Các cơ cấu tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học
trên thế giới
I. Khái quát
“Trung Quốc học” hay còn dịch là “Hán học” chỉ sự nghiên cứu tổng hợp
về Trung Quốc ở nước ngoài, nói chung không bao gồm trong đó việc nghiên
cứu Trung Quốc của người nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tranh cãi
trong việc dịch là “Trung Quốc học” hay “Hán học”. Nhiều nhà nghiên cứu đồng
nhất quan điểm cho rằng: “Hán học” là chỉ việc nghiên cứu Trung Quốc thời kỳ
đầu; nghiên cứu ngôn ngữ văn tự tiếng Hán, thông qua việc đọc sách cổ của
Trung quốc để hiểu biết nền văn minh Trung Quốc; còn “Trung Quốc học” là
Trung Quốc hiện đại. Sự phân biệt này không chỉ là vấn đề phiên dịch mà nó
vốn tồn tại trong việc nghiên cứu Trung Quốc ở nước ngoài.
Nghiên cứu Trung Quốc học trên thế giới chủ yếu là Trung Quốc học Âu -
Mỹ, Trung Quốc học ở Nhật Bản. Năm 1814, trong trường đại học của Pháp, bắt
đầu giảng dạy về Trung Quốc học đầu tiên. Nửa đầu thế kỷ XIX, Pháp, Anh lần
lượt thành lập “Học hội Châu Á” và phát hành tạp chí.
Trung Quốc học ở Nga ra đời muộn hơn Tây Âu, ban đầu chỉ là những tác
phẩm được viết do các nhà ngoại giao và các giáo sĩ, mãi đến đầu thế lỷ XIX
Trung Quốc ở Nga mới có sự phát triển rõ rệt. Năm 1837, Đại học Kazan và
năm 1855 đại học Pêtecbua đã thành lập khoa nghiên cứu và giảng dạy Hán ngữ
và Mãn ngữ.
Trung Quốc học ở Mỹ hình thành muộn hơn, vào năm 30 của thế kỷ XIX
và chủ yếu chịu ảnh hưởng của phương Tây. Trung Quốc học ở Âu - Mỹ, đặc
biệt là Trung Quốc học ở Tây Âu, đến nửa sau thế kỷ XIX dần phát triển thành
một bộ môn khoa học tổng hợp của thời cận đại. Đầu tiên là thay đổi phương
pháp nghiên cứu, nhấn mạnh việc khảo cứu khoa học đối với sử liệu của Trung
Quốc, yêu cầu thành quả ngiên cứu phải xây dựng trên cơ sở tài liệu đáng tin
1
cậy. Tiếp theo là bồi dưỡng nhân tài nghiên cứu và cải tiến chương trình giảng
dạy. Thời kỳ này một số trường Đại học lớn ở Tây Âu đều áp dụng cách làm trên
như đai học Oxford (1876), đại học London (1877), đại học Cambridge (1888)
của Anh, trường Hán ngữ hiện đại phương Đông của Pháp (1881), đại học
Hambourg của Đức (1909)...
II. Các tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học trên
thế giới
Nghiên cứu về trung Quốc được thế giới rất quan tâm và coi đó là một môn
khoa học. Sở dĩ như vậy là do nền văn minh Trung Hoa là một bộ phận quan
trọng của nền văn minh thế giới. Phương Tây coi Trung Quốc học là một chuyên
ngành quan trọng nhất trong ngành Đông Phương học. Có thể kể ra một số nhà
Trung Quốc học trên thế giới như: nhà Trung Quốc học người Bỉ Simon Leys,
viện trưởng viện Viễn Đông Nga Titarenko, nhà Trung Quốc học Jean Phillipe
trường đại học Maine của Pháp, nhà Trung Quốc học người Nhật Bản Kojima
Tomoyuki, giáo sư Glen Dudbridge người Anh, giáo sư Erik Zurcher- Viện
trưởng viện Hán học trường Đại học Leiden Hà Lan....
Sau đây xin giới thiệu một vài tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học trên thế
giới như Viện Hán học thuộc trường đaị học Leiden Hà Lan, học viện
Magdalene thuộc trường đại học Cambridge Anh, các tổ chức nghiên cứu Trung
quốc ở Singapore.
1. Trường đại học Leiden - Hà Lan
Vào thế kỷ XVII, các thương buôn người Hà Lan đã dong buồm đến
phương Đông để mua tơ lụa, trà và đồ gốm sứ Trung Quốc mang về Châu Âu.
Quá trình phát triển phồn thịnh của thương mại và sự bành trướng mạnh mẽ của
chủ nghĩa thực dân đã thúc đẩy ngành Hán học Hà Lan sớm hình thành và phát
triển.
2
Bắt đầu xây dựng vào 8-2-1575, Đại học Leiden là trường đại học lâu đời
nhất của Hà Lan, nghiên cứu khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên của
trường rất phát triển. Trong lịch sử có rất nhiều học giả nổi tiếng. Đại học
Leiden trải qua hơn 400 năm phát triển đã trở thành trường đại học nổi tiếng, có
ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới.
Đại học Leiden còn có tên gọi “ Trung tâm Hán học Châu Âu”. Năm 1851
trường đại học Leiden đã thành lập chuyên ngành Trung văn, năm 1876 thành
lập chức vị giáo sư Hán học bậc nhất, tổ chức toạ đàm về văn hoá và ngôn ngữ
Trung Quốc. Những năm 30 và 60 của thế kỉ XX căn cứ vào sự đòi hỏi của tình
hình phát triển lần lượt xây dựng cơ cấu các chuyên ngành học thuật nghiên cứu
Trung Quốc như viện nghiên cứu Hán học, trung tâm nghiên cứu văn hiến Trung
Quốc hiện đại cùng với đại học Bắc Kinh Trung Quốc, đại học ngôn ngữ Bắc
Kinh, đại học Hạ Môn, đại học Đài Loan, đại học sư phạm Đài Loan của Trung
Quốc… ký hiệp thương hợp tác, triển khai sự hợp tác và giao lưu giữa các học
giả và học sinh.
(a) Viện nghiên cứu Hán học
Viện nghiên cứu Hán học trực thuộc đại học Leiden, còn có tên là khoa ngôn
ngữ văn hoá Trung Quốc hay khoa Hán học, được thành lập năm 1930. Phạm vi
nghiên cứu và hoạt động giảng dạy về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo và lịch sử
Trung Quốc, bao gồm tiến hành hạng mục nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu
sinh, xuất bản sách định kì, tổ chức toạ đàm học thuật và hội nghị chuyên đề
nghiên cứu và thảo luận… Viện trưởng đầu tiên của viện nghiên cứu Hán học là
Đới Văn Đạt, sau là Hà Tứ Duy, Hứa Lý Hoà,Y Lí Đức, Kha lôi, Traị Kì và Thi
Châu Nhân… Các viện trưởng của viện nghiên cứu Hán học đều là học giả nổi
tiếng thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu Hán học, nghiên cứu Trung Quốc và có
những cống hiến quan trọng cho sự phát triển của nghiên cứu Trung Quốc tại Hà
Lan.
Viện nghiên cứu Hán học thuộc đại học Leiden có quá trình phát triển hơn 70
năm trong việc bồi dưỡng, huấn luyện rất nhiều nhân tài trong nghiên cứu các
3
vấn đề Trung Quốc. Trong viện đã có một số người trở thành lực lượng trung
kiên và nòng cốt để nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc của Hà Lan như: Hà Tứ
Duy, Hứa Lí Hoà, Phất Mĩ Nhĩ, Kha Lôi… cũng có một số người đến tận sau
này tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc như: Y Lí Đức,
Trại Kì, Hạ Mạnh Hiểu…
Hiện nay, Viện nghiên cứu Hán học của Đại học Leiden mở ra một dự án
mới: khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ.
Dự án Khám phá văn minh Trung Hoa bằng hình ảnh dưới sự chỉ dẫn của
giáo sư Zurcher đã triển khai được sáu năm. Trong sáu năm qua, nhóm biên tập,
đặc biệt là TS. Ellen Uitzinger đã huy động, mượn hoặc mua các tư liệu từ các
bảo tàng, học viện khắp thế giới và đã hoàn thành bốn bộ phim (dung lượng 4-6
giờ) về “Thế giới văn tự”, “Trung Quốc và thế giới bên ngoài”, “Trung Quốc và
Châu Âu”, “Trung tâm của đế quốc”. Trong mỗi bộ phim đều được phân thành
các chuyên đề nhỏ hơn. Ngoài ra, nhóm còn hoàn thành bộ phim “Tổng quan
lịch sử Trung Quốc” dài 12 giờ và đang tiến hành bộ phim về “Phật giáo Trung
Hoa” và “Đời sống cung đình Trung Hoa”. Giáo sư Zurcher tiết lộ có khoảng
20.000 hình ảnh trong ngân hàng tư liệu của mình.
Giáo sư Zurcher khẳng định câu nói của Khổng Tử “ngã dục vô ngôn” là
cảnh giới cao nhất của dự án. Các chuyên gia tập hợp và thiết kế trình bày (trung
bình 300 hình trong 45 phút, mỗi bức không quá 15 giây) nhằm kích thích và
gây ấn tượng trực tiếp cho người xem, không giống với phương pháp giảng dạy
truyền thống bằng phim đèn chiếu hay phải giải thích dài dòng.
Các bộ phim thường chiếu ở Viện nghiên cứu Hán học Leiden, được sinh
viên đón nhận nồng nhiệt. Giáo sư Zurcher đã mang các bộ phim tài liệu này phổ
biến rộng khắp cho các học viện trên thế giới để tìm đối tác.
Bước tiếp theo là làm sao lưu giữ và sử dụng bộ tài liệu này hữu hiệu nhất.
Hiện tại, công ty Philips của Hà Lan đã công bố loại đĩa CD công nghệ mới có
thể chứa đến 50.000 hình ảnh. Khi các chuyên gia Hán học và máy tính kết hợp
cùng nhau, một ngày nào đó chúng ta có thể bước vào thư viện, ấn vài nút, truy
cập để tìm các loại tài liệu cần thiết. Ví dụ tìm từ “đôi chân” của người Trung
4
Quốc chẳng hạn, chỉ vài thao tác lập tức các phần có liên qua đến “chân”, “giày”
trong tất cả các lĩnh vực từ sách vở đến văn học, nghệ thuật từ khắp các bảo tàng
hay thư viện trên toàn thế giới sẽ xuất hiện trong tích tắc.
Viện nghiên cứu Hán học Leiden kết hợp với Đài truyền hình phát sóng
chương trình “Ẩm thực Trung Hoa” và chương trình tiếng Trung Quốc “Chào
bạn!” ( 你 你!). Lượng khán giả đón xem không thua kém gì xem bóng đá, một
tuần sau khi phát chương trình ẩm thực ấy, tất cả dụng cụ nấu ăn món Trung Hoa
trong các cửa hàng đều bán sạch. Giáo sư Zurcher cho biết “chúng ta phải tổ
chức nhiều hơn nữa các cuộc triển lãm và chương trình để giới thiệu văn hóa
Trung Hoa đến với công chúng. Đây là điều hết sức cần thiết và cũng là mục
đích của công việc nghiên cứu Hán học mà chúng tôi theo đuổi suốt đời”.
5