Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU – CẨM MỸ - ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.57 KB, 12 trang )

CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC
SINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU – CẨM MỸ -
ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường Tiểu học Nguyễn Du đứng chân trên địa bàn xã Bảo Bình, huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Là một trong những trường Tiểu học có tầm mức lớn
về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên cũng như cơ sở vật chất, trực thuộc sự
quản lý và chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Cẩm Mỹ.
Từ năm học 2007-2008, tôi được chuyển về phụ trách công tác quản lý tại
trường, thời điểm đó trường có 1030 học sinh được biên chế vào 32 lớp. Đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 56 người. Cơ sở vật chất gồm có 25 phòng
học cấp 4 đã xuống cấp, các phòng làm việc cũng như phòng chức năng khác
cũng chỉ là tạm bợ. Diện tích lớn, khuôn viên rộng nhưng chưa được đầu tư xây
dựng, tình trạng “nắng bụi, mưa sình” là thường xuyên. Cảnh quan nhà trường
còn đơn sơ, chưa đảm bảo các yêu cầu xanh sạch đẹp. Công tác dạy và học, các
phong trào thi đua, chất lượng học lực- hạnh kiểm và các mặt giáo dục khác
chưa đồng bộ, thiếu chiều sâu.
Ngay từ khi nhận công tác tại trường, là người giáo viên, đồng thời là một
cán bộ quản lý, tôi mong muốn làm sao tìm một hướng đi khả dĩ nào đó để tạo
cho nhà trường sự chuyển biến mới. Biết bao băn khoăn trăn trở, đó là: Làm sao
để xây dựng nhà trường phát triển về mọi mặt, phát triển toàn diện, và đảm bảo
tính chiều sâu? Làm sao để nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng cường đổi mới
phương pháp giảng dạy và giáo dục trong nhà trường ? Trong giáo dục học
sinh, làm sao có thể vừa trang bị cho lớp trẻ vốn tri thức cần thiết vừa giúp các
em rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản để thích ứng tốt với cuộc sống? Bởi
tôi luôn ước muốn đem đến cho thế hệ trẻ những kiến thức, kỹ năng đầy đủ
nhất, nhằm đáp ứng thật tốt những gì mà học sinh cần lĩnh hội, cần tiếp thu làm
hành trang tốt nhất cho các em ngày sau, nghĩa là giáo dục trẻ thơ đảm bảo sự
1
phát triển toàn diện sao cho đừng đánh mất cái chất thơ ngây hồn nhiên, trong
trắng của trẻ.


Song, phải bắt đầu từ đâu? Phải làm thế nào để trả lời cho những câu hỏi lớn
đó?
Ngày 22 tháng 07 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị
40/2008-CT-BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-
2013” đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ hết sức cụ thể. Như nắng hạn gặp mưa
rào, bản thân tôi và nhà trường như tiếp thu luồng gió mới từ nội dung chỉ đạo
của lãnh đạo Ngành giáo dục cả nước. Từ đây, con đường phát triển toàn diện
nhà trường đã sáng tỏ, cơ sở pháp lý, mục tiêu và định hướng rõ ràng, việc còn
lại của bản thân và nhà trường chỉ còn là cụ thể hoá mục tiêu, nhiệm vụ ấy, hay
nói đúng hơn là xây dựng kế hoạch, vạch ra biện thực hiện và chỉ đạo quản lý
nó. Được sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường, nhất là sự tin tưởng,
ủng hộ của lãnh đạo nhà trường mà cụ thể là cô Hiệu trưởng, tôi đã xây dựng kế
hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” và thực thi xuyên suốt hết giai đoạn từ năm 2008-2013. Trải qua 5
năm nhìn lại, những nỗ lực ấy đã mang lại những thành quả đáng kể, trường
Tiểu học Nguyễn Du đã thực sự có bước chuyển biến, khoác lên mình một diện
mạo mới đầy phấn khởi.
Chính vì vậy trong năm học 2014-2015 này tôi viết đề tài “Công tác xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực , giai đoạn 2008-2013 ở trường Tiểu học
Nguyễn Du, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” là nhằm đúc kết lại những kinh
nghiệm, những giải pháp mà bản thân đã có điều kiện thực nghiệm và gặt hái những
kết quả bước đầu. Những giải pháp này có thể là không mới, có thể chưa hay lắm,
chưa phù hợp lắm với mặt bằng chung trên địa bàn. Song với những thành quả trong
thực tế đạt được, bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nội dung cơ bản mà phong trào
thi đua xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực do ngành đặt ra và với
tâm niệm muốn được trình bày sẻ chia những giải pháp đã được trải nghiệm thực
tiễn có tính khả thi các đơn vị bạn có thể vận dụng được.
2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Như phần trước tôi đã trình bày, tôi tâm huyết với việc thực hiện phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhẳm mục tiêu
tối thượng là xây dựng nhà trường phát triển một cách toàn diện từ cơ sở vật
chất đến con người, mà chất lượng học sinh chính là sản phẩm cuối cùng của
quy trình giáo dục, điều đó thể hiện rõ nhất là mối quan hệ chặt chẽ giữa “môi
trường giáo dục” và “sản phẩm giáo dục”, muốn có sản phẩm giáo dục tốt thì
“môi trường giáo dục” phải được quan tâm đầu tư đúng mức, đây cũng chính là
sự thể hiện tầm nhìn chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi xác định mục
tiêu cụ thể của Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT đó là: “1- Huy động sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo
dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp
ứng nhu cầu xã hội. 2- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh
trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.”
Căn cứ theo những nội dung chính của Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bao gồm: “Xây dựng
trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập;
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi,
lành mạnh; Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương”rõ ràng mục tiêu hướng đến của Bộ
không gì khác hơn chính là thúc đẩy các nhà trường phát triển toàn diện. Thực
tế từ nhiều năm trước, các trường học cũng đã từng có thực hiện những nội
dung tương tự, tuy nhiên hiệu quả không đáng kể, các giải pháp chưa thật sự tạo
ra sự chuyển biến mọi mặt của nhà trường, có nghĩa là môi trường giáo dục
chưa thật sự an toàn, thân thiện, chất lượng học sinh chưa thật sự đảm bảo tính
toàn diện, xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
+ Chưa có kế hoạch cụ thể, đảm bảo tầm nhìn chiến lược và chưa có định
hướng phát triển cụ thể. Công tác quản lý việc thực hiện còn lỏng lẻo, chưa kịp
thời.
3

+ Phụ huynh học sinh và cộng đồng chưa hiểu sâu vấn đề nên thiếu sự
phối hợp giáo dục con em ở gia đình.
+ Việc xây dựng cơ sở vật chất trường – lớp đạt chuẩn là nhiệm vụ bất
khả thi vượt quá tầm với của trường.
+ Việc phát huy vai trò tham gia các hoạt động của các cá nhân và tập thể
có liên quan đến nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.
Từ nhận định trên, tôi tích cực tìm tòi và vạch ra định hướng chung là
thực hiện đồng bộ, bài bản, có hệ thống các giải pháp bám sát vào 5 nội dung
chính của của Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Nhóm giải pháp 1: Công tác hoạch định kế hoạch, quản lý phong trào,
tham mưu cấp trên hỗ trợ những công việc vượt quá khả năng, công tác chỉ đạo
quản lý. Bao gồm:
1. Xây dựng Kế hoạch thực hiện:
- Ngay từ khi tiếp thu Chỉ thị của cấp trên, tôi đã hội ý ban lãnh đạo nhà
trường nghiên cứu xây dựng kế hoạch cụ thể, hoạch định lộ trình thực hiện qua
các mốc thời gian cụ thể. Trong Kế hoạch giai đoạn 5 năm 2008-2013, mục tiêu
hướng đến là đạt cả 5 nội dung vào cuối giai đoạn, đồng thời gắn với việc phấn
đấu trường đạt mức Chất lượng tối thiểu và sau đó là đạt Chuẩn Quốc gia. Từ
Kế hoạch giai đoạn 5 năm, tôi xây dựng Kế hoạch từng năm với các mục tiêu cụ
thể phù hợp tình hình thực tế, ví dụ trong 2 năm học 2008-2009 và 2009-2010,
thời gian này sẽ tích cực làm công tác tham mưu các cấp lãnh đạo để giải toả và
xây mới cơ sở vật chất, nên mục tiêu chủ yếu là củng cố về chất lượng học sinh,
chất lượng đội ngũ, các hoạt động phong trào phù hợp. Từ năm học 2010-2011
trở đi sau khi đã có cơ sở vật chất đạt chuẩn, tôi mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu
kế hoạch từng năm học là xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp, và hướng đến
trường Chuẩn Quốc gia Nhờ có kế hoạch phù hợp từng năm học, nhà trường
đã từng bước hoàn thành và đạt đủ 5 nội dung khi kết thúc giai đoạn theo đúng
lộ trình hoạch định ban đầu, qua một số kết quả, đạt chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp
năm 2010, đạt Chuẩn Quốc gia 2012 (sớm 1 năm).

4
- Thành lập Ban chỉ đạo công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” bao gồm các thành viên chủ chốt, có năng lực để cùng chỉ đạo và
quản lý phong trào, các thành viên Ban chỉ đạo được phân công nhiệm vụ cụ
thể, họp trao đổi công việc 2 lần/học kỳ, trong năm học có thực hiện kiểm tra
thúc đẩy phong trào với các thành viên trong nhà trường, cuối học kỳ có sơ kết
và cuối năm có tổng kết đánh giá (theo Hướng dẫn của công văn Số
754/SGDĐT-VP ngày 11 tháng 5 năm 2009 của SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO ĐỒNG NAI V/v. hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực").
2. Công tác tuyên truyền:
Nhằm mục đích để cộng đồng hiểu rõ và đồng hành cùng nhà trường trong
phong trào, tôi đề xuất nhà trường có biện pháp tăng cường công tác tuyên
truyền, thông qua hội hợp, phối hợp đài truyền thanh xã thông tin trong quần
chúng, thông báo trong họp phụ huynh học sinh để mọi người hiểu rõ mục đích,
ý nghĩa, nhựng lợi ích thiết thực của phong trào.
Ngoài ra để hỗ trợ phong trào chung của trường, tôi đề xuất nhà trường
phát động thi đua “Xây dựng lớp học/phòng làm việc xanh – sạch – đẹp, an toàn
thân thiện” trong giáo viên, cán bộ, công nhân viên toàn trường, có tiêu chí
đánh giá cụ thể, cuối năm học có tổng kết, tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
Nhờ vậy, tôi đạt được sự đồng thuận và hỗ trợ rất lớn từ cộng động: giáo viên,
công nhân viên; học sinh, phụ huynh học sinh, chính quyền và các cá nhân và
đoàn thể ở địa phương trong mọi mặt hoạt động.
3.Công tác tham mưu:
Mặc dù trong từng nội dung chính đã có những giải pháp phù hợp, tuy
nhiên có những nội dung mà việc thực hiện vượt quá khả năng bản thân và nhà
trường, ví dụ nội dung 1 về xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, đây là nhiệm vụ
khó khăn, đòi hỏi nguồn ngân sách lớn, nên giải pháp ở đây là tích cực, chủ
động, thường xuyên làm công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo để hỗ trợ.
Minh chứng rõ nhất là việc xây mới nhà trường, và các hạng mục cơ sở vật chất

đầu tư bổ sung, xây dựng cảnh quan sư phạm hoàn chỉnh như hiện thời nhà
trường đạt được.
5
4. Phát huy vai trò các cá nhân đoàn thể trong và ngoài trường:
- Đoàn kết làm nên sức mạnh, phối hợp đồng bộ sẽ thành công, nhận thức
được điều này, tôi đề xuất nhà trường chỉ đạo đưa phong trào vào kế hoạch hoạt
động thường xuyên của các đoàn thể: Công đoàn hỗ trợ tuyên truyền, đưa nội
dung phong trào vào tiêu chí thi đua. Đoàn thanh niên và Đội Thiếu niên phối
hợp giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt ngoại khoá hàng tháng, lồng ghép rèn cho
các em kỹ năng sống. Hội phụ huynh học sinh hỗ trợ công tác vận động xây
dựng cảnh quan nhà trường, đồng thời thông qua hội phụ huynh học sinh, nhà
trường mở rộng quan hệ để kêu gọi sự đóng góp ủng hộ của các cá nhân, Mạnh
Thường Quân và các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường cùng chung tay góp sức
xây dựng nhà trường.
Nhóm giải pháp 2: Chỉ đạo và quản lý thực hiện đồng bộ 5 nội dung
chính của phong trào, bao gồm:
Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn.
Để thực hiện tốt nội dung này, nhà trường đã chủ động làm tốt công tác
xây dựng kế hoạch và tham mưu với chính quyền địa phương và các cấp quản
lý thúc đẩy việc xây mới cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn quy định. Đồng
thời, phối hợp chặt chẽ và gắn bó với Hội Cha mẹ học sinh trong công tác huy
động các nguồn lực.
Về nội lực, nhà trường tranh thủ tiết kiệm từ nguồn kinh phí hoạt động,
kêu gọi giáo viên và học sinh tích cực tham gia làm tốt công tác xây dựng và
trang trí làm đẹp cho lớp mình. Mỗi lớp đều có một chậu kiểng và 5- 6 giỏ cây
các loại trang trí ở của sổ lớp. Nhà trường hình thành được sân khấu xanh để tổ
chức các hoạt động và 01 vườn cây thuốc nam để hỗ trợ học tập. Đặc biệt, nhà
trường đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân viên bảo vệ tham gia lớp học chăm
sóc cây kiểng để hỗ trợ nhà trường trong công tác chăm sóc và bảo quản.
Hưởng ứng sự kêu gọi của nhà trường, một số Phụ huynh học sinh và giáo

viên đã hiến tặng cây kiểng cho nhà trường. Các Chi hội lớp và học sinh lớp
đều chung tay đóng góp để tặng cây xanh, cây kiểng cho trường, cho lớp. Mỗi
chậu cây tặng cho trường, cho lớp đều được ghi tên và thời điểm để ghi nhận
dấu ấn, đồng thời tạo nên sự tín nhiệm đối với phụ huynh và học sinh.
6
Bên cạnh công tác huy động nguồn lực để tạo mảng xanh, nhà trường luôn
chú trọng quan tâm đến công tác bảo quản, chăm sóc và giữ gìn cảnh quan
trường lớp. Thường xuyên quan tâm, chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống khu vệ sinh
đảm bảo sạch sẽ, an toàn. Đồng thời, nhắc nhở giáo dục thường xuyên ý thức
giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường.
Chính nhờ những nỗ lực đó, tháng 3 năm 2010, cơ sở vật chất trường lớp
đã hoàn thành xây mới 100% đúng chuẩn quy định và tháng 4 năm 2010 trường
đạt chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp cấp tỉnh.
Nội dung 2: Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn, tổ
chuyên môn và đội ngũ giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp dạy học.
Linh hoạt tổ chức các hình thức hoạt động nhóm, các trò chơi thư giãn và phối
hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường,
giáo dục pháp luật cho học sinh. Cụ thể là việc đăng ký tổ chức 02 chuyên đề/
khối/ năm học, đăng ký tiết dạy ít nhất 03 tiết dạy tốt và thường xuyên dự giờ
(tối thiểu 02 tiết/ tuần) để chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Về phía nhà trường: Tổ chức sinh hoạt 3 chuyên đề/ năm học, tổ chức dự
giờ đánh giá rút kinh nghiệm tập trung vào nội dung đổi mới phương pháp
giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhiều giáo
viên vận dụng tốt đạt nhiều thành tích cao trong các hội thi các cấp. Trường là
một trong những đơn vị đi đầu trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin đổi
mới phương pháp dạy học. Năm 2012, giáo viên của trường đã đạt giải nhất hội
thi ứng dụng công nghệ thông tin cấp tỉnh. Tổ chức định kỳ Hội thi giáo viên

dạy Giỏi cấp trường, khuyến khích giáo viên tham gia Hội thi cấp huyện – cấp
tỉnh. Kết quả có 24 giáo viên dạy Giỏi cấp Huyện và 02 giáo viên dạy Giỏi cấp
Tỉnh. Có 10 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp huyện (10 CSTĐ cơ
sở), 01 cấp Tỉnh.
Đồng thời, để thực hiện dạy học có hiệu quả, phát huy tính tích cực của
học sinh trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Nhà trường đã cố
7
gắng sắp xếp 02 phòng dành riêng cho giảng dạy âm nhạc, 01 phòng dành riêng
cho giảng dạy mỹ thuật, 02 phòng dành riêng cho việc giảng dạy có ứng dụng
công nghệ thông tin. Đồng thời, tham mưu xin chủ trương của chính quyền địa
phương trong công tác xã hội hóa giáo dục. Nhà trường đã vận động Mạnh
Thường Quân, Hội cha mẹ học sinh chung tay góp sức xây dựng cảnh quan nhà
trường ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Hàng tháng, bộ phận chuyên môn phối hợp Đội – Đoàn tỗ chức sinh hoạt
ngoại khoá, các hoạt động tập thể nhằm rèn luyện cho các em kỹ năng ứng xử
hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh
hoạt theo nhóm.
Bột phận y tế phối hợp Trạm y tế địa phương có kế hoạch định kỳ khám
bệnh cho học sinh, tổ chức tuyên truyền rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ
sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn
thương tích khác.
Bên cạnh việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục chính khóa, nhà
trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phối
hợp tổ chức tốt buổi nói chuyện giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng kiềm chế cảm
xúc bản thân do bộ phận chuyên mộn chủ trì giúp cho học sinh rèn luyện kỹ
năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn
xã hội.
Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh ở các tiết

sinh hoạt tập thể lớp, sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. Hình thành và duy trì 5
câu lạc bộ văn nghệ tham gia biểu diễn trong các giờ chào cờ đầu tuần, duy trì
hoạt động thường xuyên 4 câu lạc bộ thiếu nhi: bóng đá, Anh văn, Vẽ, Âm
nhạc. Định kỳ theo chủ điểm, nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi
vận động, các môn của Hội thi trò chơi dân gian cấp trường, giải Bóng đá mini,
cầu lông, bật xa tại chỗ, chạy 30 m và các Hội thi Rung chuông vàng ôn tập
kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra định kỳ. Nhà trường đã vận động và
hình thành 02 sân cầu lông dành cho giáo viên và học sinh tham gia.
8
Xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói” của mỗi lớp, của trường và bảng
tin “Hoạt động của chúng em” để học sinh có cơ hội được bày tỏ, chia sẻ tâm
tư, tình cảm. Đồng thời qua đó, giáo viên cũng nhận được sự phản hồi và có
hình thức xử lý kịp thời giúp các em tự tin hơn trong học tập, vui chơi.
Đặc biệt, phối hợp vận dụng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động trong
giờ chào cờ đầu tuần. Sau phần phận xét đánh giá nề nếp của Liên đội; nhận xét
đánh giá và chỉ đạo của Ban giám hiệu sẽ là nội dung tổ chức trò chơi, giao lưu
văn nghệ, đố vui, … đây là điểm mới nhằm làm giảm bớt sự căng cứng và mệt
mỏi của những giờ sinh hoạt chào cờ thứ hai đầu tuần.
Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các
di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
Nhà trường đã tổ chức cho các em làm vệ sinh, chăm sóc cây và thăm
viếng Đền Liệt sĩ Xuân Bảo – Bảo Bình nhân các ngày 27/ 07, 30/04, 02/09.
Qua đó giáo dục cho các em truyền thống xây dựng, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống
các ngày lễ kỷ niệm: Chủ động mời Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã ôn
truyền thống và chuẩn bị nội dung hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đố vui liên
quan đến chủ điểm cho học sinh toàn trường cùng tham gia.
Nhìn chung, để đạt được kết quả như đã nêu trên. Bên cạnh những công việc
cụ thể, theo tôi cần có sự định hướng khái quát khi tổ chức thực hiện như sau:
Một là: Chủ động trong công tác tuyên truyền để từng bước nâng dần và

tạo được sự đồng tình ủng hộ trong cộng đồng; thu hút được sự tham gia đông
đảo, tích cực của giáo viên và học sinh; tranh thủ chủ trương ủng hộ hơn nữa
của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm và Mạnh Thường Quân.
Hai là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các bộ phận, các đoàn thể
trong khâu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch các hoạt
động giáo dục đảm bảo đa dạng hóa các hình thức và phù hợp với tâm lý lứa
tuổi, với chương trình giáo dục. Hình thức tổ chức nhẹ nhàng, vui vẻ, phù hợp
với điều kiện cơ sở vật chất và khả năng kinh phí của nhà trường. Thời gian,
thời lượng và địa điểm đảm bảo đúng lúc, vừa đủ và phù hợp với tình hình thực
tế.
9
Ba là: Tranh thủ nguồn lực từ trong nhà trường và tổ chức tốt việc huy động
nguồn lực xã hội. Hiệu trưởng phải là người thực sự gương mẫu, đi đầu, mạnh dạn
đổi mới và dám chịu trách nhiệm trong công tác; phải có sự am tường trong mọi lĩnh
vực để phân công - phân nhiệm hợp lý; biết tập trung sức mạnh và trí tuệ của tập thể
khi tham gia công việc chung; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết và sự đồng lòng
quyết tâm.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trải qua 5 năm thực hiện phong trào, mọi mặt của nhà trường đều có chuyển
biến đáng kể, điều đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường. Môi trường giáo dục thân thiện, an toàn hơn, chất lượng học sinh toàn diện
hơn. Môi trường sư phạm đạt chuẩn trường học Xanh - Sạch - Đẹp. Cơ sở vật
chất được xây dựng mới, đạt chuẩn Quốc gia. Được trang bị thêm cầu tuột, cầu
bập bênh, cầu thăng bằng và ghế ngồi đọc sách; Có khu vệ sinh an toàn, hợp vệ
sinh dành cho giáo viên riêng. Phụ huynh và học sinh các lớp đóng góp nhiều
chậu cây cảnh, ghế đá (trị giá khoảng 21.200.000 đồng). Huy động được 250 áo
trắng, 100 bộ sách giáo khoa, 100 cái cặp, 2000 quyển tập, 500 cây viết và 20
suất học bổng mỗi suất 250.000 đồng từ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm,
Mạnh Thường Quân. Quỹ khuyến học của Hội CMHS dành riêng cho khen
thưởng hàng năm bình quân khoảng 70.000.000 đồng.

Nề nếp và chất lượng dạy - học được nâng lên, mối quan hệ giữa Thầy với
Thầy, giữa Thầy với Trò và giữa Trò với Trò ngày càng thân thiện. Tạo dựng
được niềm tin với Cha mẹ học sinh đối với giáo viên, với Nhà trường. Phụ
huynh học sinh quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Số học sinh được
tham gia các trò chơi lành mạnh trong giờ chơi ở sân trường ngày càng nhiều
hơn. Hạn chế đến mức tối đa không để học sinh bỏ học.
Kết quả giáo dục hàng năm luôn đạt 100 % Học sinh Thực hiện đầy đủ;
Học sinh Giỏi luôn trên 40 % ; Học sinh Tiên tiến luôn trên 40 % và Học sinh
lên lớp thẳng luôn trên 98 %.
10
Về các hoạt động phong trào trong 5 năm 2008-2013 đạt khá nhiều giải ở
các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh như: 12 Học sinh đạt giải cấp huyện trong Hội
thi Vở sạch - Chữ đẹp, thi Toán, Anh văn trên internet, thi Olympic Tiếng Việt
và Toán cụ thể là: 122 em đạt giải cấp huyện; 27 em đạt cấp tỉnh, 3 em đạt giải
Quốc gia. Đội ngũ giáo viên cũng có thành tích khá ấn tượng: Có 24 lượt giáo
viên đạt danh hiệu giáo viên dạy Giỏi cấp Huyện và 03 giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh.
Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp hàng năm đạt tỉ lệ 100% và hiệu quả
đào tạo luôn đạt trên 95 %.
Tháng 4/2010, trường đạt chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp cấp tỉnh.
Từ năm học 2010-2011, trường luôn đạt yêu cầu khi đánh giá cuối năm
theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (Công văn 754/SGDĐT-
VP ngày 11 tháng 5 năm 2009).
Tháng 9/2012, trường được công nhận đạt Chuẩn Quốc gia Mức 1
Tập thể nhà trường được UBND tỉnh Đồng Nai tặng danh hiệu Tập thể
Lao động xuất sắc năm học 2012-2013 và 2013-2014.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đối với lãnh đạo ngành giáo dục các cấp:
Hàng năm nên mở lớp tập huấn, hội thảo về công tác xây dựng phong
trào, tạo điều kiện cho các trường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây

dựng Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Đặc biệt là cuối mỗi năm học, ngoài việc đánh giá phong trào theo hướng
dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (Công văn 754/SGDĐT-VP ngày 11
tháng 5 năm 2009) cần có hình thức công nhận các đơn vị hoàn thành hoặc đạt
chuẩn “trường học thân thiện, học sinh tích cực” để ghi nhận những thành quả
phấn đấu và đồng thời có hình thức tuyên dương, khen thưởng phù hợp.
2. Đối với hiệu trưởng nhà trường :
Ngoài việc, Hiệu trưởng phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong phong trào;
phải có sự am tường trong mọi lĩnh vực để phân công - phân nhiệm hợp lý; biết
11
tập trung sức mạnh và trí tuệ của tập thể khi tham gia công việc chung; xây
dựng tập thể sư phạm đoàn kết và sự đồng lòng quyết tâm; nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng và niềm tin của cộng đồng để có giải pháp phù hợp; giao trách
nhiệm, phân công tham mưu xây dựng kế hoạch phải song song với việc kiểm tra,
đôn đốc, động viên và điều chỉnh kịp thời khi phát hiện điều bất cập.
3. Khả năng áp dụng:
Những giải pháp trên đây có thể là không mới, có thể chưa hay, song nhờ thực
hiện đồng bộ, có hệ thống nên đã đạt được kết quả rất khả quan ở đơn vị. Thiết nghĩ,
tùy theo tình hình thực tế mỗi đơn vị sẽ có phương pháp vận dụng sáng tạo hơn
những giải pháp đó thì nhất định sẽ thành công.
Rất mong nhận được nhiều hơn những góp ý chân thành của các bạn đồng
nghiệp.
Bảo Bình, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Người viết
Trần Minh Vũ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 40/2008-CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008 của Bộ GD-
ĐT, về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
2. Hướng dẫn Số 754/SGDĐT-VP ngày 11 tháng 5 năm 2009 của SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI V/v. hướng dẫn đánh giá kết quả

phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
12

×