Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN phát huy vai trò lãnh đạo của đảng trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.3 KB, 15 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Thanh
2. Ngày tháng năm sinh: 13/11/1961
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: 155 Trần Hưng Đạo, Khóm 1, Phường 1, TP Sa Đéc
5. Điện thoại: 0673.775.579(CQ)/ 0673.862.387(NR); 0918.973.922 ĐTDĐ:
6. E-mail:
7. Chức vụ: Hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường mầm non Hướng Dương
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 1992
- Chuyên ngành đào tạo: Tâm lý- giáo dục
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý Giáo dục Mầm non
Số năm có kinh nghiệm: 37
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
2. Công tác kiểm tra nội bộ trong trường mầm non
3. Hiệu trưởng với công tác xây dựng kế hoạch trong trường mầm non
4. Hiệu trưởng với phong trào xây dựng ‘ trường Xanh- Sạch – Đẹp- An toàn

Tên sáng kiến kinh nghiệm :
I. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Kết quả đạt được về công tác chăm sóc- nuôi dưỡng – giáo dục hơn bốn năm
qua ở trường mầm non Hương Dương đã chứng minh vai trò lãnh đạo, quản lý
đúng đắn của chi bộ, đường lối, phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục
mầm non. Thành tích ấy có cả ý nghĩa về chính trị vừa về công tác chuyên môn.
Từng bước làm cho chúng tôi ngày càng tự tin hơn trên con đường xây dựng và
phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Thực tế cũng đã giúp nhà trường


giải quyết được nhiều vấn đề trong việc xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ
quản lý và đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới căn bản và toàn diện công tác
giáo dục. Và cũng nhờ vào đó, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về cơ sở vật
chất, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên trong những
ngày đầu mới thành lập, khi các đơn vị bạn đã ổn định, các hoạt động đã đi vào
nền nếp hơn nhiều năm nay, thì nhà trường chỉ mới bắt đầu ….Chúng tôi đã
từng bước giải quyết được vấn đề cơ bản nhất trong việc xây dựng trường mầm
non chuẩn quốc gia, công tác kiểm định chất lượng trường mầm non; đây cũng
là vấn đề khó khăn của một số đơn vị bạn trong địa phương.
Một trong những nguyên nhân quan trọng có ý nghĩa quyết định là chi bộ
trường mầm non Hướng Dương đã thường xuyên chăm lo thực hiện tốt công tác
xây dựng Đảng, lấy việc xây dựng Đảng làm khâu then chốt thúc đẩy mọi nhiệm
vụ công tác, nhất là công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
II. Phần thứ hai: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
1/ Những nội dung lý luận có liên quan:
Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Đó là một thực tiễn lịch sử không ai có thể phủ nhận được.
Báo cáo công tác xây dựng Ðảng kiểm điểm, đánh giá 5 năm thực hiện
Nghị quyết Ðại hội IX, đồng thời đánh giá khái quát về tình hình Ðảng và công
tác xây dựng Ðảng qua 20 năm đổi mới, xác định mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ và giải pháp của nhiệm kỳ tới đã nêu rõ:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách; tổ chức thực hiện sáng tạo, có hiệu quả đường lối.
- Coi trọng công tác tư tưởng, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,
xây dựng nền tảng tư tưởng, lý luận vững chắc cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững mục tiêu lý tưởng, giữ vững niềm tin, bảo đảm
thống nhất giữa nhận thức và hành động.
- Tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao tính tiên phong

gương mẫu, phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề ra và thực hiện
các biện pháp có hiệu lực chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân;
ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những biểu hiện tiêu
cực khác.
- Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng; xây dựng, kiện
toàn hệ thống tổ chức, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, thẩm quyền,
trách nhiệm của mỗi tổ chức, bảo đảm bộ máy tinh gọn, có hiệu lực, hiệu quả.
Ðặc biệt chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng; gắn xây dựng tổ chức cơ sở đảng với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở; nâng cao chất lượng sinh hoạt Ðảng.
- Tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tạo chuyển biến cơ
bản, vững chắc trong công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán
bộ cấp chiến lược, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, thật sự vì Ðảng, vì dân,
có bản lĩnh và trí tuệ, đi đầu trong công tác và gương mẫu trong đạo đức lối
sống, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; xây dựng và thực hiện chính sách phát
triển nhân tài đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Ðổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Ðảng và trong
cả hệ thống chính trị. Kiểm tra nhận thức, năng lực lãnh đạo, xây dựng và tổ
chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước; kiểm
tra phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Xây dựng các
quy chế và biện pháp thực hiện sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của
Ðảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên.
- Ðổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng, bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh
đạo của Ðảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của
Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và người đứng đầu; khắc phục
khuynh hướng buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện làm thay; phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
(*1) Trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng ta, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt quan tâm công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng: “Ở
mỗi xưởng máy, hầm mỏ, xí nghiệp, cơ quan, trường học, đường phố, nông thôn,

đại đội - có 3 đảng viên trở lên thì lập một chi bộ”(1). “Mỗi chi bộ của Đảng là
một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ liên hệ mật thiết
với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng”(2).
Chi bộ là gốc rễ của Đảng, là nền tảng của Đảng, là sợi dây chuyền để liên hệ
Đảng với quần chúng. Vai trò của chi bộ, đảng bộ cơ sở thể hiện:
- Là nơi nối liền cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng với quần chúng, là chiếc
cầu nối giữa Đảng với dân.
- Là nơi trực tiếp nghiên cứu, quán triệt và đưa đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng vào cán bộ, đảng viên và quần chúng, là nơi tổ chức cho quần chúng
thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Là nơi giáo dục, rèn luyện, sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng,
nơi cử ra cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng.
2/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.1.Thuận lợi:
- Đảng và Nhà nước rất quan tâm về công tác phát triển Đảng trong nhà
trường.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên có tuổi đời trẻ, các cô được sinh ra và lớn lên,
trong môi trường giáo dục cách mạng, được tham gia các tổ chức đoàn thể chính
trị như Đội Thiếu nhi, Đoàn thanh niên…được sinh hoạt tập thể ngay từ nhỏ;
trong quá trình học tập các em được giáo dục về tinh thần làm chủ tập thể, ý thức
trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, được đào tạo hoàn tất chương trình đại học
sư phạm, đến khi tham gia công tác cơ bản đã có đủ các phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng cần thiết của Người đảng viên.
2.2. Khó khăn;
Tuy được đào tạo có trình độ tương đối nhưng kinh nghiệm sống chưa được
tích lũy nhiều, các cô xử lý các tình huống phát sinh chưa khéo, có việc không
chủ động, thiếu nhạy bén, linh hoạt. Đã quen sự che chở, yêu thương của gia
đình nên chưa tự tin, rụt rè, ngại phát biểu. Hay bộc phát, thích thì làm. Khi xem
xét đánh giá chưa toàn diện, thấy trước mắt, không nghĩ đến lâu dài. Ít chịu đọc
sách, nghiên cứu tài liệu Lập trường tư tưởng đôi khi chưa rõ ràng, dễ dao động

trước khó khăn của cuộc sống nhất là quan điểm sống thực dụng vì tiền tác động
lớn đến đời sống của mọi người
* Số liệu thống kê khi nhà trường mới thành lập:
- Tổng số CBGVNV: 18 người trong đó 1 Hiệu trưởng, 1 bảo vệ, 3 cấp dưỡng,
1 kế toán, 1 thủ quỹ và 11 giáo viên)
- Đoàn thể: Đảng viên: 03; đoàn viên công đoàn: 06; đoàn viên chi đoàn: 10.
- Trẻ : 03 nhóm lớp; 97 trẻ
III. Phần mô tả phân tích các giải pháp:
1. Quan tâm chú trọng công tác phát triển đảng viên;
Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đơn vị chiến đấu ở cơ sở, là cầu nối
trực tiếp giữa Đảng với quần chúng, là trường học giáo dục, rèn luyện, kết nạp
đảng viên, là nơi quản lý, phân công, kiểm tra công tác và sàng lọc đảng viên.
Mọi hoạt động của chi bộ nhằm đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng
được quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả; đồng thời góp phần vào việc
bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Hồ Chủ tịch
nói: "Để lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải mạnh, Đảng mạnh là do nhiều chi bộ
tốt, chi bộ tốt là do có nhiều đảng viên tốt". Muốn vậy, năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của từng chi bộ phải không ngừng nâng cao chất lượng, lãnh đạo đảm
bảo ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới. Chất lượng sinh hoạt chi
bộ có liên quan đến sức chiến đấu, hiệu quả lãnh đạo của chi bộ. Sinh hoạt chi bộ
có chất lượng sẽ làm cho đường lối, chính sách của Đảng được quán triệt, nhiệm
vụ của chi bộ được triển khai, trí tuệ và trách nhiệm của đảng viên được nâng
cao, kỷ luật của Đảng được tăng cường, quan hệ giữa Đảng với quần chúng được
phát triển. Trường học là một đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn dân cư, thực
hiện nhiệm vụ công tác giáo dục.Vai trò lãnh đạo của chi bộ trường học quyết
định hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường Muốn làm tốt công tác phát
triển Đảng thì việc đầu tiên là phải thành lập chi bộ hoạt động độc lập. Do vậy
điều kiện đầu tiên là nhà trường phải có 3 đảng viên chính thức từ cán bộ gíao
viên, nhân viên. Với việc xem xét các hồ sơ xin chuyển về công tác tại đơn vị tôi
ưu tiên cho các cán bộ giáo viên nhân viên là Đảng viên. Sau 6 tháng có đủ 3

đảng viên chính thức, nhà trường đã làm đề nghị tách chi bộ. tháng 2/2011 chi bộ
mầm non Hướng Dương chính thức đi vào hoạt động. Muốn có nhiều Đảng viên
tốt phải vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường vừa làm tốt “công tác phát
triển Đảng”. Trên cơ sở bồi dưỡng, kiềm cặp giúp đỡ, xin ý kiến cấp trên, những
cán bộ viên chức công tác tại đơn vị được từ 6 tháng trở lên, chi bộ xem xét lập
danh sách cho dự các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, phân công giao nhiệm
vụ để thử thách, thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động chăm sóc - nuôi
dưỡng – giáo dục trẻ, tuyên truyền giáo dục để các đối tượng thấy được vai trò
vị trí của Đảng viên- giáo viên rất quan trọng trong việc xây dựng nhà trường
trong những ngày đầu mới thành lập rất cần sự cố gắng của tất cả cán bộ giáo
viên, nhân viên. Sự quyết tâm của chi bộ nên vừa phải hoàn thành nhiệm vụ
chuyên môn vừa phải sắp xếp thời gian để tiến hành thủ tục kết nạp đảng như
xác minh lý lịch, liên hệ xác nhận nơi cư trú, động viên các cô choàng gánh giúp
cho các đối tượng trong thời gian dự các lớp bồi dưỡng nhận thức hay lớp đảng
viên mới. Với cách làm này bình quân 1 năm nhà trường đã lập hồ sơ và được
chuẩn y kết nạp vào Đảng từ 3-5 đảng viên.
Quan tâm công tác phát triển xây dựng đảng, Chi bộ còn quan tâm đến việc
bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ đảng viên. Hạn chế lớn nhất của các tổ chuyên môn là khả năng quản lý tổ.
Sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, sinh hoạt chuyên môn, công tác Đảng còn chung
chung, nhiệm vụ đề ra không sát với tình hình của nhóm lớp, tổ, không có sự
phân công , không có thời gian cụ thể để thực hiện. Việc xây dựng trường mầm
non chuẩn quốc gia, công tác kiểm định chất lượng giáo dục mầm non đòi hỏi
cần phải khắc phục ngay những hạn chế này. Chúng tôi đề ra yêu cầu cho các tổ
trưởng phải nắm vững tình hình đặc điểm của nhóm lớp mình phụ trách; phải
nắm vững qui chế chuyên môn, nội qui qui định của lớp, nhà trường và thường
xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm từng khâu, từng mặt công tác để kịp thời
có kế hoạch bổ sung, điều chỉnh, thay đổi phù hợp, hướng dẫn thực hiện cho
đúng, sát thực tế. Mặt khác chúng tôi chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, quản lý giáo dục cho cán bộ đảng viên,

giáo viên như thông qua các lớp Trung cấp chính trị, hoàn tất chương trình Cao
đẳng, Đại học mầm non, lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục mầm non.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đê bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện nghiêm
túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo qui định. Đi đôi với bồi dưỡng,
đào tạo nhà trường từng bước xây dựng được quy hoạch cán bộ một cách toàn
diện để phấn đấu đạt tiêu chuẩn về tổ chức và quản lý theo Điều lệ trường mầm
non qui định như Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ phó các tổ chuyên môn, văn
phòng. Quan tâm đến việc bố trí, sử dụng và đề bạt bổ nhiệm cán bộ một cách
hợp lý, đúng đắn. Kết hợp giữa giáo viên trẻ và giáo viên lớn tuổi nhằm bổ sung
trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, giáo viên trẻ tuy có một nhược điểm nhất
định, song họ là những người có sức khỏe, hăng hái, tích cực, có trình độ , có
khả năng tiếp thu và vận dụng những cái mới vào thực tế nhanh, nhạy bén, đáp
ứng kịp thời được yêu cầu của sự nghiệp phát triền giáo dục mầm non. Tuy
nhiên giáo viên lớn tuổi có những mặt tốt như chín chắn, cẩn thận có kinh
nghiệm trong việc xử lý các tình huống sư phạm khéo léo do đó cũng có bồi
dưỡng phân công sử dụng phù hợp.
2. Thường xuyên quán triệt đường lối của Đảng, xác định đúng đắn
phương hướng nhiệm vụ phát triển của nhà trường với những kế hoạch
biện pháp cụ thể, phù hợp.
Trường mầm non Hướng Dương được bố trí xây dựng trong khu dân cư mới,
được mở rộng qui hoạch phát triển từ vùng nông thôn thuộc xã Tân Quy Tây, đa
phần phụ huynh đã quen cho trẻ học 1 buổi, không thích trẻ học bán trú từ nhiều
năm nay. Xuất phát từ đặc điểm của địa phương và căn cứ vào tinh thần Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ phường An Hòa, chúng tôi xác định trách nhiệm
của mình là phải đẩy mạnh việc huy động trẻ đến lớp, đảm bảo chỉ tiêu 276 trẻ từ
6 tháng đến 6 tuổi. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này không những phải phấn đấu
số lượng trẻ đủ cho 10 nhóm lớp, mà còn phải xây dựng bổ sung đầy đủ cơ sở
vật chất, nâng cao chất lượng tay nghề của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên, từng bước hoàn thành việc xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia,
công tác kiểm định chất lượng, công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5

tuổi trên địa bàn phường An Hòa theo đúng lộ trình được phê duyệt. Vì vậy
trong Đại hội chi bộ lần thứ 1 nhiệm kỳ 2010 -2015 sau khi kiểm điểm, phân tích
đặc điểm tình hình, tìm ra chổ mạnh, chổ yếu, thiếu xót, hạn chế của nhà trường,
đã vạch ra phương hướng năm năm phát triển đơn vị :
- Năm thứ nhất ( năm học 2010 – 2011). Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở
vật chất, tài chính, đất đai được giao để tập trung chăm sóc trẻ.
- Năm thứ 2 ( năm học 2011 – 2012) Đẩy mạnh công tác xây dựng môi
trường “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” tạo cảnh quang sư phạm hấp dẫn, và tập
trung khâu nuôi dưỡng trẻ
- Năm thứ 3 ( năm học 2012 – 2013) Thực hiện tốt công tác qui hoạch đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, tập
trung thực hiện khâu giáo dục trẻ .
- Năm thứ 4 ( năm học 2013 – 2014) Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện tốt 3
nhiệm vụ chính trị của trường mầm non, quan tâm hướng dẫn đội ngũ cán bộ
giáo viên nhân viên, các bộ phận làm hồ sơ sổ sách quản lý, chăm sóc giáo dục
trẻ.
- Năm thứ 5 ( năm học 2014 – 2015) hoàn thành các tiêu chuẩn xây dựng
trường mầm non chuẩn quốc gia, công tác kiểm định chất lượng.
Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm cho từng giai đoạn sẽ giúp cho nhà
trường biết được yêu cầu, chỉ tiêu phải đạt được, từ đó có biện pháp cụ thể cho
từng công việc, có sự phân công cho từng tổ bộ phận, cá nhân thực hiện, có kiểm
tra đôn đốc, nhắc nhở, hoặc có các biện pháp nhằm tác động để đạt kết quả cao.
Thực hiện phương hướng này rất khó khăn, phải làm sao vừa ổn định xây dựng
nền nếp các nhóm lớp, bộ phận, lại vừa phải từng bước tạo “thương hiệu” cho
nhà trường. Do thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức
bán trú, chưa có phó hiệu trưởng, cơ cấu tổ chức và nhất là các nhân viên như
cấp dưỡng không có chứng chỉ nghề; kế toán, văn thư, thủ quỹ, y sĩ, bảo vệ chưa
có kinh nghiệm làm việc trong trường mầm non, tư tưởng dao động một chức
danh phải thay đổi nhiều người phụ trách .
Song chúng tôi xác định: trong điều kiện của đơn vị chỉ có thực hiện

phướng hướng ấy mới có thể đưa nhà trường tiến lên. Bí thư chi bộ đồng thời là
Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho từng cá nhân và các bộ
phận. Chi bộ thống nhất giao nhiệm vụ, phân công cho đảng viên trọng trách chủ
chốt trong nhà trường như Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, tổ trưởng
chuyên môn, văn phòng, giáo viên chính cho mỗi nhóm lớp. Tập hợp sự đồng
lòng nhất trí trong tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, cùng ăn cùng ở cùng làm,
cùng chia sẻ khó khăn với phương châm “ Trung thực- Thân thiện- Chân thành”
bước đầu nhà trường đã chiếm được lòng tin của phụ huynh, sau một năm học đã
huy động được 180 trẻ đến lớp đến năm thứ ba có hơn 470 trẻ; đến đầu năm học
thứ tư nhà trường được giao nhận thêm 2 lớp mẫu giáo bán trú điểm phụ Tân
An, cách điểm chính hơn 800m. Lại thêm một lần nữa khó khăn để tổ chức và đi
vào hoạt động cho 2 lớp mẫu giáo một buổi để thành 2 lớp mẫu giáo bán trú.
Chúng tôi xác định cần phải tạo lòng tin của phụ huynh, thực sự yên tâm
cho trẻ đến lớp. Sau khi được bàn giao nhà trường tập trung tổng vệ sinh, trang
trí tạo cảnh quang xanh – Sạch – đẹp; liên hệ lắp đặt điện, nước sạch, trang bị đồ
dùng – đồ chơi có đủ các phương tiện để trẻ có thể vui chơi sinh hoạt thoải mái
vừa rộng rải, thoáng mát và nhất là tuyệt đối an toàn cho trẻ; tổ chức họp phụ
huynh đầu năm học nghe ý kiến đóng góp, tìm hiểu những băn khoăn, lo lắng
nếu như gởi trẻ vào học, tuyên truyền vận động, giải thích rõ ràng, thống nhất
cách thực hiện.
Để thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu nói trên, chúng tôi luôn coi
trọng vai trò vị trí, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên. Khác biệt giữa giáo
viên mầm non và giáo viên các bậc học khác ở chổ chúng ta không chỉ là Cô
giáo giỏi mà vừa là Người mẹ hiền, vừa là Thầy thuốc tốt. Đối với trẻ mầm non
khi xa gia đình trẻ rất cần sự che chở, yêu thương, lo cho trẻ từng miếng ăn, giấc
ngủ, làm thế nào để trẻ cảm thấy yên tâm, gần giũ như ở nhà, lo lắng theo dõi
chăm sóc sự lớn lên từng ngày từng giờ. Do vậy ngoài chức năng cô giáo trẻ dạy
trẻ những điều hay, lẻ phải hàng ngày cần có tình yêu thương của người mẹ, biết
chăm sóc khi trẻ ốm, không khỏe. Do vậy trong phòng sinh hoạt của trẻ cô giáo
nên tạo không khí ấm áp, thân thiện, bố trí đồ dùng, cách ăn mặc trang phục

gần giống như gia đình như; tivi sử dụng cáp truyền hình ( vì hầu hết gia có cáp
hết), giáo viên không mặc trang phục như Bác sĩ ( trẻ rất sợ Bác sĩ) mà nên có
trang phục gọn gàng, đẹp, có nhiều màu sắc.
2. Làm tốt công tác tư tưởng và tổ chức thực hiện đạt
hiệu quả kế hoạch đề ra.
Phương hướng đúng sẽ mở ra con đường đưa phong trào của nhà trường tiến
lên. Nhưng đó mới là tiền đề. Cần phải làm tốt công tác tư tưởng và tổ chức thực
hiện thì mới hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Do đó chúng tôi đặt biệt quan tâm
công tác tư tưởng và tổ chức, hướng công tác tư tưởng và tổ chức phục vụ nhiệm
vụ chính trị, phục vụ công tác trọng tâm, thông qua đó tiến hành củng cố, xây
dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể công đoàn, chi đoàn.
Phấn đấu từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo các yêu cầu tiêu
chuẩn xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia là nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Thực tế trong hoàn cảnh lúc bây giờ nhà trường còn rất nhiều thiếu thốn. Kinh
phí khoán có hạn mức vì số trẻ ra lớp còn ít, ngoài việc phải trả lương cho Cán
bộ giáo viên và nhân viên thì không đủ để trang trải đồ dùng - đồ chơi cho
trẻ( không đủ chén muỗng bàn ghế cho trẻ ngồi ăn cơm) từ đó phát sinh nhiều
tình huống phức tạp do giáo viên chưa có kinh nghiệm xử lý các tình huống sư
phạm, chưa khéo léo trong giáo tiếp nhất là đối với phụ huynh. Nếu không có
quyết tâm cao thì không thể thực hiện được phương hướng đã đưa ra. Bởi vậy
chúng tôi coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, mở rộng dân chủ bàn
bạc từ trên xuống dưới, từ trong chi bộ đến ngoài quần chúng.
Trước hết chúng tôi chú trọng dân chủ bàn bạc ngay từ trong chi ủy, để mọi
đồng chí xác định rõ tình hình, nhiệm vụ và vị trí trách nhiệm của mình, thấy
được những thiếu xót, thuận lợi, khó khăn, tìm ra kế hoạch và biện pháp phấn
đấu thiết thực.Do đó chúng tôi đảm bảo được sự đoàn kết nội bộ, thống nhất tư
tưởng, thống nhất hành động. Mỗi đồng chí đảng viên dù phụ trách ở nhóm lớp
nào, bộ phận nào cũng luôn suy nghĩ góp sức lực, trí tuệ vào công việc chung,
quyết tâm thực hiện phương hướng, mục tiêu đã đề ra.
Đối với các tổ chuyên môn, bộ phận, đoàn thể trước đây khi họp chi bộ, ít có

ý kiến đóng góp lẫn nhau, càng ít khi đóng góp cho mục tiêu chung, xem như
nhiệm vụ ai nấy lo, thậm chí tách rời công việc trọng tâm của nhà trường. Để
khắc phục nhận thức tư tưởng đó, chúng tôi đã bàn bạc cùng nhau xác định trọng
tâm của nhà trường. Mỗi tổ chuyên môn, bộ phận có nhiệm vụ khác nhau, nhưng
đều phải hướng vào việc phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của chi bộ đúng với chức
năng của từng tổ, bộ phận của mình. Các tổ chuyên môn, bộ phận trong nhà
trường luôn có quan hệ hợp tác, qua lại với nhau, nếu làm tốt khâu chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ vui khỏe thì trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động
giáo dục, công tác giáo dục đạt kết quả cao và ngược lại. Nếu tổ này làm tốt
nhiệm vụ sẽ là tiên đề cho tổ khác phát triển.
Đối với việc chỉ đạo công tác chuyên môn, trước đây thường nhà trường giao
xuống tổ, tổ giao xuống giáo viên, thiếu dân chủ, thiếu sự bàn bạc kỹ, làm cho
hoạt động của các tổ chuyên môn lúng túng, bị động, không phát huy được tinh
thần chủ động sáng tạo, dẫn đến chổ làm việc đối phó, sự vụ, thiếu tự tin, sợ cấp
trên, báo cáo sai không đúng sự thật. Chúng tôi khắc phục thiếu sót đó bằng
cách: một mặt tổ chức các cuộc họp, phát huy dân chủ, tự do suy nghĩ, dân chủ
bàn bạc để tạo sự thống nhất từ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đến các tổ
về phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện. Nâng cao tinh thần sáng tạo,
chủ động từ các bộ phận và cá nhân trong nhà trường; Mặt khác tăng cường dự
giờ thăm lớp, thường xuyên theo dõi sát các hoạt động ở các nhóm lớp, vừa kiểm
tra, giám sát vừa bồi dưỡng chuyên môn, giải quyết những khó khăn hạn chế của
tổ chuyên môn, nhất là các tổ, cá nhân yếu kém. Cán bộ, đảng viên là những
người hàng ngày, hằng giờ gần giũ với quần chúng, lãnh đạo và hướng dẫn quần
chúng thực hiện mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Do đó, để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ trong chăm sóc – nuôi dưỡng-
giáo dục trẻ, nhà trường đặt biệt chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức chính
trị tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, dám
nghĩ dám làm của cán bộ đảng viên. Thông qua các cuộc họp Hội đồng nhà
trường, họp sinh hoạt tổ, tổ chức các chuyên đề họp mặt nhân các ngày lễ lớn,
nhà trường triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các Thông tư, Nghị định,

quyết định … của Chính phủ, các Bộ Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, tạo điều
kiện để tất cả đảng viên được tham gia các buổi học tập Nghị quyết của Đảng,
các lớp bồi dưỡng chính trị hè…Những việc làm đó làm cho cán bộ, đảng viên
thấy rõ tình hình nhiệm vụ mới, nắm vững nhiệm vụ trọng tâm trong công tác
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nâng cao nhận thức tư tưởng, phát huy khí
thế cách mạng tiến công, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chi bộ còn đặc biệt quan tâm đến việc nắm bắt tình hình, đặc điểm và
những diễn biến tư tưởng của đảng viên, giáo viên từng thời gian, để phân tích
giáo dục, động viên người làm tốt, đồng thời phê phán người làm kém, việc làm
xấu, tư tưởng xấu . Đối với quần chúng, chi bộ chú trọng giáo dục nâng cao
nhận thức về tình hình nhiệm vụ mới, giúp quần chúng thấy rõ trách nhiệm của
mình đối với trẻ, với nhà trường, giúp quần chúng quán triệt phương hướng
nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chi bộ đề ra, Xây dựng
tinh thần tiến công, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục
khó khăn, xem “trường là nhà, các cháu là con”.
Vì trình độ quần chúng không đồng đều, nhận thức cũng chia ra mỗi loại
khác nhau, nên chi bộ chia các đối tượng quần chúng ra các nhóm khác nhau
như nhóm có nhiều tuổi, nhóm đứng tuổi, nhóm đoàn thanh viên trẻ, nhóm phụ
nữ đã có gia đình, nhóm người tích cực, tiến bộ, nhóm người chậm chạp, lâu tiến
bộ….phân công đảng viên bồi dưỡng giúp đỡ từng đối tượng. Kịp thời lấy gương
người tốt, việc tốt để làm điển hình tiên tiến cho các đảng viên, giáo viên học
tập; đồng thời thông qua các phong trào kịp thời phát hiện những sáng kiến, đồ
dùng dạy học hay, tốt nhất để phổ biến, hướng dẫn cho các cán bộ đảng viên và
quần chúng, lấy thực tế để giáo dục và thuyết phục, làm cho cán bộ, đảng viên,
quần chúng tin tưởng, khắc phục tư tưởng bảo thủ, ngại khó, rụt rè…
Đi đôi với tổ chức tuyên truyền, giáo dục, chi bộ có những hình thức cổ
động, động viên gây khí thế phấn khởi thi đua nhằm đưa phong trào tiến lên liên
tục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, như thi đua hàng tháng theo chủ đề. Thông
qua các đợt thi đua nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn, thi đua ngắn hạn, dài
hạn, hưởng ứng các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, của Ngành chi bộ sẽ

sớm phát hiện các đồi tượng ưu tú bồi dưỡng đưa vào Đảng, tuyển lựa đội ngũ
cán bộ và rèn luyện, giáo dục đảng viên.
Tổ chức chi bộ là hạt nhân lãnh đạo thực hiện mọi chủ trương, đường lối ,
chính sách của Đảng trong nhà trường. Vì vậy, về mặt tổ chức, trước hết phải
phát huy tác dụng lãnh đạo của chi bộ, các tổ đảng, đảng viên đối với việc xây
dựng và sự phát triển của nhà trường. Nhà trường chú trọng, cũng cố xây dựng
các tổ đảng theo cơ cấu các tổ chuyên môn, văn phòng; thời gian đầu số lượng
đảng viên còn ít, nhà trường chỉ đạo, thành lập các tổ ghép, nhằm đảm bảo thuận
lợi trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Đồng thời phân công đảng
viên có năng lực giữ các chức vụ quan trọng như Chủ tịch công đoàn, bí thư chi
đoàn, các tổ trưởng, tổ phó đều ở từng tổ.
Chi bộ còn chú trọng đẩy mạnh việc tự phê bình và phê bình trong nội bộ.
Các cán bộ đảng viên thường chưa mạnh dạn, ít phát biểu ý kiến, do ngại đụng
chạm nên chi bộ phân công 01 đảng viên chính thức có trách nhiệm kiềm cặp 01
đảng viên dự bị hoặc quần chúng ưu tú, hàng tháng có nhiệm vụ báo cáo lại cho
chi bộ, tổ đảng về tình hình diển biến tư tưởng, ưu, khuyết điểm, điểm mạnh,
điểm yếu, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, một số
trường hợp nhạy cảm, đóng góp xây dựng, thì đưa ra xin ý kiến chi bộ; dần dần
hầu hết cán bộ đảng viên quen với việc xây dựng đóng góp cho đồng nghiệp. Với
phương châm “chân thành, thân thiện” thực sự hiệu quả về công tác tự phê và
phê bình cuả chi bộ. Trên cơ sở đó chi bộ, hàng năm chi bộ xây dựng kế hoạch
tự phê bình và phê bình cụ thể cho từng đồng chí theo định kỳ sinh hoạt chi bộ
hàng tháng, tùy theo số luợng đảng viên để phân bổ số lượng để kiểm điểm hàng
tháng, đảm bảo 100% cán bộ đảng viên được kiểm điểm ít nhất 1năm/1 lần.
3. Cải tiến lề lối làm việc, xây dựng nền nếp lãnh đạo,
quản lý trong nhà trường.
Từ một đơn vị mới thành lập đa số cán bộ giáo viên nhân viên mới tham gia
công tác, một số ít từ đơn vị khác chuyển về, chưa có nền nếp hoạt động, lề lối
làm việc thật tốt. Để lãnh đạo khắc phục hạn chế này thật sự khó khăn.
Từ thực tế của đơn vị và những qui định chi bộ đã tiến hành cải tiến lề lối làm

việc, phân công cụ thể cho từng đồng chí trong chi ủy : Bí thư chi bộ phụ trách
chung, chịu trách nhiệm công tác tổ chức, thi đua – khen thưởng, chính quyền;
Phó bí thư phụ trách đoàn thể, tuyên giáo; chi ủy viên phụ trách kiểm tra. Đầu
mỗi năm học bí thư chi bộ, hiệu trưởng, bí thư chi đoàn, chủ tịch công đoàn phối
hợp xây dựng các qui chế phối hợp trong công tác, nhằm qui định phân công
phân nhiệm trách nhiệm cụ thể cho hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, Bí thư chi
đoàn, Bí thư chi bộ làm gì, làm như thế nào… ở từng lĩnh vực hoạt động trong
nhà trường;
Mỗi tháng trước khi họp chi bộ, họp Hội đồng nhà trường hay các đoàn thể
tổ chức sinh hoạt định kỳ theo qui định, hay cần phải phối hợp thực hiện nhiệm
vụ đột xuất thì nhà trường sẽ tổ chức họp liên tịch, thường họp ngày thứ sáu tuần
4 trong tháng; Khi họp chỉ bàn và đề ra những nhiệm vụ, biện pháp thực hiện
công tác trọng tâm trong từng thời gian như tuần, tháng, học kỳ, năm, những
công việc đã thống nhất nhưng khi thực hiện có khó khăn cần tháo gở, hoặc công
việc đột xuất do cấp trên mới triển khai. Sau khi chi bộ đã thống nhất sẽ triển
khai đến từng bộ phận, các tổ, đôn đốc thực hiện, đánh giá rút kinh nghiệm hàng
tuần, tháng. Trong quá trình thực hiện, thuộc lĩnh vực, bộ phận nào, của ai thì
chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện như của chuyên môn giáo dục thì Phó
hiệu trưởng phụ trách giáo dục sẽ có kế hoạch cụ thể, phân công các thành viên
trong tổ chuyên môn thực hiện. Cần thiết cùng trao đổi Ban giám hiệu, ban chấp
hành công đòan
Chi bộ còn giao cho Hiệu trưởng xây dựng bảng phân công công tác cho
từng cá nhân, bộ phận trong nhà trường, xây dựng bảng nội qui, qui chế chuyên
môn, qui chế dân chủ để thông qua chi bộ trước khi triển khai cho toàn thể cán
bộ giáo viên, nhân viên thực hiện. Sau một năm nếu có thay đổi nội dung sẽ đưa
thông qua tại Hội nghị cán bộ công chức. Để dễ dàng thực hiện hơn ở mỗi bộ
phận, nhóm, lớp nhà trường có bảng công cho từng thành viên ở trong tổ theo
giờ giấc làm việc theo qui định ( ngày 8 giờ), công việc cụ thể cho từng vị trí làm
việc. Ví dụ lớp mẫu giáo bán trú có 2 giáo viên ( cô A, cô B )
Thời gian Cô A Cô B

6g20 – 7g30 Đến sớm mở cửa thông
thóang phòng nhóm, chuẩn
bị cho trẻ ăn sáng. Đón trẻ.
- 6g30 vào, quản lý cho trẻ
ăn sáng, vệ sinh phòng ăn.
7g30 – 8g … ……
Việc cải tiến lề lối làm việc đã giúp chi ủy, Ban giám hiệu, Ban chấp hành đoàn
thể lãnh đạo, quản lý thuận lợi hơn, toàn diện, cân đối hơn, không nặng công tác
chính quyền mà nhẹ công tác Đảng và tổ chức hoặc ngượi lại; đồng thời không
còn trường hợp bao biện, làm thay giữa Chi ủy và Ban giám hiệu. Đối với những
vấn đề lớn, quan trọng hoặc những vấn đề xét thấy có ảnh hưởng đến chế độ
nguyên tắc, chính sách, chế độ của Cán bộ giáo viên nhân viên, phải báo cáo cho
Chi ủy hoặc đồng chí Bí thư, thống nhất giải quyết, tránh được tình trạng vượt
thẩm quyền, “ lộn sân”, hay có những sai phạm đáng tiếc xãy ra, nhất là những
vấn đề có liên quan đến trẻ thì mọi việc phải xin ý kiến Hiệu trưởng.
Phân công các thành viên trong chi ủy, trong Ban giám hiệu chịu trách
nhiệm sinh hoạt định kỳ ở các tổ, cùng tổ trưởng tìm ra được mặt mạnh, mặt yếu,
thiếu xót của tổ của các thành viên trong tổ trong từng mặt hoạt động như trong
chăm sóc trẻ đã làm tốt việc gì, chưa tốt chổ nào? Tại sao? Ai đã chưa làm tốt
từ đó cùng tổ hướng dẫn, bồi dưỡng giúp đỡ các cá nhân. Với cách làm này vừa
giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ của tổ,
vừa nắm được tình hình chung, kịp thời phát hiện những việc làm chưa phù hợp,
biện pháp chưa khả thi từ đó chi bộ có thống nhất bổ sung, lãnh đạo chỉnh sửa
làm cho các mặt hoạt động ngày càng đạt chất lượng ngày cao hơn. Và nhất là có
sự trao đổi, học tập rút kinh nghiệm trong điều hành hoạt động tổ đồng đều hơn.
Cơ cấu các tổ trưởng, các thành viên Ban chấp hành đoàn thể là thành viên
các Ban chỉ đạo xây dựng các phong trào, thành viên các Hội đồng xây dựng
trường chuẩn, hội đồng tự đánh giá và nhất là các hội đồng thi đua – khen
thưởng, hội đồng xét nâng bậc lượng thường xuyên, trước thời hạn
Kết luận:

Trong quá trình lãnh đạo nhà trường, nhất là trước những khó khăn, thách thức,
những vấn đề mới, chi bộ cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, yếu kém,
khuyết điểm, nhưng chúng ta cần phải sớm phát hiện ra những hạn chế, yếu
kém, khuyết điểm, kịp thời đề ra những biện pháp sữa chữa đúng đắn. Tất cả mọi
hoạt động của chi bộ đều vì nhà trường, chăm lo cho trẻ , nhất định chúng ta sẽ
được cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh tin cậy, thừa nhận là người lãnh
đạo chân chính, là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị.
Kết quả đã đạt được, đã chứng tỏ không có một tổ chức chính trị nào có thể thay
thế được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tổ chức nhà
trường.
Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam là nhờ Đảng luôn có đường lối đúng đắn, sáng tạo, dựa
trên cơ sở lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu của
thực tiễn đơn vị, đáp ứng yêu cầu của phát triển của nhà trường, của sự nghiệp
giáo dục mầm non trong mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh cụ thể. Trong thời gian
qua dưới sự lãnh đạo của chi bộ đã chứng minh rằng chi bộ đã làm tốt công tác
xây dựng Đảng. Đảng viên gồm những người ưu tú nhất của nhà trường, trung
thành, kiên định với lợi ích của nhà trường, của các cháu, luôn đi đầu, sẵn sàng
chấp hành mọi nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước phân công.
Lại một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức và
lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành
độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong thời gian tới trước yêu cầu mới của nhiệm vụ tiếp tục duy trì
những thành quả đã đạt được trong tình hình của địa phương, nhà trường bên
cạnh những thuận lợi, thời cơ mới, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những
khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi phải tiếp tục khẳng định vai trò và sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà trường. Khẳng định Đảng Cộng sản
Việt Nam là lực lượng duy nhất có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Muốn vậy, phải chăm lo xây dựng Đảng vững

mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng; không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, thực sự “là đạo đức, là văn minh” để chi bộ có thể
làm tròn nhiệm vụ chính trị của mình ./.

×