Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần du lịch và thương mại Vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 76 trang )

1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI
CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, cấu trúc tài chính xem xét theo khía cạnh này chưa phản ánh
được mối quan hệ giữa tình hình huy động và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Do đó, cấu trúc tài chính được các nhà quản lý xem xét theo nghĩa rộng: tức là xem xét
cả cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Bởi vì,
cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình
huy động vốn và chính sách huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động, sử dụng
vốn của một doanh nghiệp, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh;
mặt khác, quan trọng hơn, chính sách này có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính,
đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó, tác động trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
 Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh
Mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ có những đặc trưng riêng về cấu trúc tài
sản. Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực vận tải, tỷ trọng tài sản cố định
thường lớn. Ngược lại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, giải trí tỷ trọng
tài sản cố định không lớn, mà chủ yếu tài sản của doanh nghiệp ở dưới dạng tài sản lưu
động. Doanh nghiệp bán lẻ sẽ có tỷ trọng khoản phải thu khách hàng nhỏ do đặc trưng
bán hàng trả tiền ngay; ngược lại, doanh nghiệp bán buôn sẽ có tỷ trọng khoản phải
thu khách hàng lớn
 Quan điểm quản trị tài chính của doanh nghiệp
Tùy theo quan điểm quản trị tài chính của nhà quản lý, mà cấu trúc tài chính của


doanh nghiệp sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Nhà quản trị theo đuổi
chiến lược quản lý tài sản mạo hiểm sẽ có tỷ trọng tài sản lưu động nhỏ hơn tỷ trọng
tài sản cố định; và ngược lại, nếu theo đuổi chiến lược thận trọng, tỷ trọng tài sản lưu
động sẽ lớn, để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình
thường. Tương tự, nhà quản trị theo đuổi chiến lược quản lý tài chính mạo hiểm sẽ
dành toàn bộ nguồn vốn thường xuyên và một phần nguồn vốn tạm thời để đầu tư cho
2

tài sản dài hạn; điều này sẽ gây áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngươc lại, với chiến
lược quản lý thận trọng, nhà quản trị sẽ dành một phần nguồn vốn thường xuyên để tài
trợ cho tài sản lưu động, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần
(CTCP) sẽ có sự ràng buộc về pháp lý, tư cách pháp nhân và điều kiện hoạt động
khác nhau. Vì thế khả năng tiếp cận với các nguồn vốn trên thị trường là khác nhau đối
với mỗi doanh nghiệp dẫn đến cách thức tài trợ là khác nhau. Ví dụ, đối với CTCP có
thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, tăng vốn góp của các thành viên, các
cổ đông để gia tăng vốn chủ hoặc vay nợ trên thị trường tài chính. Nhưng đối với
doanh nghiệp tư nhân thì cách thức huy động ít hơn và mức huy động cũng không lớn.
 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Những doanh nghiệp có quy mô lớn là kết quả của một quá trình phát triển lâu
dài nên họ có một khả năng tài chính dồi dào. Những doanh nghiệp này có uy tín nên
có khả năng huy động vốn một cách dễ dàng từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức
khác với lãi suất thấp.
 Đặc điểm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến tỷ suất nợ thể hiện ở chỗ: TSCĐ còn được
dùng để thế chấp để giảm thiệt hại đối với người cho vay khi rủi ro xảy ra. Mặt khác,
các doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ có giá trị lớn thì rủi ro tài chính cũng lớn nếu vay
nợ để đầu tư. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp nên duy trì mức nợ thấp.

 Đảm bảo quyền kiểm soát
Chủ sở hữu duy nhất và các thành viên góp vốn ít nghi ngờ về việc họ sẽ tiếp tục
kiểm soát việc điều hành doanh nghiệp. Tầm quan trọng mà các chủ sở hữu dành cho
việc cải thiện quyền kiểm soát trong trường hợp của một doanh nghiệp liên quan đến
việc họ nắm giữ quyền hành có vững chắc hay không. Điều này tùy thuộc một phần
vào các quan hệ giữa doanh nghiệp với các cổ đông, sự phân phối cổ phần và phương
pháp bầu phiếu. Các phương pháp lựa chọn thành viên hội đồng quản trị cũng được đặt
ra để tối thiểu hóa tác động của các cổ đông luôn luôn tìm cách phủ quyết các phương
án kinh doanh không có lợi theo cách nhìn về quyền lợi của nhóm cổ đông này. Ban
điều hành của các doanh nghiệp nhỏ cũng phải quan tâm đặc biệt đến yếu tố quyền
kiểm soát. Nếu cổ phần thường của doanh nghiệp có sẵn ngoài công chúng, một số
doanh nghiệp lớn có thể mua quyền kiểm soát một cách tương đối dễ dàng. Vì vậy, các
chủ sở hữu đều thích nắm giữ cổ phần của mình và tài trợ tăng trưởng bằng nợ, cổ
Thang Long University Library
3

phần ưu đãi hay lợi nhuận giữ lại so với phát hành thêm cổ phiếu thường. Ngay cả khi
biện pháp này có nghĩa là tăng trưởng sẽ bị chậm, các chủ sở hữu của nhiều doanh
nghiệp nhỏ cũng thích tăng trưởng dần hơn là chịu rủi ro mất quyền kiểm soát.
1.1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
 Xu hướng phát triển của nền kinh tế
Xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành mà doanh nghiệp hoạt động có tác
động lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái ổn định với đinh
hướng tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng
hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị trường. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn thích hợp phục vụ cho quá trình hoạt
động.Ngược lại nếu nền kinh tế đang rơi vào trường hợp tiêu cực như các doanh
nghiệp bị ràng buộc điều kiện nào đó mà khả năng tăng vốn CSH gặp khó khăn. Đứng
trước các cơ hội phát triển sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn vay nợ từ

bên ngoài để đầu tư khai thác các cơ hội kinh doanh. Lúc này, hiệu ứng đòn bẩy sẽ
phát huy tác dụng làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình này sẽ tác động
đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
 Triển vọng của thị trường vốn
Nếu chúng ta dự báo rằng vốn vay sẽ trở thành tốn kém, chúng ta có thể muốn
tăng độ nghiêng của đòn bẩy tài chính ngay tức khắc. Một dự kiến lãi suất sụt giảm có
thể khiến chúng ta tạm hoãn việc vay tiền, nhưng vẫn duy trì một vị thế dễ điều động
nhằm hưởng lợi của tiền vay rẻ hơn sau này.
 Thuế suất
Do chi phí lãi vay là một chi phí được khấu trừ thuế, gia tăng thuế suất áp dụng
làm tăng mong muốn sử dụng nợ so với các loại vốn khác xét từ quan điểm lợi nhuận.
Hiểu theo một ý nghĩa nào đó, thuế thu nhập doanh nghiệp đã cho phép các doanh
nghiệp ở một số quốc gia phát triển có một tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao hơn so với
các nước khác. Có thể chấp nhận đòn bẩy tài chính lớn hơn miễn là duy trùy được tính
ổn định để các doanh nghiệp kinh doanh đáp ứng được các khoản chi trả nợ vay.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tác động đến việc chi trả cổ tức của các doanh
nghiệp. Các cổ đông không chịu thuế thu nhập cá nhân cho phần lợi nhuận doanh
nghiệp của họ, nhưng phải nộp thuế cho phần lợi nhuận chia cho họ khi nhận cổ tức.
Vì vậy gia tăng thuế TNCN có xu hướng khuyến khích một số doanh nghiệp giữ lại lợi
nhuận và sử dụng nhiều lợi nhuận đó để tài trợ tăng trưởng. Cân đối giữa nợ và vốn cổ
4

phần sẽ tùy thuộc một phần vào các mức thuế suất tương ứng của thuế TNDN và thuế
TNCN.
 Các biến động theo mùa vụ
Các ngành có biến động lớn mang tính mùa vụ trong doanh số thường cần các tỷ
lệ tương đối lớn nợ vay ngắn hạn linh động. Việc xem xét tính thích hợp của các loại
vốn với loại tài sản cần tài trợ sẽ có thể rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ.
1.1.2.3. Các nhân tố khác:
Ngoài ra còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính: tỷ lệ lãi suất,

tính cạnh tranh, chu kì sản phẩm,
1.2. Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối
quan hệ giữa tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của của doanh nghiệp. Qua việc
xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện tại so với quá
khứ, nhà quản lý có thể nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài
sản, biết được nguyên nhân cũng như dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.
Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng giúp nhà quản lý ra các quyết định điều
chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp có
được một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong
kinh doanh.
1.2.1. Ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của
doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do
nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích hoạt động
tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng các nhu
cầu khác nhau của từng đối tượng. Phân tích cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp sẽ
khắc họa nên một bức tranh tổng thể về đặc trưng tình hình sử dụng và huy động vốn
của doanh nghiệp, quan điểm quản trị, cơ hội hay những rủi ro mà doanh nghiệp gặp
phải trong hiện tại và tương lai. Với mỗi đối tượng khác nhau sẽ quan tâm đến một
khía cạnh khác nhau của bức tranh tổng thể đó. Vì vậy, phân tích hoạt động tài chính
đối với mỗi đối tượng sẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau và có vai trò khác nhau. Cụ
thể:
 Đối với doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài sản để đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp. Từ đó có cách phân bổ hợp lý tài sản hiện tại và tương lai khi đầu tư
vào hoạt động kinh doanh. Hiệu quả của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc phần nào vào
Thang Long University Library
5


chính sách phân bổ vốn đầu tư vào loại tài sản nào, thời điểm nào là hợp lý nếu không
sẽ làm cho nguồn vốn bị lãng phí, mất hiệu quả.
Phân tích cấu trúc tài nguồn vốn nhà quản lý sẽ nắm bắt được thông tin về chính
sách tài trợ của doanh nghiệp, chủ động hơn trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích cân bằng tài chính cho thấy mối liên hệ giữa tài sản với nguồn tài trợ
tương ứng của nó, từ đó nhà quản trị có thể tìm ra được các biện pháp nhằm đảm bảo
sự cân đối giữa hai yếu tố này.
Phân tích cấu trúc tài chính cho thấy được hiệu quả và rủi ro tài chính có thể xảy
ra đối với doanh nghiệp để nhà quản lý có biện pháp giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả
tài chính.
 Đối với các chủ thể kinh tế khác
Phân tích cấu trúc nguồn tài chính cung cấp cho chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các
ngân hàng và những người sử dụng thông tin khác về tính tự chủ về tài chính, tính ổn
định của các nguồn tài trợ, cân bằng tài chính của công ty để đánh giá khả năng và tính
chắc chắn tình hình sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn kinh doanh, tình hình và khả
năng thanh toán của công ty. Bên cạnh đó, họ có thể theo dõi, nắm bắt được tình hình
sử dụng nguồn vốn trong hiện tại và quá khứ của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Qua đó, các nhà đầu tư và các ngân hàng có thể đưa ra các quyết định đầu tư hay cho
vay đối với doanh nghiệp.
1.2.2. Tài liệu sử dụng để phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Tài liệu sử dụng để phân tích cấu trúc tài chính được lấy từ nhiều nguồn. Trong
đó, có thể chia thành hai nguồn chính là thông tin trong doanh nghiệp được lấy từ các
báo cáo tài chính và thông tin kinh tế ngoài doanh nghiệp.
1.2.2.1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý
nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và
quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày

dưới dạnh bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán, một bên phản ánh tài sản và một
bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có
đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Tài sản
cố định và tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài
6

sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và các
khoản nợ.
Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng thanh
khoản giảm dần từ trên xuống dưới.
Bên tài sản
Tài sản lưu động (tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, các khoản phải thu, dự
trữ), tài sản tài chính, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Bên nguồn vốn
Nợ ngắn hạn (nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác, nợ
ngắn hạn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác), nợ dài hạn (nợ vay
dài hạn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát
hành trái phiếu công ty), vốn chủ sở hữu (thường bao gồm: Vốn góp ban đầu, lợi
nhuận không chia và phát hành cổ phiếu mới).
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản, bên
nguồn vốn phải ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính
của doanh nghiệp.
Bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu:
Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số
khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán như: Một số tài sản thuê ngoài, vật tư, hàng hóa
nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hóa nhận bán hộ, ngoại tệ các loại…
Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình
doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế
toán là một tư liệu quan trọng giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân

bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin
phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh
doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp
trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp các nhà phân tích dễ dàng so
sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi
phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh
thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh; lãi hay lỗ trong
năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh, phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó
Thang Long University Library
7

cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về
vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói chung, bản báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phản ánh hai phần:
Phần 1 (lãi, lỗ): phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.
Phần 2 (Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước): phản ánh tình hình thực hiện
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
1.2.2.2. Thông tin kinh tế ngoài doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính không chỉ đưa ra các kết luận về tình hình hiện tại
của doanh nghiệp mà còn đưa ra những dự báo trong tương lai để việc quyết định về
vốn trong tương lai của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy ngoài các báo cáo tài chính, các
sổ chi tiết, khi phân tích cần phải quan tâm tới các nguồn thông tin khác về vĩ mô cũng
như vi mô như:
 Thông tin về tình hình tăng trưởng, suy thoái kinh tế.
 Thông tin về các chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao của Nhà nước.

 Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá hối đoái….
 Những thông tin theo ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như: môi
trường kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp, mục tiêu,
chiến lược hoạt động (bao gồm chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh),
mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng
khác
1.2.3. Phương pháp sử dụng trong phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Để phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích thường sử dụng các
phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp Dupont, phương pháp phân tích
tương quan, phương pháp cân đối liên hệ, phương pháp loại trừ. Sau đây ta sẽ đi tìm
hiểu từng phương pháp.
1.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài
chính. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu
chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cùng như kỹ thuật so sánh.
 Tiêu chuẩn so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích
tài chính, tùy thuộc vào mục đích của phân tích mà ta có thể xác định các gốc sau:
8

Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của
các chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được tổ chức từ 3 đến 5 năm
liền kề.
Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính
của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung bình ngành
thường được các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng, cơ quan thống kê cung thấp
theo nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp không
có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh
nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích.
Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục

tiêu tài chính trong năm. Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so
sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức của mình.
 Điều kiện so sánh
Để đảm bảo tính chất so sánh được của các chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo
các điều kiện so sánh sau đây:
 Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu
 Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
 Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu ( kể cả hiện vật, giá trị và
thời gian).
Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các
điều kiện đã nêu, cần phải đảm bảo điều kiện khác, như: cùng phương hướng kinh
doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
 Nội dung so sánh
So sánh số thực tế của kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước, nhằm
xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Đánh giá tốc độ tăng trưởng và giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
So sánh giứa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành tiên tiến của
ngành, của doanh nghiệ khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
 Kỹ thuật so sánh
Thang Long University Library
9

Kỹ thuật so sánh trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường hợp
sau:
Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối
và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kỳ, qua đó

phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu.
Trình bày báo cáo tài chính theo qui mô chung. Với cách so sánh này, một chỉ
tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm qui mô chung và các chỉ tiêu có liên quan sẽ
tính theo tỷ lệ phần trăm trên chỉ tiêu qui mô chung đó. Báo cáo tài chính theo qui mô
chung giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối
với bảng cân đối kế toán, để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, phải chọn chỉ
tiêu tổng tài sản làm qui mô chung.
Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỷ số được xây dựng khi các yếu tố cấu
thành nên tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. Chẳng hạn, để phân tích
khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cần sử dụng những yếu tố
có khả năng chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn.
1.2.3.2. Phương pháp dupont
Phương pháp dupont được sử dụng trong phân tích tài chính nhằm xác định
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính giả định các nhân tố còn lại
không thay đổi. Phương pháp phân tích này còn là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết
định.
  












Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu

thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài
chính. Có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanh
nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Thứ nhất doanh
nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết
giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao
hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng
cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều
doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả
kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm
vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi
suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với
quản trị doanh nghiệp. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ: Có thể đánh giá hiệu
10

quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời đánh giá đầy đủ và khách
quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó đề ra các
hề thống biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản
lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.2.3.3. Phương pháp phân tích tương quan
Mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu hoặc tiêu thức của hiện tượng
trong đó sự biến động của chỉ tiêu này là do tác động của nhiều chỉ tiêu khác gọi là
liên hệ tương quan – đây là một hình thức liên hệ không chặt chẽ.
Phương pháp phân tích tương quan là phương pháp phân tích nhằm xác định sự
tồn tại và dạng của mối liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên và cho phép đánh giá
mức độ chặt chẽ giữa các mối quan hệ đó. Trình tự tiến hành:
Bước 1: Phân tích lý luận để giải thích sự tồn tại và bản chất mối liên hệ.
Bước 2: Thăm dò các mối quan hệ đó.
Bước 3: Lập phương trình hồi quy căn cứ vào số tiêu thức, số lần quan sát.

Bước 4: Tính toán các tham số của chương trình.
Bước 5: Giải thích ý nghĩa kinh tế của các tham số.
1.2.3.4. Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh doanh, nhiều trường hợp nghiên cứu ảnh hưởng của các
nhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ.
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này,
thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Phương pháp loại trừ được thực hiện qua những bước sau
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so
với kỳ gốc.
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp
các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp
xếp ở bước 2.
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (lần trước của
nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số
của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích.
Thang Long University Library
11

1.3. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp gồm bốn phần chính: phân
tích cấu trúc tài sản, phân tích cấu trúc nguồn vốn, phân tích mối quan hệ giữa tài sản
và nguồn vốn và phân tích cân bằng tài chính. Sau đây ta sẽ đi vào từng phần.
1.3.1. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp
1.3.1.1. Khái quát chung về cấu trúc tài sản
Cấu trúc tài sản là những quan hệ tài chính phản ánh tình hình vốn của doanh
nghiệp, sự bố trí nguồn vốn vào từng loại tài sản, thể hiện tỷ trọng từng loại tài sản

chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho họat động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn.
Mục đích của việc phân tích này là đánh giá chung tình hình biến động tài sản,
tính hợp lý của phân bổ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, từ
đó có thể dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra và những tiềm năng tài chính trong
tương lai.
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng việc phân tích và
so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về cả giá trị lẫn tỷ trọng từng
loại tài sản chiếm trong tổng tài sản. Tài liệu chính cho việc phân tích là BCĐKT
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản, tuỳ thuộc vào mục tiêu của nhà phân
tích. Tuy nhiên, nguyên tắc chung để thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản là:
K
i
=


× 100%
Trong đó:
 K
i
: Tỷ trọng tài sản i
 Giá trị thuần của tài sản i: giá trị của tài sản sau khi đã loại trừ phần hao mòn
lũy kế và dự phòng
1.3.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản
Các chỉ tiêu được phân tích đó là: tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền,
tỷ trọng đầu tư tài chính, tỷ trọng khoản phải thu khách hàng, tỷ trọng hàng tồn kho và
tỷ trọng tài sản cố định. Đây là những loại tài sản chủ yếu mà hầu hết doanh nghiệp
nào cũng phải có. Dựa vào biến cố của các chỉ tiêu này, nhà phân tích có thể hình dung

được tình hình phân bổ vốn của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính
đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
12

a. Tỷ trọng của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (K
1
)
K
1
=


 
Chỉ tiêu này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp thì khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền chiếm bao nhiêu phần trăm.
Chỉ tiêu này càng lớn sẽ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp, thuận
lợi trong hoạt động đầu tư, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước hay trả lương cán bộ công
nhân viên, chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên khi
khoản mục này quá lớn thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro mất mát, gian lận và tốn
nhiều chi phí như chi phí quản lý, chi phí cơ hội.
Do đó, việc phân bổ K
1
hợp lý là điều kiện cần thiết của doanh nghiệp.Việc này
tùy thuộc và quy mô và tùy thuộc và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra
còn phụ thuộc và khả năng quản lý của doanh nghiệp
b. Tỷ trọng đầu tƣ tài chính (K
2
)
Đầu tư tài chính là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường nhằm phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có cũng như những lợi thế của doanh

nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của mình.
Đầu tư tài chính gồm nhiều loại, trong đó chủ yếu là hoạt động đầu tư góp vốn
(đầu tư vào công ty con, đầu tư và công ty liên kết, đầu tư liên doanh, ) và đầu tư
chứng khoán ngắn hạn và dài hạn.
Tỷ trọng đầu tư tài chính được tính bằng công thức:
K
2
=


 
Chỉ tiêu này cho biết giá trị các khoản đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào
khối lượng vốn nhàn rỗi, chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng như môi trường
đầu tư trong từng thời kỳ. Bởi vì không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện đầu
tư tài chính. Hơn nữa, môi trường đầu tư cũng ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng của khoản
đầu tư này. Một doanh nghiệp ở trong một môi trường mà thị trường chứng khoán
chưa phát triển thì chắc chắn khoản đầu tư tài chính này chưa thể cao được.
Kết quả quá trình đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, đồng
thời mức độ rủi ro cũng tăng theo.
Thang Long University Library
13

Lượng vốn nhàn rỗi dùng để đầu tư tài chính trong doanh nghiệp cần phải hợp lý.
Bởi vì, ngoài việc thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nó cũng là nguồn lợi
lớn của doanh nghiệp
c. Tỷ trọng các khoản phải thu (K
3
)
Các khoản phải thu có nhiều loại, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách

hàng và tiền đặt trước cho nhà cung cấp. Đây là vốn (tài sản) của doanh nghiệp nhưng
bị khách hàng và nhà cung cấp chiếm dụng. Tỷ trọng các khoản phải thu được tính
theo công thức:
K
3
=


100%
Tỷ trọng các khoản phải thu cho biết giá trị các khoản phải thu chiếm bao nhiêu
phần trăm tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp
bị chiếm dụng vốn càng nhiều.
Khoản phải thu này tăng (hoặc giảm) do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy
nhiêu khi xem xét nội dung này cần liên hệ với một số yếu tố:
 Phương thức tiêu thụ của doanh nghiệp: Đối với những doanh nghiệp bán lẻ thu
tiền ngay thì tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn thường thấp do bán hàng thu
được tiền ngay. Ngược lại, những doanh nghiệp bán buôn, thì tỷ trọng nợ phải
thu sẽ cao, do đặc trưng của phương thức tiên thụ này là bán hàng trả chậm.
 Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp: Thể hiện qua thời hạn tín
dụng và mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng. Ở những doanh
nghiệp mà kỳ hạn tín dụng dài, số dư định mức cho khách hàng càng cao thì
khoản phải thu chiếm tỷ trọng càng lớn. Do chính sách tín dụng bán hàng có
quan hệ chặt chẽ với lượng hàng hóa tiêu thụ và được coi như một biện pháp để
kích thích tiêu thụ nên doanh nghiệp thường nới lỏng chính sách bán hàng của
mình khi muốn tăng doanh thu.
 Chính sách chiết khấu thanh toán: Một chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý,
linh hoạt sẽ khuyến khích khách hàng trả nợ sớm, trả nợ đúng hạn. Điều này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới số nợ phải thu.
 Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng: Nếu khả năng
quản lý nợ của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp không có biện pháp thu hồi

vốn hiệu quả, hay đối tượng khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán thì khoản nợ phải thu sẽ tăng do phát sinh các khoản “nợ xấu” trong kỳ.
d. Tỷ trọng hàng tồn kho (K
4)

14

Để đảm bảo quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn,
đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Lượng
hàng tồn kho hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục,
vừa không gia tăng chi phí tồn kho gây ứ đọng vốn. Tỷ trọng hàng tồn kho được tính
theo công thức:
K
4
=


 
Tỷ trọng hàng tồn kho cho biết giá trị hàng tồn kho chiếm bao nhiêu phần trăm
tổng tài sản. Tỷ trọng hàng tồn kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là:
 Quy mô sản xuất, tiêu thụ: Doanh nghiệp có quy mô sản xuất và tiêu thụ lớn
thường tỷ trọng hàng tồn kho cũng lớn.
 Mức độ chuyên môn hóa vào hệ thống cung cấp: Một doanh nghiệp có hệ thống
cung cấp tốt sẽ giảm được lượng hàng tồn kho mà không ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất kinh doanh.
 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Trong các doanh nghiệp thương mại, tỷ trọng
hàng tồn kho thường lớn, do đối tượng kinh doanh trong doanh nghiệp này
thường là hàng hóa. Ngược lại, trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, tỷ
trọng hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng thấp.
 Ngoài ra còn do một số yếu tố liên quan đến: Tính thời vụ, vòng đời của hàng

hóa, việc đảm bảo phương tiện vận chuyển cũng như khả năng cung cấp của
người bán.
e. Tỷ trọng tài sản cố định (K
5
)
K
5
=


 
Chỉ tiêu này cho biết giá trị của TSCĐ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài
sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị chỉ tiêu này
tuỳ thuộc vào đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh, do đó để đánh giá tính hợp lý trong
đầu tư TSCĐ cần xem xét một số vấn đề sau:
 Đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Trong các doanh nghiệp sản xuất,
nhất là ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng (đóng tàu, luyện gang thép, )
TSCĐ thường chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tài sản. Trong doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ thông thường, TSCĐ chiếm tỷ trọng rất thấp.
Thang Long University Library
15

 Chính sách và chu kì hoạt động của doanh nghiệp: Trong giai đoạn đầu tư phát
triển thì tỷ trọng TSCĐ cao, ngược lại trong giai đoạn suy thoái phải thanh lý tài
sản thì tỷ số chỉ tiêu này thấp.
 Do được tính theo giá trị còn lại của TSCĐ nên phương pháp khấu hao có thể
ảnh hưởng đến giá trị của chỉ tiêu này.
 TSCĐ được phản ánh theo giá gốc và việc đánh giá lại TSCĐ thường phải theo
quy định của Nhà nước nên chỉ tiêu này có thể không phản ánh đúng giá trị thực
của TSCĐ.

 TSCĐ trong chỉ tiêu trên bao gồm: TSCĐ hữu hình, vô hình và TSCĐ thuê tài
chính. Để đánh giá chính xác hơn, có thể tách biệt riêng từng loại TSCĐ nêu
trên. Hoạt động trong cơ chế thị trường, giá trị các TSCĐ vô hình (nhãn hiệu,
lợi thế thương mại ) có khuynh hướng gia tăng nên xây dựng các chỉ tiêu cá
biệt này còn giúp ích nhà phân tích đánh giá đúng hơn thực trạng cấu trúc
TSCĐ ở doanh nghiệp.
Kết luận: Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình
đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có
phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của
doanh nghiệp hay không.
1.3.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
1.3.2.1. Khái quát chung về cấu trúc nguồn vốn
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu
đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy
động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, có thể quy về
hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ giữa nợ phải trả và
nguồn vốn CSH hay tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn.
Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện chính sách tài trợ của doanh
nghiệp. Nó liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính.
Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, mặt khác liên quan đến hiệu quả và rủi ro
của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xem đến nhiều mặt và
cả mục tiêu của doanh nghiệp để có công tác đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc nguồn vốn
a. Phân tích tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn (K
6
)
16


K
6
=


 
Tỷ trọng này cho biết giá trị của từng NV chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số
nguồn vốn. So sánh biến động tỷ trọng của từng bộ phận NV giữa kì phân tích với kì
gốc, cho phép các nhà quản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động, nắm được các nhân
tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn
vốn. Ngoài ra, các nhà phân tích còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm
trong tổng số nguồn vốn và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được
mức độ hợp lý và an ninh tài chính của doanh nghiệp trong việc huy động vốn.
b. Phân tích tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản có hai bộ phận lớn là: Nguồn vốn vay nợ
và nguồn vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về
trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.
Đối với nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải cam kết việc thanh toán với các chủ
nợ số nợ gốc và các khoản chi phí sử dụng vốn trong một thời hạn thoả thuận và phải
thực hiện đầy đủ các cam kết đó trong mọi tình huống hoạt động của doanh nghiệp
Tuy nhiên việc sử dụng vốn bên ngoài này mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động của
doanh nghiệp nhất là hiệu ứng đòn cân nợ.
Ngược lại, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn
với tư cách là chủ sở hữu. Như vậy nguồn vay nợ là phần phụ thuộc của doanh nghiệp
vào bên ngoài còn nguồn vốn chủ là phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ
tài sản.
Tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp phản ánh năng lực vốn tự có của
người chủ trong tài trợ cho hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể,
khi phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ta sử dụng những chỉ tiêu sau:

Tỷ suất nợ (K
7
)
K
7
=



Tỷ suất nợ cho biết, trong 100 đồng tổng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng là nợ
phải trả. Tỷ suất này cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ
lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp thấp, do đó việc tiếp cận các khoản vay nợ trở nên
khó khăn hơn. Hơn nữa, tỷ suất nợ càng cao, thì doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh
toán nợ, thanh toán lãi vay càng lớn. Đây là nguy cơ đưa doanh nghiệp đến tình trạng
mất khả năng thanh toán, thậm chí là phá sản. Ngược lại, khi tỷ suất nợ thấp, doanh
Thang Long University Library
17

nghiệp không phải chịu áp lực trong việc thanh toán. Bên cạnh đó, đây sẽ là điều kiện
thuận lợi để thuyết phục các nhà đầu tư tín dụng cho vay, giúp doanh nghiệp dễ dàng
huy động vốn trong tương lai.
Tỷ suất tự tài trợ (K
8
)
K
8
=




Tỉ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất
tự tài trợ cho biết, trong 1 đồng tổng nguồn vốn, có bao nhiêu đồng được hình thành từ
vốn chủ sở hữu. Ngược lại với tỷ suất nợ, tỷ suất tự tài trợ càng cao chứng tỏ doanh
nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép bởi các chủ nợ, có thể chủ động
đáp ứng nhu cầu tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tỉ suất tự tài trợ
cao, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài.
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (K
9
)
K
9
=



Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ đảm bảo nợ bằng vốn chủ sở
hữu. Nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho bao nhiêu đồng nợ phải trả.
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu được so sánh với 1. Nếu chỉ tiêu này cao hơn 1 có
nghĩa là trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu.
Điều này cho biết, mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp thấp, phần lớn vốn của
doanh nghiệp được hình thành từ nợ. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, thì toàn bộ số nợ của
doanh nghiệp được đảm bảo bởi vốn chủ sơ hữu, mức độ độc lập tài chính của doanh
nghiệp cao.
Khi phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, nhà phân tích cần sử
dụng số liệu trung bình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng qui định đối
với doanh nghiệp. Những số liệu này là cơ sở để các nhà đầu tư, nhà quản trị tài chính
có cơ sở để đưa ra những quyết định.
Kết luận: Qua phân tích cấu trúc nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu
vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà
cung cấp, người lao động, ngân sách, về số tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn của

họ. Cũng qua phân tích cấu trúc nguồn vốn, các nhà quản lý cũng nắm được mức độ
độc lập tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.
18

1.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp nếu chỉ dừng ở việc phân tích
cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn sẽ không thể hiện được chính sách sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Chính sách sử dụng vốn không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh mà còn quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp và do vậy, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường
tính ra và so sánh các chỉ tiên sau:
1.3.3.1. Hệ số nợ so với tài sản (K
10
)
K
10
=



Hệ số nợ so với tài sản là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh
nghiệp bằng các khoản nợ. Nó cho biết, một đồng tài sản được tài trợ bởi bao nhiêu
đồng nợ phải trả. Hệ số nợ so với tài sản được so sánh với 1. Thông thường chỉ tiêu
này nhỏ hơn 1. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 bao nhiêu, số nợ phải trả được doanh nghiệp sử
dụng để sử dụng tài trợ tài sản càng giảm bấy nhiêu. Khi chỉ tiêu này bằng 1, toàn bộ
tài sản được tài trợ bằng nguồn nợ phải trả. Còn khi chỉ tiêu này lớn hơn 1, số nợ phải
trả được doanh nghiệp sử dụng vừa để bù lỗ, vừa để tài trợ tài sản của mình.
Hệ số nợ so với tài sản càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh

nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về tài chính càng thấp. Do vậy doanh
nghiệp càng ít cơ hội và khả năng để tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tư tín
dụng không mấy mặn mà với các doanh nghiệp có hệ số nợ so với tài sản cao.
Hệ số nợ so với tài sản còn được biến đổi thành công thức sau:
K
10’
=


= 1 -



Cách tính này cho thấy, để giảm hệ số nợ so với tài sản, doanh nghiệp phải dùng
mọi biện pháp để tăng hệ số tài trợ.
1.3.3.2. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.( K
11
)
K
11
=



Hệ số khả năng thanh toán tổng quát sử dụng trong trường hợp này có mục đích
đánh giá chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được so sánh với 1.
Thang Long University Library
19

Chẳng hạn, khi chỉ tiên này bằng 1, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng

nợ phải trả và khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng 0. Khi chỉ tiêu này lớn
hơn 1, doanh nghiệp sử dụng cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để tài trợ tài sản. Trị số
của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp từ nợ
phải trả càng giảm và ngược lại. Khi trị số của chỉ tiêu này càng tiến dần về 1, mức độ
tham gia tài trợ tài sản từ nợ phải trả càng lớn. Trong trường hợp trị số của chỉ tiêu này
nhỏ hơn 1, doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ, số lỗ lũy kế lớn hơn toàn bộ
vốn chủ sở hữu, dẫn đến vốn chủ sở hữu bị “âm”. Lúc này doanh nghiệp buộc phải
dùng khoản nợ phải trả để vừa bù lỗ vừa tài trợ tài sản của mình.
1.3.3.3. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (K
12
)
K
12
=



Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản
của doanh nghiệp bằng vốn CSH. Nó cho biết 1 đồng vốn CSH tài trợ được bao nhiêu
đồng tài sản. Thông thường trị số này lớn hơn 1, khi đó nó cho biết doanh nghiệp sử
dụng cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để đầu tư cho tài sản. Trị số của chỉ tiêu này
càng lớn hơn 1 bao nhiêu, mức độ sử dụng nợ phải trả để đầu tư cho tài sản càng cao
bấy nhiêu và ngược lại. Trường hợp trị số này nhỏ hơn 0, nợ phải trả của doanh nghiệp
được sử dụng vừa để bù lỗ vừa để tài trợ cho tài sản.
Có thể viết lại chỉ tiêu này theo cách khác như sau:
K12’ =


= 1 +




1.3.4. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp
Cân bằng tài chính là một nội dung trong công tác quản trị tài chính doanh
nghiệp nhằm đảm bảo một sự cân đối giữa các yếu tố của tài sản và nguồn hình thành
nên tài sản. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản,
bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là
một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và
hiệu quả. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản, doanh nghiệp cần phải tập hợp tất cả các
biện pháp cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn).
Nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ
nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu. Sau đó nguồn vốn của doanh nghiệp được hình
thành từ nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ở các ngân hàng và các đối
20

tượng khác). Cuối cùng nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình
thanh toán ( nợ nhà cung cấp, nợ người lao động, nợ Ngân sách nhà nước, )
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét
mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Mối
quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính doanh nghiệp. Vì thế, phân tích tình hình
đảm bảo nguồn vốn kinh doanh chính là phân tích cân bằng tài chính của doanh
nghiệp.
Trong khóa luận này, cân bằng tài chính được xem xét dưới góc độ ổn định
nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp.
1.3.4.1. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn
Cân bằng tài chính trong ngắn hạn thể hiện qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động
ròng. Nhu cầu vốn lưu động phải được dự kiến trước trong các kế hoạch kinh tế, kỹ
thuật, tài chính cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ tổ chức huy
động nguồn vốn lưu động sao cho đủ để tài trợ cho tài sản lưu động, đáp ứng nhu cầu
của quá trình hoạt động kinh doanh và tiết kiệm chi phí vốn. Trong trường hợp doanh

nghiệp không tự đáp ứng được nhu cầu về vốn, doanh nghiệp có thể vay ngân hàng
hoặc các đối tượng khác để bổ sung vào vốn lưu động của mình. Mặt khác, doanh
nghiệp cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo hiệu quả
các nguồn vốn, tiến hành phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn hiện có nhằm đáp
ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
NCVLĐR= HTK + khoản phải thu – nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn)
Nếu NCVLĐR < 0: Tức là khoản mục hàng tồn kho và các khoản thu nhỏ hơn nợ
ngắn hạn. Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn (không tính vay ngắn hạn) không
những đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp mà còn dư thừa để tài trợ cho tài
sản khác. Điều này thường xảy ra khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh
nghiệp.
Nếu NCVLĐR > 0: Khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ
ngắn hạn. Trong trường hợp này, nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) không đủ tài
trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp
phải dùng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho phần thiếu hụt trong nhu cầu vốn lưu
động.
Nếu NCVLĐR = 0: Khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ
ngắn hạn. Trong trường hợp này, nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) vừa đủ để tài
trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
21

Ngoài ra, khi đánh giá sự biến động của nhu cầu vốn lưu động ròng cũng phải
chú ý tới lĩnh vực kinh doanh, chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp.
1.3.4.2. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn
Để đánh giá cân bằng tài chính trong dài hạn của doanh nghiệp, nhà phân tích
dựa vào số liệu thông qua chỉ tiên vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng là phần
chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Có hai phương pháp tính VLĐR như
sau:
Cách 1: VLĐR là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn (nguồn

vốn tạm thời)
VLĐR = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này thể hiện cách thức sử dụng VLĐR. VLĐR được phân bổ và các
khoản phải thu, hàng tồn kho, Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong sử dụng VLĐ
trong doanh nghiệp.
Cách 2: VLĐR là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường
xuyên) và tài sản dài hạn.
VLĐR = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài sản có thời
gian chu chuyển dài. Nó thể hiện nguồn gốc của VLĐR. Dựa vào cách 2, khi phân tích
VLĐR có các trường hợp cân bằng tài chính trong dài hạn như sau:
Trường hợp 1: VLĐR = NVTX – TSDH <0
Trong trường hợp này, nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho TSDH,
phần thiếu hụt được bù đắp bằng một phần nguồn vốn tạm thời hay các khoản nợ ngắn
hạn. Cân bằng tài chính trong dài hạn là không tốt vì doanh nghiệp luôn chịu những áp
lực về thanh toán nợ vay ngắn hạn. Doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh dài
hạn để tạo ra một cân bằng mới theo hướng bền vững.
Trường hợp 2: VLĐR = NVTX –TSDH = 0
Trong trường hợp này, toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ vừa đủ từ nguồn vốn
thường xuyên. Cân bằng tài chính tuy có tiến triển và bền vững hơn trường hợp 1
nhưng độ an toàn chưa cao, có nguy cơ mất bền vững.
Trường hợp 3: VLĐR = NVTX –TSDH > 0
Trong trường hợp này, nguồn vốn thường xuyên không chỉ đủ để tài trợ cho tài
sản dài hạn mà còn sử dụng một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài
chính trong dài hạn được đánh giá là tốt và an toàn.
22

Ba trường hợp trên chỉ xem xét vốn lưu động ròng tại một thời điểm. Để đánh giá
cân bằng tài chính của doanh nghiệp cần nghiên cứu trong nhiều năm để đánh giá xu
thế cân bằng của doanh nghiệp. Phân tích VLĐR qua nhiều kỳ có những trường hợp

sau:
Vốn lưu động ròng dương và tăng qua nhiều năm: Chứng tỏ nguồn vốn thường
xuyên không những đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn dư ra để tài trợ cho tài sản
ngắn hạn. Cân bằng tài chính được đánh giá là tốt và an toàn. Quyết định lựa chọn
phần lớn nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn trong trường hợp này đã đảm bảo an
toàn cho doanh nghiệp. Chính sách tài trợ như vậy là phù hợp.Tuy nhiên, cần xem xét
kỹ lưỡng các bộ phận của nguồn vốn thường xuyên và về yếu tố tài sản dài hạn. Trong
trường hợp VLĐR dương và tăng do thanh lý liên tục tài sản dài hạn làm giảm qui mô
tài sản dài hạn thì chƣa kết luận tính an toàn.
Vốn lưu động ròng giảm và âm: Thể hiện mức độ an toàn và bền vững tài chính
của doanh nghiệp giảm do doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời tài trợ cho
tài sản dài hạn. Tuy nhiên trong trường hợp VLĐR giảm do doanh nghiệp đầu tư vào
tài sản dài hạn là chủ yếu để nâng cao vị thế doanh nghiệp, và tốc độ tăng của nó
nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn thường xuyên thì chưa thể kết luận về cân bằng tài
chính của doanh nghiệp được.
Vốn lưu động ròng có tính ổn định: Thể hiện các hoạt động của doanh nghiệp
đang trong trạng thái ổn định. Khi đánh giá cân bằng tài chính phải đồng thời qua tâm
đến các yếu tố tác động đến vốn lưu động ròng đặc biệt là chính sách đầu tư, chính
sách khấu hao và dự phòng của doanh nghiệp.
1.3.4.3. Mối quan hệ giữa VLĐR và NCVLĐR
Nếu VLĐR lớn hơn NCVLĐR thì phần chênh lệch là các khoản vốn bằng tiền
còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vốn ngắn hạn. Phần chêch lệch này gọi là ngân
quỹ ròng.
Ngân quỹ ròng = Vốn lƣu động ròng – Nhu cầu vốn lƣu động ròng
Chỉ tiêu này phản ánh các trạng thái cân bằng tài chính sau:
Nếu NQR > 0: Tức là VLĐR lớn hơn NCVLĐR, điều này thể hiện một cân bằng
tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải đi vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu
cầu vốn lưu động ròng. Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó
khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng
khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời.

Nếu NQR = 0: VLĐR vừa đủ để tài trợ NCVLĐR, doanh nghiệp vẫn đạt trạng
thái cân bằng tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ các khoản vốn bằng tiền đầu tư ngắn hạn
Thang Long University Library
23

được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn. Đây là dấu hiệu báo trước cho một trạng
thái mất cân bằng tài chính trong tương lai.
Nếu NQR < 0: VLĐR không đủ để tài trợ cho NCVLĐR. Điều này có nghĩa là
vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp
buộc phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một
phần TSDH khi vốn lưu động ròng âm. Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn
và bất lợi đối với doanh nghiệp.
Những phân tích về cân bằng tài chính khi xem xét mối quan hệ giữa VLĐR và
NCVLĐR có vai trò quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Qua
việc phân tích, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc xác định các nguồn vốn
cần huy động sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động, vừa giảm thiểu được
chi phí sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo một trạng thái cân bằng tài chính an toàn.
1.3.4.4. Một số chỉ tiêu phân tích cân bằng tài chính
Ngoài những nội dung phân tích nói trên, khi phân tích tình hình đảm bảo vốn
cho hoạt động kinh doanh, để có nhận xét xác đáng và chính xác về tình hình đảm bảo
vốn, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh các chỉ tiêu:
a. Hệ số tài trợ thƣờng xuyên (K
13
)
Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn
vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn,
tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
K
13
=




b. Hệ số tài trợ tạm thời (K
14
)
Hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với tổng nguồn vốn, nguồn tài trợ tạm thời
chiếm bao nhiêu phần. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài
chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
K
14
=



c. Hệ số vốn CSH so với nguồn vốn thƣờng xuyên (K
15
)
Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số tài trợ thường xuyên, số vốn chủ sở hữu
chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
24

K
15
=



d. Hệ số giữa nguồn tài trợ thƣờng xuyên so với tài sản dài hạn (K

16
)
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường
xuyên. Trị số của chỉ tiêu này được so sánh với 1. Nếu chỉ tiêu này càng lớn hơn 1,
tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, nếu chỉ
tiêu này càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng bị áp lực nặng nề trong thanh toán nợ
ngắn hạn, cân bằng tài chính ở trong tình trạng xấu, không ổn định.
K
16
=



e. Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn (K
17
)
Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao
hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này được so sánh với 1. Nếu chỉ tiêu này càng lớn hơn 1
bao nhiêu, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu
và ngược lại.
K
17
=



Kết luận: Hiểu được khái niệm, vai trò, ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính
và cân bằng tài chính của doanh nghiệp, có được tài liệu cần thiết sử dụng và phương
pháp phân tích, xác định được nội dung cần phân tích cũng như hiểu được các chỉ số
tài chính hay các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính sẽ

giúp việc phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính của công ty cổ phần Du
lịch và Thương mại VINACOMIN trở nên thuận lợi. Kết thúc tìm hiểu cơ sở lý luận
chung về phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính trong doanh nghiệp, chúng
ta chuyển sang chương 2 – Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính và cân bằng tài
chính của công ty cổ phần Du lịch và Thương mại VINACOMIN.

Thang Long University Library
25

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH VÀ THƢƠNG MẠI VINACOMIN
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Du lịch và Thƣơng mại VINACOMIN
 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại - VINACOMIN
 Tên tiếng Anh: VinaCoal Tourism And Trading Joint Stock
 Tên giao dịch quốc tế: VTTC
 Email: ; Website : www.vinacoaltour.com.vn.
 Cơ quan quản lý cấp trên: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(TKV)
 Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà VATOWER, Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà
Nội.
 Điện thoại: 04 518 00 79; Fax: 04 851 04 13
 Giám đốc công ty hiện tại: Bà Nguyễn Đoan Trang
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Du lịch và Thương mại
VINACOMIN
Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại - VINACOMIN (trước đây là công ty
Du lịch Than Việt Nam) ban đầu kinh doanh các ngành nghề: Dịch vụ du lịch lữ hành,
khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, kiều hối đổi tiền, tư vấn
đầu tư phát triển du lịch, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng tiêu
dùng, đời sống và các dịch vụ kinh doanh khác.
Tháng 3/2000 Tổng Công ty Than Việt Nam đồng ý cho công ty được tham gia

kinh doanh than (công văn số 590/CV-CTT ngày 13/3/2000 và công văn số 709/CV-
CTT ngày 27/3/2000).
Tại Quyết định số 1335/QĐ-HĐQT ngày 04/12/2001 của Hội đồng quản trị Tổng
Công ty Than Việt Nam v/v bổ sung ngành nghề kinh doanh nhập ủy thác và kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư hàng hóa, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và
xây dựng cho công ty Du lịch Than Việt Nam.
Theo Quyết định số 1381/QĐ-HĐQT ngày 12/12/2001 của Hội đồng quản trị
Tổng Công ty Than Việt Nam v/v đổi tên Công ty Du lịch Than Việt Nam thành công
ty Du lịch và Thương mại Than Việt Nam.
Đến ngày 27/10/2004 công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại - VINACOMIN
được cổ phần hóa theo Quyết định số 104/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp và
mang tên là công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại – VINACOMIN.

×