Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Quản lý nghiên cứu khoa học tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 224 trang )

1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM


NGÔ VIẾT SƠN


QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠI CÁC CƠ SỞ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Hà Nội, 2015
2



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM



NGÔ VIẾT SƠN


QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠI CÁC CƠ SỞ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Tập thể hướng dẫn khoa học



PGS. TS. Nguyễn Xuân Thức PGS. TS. Vương Thanh Hương
Hà Nội, 2015
3



MỤC LỤC


Nội dung
Trang

MỞ ĐẦU 11
1. Lý do lựa chọn đề tài 11
2. Mục đích nghiên cứu 13
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 13
4. Phạm vi nghiên cứu 13

5. Giả thuyết khoa học 14
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 14
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 15
8. Luận điểm bảo vệ 16
9. Những đóng góp mới của luận án 17
10. Cấu trúc của luận án 18
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 19
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý NCKH 19
1.1.1. Nghiên cứu quản lý NCKH ở nước ngoài 19
1.1.2. Nghiên cứu quản lý NCKH ở Việt Nam 24
1.1.3. Nhận định về tổng quan nghiên cứu 25
1.2. Nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD 26
1.2.1. Khái niệm cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 27
1.2.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD 29
1.2.3. Nội dung NCKH tại các CSBD CBQLGD 30
1.3. Đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD 31
1.3.1. Khái niệm 31
1.3.2. Quá trình thực hiện đề tài 31
1.3.3. Quy trình cụ thể 34
1.4. Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 42
1.4.1. Khái niệm quản lý trong khoa học quản lý 42
1.4.2. Khái niệm quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 47
1.4.3. Nội dung quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 48
1.5. Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD 48
1.5.1. Khái niệm 48
4



1.5.2. Cơ cấu tổ chức trong quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở 49

1.5.3. Vai trò, trách nhiệm và hành động cụ thể của chủ thể quản lý và các chủ
thể có liên quan 50
1.5.4. Nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở 53
1.5.4.1. Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu 53
1.5.4.2. Quản lý TVTC thuyết minh 55
1.5.4.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra 56
1.5.4.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu 58
1.5.4.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC 60
1.5.4.6. Quản lý áp dụng KQNC vào thực tiễn 61
1.5.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở 62
1.5.5.1. Yếu tố chủ quan 62
1.5.5.2. Các yếu tố khách quan cơ bản 64
1.6. Hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD 73
1.6.1. Khái niệm hiệu quả 73
1.6.2. Khái niệm hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD 73
1.6.3. Những biểu hiện NCKH có hiệu quả tại các CSBD CBQLGD 73
Kết luận chương 1 76
Chương 2: Thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 78
2.1. Khái quát về các CSBD CBQLGD 78
2.1.1. Sự phát triển CSBD CBQLGD 78
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các CSBD CBQLGD 79
2.1.3. Những đặc trưng giống nhau ở các CSBD CBQLGD 84
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 85
2.2.1. Mục đích khảo sát 85
2.2.2. Phạm vi (đơn vị, thời gian) và nội dung khảo sát 85
2.2.3. Mẫu khách thể khảo sát 86
2.2.4. Phương pháp khảo sát 86
2.3. Thực trạng NCKH tại các CSBD CBQLGD 88
2.3.1. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của NCKH 88
2.3.2. Mức độ thực hiện NCKH 89

2.3.3. Mức độ thực hiện các đề tài NCKH 92
2.3.4. Mức độ thực hiện theo quy trình cụ thể 95
2.3.5. Mức độ thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy và NCKH 97
5



2.4. Thực trạng nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD
CBQLGD 99
2.4.1. Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở 99
2.4.2. Quản lý TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở 101
2.4.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở 102
2.4.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở 104
2.4.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH
cấp cơ sở 107
2.4.6. Quản lý áp dụng KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn 109
2.5. Thực trạng các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở
tại các CSBD CBQLGD 111
2.5.1. Yếu tố chủ quan 111
2.5.2. Yếu tố khách quan cơ bản 116
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 130
2.6.1. Những ưu điểm 130
2.6.2. Những hạn chế 130
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế 132
Kết luận chương 2 133
Chương 3: Giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD 135
3.1. Định hướng các giải pháp đề xuất 135
3.1.1. Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN và Chiến lược phát
triển giáo dục 2011-2020 135
3.1.2. Ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ NCKH phục vụ công tác quản lý giáo

dục và công tác giảng dạy thuộc chức năng, nhiệm vụ của CSBD
CBQLGD 136
3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 137
3.3. Các giải pháp đề xuất 138
3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông
qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH 138
3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá trình thực hiện
đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD 147
3.3.3. Giải pháp 3: Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và các chủ thể
có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các
CSBD CBQLGD 156
3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất 164
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 164
6



3.4.2. Các bước khảo nghiệm 164
3.4.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm 164
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm 164
3.5. Thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC
thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở 167
3.5.1. Mục đích thực nghiệm 167
3.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực nghiệm 167
3.5.3. Đối tượng, hình thức thực nghiệm 168
3.5.4. Địa điểm, thời gian thực nghiệm 168
3.5.5. Các bước tiến hành thực nghiệm 169
3.5.6. Kết quả thực nghiệm 170
3.5.7. Mối quan hệ giữa việc thực hiện quản lý TVXĐ và TVTC với hiệu quả
NCKH 176

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 179
Các công trình của tác giả liên quan đến luận án 183
Tài liệu tham khảo 184
PHẦN PHỤ LỤC 190
Tìm hiểu thực trạng về NCKH 191
Thống kê số lượng liên quan đến NCKH của đơn vị 196
Xin ý kiến đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học 197
Công tác giảng dạy và NCKH của Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội 210
Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán
bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ 211
Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý
giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh 212
Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Quản lý giáo dục 213
Nội dung cập nhật dữ liệu vào phầm mềm ứng dụng 215
Phiếu hỏi về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm quản lý NCKH tại
Học viện Quản lý giáo dục 219
Phiếu đánh giá lợi ích của việc ban hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và
TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài cấp cơ sở 223
Phiếu hỏi các chuyên gia nhằm khẳng định tính khả thi sau thực nghiệm 224


7




KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TT
Ký hiệu viết tắt

Ý nghĩa
1
NCKH
Nghiên cứu khoa học
2
SPUD
Sư phạm ứng dụng
3
CSBD
Cơ sở bồi dưỡng
4
CBQLGD
Cán bộ quản lý giáo dục
5
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
6
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
7
BD, TBD
Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
8
TVXĐ
Tư vấn xác định
9
TVTC
Tư vấn tuyển chọn
10
KQNC

Kết quả nghiên cứu
11
Bi
Bước thứ i
12
KH&ĐT
Khoa học và Đào tạo


CÁC HÌNH

Số
hình
Nội dung
Trang
1.1
Tương quan mạnh giữa năng suất nghiên cứu quốc gia với bình
quân GDP
21
1.2
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD
27
1.3
Cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD
28
1.4
Mối quan hệ giữa CSBD CBQL với cơ sở giáo dục thực hiện
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD
28
1.5

Mức độ hành vi của chủ thể quản lý
45
1.6
Khái niệm quản lý
47

8




CÁC SƠ ĐỒ

Số
sơ đồ
Nội dung
Trang
1.1
Quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở
33
1.2
Quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở
35
1.3
Quy trình TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở
36
1.4
Quy trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở
37
1.5

Quy trình đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở
39
1.6
Quy trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề tài
NCKH cấp cơ sở
40
1.7
Quy trình áp dụng KQNC của các đề tài NCKH cấp cơ sở vào
thực tiễn
41

CÁC BẢNG

Số
bảng
Nội dung
Trang
2.1
Mức độ thực hiện NCKH tại các CSBD CBQLGD
89
2.2
Tổng hợp việc thực hiện NCKH khác ngoài đề tài NCKH tại các
CSBD CBQLGD
91
2.3
Mức độ thực hiện đề tài NCKH tại các CSBD CBQLGD
92
2.4
Số lượng đề tài NCKH tại các CSBD CBQLGD
93

2.5
Mức độ thực hiện theo qui trình cụ thể trong quá trình thực hiện
đề tài NCKH cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD
95
2.6
Mức độ thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa
học tại CSBD CBQLGD
97
2.7
Tổng số lớp phải giảng dạy trong 3 năm học tại các CSBD
CBQLGD
98
2.8
Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý TVXĐ vấn
đề nghiên cứu cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD
99
2.9
Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý TVTC
thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD
101
9



2.10
Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý triển khai
nghiên cứu và kiểm tra đề tài khoa học cấp cơ sở tại CSBD
CBQLGD
103
2.11

Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý đánh giá,
nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD
105
2.12
Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản nhằm quản lý thực hiện
quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở
107
2.13
Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản nhằm quản lý KQNC của
đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn
109
2.14
Mức độ ảnh hưởng của thủ trưởng các CSBD CBQLGD tới quá
trình quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở
111
2.15
Mức độ ảnh hưởng của chủ nhiệm đề tài tới quá trình quản lý đề
tài NCKH cấp cơ sở
113
2.16
Mức độ ảnh hưởng của Tổ trưởng tổ kiểm tra/Chủ tịch Hội đồng
đánh giá, nghiệm thu
114
2.17
Mức độ ảnh hưởng của thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng
KQNC
115
2.18
Mức độ ảnh hưởng của ý thức BD, TBD
116

2.19
Mức độ ảnh hưởng của chính sách thi đua, khen thưởng
118
2.20
Mức độ ảnh hưởng của việc ưu tiên theo hướng NCKH SPƯD
120
2.21
Mức độ ảnh hưởng của chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá
và bổ nhiệm cán bộ khoa học
121
2.22
Mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin quản lý
122
2.23
Mức độ ảnh hưởng của việc gắn kết giữa hai nhiệm vụ giảng dạy
và nghiên cứu khoa học
123
2.24
Mức độ ảnh hưởng của thái độ tích cực khi tham gia NCKH
125
2.25
Mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc hỗ
trợ kinh phí
126
2.26
Mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng KQNC đề tài NCKH cấp cơ
sở vào thực tiễn
128
3.27
Kết quả thực nghiệm trước và sau khi ban hành quy trình TVXĐ

vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài
NCKH cấp cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục
170
3.28
Kết luận về yêu cầu chỉnh sửa thuyết minh đề tài NCKH sau khi
có tư vấn tham mưu của Hội đồng KH&ĐT trong 3 năm 2011,
2012 và 2013 tại Học viện Quản lý giáo dục
178

10







CÁC BIỂU ĐỒ
Số
biểu đồ
Nội dung
Trang
2.1
Tổng số phiếu phát ra và thu về
88
2.2
% mức độ nhận thức về tầm quan trọng của NCKH
88
3.3
% hình ảnh kết quả khảo nghiệm tại Học viện Quản lý giáo dục

về sự cần thiết của các giải pháp đề xuất
165
3.4
% hình ảnh kết quả khảo nghiệm tại Học viện Quản lý giáo dục
về tính khả thi của các giải pháp đề xuất
166
3.5
Hình ảnh kết quả chênh lệch % hai mức độ rất lợi ích và lợi ích ở
hai giai đoạn trước và sau khi ban hành quy trình TVXĐ vấn đề
nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp
cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục
172
3.6
Hình ảnh so sánh số lượng các vấn đề nghiên cứu đề xuất với các
vấn đề nghiên cứu được công bố tại Học viện Quản lý giáo dục
trong ba năm 2011, 2012 và 2013
176








11



MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Nghiên cứu khoa học (NCKH) ở các cơ sở giáo dục nói chung, tại cơ sở
bồi dưỡng (CSBD) cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) nói riêng là một
trong những nhiệm vụ cơ bản. Đối với các CSBD CBQLGD, nó không chỉ
góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của các CSBD CBQLGD, mà còn là
quá trình không thể thiếu để huấn luyện cho các cán bộ quản lý đương chức
và kế cận trong việc thực hiện sứ mệnh truyền bá, áp dụng, sản sinh tri thức,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, trong giáo dục ở nước ta, đây là lĩnh vực còn nhiều bức
xúc do kết quả và chất lượng NCKH - khả năng áp dụng vào thực tiễn -
có nhiều bất cập trong quan hệ với việc đáp ứng yêu cầu phát triển của
các cơ sở cũng như kinh tế, xã hội của đất nước.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là sự bất
cập, hạn chế trong công tác quản lý. Chính vì thế mà trong các Nghị quyết
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ giai đoạn 2011-2020” và “Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2011-2020” đều khẳng định: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tổ chức,
cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động ”.
Trong bối cảnh chung của việc quản lý trong NCKH ở Việt Nam, Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có nhận định về hạn chế trong NCKH
tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, Viện nghiên cứu và các CSBD
CBQLGD trực thuộc Bộ trong 5 năm từ 2006 đến 2010, với nhiều nguyên
nhân [14] như: Về nhân lực cho NCKH; Về cơ cấu tổ chức nhân sự trong
12



NCKH; Về công tác quản lý; Về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị
cho NCKH; Về kết quả nghiên cứu (KQNC)

Qua việc đánh giá chung của Bộ GD&ĐT về các hạn chế, một điều rất
rõ nét được thể hiện là: Công tác quản lý trong NCKH có nhiều hạn chế,
liên quan đến sự công khai, minh bạch trong quá trình quản lý NCKH; Liên
quan đến vai trò, trách nhiệm, tài năng và nghệ thuật của các chủ thể khi
thực hiện chức năng quản lý của mình trong quá trình quản lý NCKH.
Theo quy định, quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD gồm nhiều
nội dung. Tuy nhiên, việc quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở là một việc định
kỳ hằng năm, tốn nhiều thời gian của các nhà quản lý tại các CSBD
CBQLGD và là việc mà các CSBD CBQLGD có thể chi phối cũng như
kiểm soát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình nghiên cứu này.
Việc các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD
ít được áp dụng vào thực tiễn, ngoài các lý do về vai trò, trách nhiệm của
chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan, lý do bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố tác động, còn có lý do ở việc quản lý quá trình thực hiện.
Cho đến nay, trong nỗ lực tìm lời giải cho quản lý NCKH tại các
CSBD CBQLGD nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là,
các KQNC áp dụng được vào thực tiễn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Để nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH
cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn, cần phải
đưa ra các giải pháp theo hướng:
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông qua việc
hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH.
13



- Hoàn thiện các quy trình cụ thể cũng như phát triển mối quan hệ giữa
chủ thể quản lý với các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài
NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.
Chính những lý do khách quan nói trên trong NCKH tại các CSBD

CBQLGD cùng sự mong mỏi chủ quan, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý nghiên cứu khoa học tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo
dục“ với trọng tâm là quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở làm đề tài luận án
tiến sĩ nhằm góp phần đổi mới quản lý theo tinh thần: Công khai, minh
bạch, đúng vai trò, trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là,
các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng
được vào thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD nhằm
nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ
sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về địa bàn: Trên cơ sở về tư cách pháp nhân và chức năng, nhiệm vụ
có tính tương tự, luận án giới hạn nghiên cứu tại bốn cơ sở bao gồm: Học
viện Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ
Chí Minh, Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội và Trường Bồi
dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ.
14



Về khách thể khảo sát: Các giảng viên/nhà khoa học, các chuyên gia
trong lĩnh vực NCKH và lãnh đạo/quản lý giáo dục ở các CSBD CBQLGD.
Về nội dung: Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD gồm nhiều nội
dung, nhưng luận án chỉ nghiên cứu quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở và
khảo sát thực trạng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013. Trong đó, tập
trung nghiên cứu các giải pháp quản lý theo hướng: Nâng cao vai trò, trách

nhiệm của chủ thể quản lý thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách
trong NCKH đồng thời hoàn thiện các quy trình cụ thể cũng như phát triển
mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với các chủ thể có liên quan trong quá
trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.
Về khảo nghiệm và thực nghiệm: Luận án khảo nghiệm sự cần thiết và
tính khả thi của các giải pháp tại Học viện Quản lý giáo dục. Luận án thực
nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết
minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD
CBQLGD ít được áp dụng vào thực tiễn. Nếu nâng cao vai trò, trách nhiệm
của chủ thể quản lý thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong
NCKH đồng thời hoàn thiện các quy trình cụ thể cũng như phát triển mối
quan hệ giữa chủ thể quản lý với các chủ thể có liên quan trong quá trình
thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD thì sẽ nâng cao
hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các
CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý NCKH, đặc biệt là, cơ sở lý luận
về quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.
15



- Tìm hiểu thực trạng NCKH, đặc biệt là, thực trạng quản lý đề tài
NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.
- Đề xuất các giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD.
- Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
- Thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và
TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở tại Học viện Quản

lý giáo dục.
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận:
- Tiếp cận hệ thống:
Để làm rõ các phần tử trong cơ cấu tổ chức quản lý NCKH, đặc biệt
là, cơ cấu tổ chức quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.
Thủ trưởng CSBD CBQLGD phải thực hiện nhiều quá trình quản lý:
Quản lý đào tạo, quản lý bồi dưỡng, quản lý NCKH Nhờ tiếp cận hệ
thống, luận án đã được định hướng: Quá trình quản lý NCKH chủ yếu
nhằm phục vụ cho quá trình quản lý đào tạo và quản lý bồi dưỡng.
- Tiếp cận quá trình: Để làm rõ quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp
cơ sở tại các CSBD CBQLGD, đồng thời, qua cách tiếp cận này cũng phản
ánh được sự tác động của bối cảnh mới, đặc biệt là công cuộc đổi mới căn
bản và toàn diện GD&ĐT của Việt Nam hiện nay.
- Tiếp cận quản lý: Bằng tiếp cận quản lý, luận án làm rõ việc thực
hiện các chức năng quản lý và làm rõ các thao tác tư duy của chủ thể quản
lý trước khi đưa ra các quyết định quản lý khi quản lý NCKH, đặc biệt là,
quản lý việc thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.


16



Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Dựa vào tiếp cận hệ thống,
tiếp cận quá trình và tiếp cận quản lý để xem xét về cơ sở lý luận, điều tra
về mặt thực trạng, từ đó mới đưa ra giải pháp.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Bằng các văn bản, các tài liệu

khoa học nhằm xây dựng cơ sở lý luận về quá trình quản lý các đề tài
NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD; Về việc tạo động lực cho
giảng viên/nhà khoa học và các nguyên tắc ưu tiên theo hướng NCKH
SPUD tại các CSBD CBQLGD.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bằng quan sát thực tế, điều tra
qua bảng hỏi, qua các báo cáo tổng kết năm học của các CSBD CBQLGD,
xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo/quản lý nhằm đánh
giá thực trạng công tác quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD nói chung,
đặc biệt là quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở; Bằng khảo nghiệm tại Học
viện Quản lý giáo dục về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề
xuất; Bằng thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và
TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở tại Học viện Quản
lý giáo dục để chứng minh một phần sự đúng đắn của giả thuyết khoa học.
- Phương pháp Thống kê toán học nhằm khẳng định độ tin cậy của các
số liệu đã đưa ra trong luận án.
8. Luận điểm bảo vệ
- Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận quá trình và tiếp cận
quản lý; Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án đã xây dựng
khung lý thuyết về quản lý NCKH, đặc biệt là, quản lý đề tài NCKH cấp cơ
17



sở tại các CSBD CBQLGD, bao gồm các khái niệm: Quản lý; CSBD
CBQLGD; NCKH tại các CSBD CBQLGD; Đề tài NCKH cấp cơ sở tại
các CSBD CBQLGD; Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD; Quản lý đề
tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD; Hiệu quả NCKH tại các
CSBD CBQLGD.
- Nhờ vào khung lý thuyết đã xây dựng, luận án đã tiến hành điều tra

thực trạng (thông qua các thống kê trong từng năm học; thông qua phiếu
khảo sát và thông qua việc phỏng vấn sâu các chuyên gia) tại các CSBD
CBQLGD từ năm 2010 đến 2013 về quản lý NCKH, đặc biệt là, quản lý đề
tài NCKH cấp cơ sở.
- Qua điều tra thực trạng, luận án đã minh chứng cho luận điểm: Để
nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ
sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn, cần phải tiến hành
các giải pháp:
o Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông qua việc
hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH tại các CSBD CBQLGD;
o Hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá trình thực hiện đề tài
NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGSD;
o Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với các chủ thể có
liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD
CBQLGSD.
9. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận:
- Đã chỉ ra quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD
CBQLGD.
18



- Đã chỉ ra các nội dung quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở và chỉ ra
các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các
CSBD CBQLGD.
- Làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý và các chủ thể có
liên quan trong quá trình quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD
CBQLGD.
Về thực tiễn:

- Đề xuất các quy trình cụ thể để quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở
tại các CSBD CBQLGD.
- Hướng các quá trình tìm tòi, phát hiện và sáng tạo của các giảng
viên/nhà khoa học trong NCKH vào việc xử lý các bất cập trong hoạt động
của cá nhân và đơn vị; Góp phần nâng cao hiệu quả NCKH và hướng các
KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở ứng dụng được trong thực tiễn.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, luận án gồm 3 chương và
các phụ lục:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD
Chương 2: Thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD
Chương 3: Giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD



19



Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý NCKH
1.1.1. Nghiên cứu quản lý NCKH ở nước ngoài
Về cách xác định và chọn vấn đề nghiên cứu:
Hầu như các nước phát triển mạnh mẽ về KH&CN đã chuyển các
nhiệm vụ nghiên cứu thành các đề tài, đề án hoặc chương trình dài hạn và
quản lý thống nhất theo một quy trình được công bố công khai, ổn định.
[18, 48]
Các tiêu chuẩn để xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu bao gồm:
- Mục tiêu, nội dung và kế hoạch nghiên cứu phải rõ ràng.
- Phương pháp nghiên cứu phải chứng tỏ được tính khả thi.

- Kết quả nghiên cứu trong những năm trước.
- Danh sách các bài báo, tạp chí đã công bố trong 5 năm của từng
thành viên.
- Các thành viên chính của đề tài phải nêu rõ đã làm các đề tài nào,
nhận bao nhiêu tiền và kết quả được đánh giá ra sao
Ở Nhật quy định: Tháng 10 hằng năm nộp đề cương. Xét chọn đề
cương trong 6 tháng và cuối tháng 4 năm sau kết quả xét chọn được
công bố.
Về phân bổ và quản lý kinh phí:
Mô hình thứ nhất:
Hằng năm, Chính phủ có một Hội đồng (bao gồm phần lớn các thành
viên là những người được biệt phái từ các Bộ, các tổ chức nghiên cứu và
các công ty nghiên cứu) thực hiện nhiệm vụ đánh giá các đề tài và các
chương trình và Chính phủ giao cho một Bộ chịu trách nhiệm phân bổ kinh
phí cho các đề tài và chương trình đã được Hội đồng của Chính phủ (như
nói ở trên) xếp loại.
20



Đại diện tiêu biểu của mô hình này là Nhật Bản (Hội đồng của Chính
phủ mang tên Hội đồng Chính sách KH&CN. Bộ Tài chính được giao phân
bổ kinh phí). [18, 48]
Ở Nhật, một phần lớn kinh phí KH&CN của mỗi Bộ nhận từ Nhà
nước lại được giao cho một số tổ chức và Viện nghiên cứu thực hiện; Có
quy định lĩnh vực ưu tiên về KH&CN.
Mô hình thứ hai:
Một tổ chức hoạt động độc lập chuyên làm nhiệm vụ “đặt hàng” và
“mua” kết quả nghiên cứu. Tổ chức này còn chịu trách nhiệm đấu thầu,
phân bổ và quản lý kinh phí KH&CN từ các nguồn (của cả Nhà nước và

tư nhân).
Đại diện tiêu biểu của mô hình này là Newzealand (tổ chức chịu
trách nhiệm đấu thầu, phân bổ và quản lý kinh phí KH&CN ở
Newzealand là Quỹ nghiên cứu KH&CN) [48].
Cách xác định, lựa chọn đề tài nghiên cứu và phân bổ kinh phí
KH&CN ở Newzealand giúp tránh được sự chồng chéo giữa các cơ quan
cấp vốn, đảm bảo sự chủ động và thích ứng của các viện nghiên cứu, định
hướng được các quá trình nghiên cứu theo chương trình lớn từ trên xuống
dưới và thể hiện thành các sản phẩm cụ thể ngay từ đầu để phối hợp đầu tư
(thường ngân sách Nhà nước đầu tư cho các bước đi ban đầu, khi nghiên
cứu chỉ mang tính lý thuyết và vốn của doanh nghiệp được tập trung đầu tư
vào giai đoạn cuối gắn với ứng dụng thực tiễn).
Về đánh giá KQNC:
Ở các trường đại học ở Nhật Bản, cuối mỗi năm tài chính, trong các
báo cáo của người nghiên cứu phải thể hiện được danh sách các bài báo,
các bằng sáng chế đã được công bố trong thời gian nghiên cứu. [18, 48]
Với các đề tài nhỏ và vừa, khi đánh giá, chủ yếu là quan tâm đến
các bài báo của người nghiên cứu được đăng trên Tạp chí quốc tế hoặc
trong Hội nghị hàng đầu thuộc chuyên ngành. [18, 48]
21



Với các đề tài lớn, sau 2 năm nghiên cứu, sẽ được đánh giá xếp loại.
Sau đó, các đề tài được xử lý: Hoặc là được tiếp tục nghiên cứu và giữ
nguyên kinh phí; Hoặc là được tiếp tục nghiên cứu và giảm/tăng kinh phí;
Hoặc là ngừng không được nghiên cứu tiếp. [18, 48]
Trên cơ sở một số chỉ số thống kê phản ánh năng lực KH&CN và đổi
mới, bao gồm: Công bố khoa học (số bài báo công bố quốc tế, chủ đề
nghiên cứu, số lần được trích dẫn), chỉ số kinh tế tri thức, chỉ số nhân tài

toàn cầu và chỉ số sáng tạo toàn cầu (do Cục Thông tin khoa học và công
nghệ Quốc gia, Bộ KH&CN xuất bản năm 2011 [24]), có thể thấy: Hai
nước Philipin và Indonesa là hai nước có điều kiện về năng lực KH&CN
tương đối giống Việt Nam.
Công bố quốc tế tính trên triệu dân (gọi là năng suất nghiên cứu quốc
gia) có tương quan chặt chẽ với bình quân GDP và Chỉ số Phát triển con
người (HDI), do đó, chúng có thể được sử dụng như các tiêu chí thể hiện
trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia [Phạm Duy Hiển. So sánh
năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á dựa trên các công bố quốc tế và bài
học rút ra cho Việt Nam. hue.edu.vn].


Hình 1.1. Tương quan mạnh giữa năng suất nghiên cứu quốc gia
với bình quân GDP (Dữ liệu năm 2004)
22



Ở Philipin, Bộ KH&CN là cơ quan chủ chốt trong việc phát triển
chính sách được điều phối bởi hàng loạt các hội đồng ngành. Kế hoạch
KH&CN Quốc gia 2002-2020 đặt ra chiến lược trước mắt và lâu dài để thu
được những lợi ích lớn hơn từ đầu tư vào khoa học. Trọng tâm chiến lược
được đặt vào tăng chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển quốc gia lên tới 2%
GDP vào năm 2020 và tăng gấp đôi tỷ lệ đầu tư nghiên cứu và phát triển
của doanh nghiệp. Trọng tâm chiến lược còn hướng vào việc thúc đẩy
chuyển giao công nghệ, cải thiện các chỉ số phát triển con người, phổ biến
KH&CN và mở rộng mạng lưới khoa học [24, tr 168].
Ở Indonesia, Bộ Nghiên cứu và Công nghệ chịu trách nhiệm chính
về chính sách KH&CN. Trong năm 2005, Bộ này đã công bố tầm nhìn
20 năm, trong đó KH&CN là “động lực chính“ cho sự thịnh vượng bền

vững. Bốn chương trình khoa học chủ chốt được xác định phát triển
trong giai đoạn 2005-2009 là: 1). Nghiên cứu và Phát triển; 2). Phổ
biến và sử dụng KH&CN; 3). Xây dựng năng lực thể chế; 4). Nâng cao
năng lực công nghiệp của KH&CN [24, tr 164].
Các chỉ số giữa 3 nước Việt Nam, Philipin và Indonesia (ba nước
được coi là các nước có năng suất nghiên cứu quốc gia chưa cao trong khu
vực Đông Á) có mặt Việt Nam nổi trội như [24, tr 216 đến 221]: Công
nghệ thông tin-truyền thông; Chỉ số sáng tạo toàn cầu; Nhân lực và nghiên
cứu trong trụ cột nhân lực và nghiên cứu; Đại học trong trụ cột nhân lực và
nghiên cứu; Trụ cột hạ tầng; Hạ tầng chung trong trụ cột hạ tầng; Sự tinh xảo
thị trường trong trụ cột tinh xảo thị trường; Thương mại và cạnh tranh
trong trụ cột tinh xảo thị trường; Tín dụng trong trụ cột tinh xảo thị trường;
Sự tinh xảo kinh doanh trong trụ cột tinh xảo kinh doanh; Tiếp thu tri thức
trong trụ cột tinh xảo kinh doanh; Kết quả khoa học trong trụ cột các kết
quả khoa học; Tác động của tri thức trong trụ cột các kết quả khoa học;
Kết quả sáng tạo trong trụ cột các kết quả sáng tạo; Hàng hóa và dịch vụ
sáng tạo trong trụ cột các kết quả sáng tạo
Cũng trong so sánh ba mước Việt Nam, Philipin và Indonesia, có những
chỉ số Việt Nam cần phấn đấu, ví dụ như [24, tr 212 đến 221]: Chỉ số kinh tế
tri thức; Chỉ số tri thức; Kích thích kinh tế và định chế tổ chức; Đổi mới
23



sáng tạo; Giáo dục; Môi trường chính trị trong trụ cột thể chế; Đầu tư trong
trụ cột tinh xảo thị trường; Lao động tri thức trong trụ cột tinh xảo kinh
doanh; Liên kết sáng tạo trong trụ cột tinh xảo kinh doanh; Sáng tạo tri
thức trong trụ cột kết quả khoa học; Phổ biến tri thức trong trụ cột kết quả
khoa học; Sáng tạo vô hình trong trụ cột kết quả sáng tạo; Chỉ số nhân tài
toàn cầu

Việt Nam được đánh giá là nước có năng suất nghiên cứu quốc gia
chưa cao. Nhìn vào kết quả các chỉ số đánh giá ở các nước cùng hạng và
các nước ở hạng trên về năng suất nghiên cứu quốc gia, một cách vĩ mô, có
thể khẳng đinh: Để có thể nâng cấp năng suất nghiên cứu, Việt Nam cần
phải quan tâm đến Chiến lược phát triển KH&CN, trong đó, tập trung để
nâng cao chỉ số “Chỉ số kinh tế tri thức (KEI)“ và trước mắt phải cải thiện
được chỉ số tri thức (KI).
Chỉ số KEI là trung bình đơn giản của các giá trị/biến số được chuẩn
hóa (1. Tăng trưởng GDP hàng năm; 2. Chỉ số phát triển con người; 3. Tỷ
lệ biết chữ; 4. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; 5. Trình độ điều
hành quản lý; 6. Luật pháp; 7. Sở hữu trí tuệ; 8. Chi tiêu cho nghiên cứu và
phát triển trên GDP; 9. Số bài báo khoa học; 10. Sáng chế được cấp; 11. Số
máy tính trên 1.000 người dân; 12. Số điện thoại trên 1.000 người dân).
KEI đo lường năng lực của 4 trụ cột của kinh tế tri thức, bao gồm: 1.
Khuyến khích/kích thích kinh tế và thể chế tổ chức; 2. Giáo dục và đào tạo;
3. Đổi mới sáng tạo và tiếp thu công nghệ; 4. Hạ tầng Công nghệ thông tin
– Truyền thông.
KI đo năng lực của trụ cột thứ 2, 3 và 4 như đã trình bày ở trên.








24




1.1.2. Nghiên cứu quản lý NCKH ở Việt Nam
Có một số tác giả đã nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý NCKH như:
Tác giả Hoàng Thị Nhị Hà (2009), với tên luận án là: “Quản lý nghiên cứu
khoa học ở các trường Đại học sư phạm” [31]; Tác giả Lê Yên Dung
(2010), với tên luận án: “Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực” [25]; Tác giả Nguyễn Phúc Châu
(Học viện Quản lý giáo dục), với đề tài NCKH cấp Bộ: “Giải pháp nâng
cao chất lượng quản lý hoạt động KH&CN của các trường Cán bộ Quản lý
GD&ĐT”, mã số B2006-29.10 [21]; Tác giả Trần Khánh Đức (Viện Chiến
lược và Chương trình giáo dục), với đề tài NCKH cấp Bộ trọng điểm:
“Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại
học giai đoạn 1996-2000”, mã số B2001-52-TĐ.19 [27] Tuy nhiên, các
tác giả không đề cập đến các nội dung quản lý cụ thể khi quản lý đề tài
NCKH, chưa đề cập đến việc xây dựng quy trình cụ thể trong quản lý đề tài
NCKH, chưa nêu bật được sự tương tác giữa chủ thể quản lý với các chủ
thể có liên quan khi quản lý đề tài NCKH, chưa chỉ ra thi đua là hình thức
tạo động lực bền vững cho lực lượng nghiên cứu và lực lượng quản lý
NCKH, chưa bàn tới việc định hướng nghiên cứu theo hướng NCKH sư
phạm ứng dụng (SPUD)
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý đề tài NCKH cũng
có các tác giả đã quan tâm nghiên cứu như: Tác giả Vương Thanh Hương
(Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục), với đề tài NCKH cấp Bộ:
“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học và công nghệ ở các trường đại học”, mã số B2002-52.26 [35];
Tác giả Lê Vân Anh (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục), với đề tài
NCKH cấp Bộ: “Đề xuất một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin
trong quản lý hoạt động nghiên cứu KH&CN (lĩnh vực giáo dục) ở một số
cơ sở nghiên cứu”, mã số B2005-80.25 [1]; Tác giả Nguyễn Hữu Hùng
25




(Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN), với bài viết: “Phát triển hoạt
động Thông tin KH&CN ở Việt Nam” [33] Tuy nhiên, các tác giả chưa đề
cập nhiều tới phần mềm ứng dụng để quản lý NCKH, trong đó có quản lý
xác định vấn đề nghiên cứu, quản lý tuyển chọn thuyết minh nghiên cứu,
quản lý triển khai và kiểm tra, quản lý đánh giá, nghiệm thu đến quản lý
thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC và quản lý các KQNC áp
dụng vào thực tiễn
Năm 2010, trong luận án tiến sỹ của mình, tác giả Lưu Lâm đã đưa ra
năm giải pháp, trong đó có giải pháp: Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ. Đây chính là ý tưởng đúng và có ý nghĩa
trong việc điều chỉnh các yêu cầu nhập số liệu, yêu cầu truy xuất số liệu khi
người quản lý muốn thiết kế một phần mềm cụ thể nhằm quản lý nghiên
cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD.
Công tác thi đua, khen thưởng trong các CSBD CBQLGD đã được tác
giả Ngô Viết Sơn (Học viện Quản lý giáo dục) nghiên cứu, với đề tài
KH&CN cấp Bộ: “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tại các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục”, mã số B2007-29.23 [50], là những
gợi ý cho việc áp dụng công tác thi đua trong việc quản lý đề tài NCKH.
1.1.3. Nhận định về tổng quan nghiên cứu
Qua cách quản lý NCKH ở nước ngoài; Qua KQNC của một số đề tài
KH&CN cấp Bộ ở các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
CBQLGD và một số luận án tiến sĩ quản lý giáo dục về lĩnh vực hoạt động
KH&CN có thể đưa ra nhận định sơ bộ về quản lý NCKH như sau:
- Trong quản lý NCKH, các nước đều quan tâm đến định hướng
Chiến lược phát triển; Đều quản lý các hình thức đầu tư cho NCKH, cách
quản lý kinh phí sao cho hiệu quả; Đều quan tâm đến xây dựng quy trình
trong các quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu một cách rõ ràng,
minh bạch.

×