Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369 KB, 21 trang )

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


BÙI HOÀNG THAO Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, con người luôn là vấn đề cốt lõi, vấn đề thiết yếu của lịch
sử tư tưởng nói chung và của triết học nói riêng. Việc nghiên cứu tư tưởng về
con người trong lịch sử để tìm ra những hạn chế và giá trị tích cực, từ đó góp
phần vào việc xây dựng con người hiện tại và tương lai.
Trong công cuộc đổi mới ở
nước ta, Đảng ta xác định con người là một
trong những nhân tố quyết định hàng đầu tới sự phát triển của đất nước. Con
người mới mà hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm xây dựng là con
người phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, trí tuệ, đạo đức,…Quán triệt tư
tưởng trên, Nhà nước và nhân dân ta đã tập trung huy động toàn bộ lực lượng xã
hội tham gia vào nhiệm vụ xây dự
ng con người mới, trong đó có việc tiếp thu
các giá trị truyền thống tốt đẹp và tinh hoa văn hóa nhân loại. Một trong những
tư tưởng quý báu trong kho tàng nhân loại, thấm đẫm truyền thống phương
Đông, có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành con người Việt Nam thời
phong kiến chính là tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.
Khổng học là một học thuyết chính trị- xã hội luôn lấy đức làm trọng, là
công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc. Với rất nhiều giáo lý
phù hợp với xã hội Việt Nam, Khổng học từng bước được giai cấp thống trị Việt
Nam tiếp nhận và đề cao, đặc biệt trong quản lý đất nước, đào tạo con người.
Thời gian vừa qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong
việc xây dựng và phát triển con người, bên cạnh
đó còn bộc lộ nhiều hạn chế
đáng lo ngại. Chẳng hạn, sự yếu kém về thể chất; sự tụt hậu về tri thức, khoa học


công nghệ; đặc biệt là sự tha hóa đạo đức, lối sống,…Những hạn chế này có
nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân từ việc chúng ta quá đề cao
và hướng theo các giá trị hiện đại, mà bỏ quên hay kế thừa chưa hiệu quả các giá
trị
truyền thống, cũng như các tinh hóa văn hóa nhân loại, trong đó có tư tưởng
giáo dục của Khổng Tử. Nếu chúng ta biết kế thừa có chọn lọc những nhân tố có
giá trị trong tư tưởng giáo dụnc của Khổng Tử thì sẽ có được nhiều bài học kinh
nghiệm quý giá, góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong xây dựng con
người mới hiện nay. Từ ý nghĩa đó, tôi quyết
định chọn đề tài: “Tư tưởng giáo
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


BÙI HOÀNG THAO Trang 2
dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay” làm
tiểu luận của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận
* Mục đích Tiểu luận là làm rõ tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đồng
thời làm rõ ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở nước ta.
* Để thực hiện được m
ục đích trên, Tiểu luận thực hiện một số nhiệm vụ:
Trình bày và phân tích có hệ thống nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử; Nêu ý nghĩa giáo dục tư tưởng của Khổng Tử với việc xây dựng con
người ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Trong Tiểu luận này, tôi chỉ đề cập đến tư tưởng giáo dục c
ủa Khổng Tử; vai
trò của những tư tưởng này trong việc xây dựng con người mới ở nước ta.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Tiểu luận thực hiện trên cơ sở các tác phẩm của Khổng Tử; một số tác

phẩm và và công trình nghiên cứu tiêu biểu về Khổng Tử; nhiều công trình nghiên
cứu về xây dựng con người mới ở nước ta. Tuận văn dựa trên quan đi
ểm chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về con người và về chiến lược xây dựng và phát triển con người
- Tiểu luận dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời
sử dụng các phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê…
6. Đóng góp mới về khoa học của Tiể
u luận
- Luận văn trình bày tương đối có hệ thống và đánh giá khách quan những tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử, để trên cơ sở đó góp phần làm rõ hơn ý nghĩa của
những tư tưởng này đối với việc xây dựng con người ở nước ta hiện nay.








TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


BÙI HOÀNG THAO Trang 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
1.1.1. Hoàn cảnh kinh tế- xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình
thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử

Như chúng ta đã biết, sự xuất hiện của mỗi học thuyết, tư tưởng không
phải là ngẫu nhiên hay từ hư vô, mà luôn có cơ sở khách quan củ
a nó. Trong đó
có điều kiện về kinh tế- xã hội chi phối.
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng giáo dục của Khổng Tử cũng
không phải là một ngoại lệ, nằm ngoài quy luật trên. Do đó, muốn nghiên cứu,
tìm hiểu tư tưởng Khổng Tử không thể không đi vào nghiên cứu, tìm hiểu điều
kiện kinh tế- xã hội, văn hóa, chính trị của thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc- thời
đạ
i mà tư tưởng Khổng Tử nói chung cũng như tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
nói riêng nảy sinh, hình thành và phát triển.
Khổng Tử sống trong thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc (770-221T.CN), thời
kỳ xã hội Trung Quốc đang có những chuyển biến hết sức căn bản. Chế độ
chiếm hữu nô lệ theo kiểu phương Đông mà đỉnh cao là chế độ “tông pháp” nhà
Chu đang suy tàn, chế độ phong kiế
n sơ kỳ đang hình thành.
Thời kỳ Xuân thu được đánh dấu bằng sự kiện Chu Bình Vương dời đô về
phía Đông đến Lạc Ấp (năm 771 T.CN). Về mặt kinh tế, thời kỳ này nền kinh tế
Trung Quốc đang chuyển từ thời kỳ đồ đồng sang thời kỳ đồ sắt. Sự ra đời của
đồ sắt như một cuộc cách mạng trong công cụ
sản xuất, tạo ra động lực mạnh
mẽ thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực.
Trong đó nông nghiệp là một ngành kinh tế có truyền thống lâu đời và giữ vai
trò hết sức quan trọng ở Trung Quốc. Cùng với nông nghiệp và thủ công nghiệp,
đồ sắt ra đời và trở nên phổ biến còn tạo cơ sở cho thương nghiệp phát triển hơn
trước, hoạt động giao l
ưu buôn bán diễn ra sôi động. Tiền tệ đã xuất hiện, xã hội
hình thành lớp thương nhân ngày càng có thế lực như Huyền Cao nước Trịnh,
Tử Cống (vốn là học trò Khổng Tử)…
Về chính trị, những biến đổi về mặt kinh tế tất yếu dẫn đến những biến

đổi về mặt chính trị trong thời Xuân thu. Trong thời đại lịch sử đầy biến động
của thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc đó đã đặt ra cho các nhà tư tưởng những dấu
hỏi lớn về mặt triết học, chính trị, luân lý đạo đức, pháp luật, quân sự,… đòi hỏi
các nhà tư tưởng phải có những tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những câu trả
lời, đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội lúc bấy giờ
.
Thời kỳ này đã xuất hiện hàng loạt các nhà tư tưởng lớn và học thuyết lớn. Nó là
thời kỳ phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu gọi đây
là thời kỳ “bách hoa đề phóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà
đua tiếng).
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


BÙI HOÀNG THAO Trang 4
1.1.2. Quan niệm về bản tính con người của Khổng Tử với việc hình
thành tư tưởng giáo dục của ông.
Cùng với hoàn cảnh Khổng tử- xã hội lúc bấy giờ, một trong những cơ sở
không kém phần quan trọng làm nảy sinh, hình thành và phát triển tư tưởng giáo
dục của Khổng Tử, đó là quan niệm về bản tính con người.
Vấn đề bản tính con người là một vấn đề trung tâm và gây tranh cãi nhiều
nh
ất trong triết học Trung Quốc cổ đại nói chung cũng như Nho giáo và Khổng
Tử nói riêng. Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là thiện. Mạnh Tử viết: “cái
bản tính của người ta vốn thiện, cũng như bản tính của nước là chảy xuống vậy.
Không một người nào sinh ra mà tự nhiên bất thiện; cũng như thế, không một
thứ nước nào mà không chảy xuống thấp”. Ông cho rằng biểu hiệ
n của tính thiện
ở con người trong xã hội là: nhân, lễ, nghĩa, trí.
Ngược lại với Mạnh Tử, Tuân Tử khẳng định bản tính con người là ác.
Theo Tuân Tử, cái tham lam, ích kỷ; cái gian ác, đố kỵ; cái dâm lọan là thuộc về

bản năng vốn có của con người. Ông đề xuất phép trị nước là giáo hóa dân, kết
hợp giữa lễ giáo và hình phạt nhằm khắc chế tính ác, hướng thiện cho con
người.
Đối lập với cả
Mạnh Tử và Tuân Tử, Cáo Tử cho rằng: “cái tính tự nhiên
của con người chẳng phải thiện, cũng chẳng phải bất thiện”. Theo ông, tính ban
đầu nguyên thủy của con người là một cái gì đó thuần phác, mộc mạc, không
phân biệt thiện với bất thiện.
Còn theo Lão- Trang thì Đạo là bản nguyên của vạn vật, tất cả mọi vật
đều từ đạo mà ra và đề trở về với nguồn gốc là đạ
o. Do đó, Lão- Trang cho rằng
tính của vạn vật sinh ra đã có, là tính của tự nhiên. Nếu tính đó bị nhiễm một cái
gì như nhân, nghĩa,… thì không còn là tính nữa.
Mặc dù có nhiều điểm khác nhau như trên nhưng khát quát lại chúng ta
vẫn thấy có nhiều nét tương đồng, giống nhau cơ bản. Thứ nhất, họ đều cho rằng
bản tính con người là cái tính, trời sinh ra đã vốn có ở tâm, mang tính “tiên
thiên” chứ không do con người tự lựa ch
ọn. Khổng Tử đã nói: con người ta sinh
ra, cái bản tính vốn ngay thật, (nhân chi sinh giã trực); Mạnh Tử cũng viết: con
người sinh ra vốn bản tính là thiện, (nhân chi sơ tính bản thiện). Thứ hai là, họ
đều quan niệm tính gắn liền với tâm của con người. Theo họ, “Tâm” là thể, thì
“Tính” là lý của tâm, tâm là cái ẩn dấu ở bên trong, còn tính là cái biểu hiện ra
bên ngoài qua các đức tính của con người như thiện, ác, nhân, nghĩa, lễ,… Nếu
đ
em “tâm” và “tính” ấy mà biểu lộ thành thái độ của con người đối với sự vật,
với người khác thì gọi là “tình”; “tình” gồm có: ái, ố, hỉ, nộ, lạc, bi, ai. Thứ ba
là, mặc dù đều xem bản tính con người là tiên thiên, là cái có sẵn, nhưng họ
cũng đều khẳng định bản tính con người có thể thay đổi được, “cải biến” được
và họ đều chủ trương giáo hóa con người theo nhiều cách khác nhau.
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC



BÙI HOÀNG THAO Trang 5
Trong số các nhà triết học quan tâm đến vấn đề bản tính con người, có thể
nói, Khổng Tử là người đầu tiên trong thời Xuân thu đề cập đến vấn đề này,
nhưng trong học thuyết ông lại rất ít đề cập về vấn đề này. Khổng Tử còn cho
rằng: “người ta tất thảy đều giống nhau, vì ai nấy đều có bản tính ngay thật;
nhưng bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra khác nhau”.
Do vậy, để mọ
i người gần nhau và trở lại bản tính ban đầu, tức là bản tính
vốn lành, ngay thẳng, làm cho xã hội vô đạo trở về với hữu đạo, Khổng Tử chủ
trương giáo hóa, mọi người phải học tập, tu dưỡng hướng tới những điều nhân
nghĩa để giữ bản tính thiện của mình, xa rời cái ác, cái bất nhân, hiểu được cái
đạo và trở về với đạo thì xã hội sẽ
tốt đẹp hơn.
1.2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Khổng Tử rất coi trọng giáo dục. Ông khẳng định, ai cũng cần phải được
giáo dục: Vua cũng cần phải học để làm vua, dân cũng cần phải học để làm dân.
Nếu không được giáo dục thì dù có giỏi đến đâu dần dần cũng sẽ bị ngu muội.
Tuy còn nhiều hạ
n chế nhưng có thể nói Khổng Tử là người đầu tiên đã
xây dựng được một hệ thống tư tưởng giáo dục khá hoàn chỉnh cả về mục đích,
đối tượng, nội dung và phương pháp. Thể hiện một tầm nhìn chiến lược và sâu
sắc, để lại cho loài người nhiều kinh nghiệm quý báu về giáo dục.
1.2.1. Mục đích và đối tượng giáo dục của Khổng Tử
1.2.1.1. Mục
đích giáo dục
Mục đích giáo dục của Khổng Tử là đào tạo cho xã hội đương thời mẫu
người “lý tưởng”. Mục đích giáo dục của Khổng Tử không đơn thuần chỉ là đào
tạo ra những người có tri thức mà cao hơn nữa, ông đào tạo ra người có đủ đức,

đủ tài để tham gia gánh vác công việc quốc gia, bình ổn xã hội.
Đối với bậc dân thường, Khổng Tử
dạy cho họ đạo làm người như tam
cương, ngũ thường, nhân, lễ, hiếu, nghĩa,... với mục đích để họ hiểu được đạo lý,
sống đúng với đạo lý, từ đó biết nghe lời, phục tùng mệnh lệnh của nhà cầm
quyền. Còn đối với bậc quân tử, Khổng Tử giáo dục họ để họ biết cách cai trị và
quản lý xã hội. Trong những m
ục đích cụ thể đó, theo Khổng Tử, mục đích cao
nhất của giáo dục là học để làm chính trị. Do đó, mục đích chính của Khổng Tử
là giáo dục người quân tử.
Tư tưởng học để làm chính sự, làm quan để biến xã hội từ “loạn thành trị”
của Khổng Tử được học trò rất thấm nhuần. Tử Lộ, một học trò của ông cho
r
ằng: người có học, có tài đức mà không ra làm quan, không hợp đạo nghĩa.
Người quân tử ra làm quan để thi hành cái nghĩa lớn trung quân ái quốc mà thôi,
chứ không phải mưu cầu phú quý. Tử Hạ, một học trò khác của Khổng Tử, cho
rằng: học ra làm quan là một quá trình học đạo và hành đạo bổ sung cho nhau.
Người đã làm quan thì cũng cần phải học thêm, còn người học thì nên làm quan.
1.2.1.2. Đối tượng giáo dục
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


BÙI HOÀNG THAO Trang 6
Xuất phát từ quan điểm bản tính con người là giống nhau, do tập quán,
thói quen sống mà làm cho bản tính khác nhau, chỉ có thông qua giáo dục mới
làm cho mọi người quay về với bản tính vốn có của mình, Khổng Tử đã đưa ra
tư tưởng hết sức tiến bộ, đó là: “Hữu giáo vô loại”. Mỗi học giả đều giải thích
theo cách hiểu riêng của mình nhưng chung quy lại đều thống nhất thừa nhận tư
tưởng của Khổng Tử là: mọi người đều được giáo dục không phân biệt giai cấp,
thiện ác, và được giáo dục là quyền lợi của tất cả mọi người.

Chính vì vậy, hạng người nào đến xin học Khổng Tử đều nhận dạy. Ông
nói: “Nếu có kẻ thô bỉ đến hỏi ta, dầu là kẻ tối tăm mờ mịt tới đâu, ta cũng đem
hai bề từ
đầu chí đuôi mà dẫn giải cho thật tường tận mới nghe” (Hữu bỉ phu
vấn ư ngã, không không như giã, giã khấu kỳ lưỡng đoan, nhi kiệt yên). Thậm
chí Khổng Tử cũng sẵn sàng dạy cho cả những người ác nghịch, khó dạy.
Như vậy có thể nói, đối tượng giáo dục của Khổng Tử, một mặt, mang
tính chất bình đẳng và hết sức tiến bộ, nhưng mặt khác, nó không v
ượt qua được
hạn chế bởi tầm nhìn lịch sử và bởi tính chất hết sức nghiệt ngã của chế độ
phong kiến.
1.2.2. Nội dung giáo dục của Khổng Tử
Xuất phát từ quan niệm bản tính con người là ngay thẳng, là thiện; cũng
như quan niệm cho rằng nguyên nhân của “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên” là
ở con người. Do con người không có “đạo”, làm trái với “đạo”. “Đạo” mà
Khổng Tử nói đế
n ở đây thực chất là đạo đức của con người hay “đạo làm
người”. Con người không có “đạo” mới dẫn đến chuyện tranh giành quyền lực,
địa vị, đất đai, chém giết lẫn nhau làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn, làm cho
xã hội rối loạn. Để cho xã hội trở lại thanh bình, theo Khổng Tử phải làm cho
con người có “đạo”, làm theo “đạo”. Trong đó, nội dung giáo dục cốt lõi nhất,
quan trọng nh
ất là Nhân, Lễ và Chính danh định phận.
Nhân vốn là một phạm trù đạo đức của quý tộc chủ nô thời Ân, Thương,
bao gồm nhiều nội dung như việc tuân theo ông cha, yêu con người, làm lợi cho
đất nước, che chở cho dân,…nhưng những nội dung đó chưa trở thành một hệ
thống chặt chẽ mà là những nội dung riêng rẽ. Khổng Tử đã kế thừa tư tưởng
Nhân của người trước, đồ
ng thời bổ sung cho Nhân những nội dung mới, biến
nó trở thành một hệ thống chặt chẽ, rộng lớn bao trùm tất thảy các phạm trì khác

như Trung thứ, Trí, Dũng, Nghĩa, Hiếu đễ, Khoan thứ,… và chứa đựng toàn bộ
tư tưởng của ông về đạo trị nước an dân, đạo làm người.
Nhân trong tư tưởng Khổng Tử đó là yêu người. Nhân còn có nghĩa là
Trung thứ. Tức là cái gì mà mình muốn làm thì cũng phả
i giúp người khác được
như vậy. Nhân còn bao gồm Hiếu đễ. Hiếu đễ là tiêu chuẩn trong gia đình. Hiếu
là tiêu chí của con cái đối với cha mẹ. Đễ là tiêu chí của người em đối với anh
chị và người lớn tuổi. Khổng Tử xem Hiếu đễ là cái gốc của nhân. Đức Nhân là
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


BÙI HOÀNG THAO Trang 7
bậc thang giá trị cao nhất trong thang bậc đạo đức của con người. Theo Khổng
Tử, chỉ có người nhân mới có thể có được cuộc sống an vui lâu dài với lòng
nhân của mình và dẫu có ở vào hoàn cảnh nào, cũng có thể yên ổn, thanh thản.
Đối với lễ tế, Khổng Tử khẳng định lễ tế rất quan trọng đối với người quân tử,
nếu biết lễ tế thì việc cai trị thiên hạ
hết sức dễ dàng, giống như bỏ một vật lên
tay mình: “Người nào biết ý nghĩa của cuộc tế lễ thì tri thiên hạ cũng như coi
bàn tay mình” (Bất tri giã tri kỳ thuyết giả chi ư thiên hạ giã, kỳ như thị chư tư
hồ. Chỉ kỳ chưởng). Do vậy, Khổng Tử dạy học trò phải có sự kính cẩn, nghiêm
túc, cẩn thận trong khi hành lễ. Nội dung quan trọng nhất của L
ễ mà Khổng Tử
giáo dục học trò là pháp điển của chế độ phong kiến.
Ngay từ đầu, mục đích của Khổng Tử là biến xã hội từ “loạn thành trị”
cho nên việc giảng dạy Lễ của Khổng Tử cũng không nằm ngoài mục đích chính
trị mà ông theo đuổi. Khổng Tử giáo dục học trò cách thức và biện pháp để có
thể khôi phục và củng cố l
ễ chế nhà Chu. Khổng Tử là người đã đem lễ tiết nhà
Chu cải biến thành một phạm trù đạo đức được coi là mực thước cho các hành vi

của con người trong xã hội. Một nội dung quan trọng nữa trong tư tưởng giáo
dục của Khổng Tử là tư tưởng “Chính danh định phận”.
Bên cạnh việc giảng dạy đạo lý, đạo làm người, Khổng Tử còn dạy học
trò văn chương và l
ục nghệ. “Văn” là gồm thi, thư, lễ, nhạc, xuân thu; còn “Lục
nghệ” là nội dung chương trình các trường công lúc bấy giờ gồm sáu môn: lễ,
nhạc, xạ (bắn cung), ngự (đánh xe), thư (viết chữ), số (toán pháp).
Như vậy, trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, cùng với quan điểm về
vũ trụ và con người, học thuyết về luân lý, đạo đức, chính trị- xã hội là một
trong nh
ững vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất gắn bó hữu cơ với nhau. Những
phạm trù đạo đức căn bản nhất trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là nhân,
lễ, nghĩa,.. và một hệ thống quan điểm chính trị- xã hội như: nhân trị, chính
danh, quân tử, tiểu nhân,
1.2.3. Phương pháp giáo dục của Khổng Tử
Trong quá trình dạy học rất nhiều năm của mình, Kh
ổng Tử đã sử dụng
rất nhiều phương pháp, nhưng trong phạm vi Tiểu luận, tác giả xin được nêu ra
một số phương pháp cơ bản như sau:
Phương pháp dạy tùy đối tượng: Đây chính là phương pháp sau này được
Nho giáo khát quát thành tư tưởng “Nhân tài thì giáo”, tức là căn cứ ào tài năng,
phẩm chất từng người để giáo dục. Đối tượng giáo dục của Khổng Tử rất khác
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


BÙI HOÀNG THAO Trang 8
nhau: có người nhiều tuổi, người ít tuổi, có người giàu, có người nghèo, có
nhiều người có tính cách và xu hướng chính trị khác nhau.
Phương pháp kết hợp học với suy nghĩ: Trong quá trình dạy học, Khổng
Tử luôn khích lệ học trò tự suy nghĩ, người thầy chỉ giữ vai trò hướng dẫn. Có

như vậy học trò mới phát triển được: “Học mà chẳng suy nghĩ thì chẳng được
thông minh. Suy nghĩ mà chẳng chịu học thì lòng dạ
không được yên ổn” (Học
nhi bất tư, tắc võng; tư nhi bất học, tắc đãi).
Phương pháp kết hợp học với tập: là phương pháp kết hợp học với việc
tập luyện, thực hành những điều đã học và đem tri thức đã học vận dụng vào
cuộc sống. Ông dạy học trò phải luôn luôn luyện tập và không được quên những
điề
u đã học được.
Phương pháp học kết hợp với hành: Khổng Tử yêu cầu học trò học phải
gắn với hành, tức là phải vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
Tri thức lý luận chỉ mới nếu ra những nguyên tắc định hướng còn thức hành mới
giúp cho người học đạt đạo.
Phương pháp nêu gương: Theo Khổng Tử, nhân cách củ
a người thầy có
sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người học, người học nhìn vào tấm gương
người thầy mà tin rằng những điều thầy dạy là chân lý, là những điều tốt đẹp.
Cho nên, để trở thành tấm gương cho học trò thì người thầy phải là người phải
đi trước.
2.2. Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Kh
ổng Tử
Mặc dù tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có ảnh hưởng lớn đối với sự
phát triển của Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, những ảnh hưởng đó
không đơn thuần mang tính tích cực mà bên cạnh đó có những hạn chế.
Trước hết về mục đích giáo dục: như đã trình bày ở trên, mục đích giáo
dục bao trùm của Khổng Tử là nhằ
m đào tạo những con người phù hợp với địa
vị xã hội mà mình có, nghĩa là sống đúng với danh của mình. Nếu tầng lớp
thường dân được giáo dục để biết phục tùng người trên, thì người quân tử được
giáo dục để làm người cai trị. Trong đó, Khổng Tử ưu tiên cho mục đích đào tạo

lớp người cai trị.
Về đối tượng giáo dục: với t
ư tưởng “hữu giáo vô loài”, có thể nói, Khổng
Tử là người đầu tiên chủ trương “bình dân” trong giáo dục. Ông đã vượt qua
đẳng cấp, danh phận trong xã hội góp phần đưa sự nghiệp giáo dục con người
đến với mọi lớp người ở mọi phạm vi và trình độ. Ông đã phá vỡ đặc quyền của
tầng lớp quan lại, quý tộc làm cho giáo dục mang tính chất phổ cập bình dân.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều điểm mâu thu
ẫn và hạn chế là, dù coi giáo dục
là bình đẳng giữa mọi người nhưng trong giáo dục Khổng Tử lại phân biệt từng
loại người khác nhau, từng trình độ khác nhau, đó là tư tưởng phân chia đẳng

×