Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

tiểu luận giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng như thế nào đến nhân cách học sinh ở trường trung học ,nêu thực trang và đề xuất cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.24 KB, 9 trang )

Mục lục
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
B.PHẦN NỘI DUNG
I. Giáo viên nhiệm
II. Điều kiện cần có của người giáo viên chủ nhiệm
III. Các yếu tố hình thành nên nhân cách học sinh
IV. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách cho học sinh
V. Thực Trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường THCS
VI. Đề xuất của cá nhân
VII. Kết luận
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý chọn đề tài
rong sự phát triển đổi mới của nước nhà ngày nay vấn đề phát huy nền giáo dục ,nâng cao chất
lượng giảng dạy, cũng như phát huy tình tích cực trong học tập là một trong những phương
hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra con người sáng tạo ,trí tuệ và đạo đức T
Bên cạnh công tác giảng dạy , công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai trò khá quan trọng . Giáo viên
chủ nhiệm bên cạnh việc làm hồ sơ sổ sách , thông báo những thông tin quan trọng với Ban giám
hiệu , Đoàn , Đội , giáo viên chủ nhiệm còn phải là người hiểu tâm lý của lứa tuổi thiếu niên , học sinh
THCS để có thể động viên khuyến khích khi các em học sa sút hay có chuyện buồn trong gia đình ,
kịp thời uốn nắn , nhắc nhở khi các em gặp phải sai lầm . Ngoài ra , giáo viên chủ nhiệm còn phải là
người tận tình hướng dẫn khi các em chưa biết chọn phương pháp nào để có thể có kết quả học tốt .
Chúng ta rất mực quan tâm đến việc “dạy người” mà trong đó ngành giáo dục giữ vai trò then chốt
.Vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm trong việc hình thành nhân
cách cho các em
Chính vì sự quan trọng của tính giáo dục về việc hình thành nhân cách của học sinh - đặc biệt là giáo
viên vì vậy đây cũng chính là lí do mà em chọn đề tài này . rất mong được sự góp ý ,xây dựng của cô
giáo !


B. PHẦN NỘI DUNG
I.Giáo viên chủ nhiệm
iáo viên chủ nhiệm là những người thầy đặc biệt, bởi họ không những phải làm nhiệm vụ
dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải gánh trên vai bao trách nhiệm nặng
nề khác, đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh,
giữa các giáo viên bộ môn với học sinh…Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy
mà trong nhiều tình huống còn phải là người cha, người mẹ, người bạn, chỗ dựa tinh thần của học
sinh. Thực tế cho thấy, những giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn
cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt được những hiệu quả to lớn.
G
- GVCN là người quản lí – giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp học.
- GVCN là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh
- GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường
- GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường
- GVCN là người đại diện cho học sinh và tập thể học sinh.
3
- GVCN là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng, không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên,
đây cũng là công việc nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Để làm tốt công tác này, GVCN
cần rèn luyện để có được những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên nói chung, trong
đó đặc biệt chú trọng rèn luyện những phẩm chất và năng lực đặc thù sau:
-Yêu thương học sinh. Đây là phẩm chất hàng đầu của nghề giáo, giúp GVCN tự giác chấp nhận
những thử thách của nghề nghiệp, đồng thời luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc với mong
muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho học sinh của mình.
-Yêu nghề, say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục và có nghị lực, có ý chí vượt
khó. Đây là phẩm chất cần thiết để nâng cao uy tín và khả năng lôi cuốn của GVCN.
-Khiêm tốn học hỏi giúp GV ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu cao của công
việc giáo dục, dạy học va công tác chủ nhiệm lớp.
-Lời nói phải đi đôi với việc làm. GVCN không thể yêu cầu học sinh làm những việc mà mình không

làm được, cũng không thể nói với học sinh về những điều mà mình không thật sự nghĩ.
-Lối sống giản dị, mẫu mực giúp cho hình ảnh của người giáo viện gần gũi hơn, làm tăng uy tín và khả
năng thuyết phục của họ với học sinh.
-Phải có hiểu biết sâu rộng về môn học mình phụ trách giảng dạy và các môn có liên quan; có trình độ
lý luận sư phạm, có kỹ năng vận dụng lý luận sư phạm vào công tác chủ nhiệm lớp một cách khéo léo,
linh hoạt; có hiểu biết xã hội.
-Cần có năng lực sư phạm như năng lực giao tiếp, năng lực cảm hóa, thuyết phuc, xây dựng uy tín,
năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết các tình
huống sư phạm…
III. Các yếu tố hình thành nên nhân cách
Có bốn yếu tố chính
- Di truyền – bẩm sinh
- Môi trường- Hoạt động
- Giáo dục
- Tập thể - Giao tiếp
Trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò di truyền- bẩm sinh ,yếu tố môi trường- hoạt động đóng vai
trò điều kiện ,và giáo dục đóng vai trò chủ đạo
IV. Vai giáo viên trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách cho học sinh
4
Trong các yếu tố ảnh hưởng nên sự hình thành nhân cách ở học sinh thì ta nhận thấy được rằng vai trò
của giáo dục có quan hệ mật thiết và chi phối với những yếu tố còn lại Giáo dục đóng vai trò chủ đạo
và ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành nhân cách của học sinh đặc biệt là lứa tuổi tiểu học
Đánh giá một cách tổng quát thì chức năng trọng yếu của nhà giáo dục là hình thành ,phát triển và
hoàn thiện nhân cách con nười toàn diện
Vậy là người giáo viên chủ nhiệm ,một trong những người đại diện cho nhà giáo dục sẽ có vai trò gì
trong việc hình thành nhân cách cho học sinh ?
* Vai trò :
-Người gần gũi,theo sát ,chăm sóc với học sinh trong trường học
Giáo viên chủ nhiệm như người mẹ thứ hai gần gũi và chăm sóc học sinh một cách nhiệt tình và chu
đáo . sự quan tâm ,hành động của giáo viên có thể cho trẻ cách nhìn nhận ,đánh giá sự việc một cách

tích cực .Việc làm của giáo viên chủ nhiệm có tác động to lớn với việc hình thành nhân cách
VD: Khi học sinh được cô giáo quan tâm ,chăm sóc => Hành động đó đầu tiên tác động tới thị giác
( Nhìn được vấn đề một cách trực tiếp thông qua các việc làm của cô giáo) => cảm nhận ( Thấy yêu
quý ,tôn trọng giáo viên )=> suy nghĩa,đánh giá ( cô giáo là tấm gương sáng) => Hành động ( học tập
và noi theo những đức tính tốt).
-Người làm tấm gương về mọi mặt cho học sinh
Những tác động của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh vừa có tác dụng đặt nền móng vừa có tác
dụng định hướng ,dẫn dắt cho quá trình phát triển nhân cách cho trẻ .Đặc biệt hơn nữa lứa tuổi học
sinh là một lứa tuổi non nớt ,chúng nhưu những trang giấy trắng ta có thể vẽ bất cứ thứ gì lên đó.
Chính vì vậy hành động ,việc làm của giáo viên chủ nhiệm ,cách tổ chức ,cách đánh giá ,cách chăm
sóc,nói chuyện của GVCN tác động rất lớn vào trẻ
VD: Trẻ thường nghe theo thầy cô hơn là cha mẹ mình .theo một vài thực nhiệm cho thấy rằng .ở lứa
tuổi tiểu học .học sinh rất quý trọng thầy cô,khi thầy cô nói ra điều gì ,thì học sinh sẽ chú ý rất kĩ và
khắc rất sâu .có thể nói nó dễ dàng trở thành chân lý luôn đúng trong suy nghĩ của trẻ
-Người hình thành ,xây dựng,phát triển khối đoàn kết,lý tưởng đạo đức, văn hóa giao tiếp ,kỹ năng
giao tiếp trong tập thể học sinh
Với sự tổ chức khoa học ,hiểu quả thì GVCN như tấm gương mẫu mực ,là ngừoi dẫn dắt xây dựng
khối đoàn kết trong tập thể ,cùng học sinh tham gia tổ chức các hoạt động tập thể .hình thành cho trẻ
kĩ năng làm việc nhóm ,tập thể ….
GVCN có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học ,kỹ năng ,kỹ xảo,truyền bá
cho học sinh lý tưởng đạo đức chân chính,hệ thống các giá trị ,tinh hoa văn hóa nhân loại
-Người theo dõi,uốn nắn ,tu dưỡng đạo đức cho học sinh
5
GVCN không những chỉ dạy chữ mà cùng với dạy chữ là cả một quá trình dạy người .GVCN phải
hình thành nhân cách học sinh bằng chính nhân cách của mình
Trong công tác chủ nhiệm , việc hình thành nhân cách , tạo cho các em học sinh trở thành người tốt
,có đạo đức không phải là chuyện một hai ngày mà là cả một quá trình giáo dục ,đặc biệt để hoàn
thành thốt lại là một công việc không hề dễ dàng. Công việc này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm
phải hợp tác tốt với các giáo viên bộ môn khác , ban giám hiệu nhà trường để theo dõi và nhắc nhở kịp
thời khi các em học sinh mắc phải sai lầm . Việc hình thành nhân cách cho các em học sinh hay là việc

các em học sinh có lễ độ hay có đạo đức hay không không phải là do tính cách của học sinh mà chúng
tùy thuộc vào ba yếu tố : gia đình , nhà trường và xã hội . Khi các em học sinh vi phạm , trước hết giáo
viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nhắc nhở , giáo dục các em khi mắc phải sai lầm đặc biệt trong việc thực
hiện tốt nội quy học sinh . Nên báo với gia đình để nhờ phụ huynh học sinh chú ý đến con em mình và
kịp thời nhắc nhở .khi các em học sinh chưa có chuyển biến tích cực .Tránh ảnh hưởng tới tâm lý của
học sinh .gây hoảng sợ ,không hợp tác
IV. Thực trạng của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS
• Tích cực:
- Hiện nay có rất nhiều tấm gương giáo viên được nhà nước ,xã hội ghi nhận và khen thưởng khi hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình . Nhiều thầy cô giáo đã bộc lộ được phẩm chất cao quý của nghề “ trồng
người”

• Tiêu cực:
- Thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương
xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản
lí giáo d ục quy đ ịnh và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn tại
chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã
mắc phải những sai lầm nghiêm trọng nh ư đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, v.v Ngược lại
có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với ch ức
năng đã đ ược giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v
VD : Gần đây nhất là chuyện về một cô giáo đuổi rượt băng qua bàn học đề tiếp cận được học sinh và
đánh ,không những thế cô giáo còn có những lời lẽ không tốt,không đúng với nhân cách của người
giáo viên
6

- Hầu như trường nào, lớp học nào cũng có học sinh cá biệt, mà những học sinh này đa số gây không ít
khó khăn cho GVCN, đôi khi họ rất mệt mỏi vì nói hoài mà các em không nghe, càng phạt thì càng lỳ
hơn hoặc các em sẽ co lại và phá phách hoặc chống đối ngầm. Điều này không những khó khăn cho
GV mà còn có thể ảnh hưởng đến chuyện thi đua của cả lớp nữa. GVCN thường là người đứng ra giải
quyết mọi chuyện do HS gây ra, nhưng chỉ ở mức độ là khuyên bảo, dạy kèm ngoài giờ cho HS quá

yếu kém, còn đối với HS cá biệt về đạo đức thì răn đe, xử phạt, thậm chí còn hù dọa, nhưng hầu hết
đều chỉ có hiệu quả tức thời thôi rồi đâu lại vào đó, HS vẫn trở lại như cũ vì do GV không hiểu được
nguyên nhân sâu phát xuất từ tâm lý của trẻ. Cũng có GVCN mời phụ huynh đến để thông báo về tình
trạng của trẻ với mong muốn gia đình kết hợp cùng nhà trường để giáo dục cho các em tốt hơn, có phụ
huynh thì tiếp thu và cũng có phụ huynh lại bực tức con mình và đánh con trước mặt giáo viên rồi dẫn
con về cho nghỉ học luôn vì cảm thấy xấu hổ. Điều này đã cho thấy chính phụ huynh cũng bất lực
trước con mình (Xét về tâm lý HS không có tội, nếu sống trong một gia đình lành mạnh thì HS sẽ
có một nhân cách tốt và ngược lại, vì thế HS chỉ là nạn nhân mà thôi. - Tìm hiểu nguyên nhân: không
phải tự nhiên mà trẻ trở thành "cá biệt", đó là hậu quả của các vết thương tâm lý mà vô tình người lớn
chúng ta đã gieo vào đầu óc non nớt của trẻ lúc sống trong môi trường gia đình cũng như ở trường
học. Gia đình khó khăn; một số học sinh bị bệnh và điều đáng lưu tâm là một số học sinh ham chơi,
học kém, chán học, bỏ học ) chính vì vậy công tác về tìm hiểu tâm lý ,gần gũi với các học sinh là
chưa được phổ biến .điều này cũng ảnh hưởng gián tiếp đến nhân cách của trẻ rất nhiều
VI. Đề xuất của cá nhân
Trước hết, chúng ta hãy thương yêu HS, cố gắng để giúp HS vượt qua những biến cố, những vấn đề đã
xảy trong quá trình sống và nó đã trở thành vết thương tâm lý khó phai mờ trong tâm hồn HS.
+ GVCN cần quan tâm HS cá biệt để được sự giúp đỡ trong học hành, lối sống.
+ GVCN cần có nề nếp kỷ cương để HS tự nhận thức, tự khép mình trong những nội quy, quy chế chặt
chẽ nhưng luôn được dân chủ bàn bạc, trao đổi, thỏa sức đóng góp. Tuân theo tập thể và cống hiến cho
tập thể; luôn gắn lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, chính là một trong những chuẩn mực, điều kiện để
giáo dục HS. Trong trường cần có dân chủ đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý
kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò
phải kính Thầy, Thầy phải quí trò. Chúng ta phải hiểu dân chủ trong trường học trước hết là do nhu
cầu sống chính của nhà giáo, của HS và CMHS.
7
+ Tổ chức vận động các gia đình, các đoàn thể XH cùng phối hợp, thống nhất nội dung, mục đích,
biện pháp giáo dục HS trong trường và cụm dân cư. + Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể lớp,
trường, địa phương.
+ Thuyết phục bằng lời lẽ có lý, có tình, bằng tình cảm và phép tắc tác động lên nhận thức và tình cảm
của HS như: trò chuyện, nêu gương tốt, thưởng việc tốt.

+ Đưa các em vào hoạt động tập thể thực tiễn như hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường, vui
chơi, thăm quan du lịch
+GVCN phải thật sự gắn bó, quan tâm tới lớp mới nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và tình hình học tập
của từng em. Từ kết quả học tập, năng khiếu, tính cách của mỗi HS mà GVCN góp ý kiến và nêu lên
từng phương pháp học đối với từng HS cho thật phù hợp. Tôi luôn dạy các em cách học làm người,
cách sống, cách ứng xử với mọi người. Có những hôm tôi không nói gì cả mà chỉ kể cho các em nghe
một mẩu chuyện trong sách, báo, internet mà tôi sưu tầm được để các em tự rút ra bài học cho mình
1. Trong công tác giáo dục
- Giáo viên cần đánh giá đúng mức vai trò của bẩm sinh- di truyền, phải hết sức chú ý đến cái bản chất
tự nhiên của con người, phải chăm sóc phát hiện và vun xới những năng khiếu và năng lực của con
người, phải tính đến những khuynh hướng, những hứng thú của mỗi người. Nếu xem nhẹ ảnh hưởng
của nhân tố này thì đã bỏ qua yếu tố tư chất, tiền đề của sự phát triển. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa
hoặc đánh giá quá cao ảnh hưởng của nhân tố di truyền là sai lầm về mặt nhận thức luận của thuyết “
định mệnh do di truyền”, thuyết “ sinh học hóa giáo dục “ từ đó sẽ dẫn đến quan niệm sai lầm , phản
động về giáo dục. Mỗi người có những đặc điểm riêng về bẩm sinh, di truyền nên cần có phương pháp
giáo dục thích hợp nhằm thực hiện cá biệt hóa trong giáo dục. Không nên có định kiến với trẻ. Cần
phát hiện kịp thời những khả năng (năng khiếu) của trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển
2. Tác động từ phía môi trường
- Cần tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng
- Các hoạt động tổ chức cho học sinh phải có giá trị xã hội ,mang ý nghĩa cá nhân đối với ngừơi tham
gia hoạt động
- Cần coi trọng việc xây dựng nhu cầu ,động cơ hoạt động và mục đích hoạt động cho các em ,tạo
không khí sôi nổi,phấn khởi để đạt được những mục đích đề ra trong hoạt động
- Phát huy cao độ this tự giác ,tự lập ,tích cực của các em ….biết đề ra kế hoach ,phân công kiểm tra
đôn đốc thường xuyên.đồng thời phải có sự uốn nắn sửa chữa về các mối quan hệ và giao lưu trong
quá trình hoạt động của học sinh
VI. Kết luận
Công tác chủ nhiệm dù có khó khăn nhưng trong công tác này người giáo viên có thể nhận được
nhiều tình cảm và tin tưởng của các em học sinh đối với mình . Muốn công tác chủ nhiệm càng thành
công thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt tình , kể cả kiên nhẫn , có tình thương yêu đối với

các em học sinh và phải là người giáo viên gương mẫu cho các em noi theo
8
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Sách:
1.Tư vấn ứng xử sư phạm với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo- Võ Mạnh Quỳnh
2.Nghệ thuật ứng xử sư phạm – Hải Tiến & Mạnh quỳnh
3.Ứng xử sư phạm với học sinh tiểu học – Hải Tiến & Mạnh Quỳnh
• Các nguồn internet:




9

×