Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại tổng công ty công nghiệp tàu thủy bạch đằng thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.64 KB, 8 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

Chử Thị Hải Yến
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG
NGHIỆP TÀU THỦY BẠCH ĐẰNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý nguồn nhân lực
Người hướng dẫn: PGS.TSKH. Nguyễn Viết Vượng
Hà Nội, năm 2009
Tên đề tài
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY BẠCH ĐẰNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1- Tính cấp thiết của đề tài:
Khi nền kinh tế - xã hội ngày phát triển mạnh mẽ thì vai trò và vị trí của con
người càng được khẳng định, được chú trọng. Con người vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển bền vững. Ngày nay, đối với nhiều quốc gia việc quan
tâm đến con người không chỉ mang ý nghĩa xã hội mà còn được khẳng định là
chiến lược đầu tư cho tương lai một cách chắc chắn và hiệu quả nhất. Trong một
doanh nghiệp thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng, là yếu tố quyết định
đến sự thành bại của doanh nghiệp. Việc thu hút được một đội ngũ lao động đối với
doanh nghiệp hiện nay không phải là một vấn đề quá khó khăn, song điều quan
trọng là làm thế nào để quản lý và sử dụng đội ngũ lao động đó đạt hiệu quả cao và
phát huy được các khả năng tiềm tàng, đem lại lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp
và xã hội lại là một bài toán khó. Nó đòi hỏi các nhà quản trị của doanh nghiệp
phải tiếp thu và lĩnh hội những quan điểm mới, phương pháp mới, kỹ năng mới
trong lĩnh vực quản trị con người.
Là một doanh nghiệp Nhà nước - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch
Đằng với mô hình sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, lấy Công nghiệp đóng mới
và sửa chữa tàu thủy làm ngành kinh tế chủ đạo với việc mở rộng, phát triển các
ngành Công nghiệp phụ trợ, kinh doanh vận tải biển và các lĩnh vực khác theo nhu


cầu của thị trường nhằm tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh, ứng
dụng trình độ công nghệ, quản lý hiện đại làm cơ sở để phát triển bền vững, nâng
cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực là nhu cầu cấp bách cần được ưu tiên giải quyết. Do vậy tôi chọn đề tài
2
“ Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy
Bạch Đằng - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2- Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, quản lý và sử dụng nguồn
nhân lực.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng
công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng công
ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng.
3- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng công ty
Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng.
4- Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng.
- Về thời gian: Từ năm 2007 đến nay
5- Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực,quản lý và sử dụng nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng
công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, cụ thể như sau:
+ Những nội dung chủ yếu quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
+ Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
+ Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
3

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực
tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng.
6- Những đóng góp của đề tài:
- Đóng góp về lý luận
Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện lý luận về nguồn nhân lực, quản lý và
sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Đóng góp về thực tiễn :
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng
công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng. Qua đó thấy được những ưu điểm, hạn
chế và tìm ra những nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng.
7- Cơ sở lý luận:
Luận văn lấy triết học Mác Lê Nin (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử) làm phương pháp luận, lấy kinh tế Chính trị học, đường lối chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ làm cơ sở lý luận.
8- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp để xử lý và giải quyết từng nội dung của
luận văn như : phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh ….
9- Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu , kết luận , mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, quản lý và sử dụng
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
- Chương II: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
4
- Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn
nhân lực tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, QUẢN LÝ VÀ

SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1- Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực
1.1.1. Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực
1.1.2. Quản lý nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.2- Những nội dung chủ yếu của quản lý và sử dụng nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp
1.2.1. Xác định chính sách quản lý con người trong sản xuất kinh doanh
1.2.2. Phân tích công việc
1.2.3. Hoạch định nguồn nhân lực
1.2.4. Tuyển mộ, tuyển chọn nhân viên
1.2.5. Tạo và gia tăng động lực làm việc cho nhân viên
1.2.6. Đánh giá thành tích công tác
1.2.7. Giáo dục đào tạo và phát triển nhân lực
1.3- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp
1.3.1. Đảm bảo về số lượng lao động
1.3.2. Đảm bảo về chất lượng lao động
1.3.3. Sử dụng thời gian lao động và đảm bảo cường độ lao động
1.3.4. Tăng năng xuất lao động
5
1.3.5. Xác định hình thức trả lương cho người lao động
1.3.6. Định mức lao động hợp lý
1.3.7. Nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho lao động
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY BẠCH ĐẰNG
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Công nghiệp
tàu thủy Bạch Đằng
2.2. Một số đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới công
tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của Tổng công ty Công nghiệp tàu

thủy Bạch Đằng
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch
Đằng trong giai đoạn hiện nay
2.2.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Công nghiệp tàu
thủy Bạch Đằng
2.2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
2.2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị
2.2.5. Đặc điểm về quy trình công nghệ
2.2.6. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm của Tổng công ty
2.2.7. Đặc điểm về lao động của Tổng công ty
2.2.8. Đặc điểm về Tài chính của Tổng công ty
2.3. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của Tổng
công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
2.3.1. Thực trạng số lượng và chất lượng lao động của Tổng công ty
6
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng thời gian lao động của Tổng
công ty
2.3.3. Kỷ luật lao động của Tổng công ty
2.3.4. Các biện pháp xử lý mất cân đối lao động của Tổng công ty
2.3.5. Công tác đánh giá thực hiện công việc và bố trí, sắp xếp lao động của
Tổng công ty
2.3.6. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động của Tổng công ty
2.3.7. Các kích thích về vật chất tạo động lực làm việc cho người lao động
2.3.8. Năng suất lao động của Tổng công ty
2.3.9. Công tác tạo việc làm cho người lao động của Tổng công ty
2.3.10. Vai trò của Công đoàn đối với công tác quản lý và sử dụng lao động
của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
2.4. Đánh giá về thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của Tổng
công ty
2.4.1. Những thành công đã đạt được

2.4.2. Những hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân
7
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
BẠCH ĐẰNG
3.1. Xây dựng và hoàn thiện quan hệ lao động trong Tổng công ty
3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thời gian lao động
3.3. Bố trí và sắp xếp hợp lý công việc
3.4. Tăng cường hiệu quả sử dụng lao động
3.5. Hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá công việc
3.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho người lao
động
3.7. Đổi mới công tác tuyển dụng lao động
3.8. Cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động
3.9. Tạo động lực làm việc cho người lao động trong Tổng công ty
3.10. Củng cố kỷ luật lao động trong Tổng công ty
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
8

×