Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Bước đầu ứng dụng công nghệ biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.22 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




VŨ HỒNG SỰ




BƯỚC ðẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC
(CÂN BẰNG NITƠ – CACBON) TRONG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



VŨ HỒNG SỰ





BƯỚC ðẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC
(CÂN BẰNG NITƠ – CACBON) TRONG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 60.42.02.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.GS,TS NGUYỄN QUANG THẠCH
2.TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

i
LỜI CAM ðOAN


ðề tài nghiên cứu này là một nội dung nghiên cứu trong ñề tài nghiên cứu
cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh cá
Rôphi thương phẩm” ñược bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tài trợ, Viện
Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản chủ trì thực hiện mà tôi là cán bộ ñề tài tham gia

nghiên cứu.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử
dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Học viên



Vũ Hồng Sự








Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi ñã nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Công
nghệ sinh học, Viện sau ñại học trường ðại học Nông nghịêp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi
hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cám ơn ñến thầy giáo GS. Nguyễn Quang Thạch và các
thầy cô trong khoa ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện ñề tài và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cám ơn TS Nguyễn Văn Tiến cùng tập thể cán bộ
Phòng Sinh học thực nghiệm – Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1 ñã tạo
mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi thực hiện ñề tài này.
ðặc biệt tôi xin chân thành cám ơn ñề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh cá Rô phi thương phẩm” do bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tài trợ ñã cho tôi ñược thực nhiện các nội dung
nghiên cứu trog luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia ñình, người thân và bạn
bè ñã khích lệ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013


Học viên


Vũ Hồng Sự


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC KÝ HIỆU, ðƠN VỊ ðO, TỪ VIẾT TẮT, THUẬT
NGỮ vii
1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1. Mục tiêu của nghiên cứu: 2
1.2. Nội dung nghiên cứu: 2
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1 Nghiên cứu trên thế giới 4
2.2. Nghiên cứu trong nước 10
3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁPNGHIÊN CỨU 14
3.1 Vật liệu, thiết bị nghiên cứu 14
3.2 Thời gian và ñịa ñiểm thí nghiệm 14
3.3 Nội dung nghiên cứu 15
3.3.1. Theo dõi sự biến ñộng chỉ số thể tích biofloc (FVI) ñể xác ñịnh liều
lượng nguồn Cacbon bổ sung phù hợp theo chu kỳ trong quá trình nuôi. 15
3.3 2.Xác ñịnh thành phần vi sinh vật trong biofloc 15
3.3 3. Xác ñịnh thành phần dinh dưỡng có trong Biofloc 15
3.3 4. ðánh giá hiệu quả làm sạch môi trường của công nghệ 15
3.3 5. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm 15
3.4. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu 15
3.5. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu 15
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv

3.6. Phương pháp phân tích mẫu 16

3.7. Phân tích thành phần sinh vật trong biofloc 16
3.8 Phân tích chất lượng nước 17
3.9 ðánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm 17
3.10. Xử lý số liệu 17
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1. Biến ñộng chỉ số thể tích Biofloc trong quá trình thí nghiệm 18
4.2. Thành phần sinh vật trong biofloc 19
4.3. Thành phần dinh dưỡng sinh khối biofloc 22
4.4. Hiệu quả kỹ thuật mô hình ứng dụng BFT 22
4.5. Hiệu quả làm sạch môi trường 25
4.6. Hiệu quả làm sạch môi trường qua phân tích quĩ dinh dưỡng N 26
4.7. ðánh giá mức ñộ an toàn thực phẩm của sản phẩm 27
5. KẾT LUẬN 28
6. ðỀ XUẤT 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 33



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 4.1 . Một số ñặc ñiểm của vi khuẩn Biofloc trên môi trường dinh dưỡng
agar sau 24h nuôi cấy ở nhiệt ñộ 28
o
C 20

Bảng 4.2. Thành phần sinh hóa của sinh khối biofloc thu trong hệ thống ao
nuôi cá rô phi với nguồn các bon bổ sung là rỉ ñường (tính theo khối lượng
khô %) 22
Bảng 4.3. Kết quả sinh trưởng, hệ số thức ăn cá Rô phi nuôi trong mô hình
ứng dụng BFT qui mô nhỏ tại Hải Dương năm 2012 23
Bảng 4.4. Hiệu quả sử dụng protein của cá Rô phi nuôi trong mô hình ứng
dụng BFT qui mô nhỏ tại Hải Dương năm 2012 24
Bảng 4.5. Giá trị trung bình một số yếu tố môi trường trong ao nuôi 26
Bảng 4.6. Quỹ dinh dưỡng Nito trong các ao nuôi theo công nghệ Biofloc 27


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


Hình 2.1: Chu trình Ni tơ trong hệ thống nuôi cá rô phi áp dụng công nghệ
BIOFLOC. 6
Hình 3.1. Phễu lắng Imhoff dùng xác ñịnh chỉ số thể tích biofloc (FVI) 14
Hình 4.1. Sinh khối biofloc màu nâu vàng lắng xuống ñáy phễu 18
Hình 4.2. Biến ñộng chỉ số thể tích của biofloc FVI (mL/L) trong mô hình
ứng dụng BFT qui mô nhỏ tại Hải Dương năm 2012 19
Hình 4.3. Tảo soắn Spirulina và nguyên sinh ñộng vật Protozoa phân lập từ
biofloc thu từ ao nuôi cá rô phi tại Hải Dương 19
Hình 4.4. Hình thái ngoài vi khuẩn phân lập từ biofloc 21
Hình 4.5. Tăng trưởng khối lượng trung bình cá Rô phi nuôi trong mô hình

ứng dụng BFT qui mô nhỏ tại Hải Dương năm 2012 23
Hình 4.6 Tỷ lệ sống cá nuôi trong mô hình ứng dụng BFT tại Hải Dương năm
2012 25


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii

BẢNG CHÚ GIẢI CÁC KÝ HIỆU, ðƠN VỊ ðO, TỪ VIẾT TẮT,
THUẬT NGỮ

BFT Biofloc Technology, công nghệ biofloc
FVI (mL/L)

Chỉ số thể tích biofloc (mL sinh khối biofloc/L), ñược
xác ñịnh bằng phễu lắng Imhoff
TAN Nito tổng số
ñvts ðộng vật thủy sản
VSV Vi sinh vật
C/N Tỷ lệ nồng ñộ C/N trong nước ao nuôi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1
1. ðẶT VẤN ðỀ

Từ năm 1970 ñến nay, tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi của thế giới
ñạt tốc ñộ bình quân 8,9% mỗi năm, cao hơn so tốc ñộ tăng trưởng sản lượng
khai thác thủy sản (1,2%) và sản lượng chăn nuôi (2,8%) (FAO, 2009). ðể
ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng tăng của con người về thực phẩm, sản lượng

nuôi trồng thủy sản cần tăng gấp 5 lần trong vòng 5 thập niên tới ñây.
Nuôi trồng thủy sản ở quy mô thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp
sẽ kéo theo sự gia tăng chất thải ra môi trường nước nuôi thủy sản. Nguyên
nhân là do ñộng vật thủy sản chỉ có khả năng chuyển hóa ñược 25-30% lượng
ni tơ trong thức ăn, khoảng 70-75% lượng dinh dưỡng còn lại sẽ ñược thải ra
môi trường nuôi (Avnimelech và Ritvo, 2003; Boyd, 1998). Sự tích lũy các
ammonia hay nitrite trong nước nếu không ñược xử lý tốt sẽ gây phú dưỡng
nguồn nước, làm ô nhiễm môi trường gây hại cho ñộng vật thủy sản nuôi.
Nhằm phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản cần phải tiến hành
nghiên cứu phát triển những công nghệ nuôi mới ñể giải quyết các vấn ñề
như: (a) Tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi nhưng không làm tăng ñáng kể
việc sử dụng nguồn nước và ñất; (b) Phát triển hệ thống nuôi có khả năng hạn
chế ảnh hưởng ñến môi trường, sinh thái; và (c) Phát triển hệ thống nuôi ñạt
hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm qua, hệ thống nuôi thủy sản ñã dần
ñược phát triển và hoàn thiện. Hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc có
khả năng giải quyết ñược hầu hết những vấn ñề ở trên khi vừa ñảm bảo năng
suất cao, an toàn sinh học, xử lý chất thải ô nhiễm và nâng cao hiệu quả sử
dụng thức ăn.
Công nghệ BIOFLOC (BIOFLOC TECHNOLOGY – viết tắt là BFT)
là một trong những công nghệ mới, có khả năng xử lý ñược lượng chất thải
trong môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và an toàn sinh học cho
thủy sản nuôi.Công nghệ BFT là một giải pháp công nghệ sinh học mới góp
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2
phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, an toàn sinh
học và thân thiện với môi trường (Avnimelech, 2006) nhờ những khả năng
vượt trội sau ñây: (1) Loại bỏ ammonia tự do trong nước ao nuôi bằng cách
chuyển hóa thành protein trong sinh khối vi khuẩn dị dưỡng trong các biofloc,
(2) ñvts nuôi sử dụng biofloc làm thức ăn, (3) Nâng cao mức ñộ an toàn sinh

học, giảm rủi ro lây nhiễm bệnh do không hoặc ít phải thay nước.
Công nghệ biofloc (BFT) dựa trên nguyên bổ sung nguồn các bon làm
thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng với tỷ lệ phù hợp với lượng N có sẵn trong
nước ao tạo ñiều kiện cho chúng phát triển chiếm ưu thế trong thủy vực. Vi
sinh vật dị dưỡng sẽ chuyển hóa các hợp chất chứa N trong nước ao thành
protein sống trong sinh khối của chúng. Trong công nghệ này, khái niệm floc
dùng ñể chỉ tập hợp vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước bao gồm tảo, ñộng vật
nguyên sinh, vi sinh vật trong ñó vi sinh vật dị dưỡng chiếm ưu thế ñược gắn
kết với nhau bằng chất keo sinh học (Polyhydroxy Alkanoate - PHA). Tập
hợp các biofloc là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho cá nuôi.
ðể góp một phần cơ sở khoa học, thực tiễn cho vấn ñề nêu trên, việc
thực hiện ñề tài ðề tài “ Bước ñầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ Bifloc
(cân bằng Nitơ – Cacbon) trong nuôi trồng thủy sản” góp phần quan trọng
trong việc ứng dụng công nghệ BFT vào thực tiễn, phát triển nghành nuôi
trồng thủy sản theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, ñảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và ñạt hiệu quả kinh tế mang tính cấp thiết và thực tế
cao.
1.1. Mục tiêu của nghiên cứu:
Xác ñịnh thông các số kỹ thuật của công nghệ BFT ứng dụng trong nuôi
trồng thủy sản.

1.2. Nội dung nghiên cứu:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3
1. Theo dõi sự biến ñộng chỉ số thể tích biofloc (FVI) ñể xác ñịnh liều
lượng nguồn Cacbon bổ sung phù hợp theo chu kỳ trong quá trình nuôi.
2. Xác ñịnh thành phần vi sinh vật trong biofloc.
3. Xác ñịnh thành phần dinh dưỡng có trong Biofloc.
4. ðánh giá hiệu quả làm sạch môi trường của công nghệ

5. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Một số khái niệm
Khái niệm “flocs” là từ lóng xuất phát từ thuật ngữ “Activated Sludge”
(bùn hoạt tính) có nguồn gốc từ thuật ngữ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh
học. Những nghiên cứu ñầu tiên hướng tới áp dụng biofloc ñược khởi xướng
từ năm 1944 ở Mỹ. Bùn hoạt tính ñược sử dụng ñể thay thế cho giải pháp
dùng sinh vật phù du ñể xử lý nước thải vì giải pháp này hạn chế ở ñiểm ñòi
hỏi hàm lượng ô xy hòa tan cao và thường không ổn ñịnh. Như vậy, có thể
hiểu biofloc là sử dụng vi khuẩn dị dưỡng có khả năng hình thành biofloc
trong xử lý nước thải.
Không phải tất cả các VSV nước ñều có khả năng hình thành
BIOFLOC, ví dụ trong giống Bacillus chỉ có hai loài có khả năng hình thành
biofloc. Một trong những ñặc ñiểm quan trọng nhất của vi sinh vật tạo biofloc
là phải có khả năng tổng hợp nên các hợp chất Polyhydroxy alkanoate (PHA),
ñặc biệt là chất Poly β-hydroxy butirate. ðây là một dạng hợp chất polymer
sinh học có tác dụng kết dính các thành phần khác tạo thành biofloc dạng
bông lơ lửng trong nước. Cơ chế và quá trình hình thành nên biofloc là rất
phức tạp và chưa ñược khoa học nghiên cứu.
Biofloc bao gồm 70-80% chất hữu cơ, vi khuẩn dị dưỡng, các tinh thể
muối (calcium carbonate hydrate), hạt keo, vi khuẩn dị dưỡng, ñộng vật
nguyên sinh, luân trùng, mùn bã hữu cơ, nấm, tảo (dinoflagellates và khuê
tảo) ñược liên kết bởi polymer sinh học (PHA) do vi sinh vật tiết ra. ðường

kính trung bình của biofloc từ 0,2 – 2,0 mm. Một số loài vi sinh vật có khả
năng hình thành biofloc bao gồm: Zooglea ramigera, Escherichia intermedia,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5
Paracolobacterium aerogenoids, Bacillus subtilis, Bacillus cereus,
Flavobacterium, Pseudomonas alcaligenes, Sphaerotillus natans
Nguyên lý phát triển công nghệ BIOFLOC trong NTTS
Mấu chốt của công nghệ BFT là tạo ñiều kiện tối ưu ñể phát triển vi
khuẩn dị dưỡng trong thủy vực nuôi thủy sản. VSV dị dưỡng sử dụng các bon
hữu cơ (tinh bột, rỉ ñường, phế phụ phẩm từ quá trình lên men sản xuất nhiên
liệu sinh học, chất thải của ñvts ) làm thức ăn kéo theo việc hấp thụ ni tơ vô
cơ hòa tan (chủ yếu là amonia, thành phần chính của chất thải thủy sản nuôi)
ñể tạo protein trong sinh khối. Theo Avnimelech (1999), cứ 20 gram Các bon
ñược vi sinh vật sử dụng thì chúng sẽ cố ñịnh ñược 1 gram Ni tơ, tạo nên sinh
khối VSV có tỷ lệ C:N là 20/1. Về mặt lý thuyết, nếu bổ sung các bon với tỷ
lệ thích hợp sẽ tăng cường quá trình chuyển hóa Ni tơ vô cơ thành protein
trong sinh khối vi sinh vật. Avnimelech, 1999 nghiên cứu và ñưa ra tỷ lệ C:N
> 12,5:1 ñược coi là tối ưu cho quá trình hình thành biofloc, giảm thiểu lượng
ammonia tạo ra. Khi vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế (BFT), màu của nước ao
sẽ chuyển từ xanh lục (tảo chiếm ưu thế) sang màu nâu nhạt (vi khuẩn dị
dưỡng chiếm ưu thế).
Quá trình tái hấp thụ dinh dưỡng từ chất thải của tôm, cá nuôi do vi
sinh vật diễn ra tự nhiên trong ao nuôi theo do vi khuẩn nitrate hóa song rất
chậm và không hiệu quả như trong hệ thống nuôi theo công nghệ BFT. Trong
hệ thống nuôi trồng thủy sản kết hợp (IAS – Intergrated Aquaculture System),
hiệu quả của quá trình tái sử dụng nguồn dinh dưỡng từ chất thải của thủy sản
nuôi là rất hạn chế. Schneider và ctv (2005) cho rằng chỉ khoảng dưới 7%
lượng Ni tơ và 6% lượng Phốt pho trong thức ăn ñược tái hấp thụ và chuyển
hóa thành sinh khối của vi sinh vật. Ngược lại, hệ thống nuôi theo công nghệ

BFT, nhờ bổ sung và duy trì tỷ lệ C:N hợp lý, quá trình tái hấp thụ dinh
dưỡng từ chất thải của thủy sản nuôi sẽ ñược vi khuẩn dị dưỡng thực hiện
nhanh và triệt ñể hơn. Theo Avnimelech (1999), vi khuẩn dị dưỡng trong
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6
nước có khả năng hấp thụ hoàn toàn 10 mg ammonia (NH
4
+
- N) / 1 lít nước
ao trong khoảng thời gian 5 giờ ở ñiều kiện Các bon ñược bổ sung theo tỷ lệ
C:N=10:1. Khác với tảo, vi khuẩn dị dưỡng có khả năng hấp thụ ammoniahòa
tan ngay cả khi không có ánh sáng mặt trời (quá trình ñồng hóa dị dưỡng), vì
thế hiệu quả làm sạch môi trường trong ñiều kiện C:N tối ưu là rất nhanh, liên
tục ngay cả khi không có ánh sáng mặt trời.

Hình 2.1: Chu trình Ni tơ trong hệ thống nuôi cá rô phi áp dụng công
nghệ BIOFLOC.
Khi bổ sung nguồn Các bon vi sinh vật sẽ hấp thụ Ni tơ từ chất thải của
cá nuôi tạo nên sinh khối và hình thành nên các biofloc. Nhờ vậy, BFT có khả
năng làm sạch môi trường ao nuôi, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên và nâng
cao hiệu quả chuyển hóa dinh dưỡng thức ăn.
Sinh khối biofloc ñược thủy sản nuôi sử dụng làm thức ăn tự nhiên, do
vậy hiệu quả sử dụng dinh dưỡng ñược cải thiện. Dinh dưỡng từ thức ăn thừa,
chất thải của ñvts nuôi ở những hệ thống nuôi thâm canh là nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường, nhưng trong hệ thông nuôi theo công nghệ
BFT, dinh dưỡng (Ammonia tổng số - TAN) ñược vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ
tạo nên sinh khối vsv và và quay lại làm thức ăn cho cá (hình 2.1). Ngoài ra,
hệ thống nuôi theo công nghệ BFT ít hoặc không thay nước nên tính an toàn
sinh học cao do giảm thiểu khả năng lây nhiễm mầm bệnh từ nguồn nước cấp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7
vào trong ao nuôi. Công nghệ BFT chính vì vậy là một trong những cách tiếp
cận mới.
Trong nuôi thâm canh cá rô phi với năng suất 20 tấn/ha/chu kỳ, cho ăn
thức ăn có chứa 26% protein và hệ số thức ăn khoảng 1,7 thì lượng Ni tơ từ
chất thải có thể lên ñến 1.100 kg N/ha/chu kỳ nuôi. Trong nuôi tôm thẻ chân
trắng, lượng ni tơ thải ra sau 1 chu kỳ nuôi là 214 kg/ha/vụ. Ở các hệ thống
nuôi thông thường thì chỉ khoảng 7% ni tơ và 6% phốt pho ñược vi sinh vật
chuyển hóa thành sinh khối của chúng (Schneider và ctv., 2005).
ðể giải quyết vấn ñề tích lũy và ô nhiễm ammonia thì hàng loạt các giải
pháp, như ñã phân tích ở trên, như thay nước ñịnh kỳ, ứng dụng hệ thống nuôi
tuần hoàn khép kín (RAS) sử dụng lọc cơ và sinh học, dùng chế phẩm sinh
học chưa ñem lại hiệu quả cao. Ni tơ ñược hấp thụ bởi vi sinh vật di dưỡng
trong biofloc diễn ra nhanh hơn nhiều bởi vì tốc ñộ tăng trưởng và năng suất
sinh khối vi khuẩn dị dưỡng trên một ñơn vị bề mặt cao hơn gấp 10 lần so với
vi khuẩn nitrate hóa (Hargreaves, 2006). Sản lượng sinh khối vi khuẩn dị
dưỡng tính trên 1 ñơn vị bề mặt là 0,5 g sinh khối C/1g chất nền (Eding và
ctv., 2006). Hari và ctv., (2006) cho rằng hiệu quả chuyển hóa protein trong
thức ăn của tôm chân trắng nuôi trong hệ thống BFT có thể tăng từ 25% lên
40%. Hiệu quả chuyển hóa N trong nuôi cá rô phi có thể tăng từ 30% lên cao
nhất là 50%.
Nhóm nghiên cứu về công nghệ BFT ñứng ñầu là TS Yoram Avnimelech
khởi xướng, ñã xuất bản những công trình ñầu tiên về BFT năm 1999. Năm
2009, Hội nghị Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản tại Busan Hàn Quốc ñã có một
hội thảo chuyên ñề về các nguyên lý ứng dụng BFT trong nuôi trồng thủy sản.
Công nghệ BFT ñược Avnimelech (1999, 2005, 2007) thực hiện nghiên cứu ñã
khẳng ñịnh khả năng ứng dụng và ñạt hiệu quả cao. Những nghiên cứu gần ñây
ñã khẳng ñịnh công nghệ BFT ứng dụng thành công ñối với hai ñối tượng nuôi

là tôm thẻ chân trắng (Littopenaeus vannamei) và cá rô phi Oreochromis spp,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8
do cả lai loài ñều có khả năng ăn mùn bã hữu cơ, riêng rô phi còn có khả năng
ăn lọc. Dưới ñây trình bày tổng quan về những công trình nghiên cứu BFT
trong nuôi trồng thủy sản mà tập trung chủ yếu vào tôm chân trắng và cá rô phi.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ C:N trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng và ao
nuôi cá rô phi bằng cách sử dụng thức ăn có hàm lượng protein thấp ñã cho
thấy công nghệ BFT nâng cao hiệu quả sử dụng protein, tiết kiệm chi phí, và
cải thiện chất lượng nước (Avnimelech, 1999). Tác giả cũng kết luận khi bổ
sung quá nhiều carbohydrate vào thức ăn sẽ dẫn ñến hiện tượng tăng lượng
chất thải rắn lắng ñọng ở ñáy ao (bùn hữu cơ). Không những không có tác dụng
cho vi khuẩn dị dưỡng phát triển ñể quay lại làm thức ăn tự nhiên cho cá mà
còn làm ô nhiễm ñáy ao.
Crab và ctv (2009) ñã ứng dụng BFT trong nuôi cá rô phi (Oreochromis
niloticus × Oreochromis aureus) qua mùa ñông nhằm kiểm soát chất lượng
nước trong ao ñược che phủ bởi nhà kính và không thay nước. Thí nghiệm bổ
sung Cacbon vào ao nuôi với 2 loại thức ăn có hàm lượng ñạm là 30% protein
và 23% protein ñể kích thích sự hình thành của bioflocs. Nhiệt ñộ trong ao
ñược kiểm soát và duy trì nhiệt ñộ 0,4-4,9 °C cao hơn so với ao ñối chứng
(không sử dụng nhà có mái che). ðiều chỉnh tỷ lệ C:N trong ao bằng cách
thêm tinh bột, làm tăng lượng carbohydrates vào hệ thống nuôi thông qua các
thức ăn, tỷ lệ C:N 20:1. Mật ñộ cá nuôi ñạt 20kg/m
3
. Tỷ lệ sống của cá thí
nghiệm ñạt 97% với lô cá 100 g và 80 ± 4% ở lô cá 50 g. Kết quả cho thấy
biofloc phát triển mạnh và có tác dụng cải thiện chất lượng nước cho ao trú
ñông cho cá rô phi vì vậy không cần thay nước trong suốt quá trình thí
nghiệm, ñồng thời nhiệt ñộ nước ao trú ñông ñược duy trì cao hơn ñối chứng,

giảm sự xuất hiện dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống.
Avnimelech (2007) ñã nghiên cứu khả năng sử dụng floc làm thức ăn
của cá rô phi. Lượng floc mà cá rô phi thí nghiệm ăn vào ñóng góp khoảng
50% nhu cầu protein của chúng hàng ngày. Ngoài ra, thí nghiệm cũng khẳng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9
ñịnh, do cá rô phi có khả năng sử dụng tốt biofloc làm thức ăn nên khẩu phần
cho ăn hàng ngày giảm ñược khoảng 20% so với ñối chứng. Kết quả này cũng
tương tự với nghiên cứu của Panjaitan (2004) khi giảm 30% khẩu phần ăn áp
dụng BFT cho tốc ñộ sinh trưởng tương ñương với ao ñối chứng cho ăn ñủ
100% khẩu phần. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy cá rô phi và tôm
chân trắng sử dụng rất tốt biofloc làm thức ăn, do vậy có thể giảm ñược chi
phí thức ăn so với các hình thức nuôi thông thường.
Azim và Little (2008) ñã nghiên cứu BFT trên cá rô phi (Oreochromis
niloticus) sử dụng thức ăn có hàm lượng protein (35% và 22% CP), tỷ lệ C:N
là 8,4 và 11,6. Biofloc với thông số ñánh giá VSS và BOD5 cho thấy cá thí
nghiệm sinh trưởng tốt hơn ở thí nghiệm cho ăn thức ăn hàm lượng protein
thấp. Lượng các bon bổ sung theo tính toán từ 3–5 g C/ m
2
/ngày. Phân tích
thành phần dinh dưỡng của biofloc có chứa 50% crude protein, 2.5% crude
lipid, 4% chất xơ, 7% tro và năng lượng thô là 22 kJ/gam tính trên vật chất
khô. Khẳng ñịnh biofloc có khả năng làm thức ăn rất tốt cho cá rô phi nuôi.
Công nghệ nuôi trồng thủy sản cân bằng Các bon và Ni tơ áp dụng trong
nuôi tôm công nghiệp ñã ñược khẳng ñịnh do có nhiều ưu ñiểm vượt trội về
năng suất, thân thiện môi trường và ñem lại hiệu quả kinh tế cao. Tôm thẻ
chân trắng Litopenaeus vannamei nuôi bằng công nghệ biofloc ñã ñạt năng
suất trên 10 kg/m
2

. Dinh dưỡng từ chất thải của tôm ñược vi sinh vật tái sử
dụng hiệu quả, không những làm giảm lượng chất thải trong quá trình nuôi và
thu hoạch mà còn giúp tăng sự ổn ñịnh của chất lượng nước trong suốt chu kỳ
nuôi. Tôm nuôi sử dụng biofloc làm thức ăn vì vậy hiệu quả sử dụng ñạm
trong thức ăn tăng lên khoảng 13% (Hari và ctv, 2004); 18-19% (Burford và
ctv, 2004). Không thay nước trong suốt chu kỳ nuôi có ý nghĩa tích cực về an
toàn sinh học, hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh từ nguồn nước vào ao
nuôi, ñặc biệt là mầm bệnh ñốm trắng do virus (WSSV), vì vậy giảm nguy cơ
sảy ra dịch bệnh với tôm nuôi (Browndy và Bratvold, 1998).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10

Hầu hết những nghiên cứu về ứng dụng công nghệ BFT trong nuôi trồng
thủy sản trong thời gian qua cho thấy cá hoặc tôm nuôi ngay trong nội tại hệ
thống sử dụng biofloc làm thức ăn tự nhiên vì vậy chỉ những loài cá, tôm có
khả năng ăn lọc hoặc ăn một phần mùn bã hữu cơ mới có khả năng sử dụng
biofloc. Nghiên cứu của Kuhn và ctv (2009). ñã phát triển một hệ thống mới
thu sinh khối biofloc ñể làm thức ăn chế biến cho tôm chân trắng. Sự cải tiến
công nghệ này mở ra một triển vọng ứng dụng sinh khối biofloc làm thức ăn
cho các ñối tượng thủy sản nuôi khác không có khả năng ăn lọc hay ăn mùn bã
hữu cơ như hai ñối tượng trên.
Ứng dụng công nghệ BFT ở quy mô sản xuất ñã và ñang ñược triển khai
ngày càng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Indonesia, Thái Lan,
Trung Quốc và trong tương lai là ở nước ta. Một số công ty và tổ chức ñã ứng
dụng thành công công nghệ BFT trong nuôi thủy sản là: Công ty nuôi trồng
thủy sản Belize Belize (Mỹ), trang trại OceanBoy, Florida (Mỹ) và Công ty
Pertiwi, Bahari (Indonesia). Các trang trại ứng dụng BFT nuôi TCT ñược nuôi
tôm mật ñộ cao 130 -150 PL10/m
2

sục khí tốc ñộ lớn 28 - 32 HP/ha, sử dụng
hệ thống quạt nước ñều khắp ao, trải bạt HDPE bờ và ñáy ao, thức ăn tinh bột
ñược bổ sung vào ao nuôi ñể duy trì C:N tối ưu. Ao nuôi tôm ở Belize, Mỹ
nuôi tôm chân trắng trên diện tích 1,6 ha, ao trải bạt HDPE ñáy và bờ ao, sục
khí. Trong quá trình nuôi không thay nước và áp dụng BFT ñã cho năng suất
13,5 tấn/ha. Trang trại nuôi tôm công nghệ BFT ở Pertiwi Bahari (CP,
Indonesia), thực hiện năm 2003 – 2005, là mô hình thương mại thử nghiệm
ñầu tiên ở Indonexia ứng dụng BFT. Kết quả cho thấy năng suất nuôi tăng từ
9 tấn/ha ở hình thức nuôi thông thường lên 21,8 tấn/ha ở mô hình áp dụng
BFT. Năng suất cao nhất với tôm chân trắng ñạt 49,844 tấn/ha/vụ (Taw,
2008).
2.2. Nghiên cứu trong nước
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11

Ở Việt Nam, chưa có công trình công bố ứng dụng công nghệ Biofloc
nuôi thâm canh cá rô phi. Mặc dù vậy, ñã có công trình nghiên cứu “Xây
dựng mô hình nuôi cá biển không thải nước ra môi trường” (Burke và ctv.,
2007) trong khuôn khổ dự án CARD VIE 062/04 do chương trình Hợp tác
Phát triển và Nghiên cứu Nông nghiệp Úc tài trợ thông qua Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn. Kết quả nghiên cứu ñã xác ñịnh ñược tỷ lệ Carbon:
Nitơ tối ưu là 12,5:1. ñể hạn chế tối ña các hợp chất Nitơ ñộc hại cho thủy
sinh vật (TAN và NOx) thường có trong nước thải của hệ thống nuôi. Tăng
lượng C trong ao nuôi BFT lên ñến 30g C/l giúp loại bỏ gần hết các muối
dinh dưỡng hòa tan chỉ trong vòng 12 giờ. Nghiên cứu này ñã trình diễn tiềm
năng sử dụng công nghệ Biofloc ñể xử lý nước thải trong một hệ thống nuôi
tuần hoàn, không cần phải xả thải nước thải này vào môi trường vì BFT ñã
giúp loại bỏ các chất ñộc hại có trong nước. Nhờ vậy mà hàm lượng TN và
TP cao trong ao nuôi không còn là mối quan ngại cho sức khỏe của ñộng vật

nuôi. Trong khi ñó thì cả TAN and NO
2
ñều thấp mà vẫn ñảm bảo hàm lượng
DO cần thiết.
Năm 2001 - 2003, Dự án “Tropical Environment Capacity” (ðánh giá
sức tải môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các nước vùng nhiệt ñới. Một
trong 3 Case Study nghiên cứu tại Miền Bắc Việt Nam ñược thực hiện tại
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Nội dung nghiên cứu chính của dự
án là ñánh giá sức tải môi trường vùng nuôi tôm tại ðồ Sơn, Hải Phòng. Tính
toán cân bằng vật chất hữu cơ, mô hình hóa chu trình Nitơ, Photpho, BOD
trong ao nuôi tôm sú bán thâm canh. Kết quả tính toán lượng chất dinh dưỡng
ra môi trường là 21kg N/ha/vụ (49kgN/tấn sản phẩm); 11kg Photpho/ha/vụ
(24kg P/tấn sản phẩm) (Hambrey và ctv., 2003).
Quy trình hình thành và duy trì BIOFLOC trong ao nuôi thâm canh.
a. Tạo thành Bioflocs mồi (bioflocs booster): ðể tạo thành Biofloc
ban ñầu (biofloc mồi) có thể thực hiện ở trong nhà trong các xô nhựa hay bể
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12

composite. Cho 1% thức ăn cá, nước sạch và 1% dinh dưỡng nuôi cấy vi
khuẩn và vi khuẩn giống Bacillus spp. ñược phân lập từ ao nuôi cá rô phi hay
Bacillus spp thương mại. Chất dinh dưỡng cho biofloc mồi bao gồm: ñệm pH,
vitamin B1, B6 và B12, là các chất kích thích sự phát triển vi khuẩn.
Quá trình lên men ñược tiến hành trong ñiều kiện sục khí, khuấy ñảo
trong 24 - 48h, pH duy trì 6,0 – 7,2 ñể vi khuẩn phát triển ở pha tăng trưởng
mà không sản sinh bào tử. Khi vi khuẩn dị dưỡng phát triển sẽ tạo nên chất
keo sinh học (PHA). Trong ñiều kiện này, PHA không bị phân rã và các
biofloc sẽ hình thành. Kích thước của các biofloc mồi có thể ñạt ñến ít nhất
100 µm.

b. Hình thành bioflocs kích thước lớn: Trong hệ thông nuôi tôm, cá
rô phi theo công nghệ BFT, ñể kích thích sự hình thành nên biofloc bổ sung
biofloc mồi với liều 3-5 ppm/ngày cho ñến khi thu hoạch. Cũng có thể bón
biofloc mồi với liều cao trong 30 ngày liên tục từ khi thả giống ñể kích thích
sự hình thành biofloc.
c. CO
2
là chất rất cần ñể hình thành và duy trì biofloc trong hệ thống
nuôi thủy sản theo công nghệ BFT. Các vi khuẩn thuộc nhóm nitrate hóa
như (ví dụ như Nitrosomonas và Nitrobacter) yêu cầu nguồn CO
2
trong quá
trình hình thành tế bào của họ. Nhiều vi khuẩn tạo biofloc cũng không phải
sử dụng hoàn toàn các bon hữu cơ. Ngay Bacillus có khả năng sử dụng các
bon hữu cơ và tạo ra CO
2
chúng vẫn có nhu cầu sử dụng CO
2
trong quá trình
yếm khí khi thực hiện phản ứng denitrification ñể giải phóng thành N
2
.
CaCO
3
là nguồn cung cấp CO
2
hiệu quả nhất do quá trình giải phóng
CO
2
diễn ra rất chậm, ñủ cho nhu cầu sử dụng của vsv trong các biofloc. Nhu

cầu ñể duy trì tốt trạng thái của biofloc với CaCO
3
nằm trong khoảng 1.000-
2.000 ppm. ðể thực hiện quá trình nitrate hóa 1 mg/L amoni hoặc amoniac
(NH4+/NH
3
ion khí) cần 8,65 mg/L HCO
3
-
, tương ñương 14,16 ppm CaCO
3
.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13

d. Tỷ lệ N/P: Tỷ lệ N/P quyết ñịnh thành phần tảo hay vsv dị dưỡng
chiếm ưu thế trong thủy vực.
• Khi N/P thấp hơn 10 thì tảo Dinoflagellata sẽ chiếm ưu thế
• Khi N/P từ 10-20 thì tảo lục (Chlorella), khuê tảo, dinoflagellata và
vi khuẩn sẽ cân bằng
• Khi N/P cao hơn 20 thì vi khuẩn sẽ chiếm ưu thế. Công nghệ BFT
cần N/P > 20 ñể duy trì sự ưu thế của vi khuẩn dị dưỡng trong các biofloc.
ðể ñiều chỉnh hàm lượng P, có thể dùng zeolite ñể hấp thụ bớt P hòa
tan trong nước nhằm duy trì tốt tỷ lệ N/P>20.
e. Chỉ thị hình thành Biofloc thành công: Bioflocs ñược hình thành
khi quan sát thấy màu nước ao chuyển nâu nhạt, biofloc tụ lại thành ñám lơ
lửng trong tầng nước. Mức pH trong nước sẽ dao ñộng 7,2 – 7,8 với ñộ biến
ñộng pH rất thấp kể cả buổi sáng và chiều (khoảng 0,02 – 0,2).


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14

3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU.

3.1 Vật liệu, thiết bị nghiên cứu
Cá Rô phi NOVIT4: Kích cỡ trung bình 20g/con co nguồn gốc từ
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
Nguồn các bon: Nguồn carbon sử dụng trong thí nghiệm là rỉ ñường
dạng lỏng với thành phần Carbon 37,5%, thành phần Nito không ñáng kể.
Biofloc mồi: ðể tạo thành Biofloc ban ñầu (biofloc mồi) có thể thực
hiện ở trong nhà trong các xô nhựa hay bể composite.
Phễu lắng imhoff: Phễu lắng Imhoff bằng thủy tinh dạng hình nón
ngược có vạch xác ñịnh thể tích, thể tích mỗi bình là 1.000 mL. Hệ thống
phễu lắng ñược bố trí trên giá ñỡ bằng gỗ (hình 3.1).

Hình 3.1. Phễu lắng Imhoff dùng xác ñịnh chỉ số thể tích biofloc (FVI)
3.2 Thời gian và ñịa ñiểm thí nghiệm
Thí nghiệm ñược thực hiện từ tháng 5/2012 ñến tháng 11/2012 tại cơ sở
của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Hải Dương.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15

3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Theo dõi sự biến ñộng chỉ số thể tích biofloc (FVI) ñể xác ñịnh liều
lượng nguồn Cacbon bổ sung phù hợp theo chu kỳ trong quá trình nuôi.
3.3 2.Xác ñịnh thành phần vi sinh vật trong biofloc.

3.3 3. Xác ñịnh thành phần dinh dưỡng có trong Biofloc.
3.3 4. ðánh giá hiệu quả làm sạch môi trường của công nghệ
3.3 5. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm
3.4. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm: Mô hình ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi
thâm canh cá rô phi thương phẩm gồm 2 mô ñun: Mô ñun nhỏ gồm 3 ao, mỗi
ao có diện tích trung bình 1000 m
2
và mô ñun trung bình gồm 3 ao, mỗi ao có
diện tích trung bình 2.000 m
2
và ao nuôi ñối chứng là ao nuôi thông thường.
Mật ñộ thả 5 con/m
2
, thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi 30% protein.
Chu kỳ và liều lượng bổ sung rỉ ñường: Lượng rỉ ñường sử dụng
ñược tính bằng công thức sau (theo Avnimelech 1999): C
add
= N
ww
x
([C/N]
mic
/E).Trong ñó:C
add
là lượng C cần dùng; N
ww
= hàm lượng tức thời
của TAN; [C/N]mic là tỷ lệ C:N của vi khuẩn; E là hiệu số chuyển hóa C của
vi khuẩn [ñược qui ñịnh = 0,4 (Avnimelech 1999)]. Từ ñó ta có công thức rút

gọn tương ứng như sau:C
add
= N
ww
x 12,5. Lượng rỉ ñường bổ sung ñược hiệu
chỉnh căn cứ trên kết quả nghiên cứu (Nguyễn Văn Tiến và ctv, 2011).
Theo công thức này, ñể chuyển hóa 1g N-sinh học thành sinh khối
của vi sinh vật thì cần dùng 12,5 g C. Như vậy nếu nồng ñộ của rỉ ñường
là 37,5% C thì cần dung khoảng 33,3 g rỉ ñường ñể chuyển hóa 1 g N-sinh
học. Nghiệm thức rỉ ñường 1 sử dụng một lượng C thích hợp với lượng
N
ww
= hàm lượng tức thời của TAN ño ñược trong ao thí nghiệm.


3.5. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

16

Thu mẫu xác ñịnh các thông số kỹ thuật BF (FVI, VSV, thành phần
dinh dưỡng)
- Hàng tuần xác ñịnh chỉ số thể tích FVI (mL/L) bằng cách tính thể
tích của trầm tích lắng trong phễu lắng Imhoff sau 30 phút ñể lắng. Chỉ số thể
tích của 1 ao là giá trị trung bình của mẫu thu tại 3 ñiểm trong ao theo mô tả
của De Schryver (2008).
- Mẫu thu xác ñịnh thành phần vi sinh vật: ñược soi tươi, bảo quản
lạnh ñể phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc bảo quản bằng formaline.
- Thu mẫu phân tích thành phần dinh dưỡng biofloc: Sinh khối BF thu
ñược bằng cách lắng trong phễu imhoff ñược ly tâm, bảo quản trong tủ âm

sâu ñến khi phân tích.
3.6. Phương pháp phân tích mẫu
Phân tích các thông số kỹ thuật của BFT
- Chỉ số thể tích Biofloc (FVI) ñược xác ñịnh theo phương pháp mô tả
bởi De Schryver (2008).
- Phân tích thành phần dinh dưỡng của biofloc, thức ăn và mẫu cá.
•Xác ñịnh hàm lượng protein thô (P) theo TCVN 4328-86: Hàm lượng
protein thô = Nitơ tổng số x 6,25.
• Xác ñịnh hàm lượng Lipid (L) theo TCVN 4331-86: Dùng dung môi hữu
cơ chiết rút chất béo trong mẫu thử, sau ñó xác ñịnh khối lượng của chất béo.
•Xác ñịnh hàm lượng tro thô (T) theo TCVN 4327-1993: ñốt và nung
mẫu 550
o
C trong thời gian 12h.
•Xác ñịnh ñộ ẩm (W) theo TCVN-4326-86:
• Thành phần carbohydrate tổng số ñược tính theo công thức sau:
Carbohydrate (% DW) = 100 – [protein thô (% DW) + lipid (% DW) + tro
(% DW)].
3.7. Phân tích thành phần sinh vật trong biofloc

×