướng tỷ lệ vốn ĐTPT do địa phương quản lý ngày càng tăng và bình quân giai
đoạn 2008 - 2013 thì vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh do địa phương quản lý là 72.
11
Theo khoản mục vốn ĐTPT vào lĩnh vực XDCB chiếm tỷ trọng chủ yếu (72%)
trong tổng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn nghiên cứu
.

3.2.2. Đầu tư phát triển tỉnh Hà Nam theo ngành kinh tế giai đoạn 2008 –
2013.
Vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh được phân bổ rộng cho 20 nhóm ngành và đã
hình thành hàng trăm chủng loại sản phẩm rất phong phú, chú trọng ĐTPTsản
xuất kinh doanh (SXKD) và ĐTPT KCHTKTXH.Trong đó một số nhóm ngành
được ưu tiên tập trung đầu tư là công nghiệp chế biến, chế tạo (43%); ngành vận
tải kho bãi (26%), ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là (7,3%) còn lại là các
ngành khác (23,7%).
3.3. Thực trạng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên
địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013.
3.3.1. Tình hình đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa
bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013.
3.3.1.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2008-2013.
Bảng 3.2: Quy mô và tỷ trọng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trong tổng vốn

ĐTPT trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng, %, tính theo giá hiện hành.
S.TT

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Trung
bình giai
đoạn
(2008-
2013)
1 Tổng vốn ĐTPT từ
nguồn NSĐP
triệu
đồng
757.843

849.592

1.080.844

1.305.036

1.774.914

1.348.780

1.186.168

2 Tổng vốn ĐTPT trên
địa bàn tỉnh

triệu
đồng
7.197.50
0

7.305.000

9.160.000

11.550.00
0

12.860.000

13.677.000

10.291.58
3

3 Tỷ trọng vốn ĐTPT từ
nguồn vốn NSDDP/
Tổng vốn ĐTPT trên
địa bàn
%
10,53

11,63

11,80


11,30

13,80

9,86

11,48

Nguồn: [25,105] và tính toán của tác giả
Quy mô và tỷ trọng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trong tổng vốn ĐTPT
trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013: có xu hướng tăng, giảm không
ổn định, tỷ trọng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP chiếm trung bình 11,48% trong
tổng vốn ĐTPT của địa phương.(bảng 3.2)
Tốc độ tăng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2008 – 2013: có xu hướng không ổn định, tốc độ tăng bình quân cả giai
đoạn nghiên cứu tương đối thấp với 4%.
12

3.3.1.2 Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo nguồn vốn đầu
tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013
Bảng 3.4.Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo nguồn
vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013
Đơn vị: Triệu đồng, %, tính theo giá hiện hành.
S
TT Chỉ tiêu Đơn vị

2008 2009 2010 2011 2012 2013
1
Vốn ĐTPT t
ừ nguồn

vốn NSĐP
Tỷ
đồng
757.843 849.592 1.080.844 1.305.036 1.774.914 1.348.780
2
V
ốn ĐTPT từ nguồn
vốn
NSTW điều tiết
cho
địa phương
Tỷ
đồng
466.490 508.700 592.450 642.650 894.680 894.680
3
V
ốn ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP t
ự tích lũy để
đầu tư.
Tỷ
đồng
291.350 340.890 488.390 662.390 880.230 454.100
4
T
ỷ trọng vốn ĐTPT
từnguồn vốn NSĐP tự

tích lũy đểđầu tư/T
ổng

vốn ĐTPT từ NSĐP
% 38 40 45 51 50 34
Nguồn:[94,95,105] và tính toán của tác giả

Tỷ trọng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tự tích lũy để đầu tư trong tổng
vốn ĐTPT từ NSĐP bình quân là 43% có xu hướng tăng,giảm không ổn định.Tỷ
trọng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSTW điều tiết cho địa phương trong tổng vốn
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP bình quân là 57%.
3.3.1.3.ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP theo nội dung đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2008-2013(bảng 3.5):a) ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP vào hệ thống
KCHT KTXH chiếm tỷ trọng lớn nhất 78,74% trong tổng vốn ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP.Trong đó: ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP vào hệ thống KCHT kinh tế -
kỹ thuật chiếm 57,04% vàĐTPT vào hệ thống KCHT xã hội chiếm tỷ trọng
21,71% trong tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP. b) ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP vào lĩnh vực khác chiếm 10,68% trong tổng vốn ĐTPT từ NSĐP.c) ĐTPT
từ nguồn vốn NSĐP vào phát triển KHCN chiếm 5,5% trong tổng vốn ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP và tăng giảm theo xu hướng không ổn định. d) ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP vào phát triển nguồn nhân lực tăng giảm không ổn định và chiếm tỷ
trọng bình quân 4,61% trong tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP. e) ĐTPT hỗ
trợ các DNNN và các tổ chức kinh tế cần có sự tham gia của nhà nước chiếm
khoảng 0,47% trong tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP.
13
Bảng 3.5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo nội dung đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2008 - 2013
Đơn vị: triệu đồng;%; tính theo giá hiện hành.
TT

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Trung
bình giai

đoạn
2008 -
2013
A1

ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP vào hệ thống KCHT KTXH 665.935

690.270

835.224

959.959

1.281.112

1.083.569


A
1
/ A x 100% 88

81

77

74

72


80

78,74

A2

ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP hỗ trợ các DNNN,
các tổ chức kinh tế cần có sự tham gia của nhà nước
3.915

4.000

4.836

6.490

6.973

6.351


A
2
/ A x 100% 0,52

0,47

0,45

0,50


0,39

0,47

0,47

A3

ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP vào phát triển nguồn nhân lực 21.749

36.487

43.869

96.606

67.281

70.656


A
3
/ A x 100% 2,87

4,29

4,06


7,40

3,79

5,24

4,61

A4

ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP vào lĩnh vực KHCN 22.833

30.661

19.121

117.502

148.235

98.228


A
4
/ A x 100% 3,01

3,61

1,77


9,00

8,35

7,28

5,5

A5

ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP vào lĩnh vực khác 43.411

88.175

177.794

124.480

271.314

89.976


A
5
/ A x 100% 5,73

10,38


16,45

9.54

15,29

6,67

10,68

A Tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP 757.843

849.592

1.080.844

1.305.036

1.774.914

1.348.780

100

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [95, 105] và tính toán của tác giả.

14
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3.3.2.1. Quy trình đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà

Nam: được trình bày chi tiết theo các bước:(a) Xác định nhu cầu đầu tư.b)Thực
trạng công tác lập, thẩm địnhkế hoạch ĐTPT từ nguồn vốnNSĐP.c) Bố trí kế
hoạch, phân bổ vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP.d) Thực hiện đầu tư.e)Kiểm tra,
giám sát, và đánh giá.
3.4.Đánh giá tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương đến sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008-2013.
3.4.1 Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương đến
sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam.
3.4.1.1.Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tác động phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương(bảng 3.7):a)Tác động của ĐTPT
từ nguồn vốn NSĐP đến KCHT giao thông thông qua số xã có đường ô tô đến
trung tâm xã qua các năm (trong đó từ năm 2008 có 96 xã thì đến năm 2013 đã
lên 116 xã đạt 100%) và
số km đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, liên
thôn được đầu tư mới, cải tạo, mở rộng tăng thêm bình quân 160km/năm tuy nhiên kết
quả đạt được qua các năm còn khiêm tốn. b)
Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP vào hệ thống KCHT thủy lợi làm gia tăng và cải tạo số km kênh, mương
dẫn được đầu tư mới nhưng tốc độ tăng còn chậm. c) Tác động của ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP đến KCHT các KCN: số lượng KCN có hệ thống xử lý chất
thải tập trung tăng thêm hàng năm tăng với tốc độ chậm, đến năm 2013 đã có 03
KCN có hệ thống xử lý rác thải tập trung.d) Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP đến KCHT lĩnh vực giáo dục đào tạo: số lượng trường học đạt chuẩn quốc
gia tăng thêm qua các năm theo xu hướng tăng, giảm không ổn định và bình quân
mỗi năm tăng 18 trường. e) Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đến KCHT
lĩnh vực văn hoá: đến năm 2013 có 116/116 xã có nhà văn hóa và thư viện, góp
phần cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
3.4.1.2. Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương đến
mục tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới: +) Tỷ lệ hộ
nghèo giảm hàng năm. +) Đến hết tháng 12/ 2013 ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP vào

xây dựng nông thôn mới đã bước đầu đạt được các tiêu chí về xây dựng nông
thôn mới tại các xã trên địa bàn tỉnh.Tuy nhiên các kết quả này còn ở mức thấp.
(Bảng 3.13)
15
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2013
STT Chỉ tiêu ĐV 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1 Kết quả ĐTPT hệ thống KCHT kinh tế - kỹ thuật











1,1 Kết quả ĐTPT KCHT hệ thống giao thông












Số km đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, liên thôn
được đầu tư mới, cải tạo, mở rộng tăng thêm hàng năm Km 64

101

100

89

90

516

1,2 Kết quả ĐTPT KCHT hệ thống thủy lợi










Số km mương dẫn được đầu tư mới, cải tạo tăng thêm hàng năm Km 44

63

69


69

83

392

1,3 Kết quả ĐTPT KCHTKCN











Số lượng KCN có hệ thống xử lý chất thải tập trung tăng thêm hàng
năm KCN 0

1

1

2

3


3

2 Kết quả ĐTPT hệ thống KCHT xã hội











2,1 Kết quả ĐTPT KCHTlĩnh vực giáo dục đào tạo










Số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia tăng thêm hàng năm Trường 17

22

27


13

15

15

2,2 Kết quả ĐTPT KCHTlĩnh vực y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình










2,2,1

Số giường bệnh / vạn dân tăng thêm hàng năm Giường

29.8

31

31

31


20,8

2,2,2

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin %

96.9

94.4

95.4

84.0

96,1

2,3 Kết quả ĐTPT KCHTlĩnh vực môi trường










2,3,1

Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom và xử lý tăng thêm hàng năm % 77


85

85

85

90

95

2,3,2

Tỷ lệ che phủ rừng tăng thêm hàng năm % 0.11

0.12

0.08

-0.03

0.7

5,5

Nguồn:[25;94;105;108]

16
Bảng 3.13: Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương
đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2013

Số lượng tiêu chí đầu tư xây dựng nông
thôn mới đạt được
15 14 13 12 11 10

9 8 6
Tổng số xã đạt được các tiêu chí 1 1 1 5 6 5 4 2 1
Nguồn: [94, 114]
3.4.1.3.Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phươnggóp
phần đảm bảo an sinh xã hội: đã từng bước được quan tâm thông qua các chính
sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh (bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chính sách ưu đãi
người có công; khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo).Tuy nhiên tác động
này còn ở mức khiêm tốn.
3.4.1.4. Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương đối
với thúc đẩy đầu tư từ các nguồn vốn khác đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của địa phương: ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP có tác động như nguồn vốn mồi
thu hút và duy trì tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư các nguồn vốn khác (Vốn
ĐTPT, vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước, FDI).Tuy nhiên sự phát huy tác dụng
này vẫn còn ở mức khiêm tốn.(bảng 3.14)
3.4.1.5. Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực đã bước
đầu được nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc của công tác QLNN
về ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh.
3.4.1.6. Tác động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương góp phần
làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường: Thể hiện thông qua
tỷ lệ rác thải đô thị ,
rác thải rắn, rác thải y tế được thu gom và xử lý tăng thêm hàng năm, tỷ lệ che phủ rừng
tăng thêm hàng năm. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn ở mức chưa cao.
(bảng 3.7)
3.4.1.7. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phươngtác động đến phát
triển khoa học công nghệ của địa phương: Giai đoạn 2008 – 2013 đã có hàng

trăm đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao
năng suất lao động, nâng cao hiệu quả QLNN của các cơ quan, tổ chức và DNNN
trên địa bàn tỉnh.
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3.4.2.1. Một số hạn chế chủ yếu của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam:+) Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP chưa đáp
ứng được nhu cầu ĐTPT KTXH trên địa bàn tỉnh Hà Nam. +) Việc phân bổ vốn
đầu tư các ngành, các lĩnh vưc còn chưa hợp lý chủ yếu là ĐTPT KCHT KTXH;
ĐTPT KHCN, nguồn nhân lực cũng chưa được quan tâm thỏa đáng.+) ĐTPT từ

17
nguồn vốn NSĐP vào KCHT KTXH: Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP còn chưa
đáp ứng được so với nhu cầu vốn đầu tư; Chủ trương đầu tư không tập trung, còn
phân tán; Tính kết nối của hệ thống KCHT giao thông vận tải vẫn chưa hoàn
chỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt của người dân trên
địa bàn và với các địa phương khác.+) ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP chưa thực sự
phát huy vai trò của mình đối với đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh Hà Nam.
3.4.2.2.Nguyên nhân của các hạn chế: +) Chất lượng của công tác lập quy hoạch
phát triển KTXH; lập, thẩm định kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP còn chưa
cao; công tác quản lý và thực hiện quy hoạch; kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP còn nhiều bất cập.+) Các bước, các giai đoạn của các dựán ĐTPT từ
nguồn vốn NSNN nói chung, NSĐP nói riêng còn bộc lộ nhiều điểm bấtcập (Từ
việc lập DAĐT, đến thẩm định DAĐT, tư vấn giám sát THĐT đến đưa công trình
hoàn thành vào khai thác).+) Đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực
ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói chung, NSĐP nói riêng còn yếu về chất lượng.+)
Tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ trong QLNN đối với hoạt động ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP còn bất cập. +) Công tác thanh tra, giám sát ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP chưa thực sự phát huy hiệu quả. +) Hệ thống pháp luật về quản lý ĐTPT từ

nguồn vốn NSNN nói chung, NSĐP nói riêng còn nhiều điểm chưa hợp lý, nhiều bất cập
nhưng chậm được sửa đổi.


18
Bảng 3.14: Tác động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương đối với thúc đẩy đầu tư từ

các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng, %, theo giá so sánh năm 2010
TT

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1
Tổng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP 885.351

893.038

1.080.844

1.120.645

1.392.985

998.601

Tốc độ tăng liên hoàn -

0,87

21,03


3,68

24,30

-28,31

2
Tổng vốn ĐTPT trên địa bàn 8.733.928

7.944.655

8.975.558

10.716.773

11.388.356

11.852.420

Tốc độ tăng liên hoàn -

-9,04

12,98

19,40

6,27


4,07

Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
-

-1.041

62

527

26

-14

đối với thúc đẩy ĐTPT trên địa bàn tỉnh
3 Vốn đầu tư khu vực nhà nước
4.834.206

4.651.900

4.763.558

5.581.423

5.092.515

4.251.665

Tốc độ tăng liên hoàn -


-3,77

2,40

17,17

-8,76

-16,51

Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
-

-434

11

466

- 36

58

đối với thúc đẩy đầu tư khu vực nhà nước
4
Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước 3.157.392

2.856.461


3.262.000

3.612.306

4.547.653

5.415.520

Tốc độ tăng liên hoàn -

-9,53

14,20

10,74

25,89

19,08

Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đối
-

-1.098

68

292

107


-67

với thúc đẩyđầu tưkhu vực ngoài nhà nước
5
Vốn đầu tư khu vực FDI 742.330

436.295

950.000

1.523.044

1.748.188

2.185.235

Tốc độ tăng liên hoàn -

-41,23

117,74

60,32

14,78

25,00

Tác động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP

-

-4.748

560

1.638

61

-88

đối với thúc đẩy FDI
Nguồn: [25;105] và tính toán của tác giả
19
CHƯƠNG 4:QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH HÀ NAM
4.1.Bối cảnh, quan điểm và định hướng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách địa phương tỉnh hà nam đến năm 2020: Thông qua phân tích bối cảnh
trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tác giả luận án
đã đưa ra các quan điểm và định hướng ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam
đến năm 2020.
4.1.2. Quan điểm đối với đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương:+)Đảm bảo tính chất đồng bộ trong quá trình phát triển, dựa trên cơ sở
phát huy nội lực của tỉnh; phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển KTXH của cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng;+)ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và sức mạnh của các tiểu vùng,
ngành động lực tăng trưởng;+)ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP góp phần thúc đẩy đầu
tư từ các nguồn vốn khác.

4.1.3. Định hướng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương:
a)ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP là tiên phong có nghĩa là ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP phải đi đầu vào những vùng, ngành, lĩnh vực mà chưa có khu vực nào đầu
tư và không có khả năng đầu tư.b) Tập trung ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP về
KCHT KTXH tạo bước đột phá.c)Thứ ba, ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP nhằm thúc
đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực thế mạnh của địa phương.d) ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự phát
triển.
4.1.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa
phương của tỉnh Hà Nam đến năm 2020.Thông qua việc sử dụng phương pháp
dự báo hồi quy xu thế bình phương nhỏ nhất luận án đã dự báo nhu cầu vốn vốn
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020.Có 4 phương
án khác nhau tương ứng với các tốc độ tăng GDP và nhu cầu vốn ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP bình quân năm giai đoạn 2014–2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam(Bảng
4.5)
Bảng 4.5:Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sáchđịa
phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam bình quân giai đoạn 2014 - 2020.
STT

Phương án Tốc độ
tăngGDP(%)
Vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
(Triệu đồng)
1 PA 1 8

2.459.000

2 PA 2 10

2.702.550


3 PA 3 11

2.832.700

4
PA 4
12
2.968.000
20
Nguồn:Theo tính toán của tác giả
4.2.Một số giải pháp đối với hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách địa phương tại tỉnh Hà Nam.
4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, quản lý quy hoạch; lập, thẩm định kế
hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương: a)Nâng cao chất
lượng của công tác lập, quản lý quy hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP: Cần phải
nâng cao nhận thức về vai trò của công tác lập, quản lý quy hoạch; Cần phải tập
trung đổi mới phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP
cũng như cách thức tổ chức thực hiện các quy hoạch. b)Thực hiện tốt công tác lập
và thực hiện theo quy hoạch:Căn cứ lập quy hoạch: phải căn cứ vào định hướng,
chiến lược phát triển KTXH, tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của tỉnh, và phù hợp
với quy hoạch của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; Tạo những mục tiêu
mang tính định hướng rõ ràng trong quy hoạch; Cần phải đảm bảo quy hoạch
thống nhất, đồng bộ có tính hệ thống là những cơ sở cho việc lập, thực hiện các
dự án ĐTPT từ nguồn vốn NSĐPmang lại hiệu quả cao. c) Hoàn thiện công tác
lập, thẩm định, thực hiện kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP: Để hoàn thiện
công tác lập, thẩm định kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đòi hỏi phải mới
đồng bộ cả về phương pháp, nội dung lập kế hoạch; Hà Nam cần chủ động lập,
thẩm định và triển khai thực hiện kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên tinh
thần nghiêm túc, để đáp ứng mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH của tỉnh

đến năm 2020; Để đảm bảo cho chất lượng của công tác lập kế hoạch ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP cần phải áp dụng các phương pháp phân tích và dự báo khoa
học; Cần phải khẩn trương chuyển công tác lập kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP sang lập kế hoạch đầu tư trung hạn; Theo tinh thần của Chỉ thị 23/KT-TTg
tác giả đã cụ thể hóa các bước trong quá trình lập kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP trung hạn tỉnh Hà Nam cần phải tiến hành.
4.2.2. Hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý đầu tư phát triển
từ nguồn vốn ngân sách địa phương:a)Tác giả luận án đưa ra hai phương án và
phân tích đối với cách thức đổi mới cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng quản lý
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP theo hướng: Hình thành tổ chức đánh giá các dự án
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP, tổ chức này có thể đặt tại UBND tỉnh hoặc Sở Kế
hoạch đầu tư tỉnh Hà Nam nhưng là một phòng độc lập với các phòng khác. b)
Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ QLNN đối với ĐTPTtừ
nguồn vốn NSĐP: Cần phải tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP ở các cấp tỉnh, huyện, xã; Cần phải tăng cường trách nhiệm của người
đứng đầu đối với việc ra quyết định của họ ở các cấp của địa phương (HĐND,
UBND, các sở, ban, ngành huyện, thành phố). c) Hoàn thiện công tác đào tạo và
chế độ thi tuyển các vị trí cán bộ QLNN đối với công chức vào hoạt động ĐTPT
từ nguồn vốn NSĐP.
4.2.3. Thay đổi cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách địa phương
21
Tác giả đã hệ thống hóa nguồn và cơ cấu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP theo quan
điểm của tác giả theo hình 4.1 trong đó: +) Nguồn vốn ĐTPT từ NSĐP tỉnh Hà
Nam bao gồm 4 nguồn chủ yếu là: Thu từ các khoản phí, thuế (T1); thu từ quỹ
đất (T2); khoản thu ngân sách từ điều tiết của trung ương (T3) và các dự án ODA
(T4). +) Chi NSĐP bao gồm 3 nội dung chủ yếu: chi thường xuyên (N1), chi trả
nợ và dự trữ (N2) và phần còn lại là chi ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP (N3).
Tác giả đưa ra 2 phương án chủ yếu để có thể tăng tổng nguồn vốn ĐTPT từ

nguồn vốn NSĐP và có 1 phương án để thay đổi cơ cấu ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP. Các phương án cụ thể như sau:+) Phương án 1: Để tăng nguồn vốn ĐTPT
từ nguồn vốn NSĐP thì phải các nguồn thu từ T1 đến T4: Tác giả cho rằng rất
khó để tăng T3 và T4, chỉ có thể tăng T1 và T2 trên cơ sở tăng T1 thì phải tăng
sản xuất, tăng sản xuất sẽ là điều kiện tiền đề để tăng T2. +) Phương án 2: Để
tăng nguồn vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP (các yếu tố khác không đổi) có thể
giảm N1.+) Phương án 3:Thay đổi cơ cấu ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP thông qua
các phương thức sau: a) Tăng ĐTPT KCHT KTXH. b) Giảm chi phí ĐTPT mua
sắm tài sản thông qua việc sử dụng có hiệu quả các tài sản sẵn có. c) Tăng ĐTPT
nguồn nhân lực. d) Tăng đầu tư cho công tác lập, thẩm định các quy hoạch, kế
hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; ban hành các chính sách. e) Tăng vốn ĐTPT
từ nguồn vốn NSĐP vào lĩnh vực KHCN.

Các khoản thu
từ phí, thuế.
T1

Các khoản thu
từ quỹ đất
T2

Vốn đầu tư điều tiết
từ ngân sách TW
T3

ODA
T4

ĐTPT t
ừ nguồn

vốn NSĐP
N1
N2
N3
Chi
thường
xuyên
Chi trả
nợ, dự
trữ
ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP vào hệ thống
KCHT KTXH
C1

ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP vào mua sắm tài
sản công
C2

ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP vào phát triển
nguồn nhân lực
C3

ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP vào KHCN

C4


ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP vào hỗ trợ các
DNNN, các tổ chức kinh
t
ế cần có sự tham gia của
nhà nước
C5

ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP vào các lĩnh vực
khác
C6

22
Hình 4.1: Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách địa phương
Nguồn: Tác giả xây dựng
4.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
địa phương:+) Cần có chủ trương, quyết định đầu tư chính xác: phải dựa trên các
căn cứ pháp lý, dự báo, phải phù hợp với nhu cầu thực tế, phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch phát triển, nguồn lực của địa phương. +) Hoàn thiện công tác thẩm định
DAĐT: Công tác thẩm định dự án ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP cần phải được thực
hiện một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung cơ bản ảnh
hưởng đến tính khả thi, tính hiệu quả của các DAĐT. +)Hoàn thiện công tác đấu
thầu: Lựa chọn các nhà thầu đáp ứng các yêu cầu: có năng lực chuyên môn; đảm
bảo năng lực về mặt tài chính, kỹ thuật, nhân lực, máy móc thiết bị phù hợp với
từng gói thầu. Cần phải ngăn chặn triệt để tình trạng rò rỉ thông tin trong đấu thầu
và hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu khácvà khuyến khích áp dụng hình thức
“đấu thầu rộng rãi”.+) Nâng cao chất lượng của công tác giám sát thi công công
trình, hạng mục công trình. +)Kiểm soát chặt chẽ công tác nghiệm thu công

trình, hạng mục công trình, thanh quyết toán vốn đầu tư. +)Đổi mới chính sách
đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam: Cần phải ban hành kịp thời những chính sách
mang tính đặc thù của Hà Nam chẳng hạn như: chính sách khuyến khích đầu tư,
ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, thu từ quỹ đất hay chính sách giảm tiêu dùng
thường xuyên. +) CQĐP có các giải pháp phát triển đội ngũ nhà thầu (các doanh
nghiệp trực tiếp thực hiện, thi công ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh).
4.2.5. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy
đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Để hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP thực sự phát huy tác dụng vai trò
thúc đẩy đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam thì các cấp,
các ngành của địa phương cần phải: +) Đưa ra các phương án thay đổi cơ cấu vật
nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng của địa phương. +)
Hướng dẫn người nông dân áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất để nâng cao
năng xuất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. +) Ban hành những chính sách
hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm cơ giới hóa nông nghiệp. +) Áp dụng các
chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước đẩy mạnh các
dự án cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. +) Có các phương án triển khai phòng
chống dịch bệnh, theo dõi tình hình dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm.
4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách địa phương: a) Cần phải tiến hành thanh tra tất cả các giai đoạn, các
bước, các khâu của quy trình ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP trên địa bàn tỉnh Hà
Nam. Cần phải được xử lý nghiêm, công khai, minh bạch những sai phạm nhằm
phát huy hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra. b) Cần phải tăng cường công
tác giám sát của HĐND theo kế hoạch giám sát định kỳ hàng năm, cần phải thực
hiện theo hình thức giám sát định kỳ với giám sát đột xuất có chọn lọc các dự án
23
trọng điểm;Thúc đẩy và coi trọng vai trò của các tổ chức đoàn thể, người dân
trong công tác giám sát ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP; Các cơ quan chức năng, các
cấp, các ngành những người đứng đầu CQĐP phải có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ
các thông tin liên quan; Cần phải tiến hành thực hiện thường xuyên và tuân thủ

theo đúng các quy định về chế độ báo cáo giám sát và đánh giá ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP theo hướng phải gắn trách nhiệm đối với những người có
thẩm quyền.
4.3. Một số kiến nghị về đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
4.3.1. Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước: Phân bổ NSNN hàng năm của trung ương cho địa phương theo quy
định của nhà nước ngoài việc căn cứ theo quy mô dân số, diện tích đất đai và đặc
điểm địa hình còn phải căn cứ nhiều hơn vào tiềm năng, thế mạnh của các địa
phương để các địa phương có thể giải quyết các công việc then chốt cho quá trình
phát triển của địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển KTXH
của địa phương đó.
4.3.2. Hoàn thiện nội dung luật pháp về phân cấp quản lý nhà nước đối với
hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:Hoàn thiện nội
dung luật pháp về phân cấp QLNN đối với hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN
không chỉ căn theo quy mô vốn mà còn phải căn cứ theo giá trị của đầu tư (mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, vai trò, ý nghĩa của công trình, DAĐT).Các
cấp, các ngành trung ương cần phải kiểm soát việc triển khai thực hiện ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP thể hiện được tinh thần đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng
điểm hạn chế tình trạng vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương,
năng lực triển khai dự án tại các địa phương, khắc phục tình trạng thực hiện sai
chủ trương đầu tư.



24
Kết luận

Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSĐP phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
kinh tế, quy mô vốn đầu tư và khả năng cân đối thu chi ngân sách của địa phương
Nhưng điều quan trọng hơn là ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP phụ thuộc rất nhiều

vào các yếu tố chủ quan của các tổ chức, cá nhân tham gia vào ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP như: năng lực đơn vị THĐT, bộ máy quản lý ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP, công tác lập quy hoạch, kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP.
Tác giả xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tác động của ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP đối với sự phát triển KTXH của một địa phương và tác giả đã
tính toán các tác động của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đối với sự phát triển
KTXH của tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2008-2013. Từ phân tích thực trạng ĐTPT từ
nguồn vốn NSĐP tác giả đã chỉ ra một loạt các hạn chế và nguyên nhân các hạn
chế của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.
Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng các cơ chế, chính sách và mô hình
đầu tư rất thành công trong đó luận án có nghiên cứu hai quốc gia châu Á đại
diện là Hàn Quốc và Đài Loan. Bên cạnh đó luận án cũng xem xét hai địa
phương trong nước đó là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Phú Thọ từ đó đưa ra
những bài học cả thành công và thất bại có thể vận dụng vào ĐTPT từ nguồn
vốn NSĐP tỉnh Hà Nam.
Quan điểm, định hướng ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP được tác giả đưa ra đã
bám sát vào chiến lược phát triển KTXH của địa phương, những hạn chế và
nguyên nhân các hạn chế của ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP tỉnh Hà Nam giai đoạn
2008 – 2013. Bên cạnh đó tác giả còn dự báo nhu cầu vốn ĐTPT từ nguồn vốn
NSĐP tỉnh Hà Nam đến năm 2020 theo độ co giãn của vốn đầu tư theo GDP và
tỷ trọng vốn ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP so với tổng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh
Hà Nam để giúp cho tỉnh Hà Nam có các phương án để huy động các nguồn vốn
ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đáp ứng các nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh đến
năm 2020.
Hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP được
tác giả đề xuất trong luận án có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy tác dụng
của nguồn vốn này. Điều quan trọng là phải có sự triển khai đồng bộ, hiệu quả
các giải pháp để tăng cường ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP đòi hỏi nhà nước, các bộ
ngành liên quan cần có những hỗ trợ cần thiết cho địa phương, góp phần cùng các
nguồn vốn khác của tỉnh Hà Nam ngày càng phát huy vai trò “nguồn vốn mồi” của

ĐTPT từ nguồn vốn NSĐP, nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển
KTXH trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phan Thị Thu Hiền (2013), “Dự báo cơ cầu đầu tư tỉnh Hà Nam đến
năm 2015”, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 23, tháng 11/2013
2. Phạm Văn Hùng, Phan Thị Thu Hiền & Hoàng Thị Thu Hà (2013),
“Tình hình đâu tư phát triển của Việt Nam năm 2013 và một số giải
pháp cho năm 2014”, Tạp chí kinh tế phát triển, Số 198, tháng
12/2013, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.
3. Phạm Văn Hùng, Phan Thị Thu Hiền & Hoàng Thị Thu Hà (2014),
Đầu tư phát triển của Việt Nam năm 2013: Một số kết quả bước đầu
của tái cơ cấu và giải pháp cho năm 2014, Kỷ yếu hội thảo khoa
học: Kinh tế Việt Nam 2013 và triển vọng 2014. Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân.


×