Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
- Công văn số 1656 và Nghị quyết 29-NQ/TW về hướng dẫn thi tốt nghiệp thì đề mơn
Ngữ văn năm 2014 sẽ có hai phần đọc hiểu và làm văn. Trong phần làm văn gộp nghị
luận văn học vào với nghị luận xã hội. Nghị luận xã hội lúc này không phải là một câu
riêng biệt về một tư tưởng đạo lí, hay về sự việc, hiện tượng đời sống nữa mà là NLXH
được rút ra từ ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm văn học. Theo đó, câu hỏi phần làm văn yêu
cầu học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp, vốn sống và hiểu biết xã hội để giải
quyết vấn đề, học sinh cần tư duy khơng máy móc rập khn.
- Chủ trương đổi mới này cũng được đề xuất trên cơ sở thực tiễn dạy học môn Ngữ văn
trong các nhà trường, kế thừa những ưu điểm của hình thức thức ra câu hỏi định dạng theo
đánh giá PISA (đánh giá năng lực người học), đã được triển khai thành công ở nhiều
trường THPT nước ta thực tế cho thấy học sinh thích ứng nhanh với dạng câu hỏi này và
đã đạt kết quả khá cao; dạng câu hỏi mở cũng đã được sử dụng trong kỳ thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trong mấy năm gần đây – Ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
- Theo hướng đổi mới đó, Nhà trường đã chủ trương triển khai ra đề kiểm tra giống như
cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2014. Nhưng trong quá trình tiếp cận cấu trúc đề thi
theo hướng đổi mới đó, các em HS khối 11 cịn gặp nhiều lúng túng, chưa biết cách triển
khai đề như thế nào cho đúng.
- Chính vì vậy để giúp các em viết tốt bài văn NLXH theo cấu trúc đề thi mới rõ ràng,
mạch lạc, hồn chỉnh, chúng tơi đưa ra giải pháp mới, đó là: Hướng dẫn HS cách làm bài
NLXH trong tác phẩm văn học.
- Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương thuộc khối 11 Trường THPT
Nguyễn Trung Trực - Hòa Thành - Tây Ninh. Lớp 11C4 là nhóm thực nghiệm, lớp 11C3
là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế. Thời gian tiến
hành thực nghiệm là các tiết dạy phụ đạo ở trường trong vịng 1 tháng, học kì II: từ tuần
22 đến hết tuần 25 năm 2015.
- Kết quả của thực nghiệm cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
HS. Lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra sau TĐ của lớp
thực nghiệm có giá trị trung bình là 5,7, lớp đối chứng là 4,8. Qua t-test (kiểm chứng) cho
thấy p = 0,0002< 0,05; nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực
nghiệm với lớp đối chứng. Mức độ ảnh hưởng (SMD) là 0,92 cho thấy có tác động có ảnh
hưởng lớn đối với nhóm thực nghiệm. Điều đó minh chứng rằng Hướng dẫn HS cách làm
bài NLXH trong một tác phẩm văn học làm nâng cao kết quả học tập phân mơn Ngữ văn
11, Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Hịa Thành Tây Ninh.
2. GIỚI THIỆU
2.1. Hiện trạng:
- Ngữ văn là mơn học có vai trị rất quan trọng, khơng chỉ cung cấp tri thức mà quan
trọng hơn cả là góp phần hoàn thiện nhân cách của con người. Nhưng một thực tế cho
1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
thấy là nhiều năm trở lại đây, đa số học sinh khơng cịn hứng thú trong việc học văn nữa,
“Gần 100% học sinh THPT chỉ cần học văn để thi đỗ tốt nghiệp mà thơi” (Theo PGS.TS
Đỗ Ngọc Thống - Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD&ĐT).
- Từ việc bản thân các em HS không thích học môn Ngữ văn, dẫn đến không tìm tòi,
nghiên cứu để am hiểu các vấn đề xung quanh, lười nhác suy nghĩ, không có nhiều cảm
xúc, trí tưởng tượng chưa phong phú, ít khi đọc sách tham khảo về môn văn, đặc biệt là
những bài văn mẫu. Từ đó dẫn đến thực trạng có rất nhiều HS khơng biết làm bài văn
NLXH nói chung, NLXH trong tác phẩm văn học nói riêng.
- Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đưa ra giải pháp:
+ Trước khi làm bài văn NLXH trong tác phẩm văn học, chúng tôi hướng dẫn các em ôn
tập lại kiến thức đã học về hai dạng NLXH (nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về
sự việc, hiện tượng đời sống).
+ Sau đó hướng dẫn cho các em các bước làm một bài văn nghị luận xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học:
• Xác định những từ trọng tâm mà đề bài u cầu.
• Tìm ý cho bài văn theo bố cục ba phần:
Mở bài: nêu khái quát hiện tượng xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Thân bài: nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, thực hiện các thao tác
nghị luận (giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh), rút ra bài học cho bản thân.
Kết bài: đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
2.2. Nguyên nhân:
* Thực trạng SGK, Sách tham khảo
- Chương trình SGK Ngữ văn 11 cơ bản có rất ít bài đề cập đến kĩ năng làm bài văn nghị
luận xã hội như: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Đa số sách tham khảo chỉ nói chung chung về lí thuyết, chưa có những bước hướng dẫn
cụ thể về cách làm bài văn nghị luận xã hội cho phù hợp với học sinh yếu, trung bình.
* Thực trạng giảng dạy của GV
- Một số giáo viên đã chú trọng tới việc hướng dẫn cho học sinh kĩ năng làm bài văn
NLXH trong tác phẩm văn học theo hướng ra đề thi mới của Bộ Giáo dục. Bên cạnh đó
cũng có những giáo viên chưa chú trọng đến vấn đề này, cho rằng các em đã được học và
biết cách vận dụng.
* Thực trạng việc học của HS
- Từ trước đến nay, các em HS đã quen thuộc với hai dạng NLXH (NLXH về tư tưởng
đạo lí và NLXH về sự việc, hiện tượng đời sống) với những câu hỏi riêng biệt. Nên khi
làm bài văn nghị luận theo hướng mới (kết hợp nghị luận văn học với nghị luận xã hội)
các em còn lúng túng trong cách làm, đặc biệt là cách làm bài văn nghị luận về vấn đề
xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Từ những nguyên nhân trên, tôi đã chọn ra một nguyên nhân chính, đó là: HS chưa biết
cách làm bài văn nghị luận xã hội trong một tác phẩm văn học.
2.3. Giải pháp thay thế
- Từ nguyên nhân trên, chúng tôi đã linh động, mạnh dạn chọn giải pháp: Nâng cao kết
quả học tập của học sinh lớp 11C4 Trường THPT Nguyễn Trung Trực qua việc hướng
dẫn học sinh cách làm bài nghị luận xã hội trong một tác phẩm văn học.
2.4. Vấn đề nghiên cứu
- Việc Hướng dẫn HS cách làm bài NlXH trong một tác phẩm văn học có nâng cao kết
quả học tập môn Ngữ văn lớp 11C4 Trường THPT Nguyễn Trung Trực không?
2.5. Giả thuyết khoa học
- Việc Hướng dẫn HS cách làm bài NlXH trong một tác phẩm văn học có nâng cao kết
quả học tập môn Ngữ văn lớp 11C4.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
* GV: Giáo viên Ngữ văn dạy cả hai lớp 11C3 và 11C4 (Nguyễn Thị Thu, Trần Thị Huệ).
* HS: Lớp 11C3 và lớp 11C4 trường THPT Nguyễn Trung Trực - Hòa Thành Tây Ninh.
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về sĩ số học sinh,
giới tính.
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 11C4 và 11C3 trường
THPT Nguyễn Trung Trực - Hòa Thành - Tây Ninh.
Tổng số
Lớp 11C3
Lớp 11C4
33
33
Nam
21
21
Nữ
12
12
Dân tộc
Kinh
33
33
Khác
0
0
Hai lớp đều tương đương nhau về sĩ số.
Về ý thức học tập: Học sinh ở hai lớp đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của HKI vừa qua, hai lớp tương đương về điểm số.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
- Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 11C4 là nhóm thực nghiệm, lớp 11C3 là nhóm đối chứng.
Tôi dùng bài kiểm tra trước tác động là bài thi HKI .
- Kết quả kiểm tra cho thấy chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do
đó chúng tơi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Thực nghiệm
4,8
TBC
P=
Đối chứng
4,7
0,59 >0,05
So sánh với tiêu chuẩn cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm là khơng
có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Thiết kế nghiên cứu thiết kế 2: kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương
đương.
Bảng3: Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra
Kiểm tra
Nhóm
trước tác
Tác đợng
sau tác
đợng
đợng
Thực nghiệm
Dạy học có hướng dẫn cách làm bài
Lớp 11C4
O1
NLXH trong một tác phẩm văn học.
O3
Đối chứng
Lớp 11C3
O2
Dạy học không hướng dẫn cách làm bài
NLXH trong một tác phẩm văn học.
O4
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T - tes độc lập.
3.3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của GV
- Ngay từ đầu năm học, GV hướng dẫn lớp thực nghiệm: Cần xác định nội dung giảng dạy
ở dạng làm văn nào, bài viết văn nào, HS về nhà xem trước dạng làm văn đó.
- GV tìm tài liệu cần thiết cho bài dạy, ôn tập về lý thuyết ở dạng làm văn NLXH đã được
học (NLXH về một tư tưởng đạo lí, NLXH về một vấn đề xã hội) cho học sinh nhớ lại
kiến thức lý thuyết.
- Chúng tôi thiết kế bài học về cách lập dàn ý các dạng làm văn: NLXH về tư tưởng đạo
lí và NLXH về sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận một vấn đề xã hội trong một tác
tác phẩm văn học. Sau đó tiến hành hướng dẫn học sinh trong nhóm thực nghiệm.
- GV chuẩn bị một số đề NLXH trong tác phẩm văn học cho học sinh thực hành lập dàn ý.
- Chuẩn bị hai bài kiểm tra có mức độ tương đương: Bài kiểm tra trước tác động và bài
kiểm tra sau tác động.
* Chuẩn bị của học sinh:
- Ghi chép lại những kiến thức chuẩn bị cho tiết ôn tập phụ đạo mà GV đã dặn dò.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Thời gian tiến hành thực nghiệm là các tiết dạy phụ đạo ở trường và trong vòng 1 tháng
của học kì II: từ tuần 22, năm học 2014 hết tuần 25 năm 2015.
4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
3.4. Đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra HKI (môn Ngữ văn) do GV trong tổ thống
nhất ra đề chung cho các lớp và được Ban Giám Hiệu duyệt, chọn đề kiểm tra. (Bài kiểm
tra trước tác động gồm có: 2 câu hỏi tự luận (nội dung câu hỏi được trình bày ở phần phụ
lục 3).
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra giữa học kì II, do Nhà trường tổ chức thi và ra
đề chung cho các lớp sau khi học xong các bài thuộc môn Đọc văn (Vội vàng - Xuân
Diệu, Tràng giang - Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc tử, Từ ấy - Tố Hữu, Chiều tối Hồ Chí Minh).
- Bài kiểm tra sau tác động gồm có: 2 câu hỏi tự luận (nội dung câu hỏi được trình bày ở
phần phụ lục 3).
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
- Sau khi dạy xong các bài học trên, các em tiến hành làm bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì II
(nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục) do Nhà trường tổ chức và ra đề chung cho
các lớp.
- Sau đó để đảm bảo tính khách quan, bài kiểm tra của các em được cắt phách, giáo viên
trong tổ cùng chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Phân tích dữ liệu.
- Sau thời gian tiến hành tác động bắt đầu từ tuần 22 đến hết tuần 25 của HK II, tiến hành
cho học sinh hai lớp (lớp thực nghiệm: 11C4 và lớp đối chứng: 11C3) làm bài kiểm tra
giữa học kì II.
- Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tơi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thơng số:
Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau kiểm
chứng.
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm
so với nhóm đối chứng.
Thực nghiệm
Đối chứng
ĐTB
5,7
4,8
Độ lệch chuẩn
0,91
0,94
Giá trị P của T- test
0,0002
Mức độ ảnh hưởng (SMD)
0,92
- Kết quả đã chứng minh rằng ĐTB của hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0002, cho thấy sự chênh
lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết
quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do
kết quả của tác động.
5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,92 là rất lớn theo tiêu chí Cohen.
- Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có hướng dẫn cách làm bài văn
nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm
là lớn.
- Giả thiết của đề tài Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học có nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 11C4 đã
được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình của 2 nhóm:
4.3. Bàn luận kết quả
- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 5,7, kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4,8. Điều đó cho thấy điểm TBC của
hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm
TBC cao hơn lớp đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực
nghiệm so với nhóm đới chứng là SMD = 0,92. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của
tác động là lớn.
- Phép kiểm chứng T- test ĐTB sau tác động của hai lớp là P = 0,0002 < 0,05. Kết quả
này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm khơng phải ngẫu nhiên mà là do tác
động.
* Hạn chế:
- Việc hướng dẫn cho học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội trong một tác phẩm
văn học là một giải pháp rất tốt, nhưng để vận dụng giải pháp này có hiệu quả, GV cần
phải cần phải đầu tư nhiều, thường xuyện cập nhật những thay đổi trong cách ra đề theo
hướng đổi mới của Bộ Giáo dục.
- Không những vậy, GV cần cố gắng tìm hiểu qua các tài liệu, soạn bài, chuẩn bị kế hoạch
bài học một cách hợp lí.
* Hướng khắc phục:
6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Khuyến khích các em tìm tòi, nghiên cứu để am hiểu các vấn đề xã hội xung quanh làm
giàu tri thức, biết suy nghĩ tích cực, tạo ra nhiều cảm xúc, trí tưởng tượng phong phú.
- Khuyến khích các em thường xuyên đọc sách tham khảo, đặc biệt là những cuốn sách có
hướng dẫn cách làm bài văn NLXH.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Nghiên cứu đã mang lại kết quả: đa số học sinh không còn tâm trạng căng thẳng, mơ hồ,
lúng túng khi viết bài làm văn nghị luận xã hội trong tác phẩm văn học nữa. Điều đó góp
phần nâng cao kết quả học tập mơn Ngữ văn lớp 11C4 trường THPT Nguyễn Trung Trực
– Hòa Thành - Tây Ninh.
5.2. Khuyến nghị
- GV cần sử dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn các PPDH, song song đó cần tích cực nghiên
cứu sách vở và trau dời năng lực chun mơn. Đồng thời, GV cũng phải có tâm huyết với
nghề, yêu mến học sinh, mong các em ngày càng tiến bộ hơn trong khả năng viết văn của
mình.
- Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc
biệt là GV giảng dạy bộ mơn Ngữ văn có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học để
nâng cao kiến thức bộ môn cho học sinh.
7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Sách tham khảo
1. Phan Trọng Luận – Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – Nhà xuất bản Giáo dục
2. Phan Trọng Luận – Sách giáo viên Ngữ văn 11 – Nhà xuất bản Giáo dục
3. Đỗ Ngọc Thống - Dẫn theo sách Dạy và học Nghị luận xã hội – Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam
4. Dự án Việt - Bỉ: Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Nhà xuất bản Đại
học sư phạm
5. Nguyễn Thanh Huyền - Phân loại phương pháp làm bài văn nghị luận 12 - Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Huyền - Phương pháp làm bài văn nghị luận 12 – Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Huyền - Phương pháp làm bài văn nghị luận 12 – Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội.
8. Lê Huy - Những bài văn mẫu 11- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí
Minh.
* Mạng internet:
- ; ; ;
8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHỤ LỤC 1
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Học sinh nắm một số lưu ý về văn NLXH trong tác phẩm văn học
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội,
không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận
văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện
tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
- Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học.
Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương
trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học.
- Về cấu trúc triển khai tổng quát:
a. Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa
của vấn đề (hoặc câu chuyện).
b. Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác
phẩm văn học (câu chuyện).
B. Cách làm bài văn NLXH trong tác phẩm văn học
Yêu cầu về kĩ năng
- Biết làm văn NLXH về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong
tác phẩm văn học.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi các loại,
chữ viết rõ nét, sạch đẹp.
Yêu cầu về kiến thức
- Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của bản thân
để làm rõ vấn đề.
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: Từ vấn đề trong tác phẩm văn học, bàn luận về vấn đề ngoài xã hội
được rút ra từ tác phẩm văn học đó mà đề yêu cầu.
- Yêu cầu thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội.
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Khái quát thực trạng của vấn đề trong xã hội hiện nay.
- Dẫn dắt thực trạng đó vào tác phẩm.
b. Thân bài:
* Bước 1: Nêu hồn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội.
9
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận
- Giải thích.
- Phân tích, chứng minh, bình luận.
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
C: Ví dụ:
Đề bài : Từ bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ về lí tưởng sống
của thanh niên hiện nay.
Yêu cầu về kĩ năng
- Biết làm văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt
ra trong tác phẩm văn học.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi các loại,
chữ viết rõ nét, sạch đẹp.
Yêu cầu về kiến thức
- Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của bản thân
để làm rõ vấn đề.
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: bài thơ “Từ ấy” là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi
mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh. Từ đó bàn luận về lí tưởng sống
của thanh niên hiện nay.
- Yêu cầu thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Khái quát thực trạng về lí tưởng sống của thanh niên trong xã hội hiện nay.
- Dẫn dắt vào tác phẩm “Từ ấy” của Tố Hữu.
b. Thân bài:
* Bước 1: Nêu hồn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội.
- Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội: trong tồn bộ bài thơ cho thấy “Từ
ấy” là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đơi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp, dám
sống, dám đấu tranh. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề về lí tưởng sống của thanh niên trong xã
hội hiện nay.
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận: Phân tích, chứng minh, bình luận
- Giải thích: Lý tưởng sống là cái đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, mong
mỏi đạt được.
- Thực trạng:
+ Ngày nay: một bộ phận lớn thanh niên sống không có mục đích, khơng có định hướng,
học tập chỉ do ba mẹ gượng ép, thất nghiệp, sa vào ăn chơi sa đọa … khơng có tiền họ
đâm ra vịi vĩnh bố mẹ, trộm cắp, rồi đủ các thói hư tật xấu.
10
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
+ Một bộ phận thanh niên khác sống có mục đích, có định hướng, nhưng lại là mục đích
tầm thường như ăn no, mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, …
+ Còn lại một bộ phận thanh niên biết sống có lí tưởng, phấn đấu vì tương lai tố đẹp của
mình. Chúng ta thường thấy trên đài, báo thường viết về những tấm gương học tốt, lao
động tốt, những tấm gương biết vươn lên để thành công từ cuộc sống nghèo khổ.
- Hậu quả: người sống khơng có mục đích, khơng có định hướng, dễ sa vào những tệ nạn
xã hội đã để lại hậu quả đáng thương cho gia đình, gây ra biết bao tệ nạn xã hội.
Theo cơng an thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, tình trạng người chưa thành niên phạm
tội tại TP.HCM tăng liên tục, từ năm 2002 với 385 trường hợp thì đến năm 2006 đã là 700
trường hợp (tỷ lệ tăng gần 100% trong 4 năm). Và mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo
phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng
đang ở mức báo động.
- Giải pháp: Để giải quyết tình trạng thanh niên sống khơng có lí tưởng: các cơ quan
đồn thể, các tổ chức trong xã hội cần phải tiếp tục bắt mạch nguyện vọng thanh niên, tạo
những môi trường thuận lợi để tiếp thêm nguồn cảm hứng, động lực cho các bạn thanh
niên rèn luyện và phấn đấu. Đồng thời, thông qua những phong trào hành động cách mạng
cụ thể góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn của chủ nghĩa yêu nước, làm cho nhiều
hơn các bạn trẻ lấy mục tiêu cống hiến cho xã hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc làm lẽ
sống của mình.
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Cần thẳng thắn lên án những người sống khơng có lí tưởng, sa vào các tệ nạn xã hội.
- Bản thân chúng ta hãy biết nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi
sáng.
. c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm
11
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHỤ LỤC 2
Tập làm văn :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG - ĐẠO LÍ
VÀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (2 Tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HĐ 1,2: Ôn tập lí thuyết về văn nghị luận xã hội về một tư tưởng - đạo lí và một sự việc,
hiện tượng đời sống, giúp học sinh nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng xác định trọng
tâm mà đề yêu cầu, tìm các ý chính cho bài làm văn.
- HĐ 3: Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận
chứng theo một dàn ý ba phần.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tìm hiểu đề nghị luận xã hội về tư tưởng - đạo lí và một sự việc, hiện tượng
đời sống.
- Có kĩ năng tìm luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Có thái độ, ý thức cao về vai trò của việc lập dàn ý trước khi viết thành bài văn hoàn
chỉnh.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Ôn tập lí thuyết văn nghị luận xã hội về một tư tưởng - đạo lí và một hiện tượng đời
sống, giúp học sinh nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng xác định trọng tâm mà đề yêu
cầu, tìm các ý chính cho bài làm văn.
- Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo
một dàn ý ba phần.
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, STK, các tài liệu liên quan đến tiết học.
2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
2. Kiểm tra bài miệng: Không kiểm tra, GV sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh qua các
câu hỏi ôn tập phần lí thuyết cũng như thực hành.
3. Tiến trình bài học:
* Lời vào bài: Như chúng ta đã biết, các em đã được làm quen với văn nghị luận xã hội
từ khi ở cấp THCS. Lên cấp học THPT các em vẫn tiếp tục làm văn nghị luận xã hội
12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
nhưng với yêu cầu cao hơn, ở trên lớp trong các buổi học chính khóa chúng ta khơng có
thời gian để ơn lại. Vì vậy, hơm nay thì cơ trị cùng đi ơn lại kiến thức lí thuyết cũng như
cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng - đạo lí và một sự việc, hiện
tượng đời sống.
HOẠT ĐỢNG CỦA GV và HS
Hoạt đợng 1
I. Ơn tập lí thuyết về văn nghị luận xã
hội.
- GV: Nghị luận xã hội trong nhà trường
phổ thông có mấy dạng chính?
- HS: Nghị luận xã hội trong nhà trường
phổ thông có ba dạng chính.
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Ôn tập lí thuyết về văn nghị luận xã hội.
- Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông
có ba dạng chính:
+ Bàn về một vấn đề tư tưởng - đạo lí thông
qua những nhận xét, phán đoán về tinh thần,
tình cảm, tư tưởng, đạo lí, lối sống...
+ Bàn về một hiện tượng, con người, sự việc
có thật trong cuộc sống ở mọi phương diện,
mọi khía cạnh của nó.
+ Bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học.
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
a. Khái niệm
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá
trình kết hợp những thao tác lập luận để làm
rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc
đời.
- Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+ Lí tưởng (lẽ sống).
+ Cách sống.
+ Hoạt động sống.
+ Mối quan hệ giữa con người với con người
(cha mẹ, vợ chồng, anh em,và những người
thân thuộc khác) ở ngồi xã hội có các quan
hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm,
thầy trị, bạn bè.…
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- GV: Nghị luận về một tư tưởng - đạo lí
không phải là những vấn đề phức tạp, lớn
lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức,
tình cảm, tư tưởng gắn liền với cuộc sống
hàng ngày như tình cảm quê hương, gia
đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần
học tập, phương pháp nhận thức....
GV: Đối với dạng đề nghị luận xã hội về
một tư tưởng - đạo lí, để giải quyết vấn đề
chúng ta cần lưu ý cách xem xét nó từ
nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử
đặt ra và trả lời những câu hỏi. Sau đây là
một số dạng câu hỏi chính:
+ Nó là gì?
+ Nó như thế nào?
+ Vì sao lại như thế?
+ Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống,
với con người, với bản thân?
- GV: Một bài văn nghị luận về một tư - Triển khai theo ba bước:
tưởng - đạo lí cần triển khai theo mấy + Giải thích, cắt nghĩa.
13
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
bước cơ bản?
- HS: theo ba bước cơ bản:
+ Giải thích, cắt nghĩa.
+ Lí giải.
+ Đánh giá.
- GV: Trước lúc lập dàn ý thì điều mà
chúng ta phải thực hiện trước tiên là gì?
Trước khi lập dàn ý chúng ta cần phải tìm
hiểu đề, đọc đề thật kĩ, cần tập trung vào
những từ ngữ nào quan trọng của đề ra,
xác định rõ đối tượng cần nghị luận, xác
định các luận điểm chính, tìm các luận cứ
cho các luận điểm, rồi lập dàn ý cụ thể
theo bố cục ba phần.
Hoạt động 2
2. Lập dàn ý:
- GV: Dàn ý của bài văn nghị luận xã hội
về một tư tưởng - đạo lí có bố cục mấy
phần? Hãy nêu nhiệm vụ của từng phần
trong bài làm văn nghị luận xã hội về một
tư tưởng, đạo lí.
- HS: trả lời.
- GV: chốt lại ý.
Hoạt động 3
3. Một số đề tham khảo.
- GV: Ra một số đề văn nghị luận xã hội
về một tư tưởng - đạo lí truyền thống.
+ Lí giải.
+ Đánh giá.
b. Tìm ý cho bài văn
* Xác định luận đề:
- Bài làm văn cần làm sang tỏ vấn đề gì?
Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế
nào?
- Xác định rõ đối tượng hay vấn đề đưa ra để
nghị luận.
* Xác định các luận điểm:
- Xác định các luận điểm để làm rõ luận đề.
* Tìm luận cứ cho các luận điểm:
- Tìm các luận cứ để làm rõ cho các luận
điểm.
2. Lập dàn ý:
Dàn bài của bài văn nghị luận xã hội có cấu
trúc ba phần. Mỗi phần có một nhiệm vụ
riêng:
a. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận:
- Giải thích, cắt nghĩa.
- Lí giải.
- Đánh giá.
c. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của vấn đề
cần nghị luận.
3. Một sớ đề tham khảo.
Đề 1: " Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm
được chốn nương thân để chống lại tai ương
của số phận ". (Euripides)
Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
Đề 2: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
"Đời phải trải qua giơng tố nhưng không được
cúi đầu trước giông tố".
14
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tiết 2:
Hoạt động 4
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Hoạt động 5
2. Lập dàn ý:
- GV: Cũng giống như làm một bài nghị
luận về một tư tưởng - đạo lí thì trước lúc
lập dàn ý thì điều mà chúng ta phải thực
hiện trước tiên là gì?
- HS: trả lời.
- GV: chốt lại ý.
- GV: Dàn ý của bài văn nghị luận xã hợi
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Đề 3: "Một quyển sách tốt là một người bạn
hiền". Hãy giải thích và chứng minh ý kiến
trên.
2. Nghị luận về một sự việc, một hiện tượng
đời sống
a. Khái niệm
- Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý
nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay
có vấn đề đáng suy nghĩ.
- Triển khai theo các bước:
+ Giải thích, mơ tả hiện tượng.
+ Phân tích những nguyên nhân – tác hại của
hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
+ Bình luận về hiện tượng.
+ Đánh giá hiện tượng và đề xuất những giải
pháp.
b. Tìm ý cho bài văn
* Xác định luận đề:
- Bài làm văn cần làm sang tỏ vấn đề xã hội
gì? Quan điểm của chúng ta về vấn đề xã hội
đó như thế nào?
- Xác định rõ đối tượng hay vấn đề đưa ra để
nghị luận.
* Xác định các luận điểm:
- Xác định các luận điểm để làm rõ luận đề.
* Tìm luận cứ cho các luận điểm:
- Tìm các luận cứ để làm rõ cho các luận
điểm.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị
luận.
b. Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận:
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại của
hiện tượng đời sống đang nghị luận (Dùng
dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh).
15
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
về một sự việc, hiện tượng đời sống có bố
cục mấy phần?
- HS: Có bố cục ba phần: mở bài, thân bài,
kết bài.
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời
sống trên ( Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để
chứng minh).
- Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị
luận và đề ra những giải pháp.
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.
- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng
đời sống đang nghị luận.
Hoạt động 6
3. Một số đề tham khảo.
3. Một số đề tham khảo.
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng
- GV: Ra một số đề văn nghị luận xã hội tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
về mợt mợt sự việc, hiện tượng đời sống.
giáo dục?
Đề 2: Mặc áo dài truyền thống đến trường
hay mang đồng phục mới?
Đề 3: Học đại học hay học nghề?
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Tổng kết:
- Một bài văn nghị luận xã hội thường triển khai theo mấy bước?
2. Hướng dẫn HS tự học
- Đối với bài này:
+ Cần nắm được các bước khi triển khai một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và một sự việc, hiện tượng đời sống. Trước khi lập dàn ý cần phải tìm hiểu đề: Xác
định đối tượng cần nghị luận, tìm các ý chính cho dàn ý.
+ Cần lập được dàn ý theo bố cục ba phần.
- Đối với bài tiếp theo: Lập dàn ý đối với một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học.
16
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tập làm văn:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HĐ 1,2: Ôn lại kiến thức lí thuyết văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn
học, từ đó giúp học sinh nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng xác định trọng tâm mà đề
yêu cầu, tìm các ý chính cho bài làm văn.
- HĐ 3: Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận
chứng theo một dàn ý ba phần.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tìm hiểu đề nghị luận xã hội vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
- Có kĩ năng tìm luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Có thái độ, ý thức cao việc bày tỏ quan điểm của bản thân về một vấn đề của xã hội
thông qua tìm hiểu một tác phẩm văn học.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Ôn lại kiến thức lí thuyết văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học, từ
đó giúp học sinh nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng xác định trọng tâm mà đề yêu
cầu, tìm các ý chính cho bài làm văn.
- Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo
một dàn ý ba phần.
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, STK, các tài liệu liên quan đến tiết học.
2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
2. Kiểm tra bài miệng: Không kiểm tra, GV sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh qua các
câu hỏi ôn tập phần lí thuyết cũng như thực hành.
3. Tiến trình bài học:
* Lời vào bài: Nghị luận xã hội có ba dạng chính, đó là nghị luận về một tư tưởng đạo lý,
nghị luận về một vấn đề, hiện tượng xã hội và nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm
văn học. Nhưng thông thường từ khi cấp học THCS cho đến hiện tại là lớp 11 của cấp
THPT các em chủ yếu làm quen với hai dạng NLXH là nghị luận về một tư tưởng đạo lý,
nghị luận về một vấn đề, hiện tượng xã hội. Còn dạng còn lại các em còn lúng túng trong
17
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
cách tiếp cận đề bài và triển khai bài làm. Hôm nay cô trị chúng ta sẽ cùng ơn lại một
cách có hệ thống lý thuyết cũng như cách lập dàn ý chi tiết cho dạng đề này.
HOẠT DỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1
I. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt
ra từ tác phẩm văn học
- GV: NLXH trong nhà trường phổ
thông có mấy dạng chính?
- HS: Nghị luận xã hội trong nhà trường
phổ thông có ba dạng chính.
- GV: Nghị ḷn xã hợi có ba dạng chính
nhưng thơng thường chúng ta chỉ bắt
gặp hai dạng chính là bàn về một vấn đề
tư tưởng - đạo lí và bàn về một sự việc,
hiện tượng xã hội.
- GV: Thế nào là nghị luận về một vấn
đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học?
- HS: trả lời.
- GV: chốt lại ý.
- GV: Nghị luận về một vấn đề xã hội
đặt ra từ tác phẩm văn học bao gồm
những đối tượng nào?
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra
từ tác phẩm văn học
1. Khái niệm
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ
tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã
hội, không phải là kiểu bài nghị luận văn
học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học
có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện
tượng đời sống (thường là một tư tưởng,
đạo lí)
2. Đối tượng
- Là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc
nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học.
-Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác
phẩm văn học đã học trong chương trình
hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn
học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.
- GV: Mục đích của nghị luận về một 3. Mục đích
vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học - Mục đích chính là yêu cầu người viết bàn
là gì?
bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội , đạo lí,
- HS: trả lời.
tư tưởng, nhân sinh, hiện tượng đời sống...
- GV: Chốt lại ý và giảng giải thêm:
+ Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác
phẩm văn học đó mà bàn luận, kiến giải.
+ Trong trường hợp này, tác phẩm văn
học chỉ được khai thác về giá trị nội
dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái
quát của tác phẩm ấy. Tác phẩm nào
18
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
cũng có một ý nghĩa xã hội nhất định.
Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có
mang tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc,
có phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường
hay không.
- GV: Cấu trúc triển khai của một bài
nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ
tác phẩm văn học được triển khai như
thế nào?
- HS: trả lời.
- GV: chốt lại ý, giảng giải thêm:
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút
ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉ
cần phân tích qua vấn đề đó đã được thể
hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã
hội, thì người viết cần đọc - hiểu, phân
tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý
nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
Tiết 2: Hoạt động 2
II. Cách lập dàn ý chi tiết
- GV: Để làm một bài nghị luận về một
vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học
có mấy bước?
- HS: Có 2 bước:
+ Tìm hiểu đề
+ Lập dàn ý
- GV: Chốt ý.
- GV: Giống như các bài nghị luận xã
hội khác thì dàn ý của một bài bài nghị
luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác
phẩm văn học gồm mấy phần? Đó là
những phần nào?
- HS: Có 3 phần:
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
4. Về cấu trúc triển khai tổng quát
- Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu
vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý
nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
- Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát
biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ
tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có
vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì
mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề
đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản
thân mình về vấn đề ấy.
II. Cách lập dàn ý chi tiết
1. Tìm hiểu đề
- Dạng đề.
- Yêu cầu nội dung (đối tượng): Xác định
vấn đề cần nghị luận.
- Yêu cầu thao tác lập luận.
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…).
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã
hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…).
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn,
đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…).
b. Thân bài:
- Phần phụ:
+ Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý
nghĩa xã hội, phân tích văn bản (hoặc nêu
19
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- GV: Nhấn mạnh: Phần trọng tâm của
thân bài cần chú ý:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư
tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của
tư tưởng, đạo lí ở những phương diện
khác nhau trong đời sống...; dùng thực tế
xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để
xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao
giờ? Người thật việc thật nào?....
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện
tượng đời sống: Xác định đó là hiện
tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những
biểu hiện của hiện tượng đó....
- Khi đánh giá cần: Thể hiện thái độ
đồng tình, biểu dương, trân trọng trước
vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê
phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ,
quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư
tưởng, hiện tượng được nghị luận…
- Sau khi mở rộng vấn đề cần rút ra bài
học cho bản thân:
+ Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp
ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được
điều gì có ý nghĩa?
+ Về hành động: Xác định hành động
bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể,
thiết thực.
vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý
nghĩa vấn đề (câu chuyện).
+ Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung
từ văn bản văn học đó.
+ Từ đó, khái qt chính xác vấn đề xã hội
cần nghị luận.
*Lưu ý:
- Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách
khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành
một luận đề ngắn gọn.
- Tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân ý
kiến đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã
hội, vì thế khơng nên đi quá sâu vào việc
phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra ý
nghĩa khái quát để bàn bạc vấn đề có ý
nghĩa xã hội.
- Phần trọng tâm: Phân tích - chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng,
đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng,
đạo lí ở những phương diện khác nhau trong
đời sống...; dùng thực tế xã hội để chứng
minh.
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng
đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực
hay tiêu cực, mơ tả những biểu hiện của
hiện tượng đó....
- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan
trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
. Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc
như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân
cách con người (tư tưởng, đạo lí)?
. Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào
đối với cuộc sống con người ?
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những
phương diện, góc độ khác nhau (phương
pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị
luận...).
20
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
* Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang
“phần trọng tâm” cần phải có những câu văn
“chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài
làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ.
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà
tác phẩm văn học đã nêu ra (…).
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…).
III Một số dạng đề tham khảo
Hoạt đợng 3
Đề 1: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không
III. Một số đề tham khảo
thầy đố mày làm nên”. Từ câu tục ngữ này,
- GV: Ra một số đề nghị luận về một hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trị
vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học. của người thầy trong xã hội hiện nay.
Đề 2: Phân tích 13 câu thơ đầu của bài thơ
“Vội vàng” (Xn Diệu), qua đó trình bày
suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tơi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì ;
Này đây lá của cành tơ phơ phất ;
Của yến anh này đây khúc tình si ;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa ;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa :
Tôi không chờ nắng hạ mới hồi xn.”
(Xn Diệu, Vội vàng)
Đề 3: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của
Hồ Chí Minh, qua đó anh / chị học tập được
gì từ vẻ đẹp nhân cách của Hồ Chí Minh.
Đề 4: Bài thơ “Tơi u em” của Pu-skin và
những suy nghĩ của anh (chị) về một tình
yêu tuyệt đẹp.
21
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đề 5: Phân tích hình tượng nhân vật Bê li
cốp trong truyện ngắn Người trong bao của
nhà văn Sê Khốp, qua đó trình bày suy nghĩ
của anh/ chị về lối sống của thanh niên
trong xã hội hiện nay.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Tổng kết:
- Để làm một bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có mấy bước?
2. Hướng dẫn HS tự học
- Đối với bài này:
+ Cần nắm được các bước khi triển khai một bài văn nghị luận nghị luận về một vấn đề xã
hội đặt ra từ tác phẩm văn học. Trước khi lập dàn ý cần phải tìm hiểu đề: Xác định đối
tượng cần nghị luận, tìm các ý chính cho dàn ý.
+ Cần lập được dàn ý theo bố cục ba phần.
- Đối với bài tiếp theo: Lập dàn ý dựa trên một số dạng đề cụ thể.
22
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tập làm văn:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC (2 Tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HĐ 1: Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận
chứng theo một dàn ý ba phần.
- HĐ 2: GV ra một số đề về nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
- HĐ 3: Cho HS được hoạt động nhóm, thực hành lập dàn ý trên một đề ra cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tìm hiểu đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
- Có kĩ năng tìm luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- Qua đó hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, mạnh dạn trình bày ý kiến trước tập thể,
thầy cô giáo.
3. Thái độ:
- Có thái độ, ý thức cao về vai trò của việc lập dàn ý trước khi viết thành bài văn hoàn
chỉnh.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Giúp học sinh nắm được kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng xác định trọng tâm mà đề yêu cầu,
tìm các ý chính cho bài làm văn.
- Giúp HS nắm được các bước lập dàn ý, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo
một dàn ý ba phần.
- GV hướng dẫn HS cách lập dàn ý về nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm
văn học.
- Cho HS được hoạt động nhóm, thực hành lập dàn ý trên một đề ra cụ thể.
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, các tài liệu liên quan đến tiết học.
2. HS: SGK, vở ghi, vở soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
2. Kiểm tra bài miệng: Không kiểm tra, GV sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh qua các
câu hỏi ôn tập phần lí thuyết cũng như thực hành.
3. Tiến trình bài học:
* Lời vào bài: Tiết trước chúng ta đã ôn tập xong phần lí thuyết về dạng đề nghị luận về
một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học. Hôm nay chúng ta đi sâu vào việc lập dàn ý
để các em nắm được kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho dạng đề này.
23
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1
IV. Lập dàn ý trên sư phạm ứng dụng
Nghiên cứu khoa học đề bài cụ thể
NỘI DUNG BÀI HỌC
IV. Lập dàn ý trên đề bài cụ thể
Đề bài: Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ
“Từ ấy” của Tố Hữu, qua đó trình bày suy
nghĩ của anh / chị về lí tưởng sống của
thanh niên hiên nay:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”.
1. Tìm hiểu đề
1. Tìm hiểu đề
GV: Nội dung nghị luận mà đề yêu cầu là a. Xác định nội dung nghị luận mà đề
yêu cầu
gì?
- Từ lý tưởng sống của Tố Hữu, trình bày
HS: Suy nghĩ, trả lời.
suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của
GV: Nhận xét, chốt ý.
thanh niên hiên nay.
b. Những luận điểm chính:
GV: Bài làm có những luận điểm chính - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: Niềm vui
nào?
sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu
HS: Trả lời.
nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của
Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao.
Qua đó thanh niên ngày nay cần có lí
tưởng sống như thế nào?
2. Dàn ý cụ thể
Hoạt động 2
a. Mở bài:
2. Dàn ý cụ thể
GV: Bài làm gồm mấy phần? Đó là những - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Từ ấy chính là tâm trạng
phần nào?
của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí
HS: Trả lời.
GV: Giảng giải: Bài làm có 3 phần như tưởng cộng sản, là mốc son đánh dấu bước
những bài nghị luận khác đó là: Mở bài, ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà
thơ Tố Hữu.
thân bài và kết bài.
GV: Mở bài có nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời.
GV: Ngồi nhiệm vụ như các dạng nghị
luận khác là nêu vấn đề thì ở đây mở bài
cịn có nhiệm vụ là dẫn dắt vấn đề xã hội
cần nghị luận vào.
GV: Phần thân bài có gì khác so với các
dạng nghị luận khác?
HS: Trả lời.
24
b. Thân bài:
Hoạt động 3
GV: Phần Thân bài khác ở chỗ chia ra làm * Phần 1: Lý tưởng sống của Tố Hữu khi
2 phần, phần 1 đi vào phân tích vấn đề trong bắt gặp lí tưởng Cách mạng.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Tổng kết:
- Một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học.
2. Hướng dẫn HS tự học
- Đối với bài này:
+ Cần nắm được các bước khi triển khai một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra
từ tác phẩm văn học. Trước khi lập dàn ý cần phải tìm hiểu đề: Xác định đối tượng cần
nghị luận, tìm các ý chính cho dàn ý.
+ Cần lập được dàn ý theo bố cục ba phần.
+ Về nhà tự lập dàn ý của hai đề còn lại, sau đó một tuần nộp lại cho cơ giáo chấm điểm.
- Đới với bài tiếp theo: Ơn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì II về tập làm văn.
25