Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận lý thuyết chế biến: Các món ăn từ cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.87 KB, 15 trang )

HỌ VÀ TÊN:
LỚP : CB6A4
MÔN : LÝ THUYẾT CHẾ BIẾN II
ĐỀ TÀI : CÁCH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VỀ CÁ
1.Giới thiệu chung:
a.Thành phần hóa học của Cá:
-Protein: là thành phần chủ yếu quyết định đến giá trị dinh dưỡng của cá.
-Các chất trích ly: chứa nito không phải protein có tác dụng làm tăng chất lượng
của thịt cá, làm cho cá có hương vị đặc trưng.
-Lipit: trong mỡ cá có tới 90% axit béo còn lại 10% glyxerin và các hợp chất
khác. Trong axit béo có chứa 84% axit béo chưa no, khoảng 16% axit béo no.
-Gluxit : có vai trò quan trọng trong các quá trình tạo màu sắc, hương vị sản
phẩm. Gluxit chủ yếu trong mô thịt cá là glicogen, có hàm lượng từ 0,9-1%.
-Vitamin: thường có nhiều trong gan cá và là những vitamin hòa tan trong chất
béo A,D và một hàm lượng nhỏ vitamin E,K.
-Enzim: trong mô cơ có các nhóm enzim xúc tác quá trình phân giải glicogen,
protein, chất béo, và có độ hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều so với enzim ở thịt
gia súc, gia cầm.
-Chất khoáng: trong thịt cá có chứa các thành phần khoáng như: Fe, Cu, I, S là
những chất khoáng rất cần thiết đối với cơ thể người.
-Nước: thịt cá cũng là loại thực phẩm có hàm lượng nước tương đối cao từ 46-
84% gồm nước tự do và liên kết trong đó chủ yếu là nước tự do. Cá sau khi chết
hàm lượng nước tự do giảm đi 3-5%.
b.Giá trị dinh dưỡng của Cá:
Cá đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn vì nó có giá trị dinh dưỡng cao,
giàu protein và các vitamin A, B và D, chất khoáng như phốt-pho và I-ốt. Cá
chứa ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa.
1
Giá trị dinh dưỡng của cá được quyết định bởi 2 yếu tố sau: độ đồng hóa và
độ năng lượng.
*Phân loại:


Cá thường được chia làm 2 loại: cá trắng và cá dầu.
Cá trắng:
- Đa số thịt đều trắng.
- Có rất ít mỡ trong thịt, mỡ chỉ có trong gan.
- Thịt cá trắng ăn dễ tiêu, thích hợp với trẻ em và những người vừa mới bình
phục sau cơn bệnh.
Ví dụ: Cá chim, cá mú, cá đồng, cá hồng
Cá dầu:
- Thịt có màu thẫm hơn.
- Trong thịt có nhiều mỡ hơn cá trắng, do đó hương vị cá cũng hấp dẫn hơn, loại
cá này có nhiều vitamin A và D
- Thịt cá dầu không dễ tiêu như thịt cá trắng vì nó có nhiều mỡ, không thích hợp
với người vừa bệnh xong.
Ví dụ: Cá thu, cá ba-sa,
Cách chọn cá tươi
- Vảy: mịn và ép vào da.
- Mắt: trong suốt và nhô ra.
- Thịt: chắc, có độ đàn hồi khi chạm vào, không có mùi hôi.
- Mang cá: màu đỏ tươi.
- Da: màu tươi và óng.
*Tuy nhiên, cần lưu ý để tránh sử dụng những loại cá có ướp hóa chất dùng
trong bảo quản tươi lâu hoặc các loại cá tự thân có độc tố gây ngộ độc chết
người thường xảy ra trong các hộ gia đình nông thôn.
2
- Cá ướp Ure và kháng sinh kết hợp với nước đá để bảo quản trong có vẻ tươi
lâu hơn, ít biến đổi về màu sắc và mùi vị, dễ gây ảnh hưởng, nguy cơ hại đến
sức khỏe của người tiêu dùng.
- Cá nóc có độc tố tetrodotoxin không bị hủy diệt với nhiệt độ cao nên dù nấu
chín kỹ vẫn gây ngộ độc thực phẩm.
+ Cá nóc: không có vảy rõ như các loại cá khác. Thân cá nóc thô ráp, sần sùi, có

nhiều đốm màu khác nhau. Mình cá ngắn với lưng lởm chởm đầy gai. Con dài
nhất không quá 25cm và nặng không quá 1kg và thường dưới 0,5kg. Bụng cá
phình tròn ra, than tròn, đuôi nhỏ dần.
c.Cách sơ chế và bảo quản cá:
Phi lê cá
Bảo quản lạnh cá
Nếu biết cách, cá ướp lạnh cũng bổ dưỡng như cá tươi.
- Làm sạch và rửa cá cẩn thận.
- Nên cắt con cá lớn thành những lát nhỏ, bọc cá lại trong giấy sáp và đặt trong
hộp chứa cẩn thận (có nắp đậy kín hoặc để trong bao nhựa tổng hợp).
- Ướp lạnh cá ngay tức khắc.
- Khi rã đông, không để cá tan đá trong nước, nên để cá mềm lại trong ngăn bớt
lạnh hơn ở trong tủ lạnh.
- Không ướp lạnh phần cá đã được xả đông.
3
Làm sạch cá
- Cạo vảy.
- Xẻ dọc dưới bụng.
- Bỏ mang và ruột.
Sau khi sơ chế, có thể chế biến cá:
- Cá phi lê: Lát cá dài cắt dọc từ xương sống, với rất ít xương ở trong thịt.
- Cá lát: miếng cá được cắt ngang, trong đó có một phần của xương sống.
- Cá viên: Là các sản phẩm từ thịt cá băm nhỏ, ướp gia vị và trộn với bột, nhồi
mịn.
- Cá muối: bảo quản cá bằng muối và phơi khô.
d.Các lưu ý khi chế biến Cá:
Đối với các loại thực phẩm tươi sống, thông thường trước khi dọn lên bàn ăn,
chúng ta đều làm các thao tác như: rửa, cắt, nấu, rán Trong quá trình chế biến,
thành phần hóa học của thịt, rau, hạt đều bị thay đổi, đôi khi sau khi chế biến
chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị mất hoàn toàn.

Để không làm mất vitamin, protein, mỡ, một số hoạt chất sinh học và các chất
khoáng, bạn cần tuân thủ nguyên tắc sau:
* Cá:Cần phải nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ), hay
nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ. Cũng như đối với thịt, nên cho
cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán, nên tẩm bột để cá
không bị chảy mất nước. Cần theo dõi để không rán quá lâu làm cho protein trở
nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến
khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút.
Chú ý khi nấu món cá
- Các món nấu ăn với cá đều làm nhanh vì có ít mô liên kết hơn thịt nên dễ chín,
mềm.
- Cá nấu chín quá, đặc biệt với cá nướng, cá chiên ăn sẽ dai và khô.
- Cá chín, thịt sẽ đục và mềm.
4
2.Các cách chế biến Cá:
Cá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích
cho sức khỏe. Vì cá có mùi tanh, nên điều quan trọng nhất trong việc chế
biến cá là phải khử được mùi tanh. Tùy thuộc vào từng loại cá mà bạn sẽ
phải lựa chọn phương pháp chế biến khác nhau.
a.Kho:
-Trong ẩm thực Việt Nam có rất nhiều nguyên liệu kết hợp với nhau để làm nên
một món ăn, mỗi nguyên liệu kết hợp với nhau ta sẽ được 1 món ăn khác nhau,
mùi vị của mỗi món ăn sẽ mang hương vị riêng. Chúng ta có rất nhiều loại cá
kho khác nhau như : Cá kho Cà Chua, Cá kho chuối, Cá kho Coca, Cá kho dưa,
Cá kho khế, Cá kho măng, Cá kho me, Cá kho mía, Cá kho nghệ, Cá kho quả
chay, Cá kho riềng, Cá kho sả, Cá kho sấu, cá kho sung, Cá kho thơm, Cá kho
Tiêu, Cá kho tộ, Cá kho Trám,
- Món kho, rim đòi hỏi phải sử dụng thêm một số gia vị đi kèm như dầu ăn,
nước dùng (nước lèo), bơ, gia vị, hương liệu… Phương pháp này chỉ phù hợp
với các loại cá có thịt chắc và cứng. Món ăn, nhờ vậy, sẽ mềm và có hương vị

nhẹ nhàng, thơm ngon hơn. Những loại cá nhiều thịt như cá hồi, cá bơn rất thích
hợp để kho hay rim.
b.Hấp:
- Món cá hấp rất dễ làm này mang đến cho bạn hương vị đậm đà, thơm ngon của
tương, cà và nấm. Ăn với các loại rau cuốn hay cơm trắng đều ngon.
c.Chiên:
Món cá chiên vô cùng hấp dẫn cho mọi gia đình nhưng không phải ai cũng
biết cách để có được món cá chiên giòn hấp dẫn cho cả gia đình…
Cá rô phi chiên chấm mắm gừng là một món ăn phổ biến và có thể dễ dàng
kết hợp với các món rau luộc, nước canh trong ngày hè, rất dễ làm mà lại ngon
cơm.
d.Nướng:
-Nướng vỉ: phương pháp này có thể áp dụng đối với mọi loại cá. Tuy nhiên, kỹ
thuật nướng khác nhau tùy thuộc vào loại cá chế biến. Đối với những loại cá
nhỏ, ít thịt, mình mỏng như cá chỉ vàng hoặc cá bơn, nên cuộn chúng trong giấy
5
bạc trước khi đặt lên vỉ nướng, để chúng không bị vỡ và rơi ra ngoài.
- Nướng hoặc quay bằng lò: đây là phương pháp nấu khá đơn giản và tiện lợi
cho các món cá, dưới mọi hình thức từ phi lê, thái khúc cho đến nguyên con. Chỉ
cần bọc toàn bộ phần hải sản muốn nướng hay quay vào trong giấy bạc (để giữ
cho thịt cá vẫn có độ ẩm, không bị bốc hết hơi nước trong quá trình nướng) cùng
với những loại gia vị, thảo dược có mùi thơm. Đối với những loại cá có nhiều
dầu như cá hồi hoặc cá thu thì không cần sử dụng giấy bạc vì thịt sẽ vẫn còn độ
ẩm sau khi nướng. Khi nướng cá nguyên con, có thể dùng thêm khoai tây, cà rốt,
hành trang trí xung quanh khay nướng hoặc nhồi vào bụng cá, tương tự như
nướng, quay các loại thịt gia cầm.
e.Nấu:
Nói đến canh cá nấu thì ẩm thực Việt Nam có rất nhiều lựa chọn khác nhau:
canh chua cá chép, canh chua cá lóc, canh chua cá diêu hồng, canh chua cá rô
phi,… đều là những món ăn rất “bắt” cơm, tạo cảm giác ngon miệng lại chứa

nhiều chất dinh dưỡng có lợi.
3.Các món ăn được làm từ cá:
1.Cá bống kho tiêu:
Cá bống kho tiêu từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng
ngày của người dân Việt Nam bởi chính hương vị đậm đà, thơm ngon của nó.
Tuy nhiên, để chế biến món cá bống kho tiêu thật hấp dẫn và đúng cách thì
không phải ai cũng biết.
Cách làm món Cá bống kho tiêu:
Nguyên liệu:
Cá bống đỏ: 300g( bạn nên chọn loại cá bống còn sống, con to khoảng hơn đốt
ngón tay cho ngon nhé)
Thịt ba chỉ: 100g
Riềng: 1 nhánh nhỏ
Ớt sừng: 5 trái
Hành lá: 50g
Tiêu sọ nguyên hạt: 10g
6
Dừa xiêm: 1 trái
Gia vị: dầu ăn, đường, nước mắm, hạt nêm, tiêu, tỏi, hành khô
01 nồi đất loại vừa để kho cá.
Cách làm:
*Sơ chế nguyên liệu:
Tỏi, hành khô: Làm sạch, băm nhuyễn;
Cá bống: Làm sạch, đánh vảy, xát qua với muối cho hết nhớt. Rửa sạch cá luân
phiên nước lạnh, nước ấm khoảng 4-5 lần để thịt cá khi kho sẽ săn chắc. Ướp
cá với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn, ½ thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa bột
ngọt, ½ thìa tiêu, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa đường trong 30 phút để cá ngấm gia vị;
Thịt ba chỉ: Làm sạch, thái lát mỏng;
Riềng: Làm sạch, thái chỉ;
Dừa xiêm: bổ lấy nước;

Hành lá: Làm sạch, thái mịn.
* Thực hiện làm món cá bống kho tiêu như sau:
Cho 2 thìa nước, 2 thìa đường vào nồi, đun trên bếp với lửa nhỏ đến khi đường
tan chảy chuyển sang màu vàng cánh gián thì tắt bếp;
Cho thêm 1 thìa dầu ăn rồi xếp lần lượt thịt ba chỉ, riềng, cá lên trên. Nêm thêm
1 thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa hạt nêm rồi cho ớt trái, tiêu sọ vào nồi.
Cuối cùng rưới nhẹ 1 thìa dầu ăn đều khắp mặt cá;
Bắc nồi cá lên bếp, kho với lửa nhỏ, cho nước dừa xiêm ngập mặt cá, đậy kín
vung đến khi cá chín chuyển sang màu vàng cánh gián đậm, nước kho vừa sít là
được; tránh kho cạn khô sạch nước hoặc vẫn còn nhiều nước.
Rắc hành lá, một ít tiêu lên trên là bạn đã hoàn thành món ăn rồi đấy bạn ạ.
Yêu cầu món cá bống kho tiêu
Món cá kho tiêu có màu vàng cánh gián đậm, vị vừa ăn, nước kho cá vừa sít
bao quanh từng con cá.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà của cá kho hòa quyện với vị béo
7
của thịt, vị cay nồng của tiêu sọ rất thơm ngon, hấp dẫn.
Món cá kho tiêu này bạn nên dùng khi nóng với cơm trắng và canh chua sẽ
khiến món ăn thêm phần thơm ngon, đậm đà đúng vị hơn.
2.Cá chép hấp:
Nguyên liệu chế biến:
– 01 con cá chép khoảng 1 kg.
– 02 muỗng canh tương hạt.
– 02 quả cà chua.
– 10 cây nấm đông cô.
– 1/2 bát nước dùng nấu từ xương lợn.
– Gia vị: Gừng, dầu ăn, nước tương, hạt nêm, đường, tiêu, ớt, hành tím.
Cách làm:
– Cá đánh vảy, làm sạch, bỏ ruột, giữ lại phần đầu đuôi. Ướp cá với gừng, dầu
ăn, nước tương, hạt nêm, đường, tiêu, ớt. Để khoảng 30 phút cho ngấm đều gia

vị.
– Tương hạt giã (xay) nhuyễn. Cà chua xắt lát mỏng, nấm ngâm nở mềm.
– Phi thơm hành, cho cà chua, tương vào xào chín nhừ, tiếp tục cho nấm, nước
dùng vào nấu sôi đến khi nước sốt sánh lại.
8
– Xếp cá vào một cái đĩa rộng, xếp nấm, chan nước sốt lên trên. Hấp cá 45 –
50 phút là được rồi đấy bạn ạ.
– Món cá hấp này ăn nóng với các loại rau cuốn, hay cơm trắng đều rất ngon
nhé.
3.Cá rô phi chiên:
Nguyên liệu:
- 1 con cá rô phi to
- Dầu ăn
- Nước mắm ngon, đường, ớt, tỏi, tiêu, gừng
Thực hiện:
- Cá rô phi làm sạch, dùng dao sắc cắt thành từng đường chéo song song trên
thân cá, chỉ cắt nhẹ, không cắt sâu sẽ làm thịt cá bị nát. Để cá trong rổ thưa
mắt cho thật ráo nước, hoặc dùng khăn giấy thấm sạch nước ở trên cá.
- Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào chảo đun nóng cùng chút muối tinh rồi cho cá
vào chiên giòn lần lượt 2 mặt.
- Cá chín vớt ra giấy thấm dầu.
9
4.Cá quả nướng giấy bạc:
Nguyên liệu:
1 con cá quả 1kg
200g bún, bánh đa nem
1 củ giềng, 2 củ sả, nghệ tươi
Bột nghệ, mẻ, mắm tôm
Rau răm, thì là, rau sống
Dứa, cà rốt, khế chua, chuối xanh

Nước mắm, gừng, tỏi, đường, dấm
Muối, bột ngọt
Các bước chế biến:
– Riềng gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng, sả thái khoanh nhỏ.
– Cho riềng và sả vào máy xay xay nhỏ rồi trộn chung với 1 thìa nhỏ mắm tôm,
1 muôi canh mẻ, 2 thìa nhỏ đường và 1 chút muối và bột ngọt, 1 ít bột nghệ
– Cá quả sơ chế, rửa thật sạch rồi khứa nhẹ ở thân, sau đó dùng khăn sạch
thấm khô nước và thoa đều hỗn hợp riềng sả lên khắp mình cá
10
– Cho cá vào trong giấy bạc cuộn tròn lại rồi để vào tủ lạnh khoảng 3 giờ.
–Cho cá vào lò nướng nướng được 30 phút rồi lấy ra, quết đều 1 lớp dầu ăn lên
khắp mình cá và mở giấy bạc ra rồi cho cá vào nướng thêm 10 phút nữa cho cá
se mặt và có màu vàng đều là được
– Dứa, gọt sạch vỏ và mắt, cắt khoanh tròn.
– Cà rốt, khế chua và chuối xanh thái miếng nhỏ
– Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước
– Pha nước mắm chua ngọt: Cho 2 muôi canh nước mắm, 1/2 muôi nước sôi, 3
thìa đường, 2 thìa nước cốt chanh, 1 chút gừng băm nhỏ vào tô khuấy đều lên
cho đường tan hết là được
Khi ăn món cá nướng này, bạn dùng bánh đa nem cuốn cá nướng cùng với
rau quả đã chuẩn bị và chấm nước mắm chua ngọt nhé
*Ngoài ra còn có nhiều món cá nướng khác cũng cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn
bạn có thể tham khảo thêm như Cá lóc nướng giấy bạc, cá rô nướng hành và
rau răm, ….
5.Canh chua cá diêu hồng:
Nguyên liệu:
– Cá diêu hồng
– Cà chua, dọc mùng, dứa
11
– Đậu bắp, giá đỗ

– Nước mắm, gia vị và thìa cà phê đường
– Vắt me khô, ớt, hành lá và hành tím, rau ngổ
Cách làm:
– Cá bóc mang, rửa sạch với muối cho sạch hết nhớt. Cắt cá thành khúc vừa ăn
hoặc cắt làm đôi.
– Dọc mùng tước vỏ và thái lát mỏng, sau đó bóp sạch với chút muối.
– Cà chua bổ múi cau và dứa thái lát. Đậu bắp cắt bỏ cuống cũng thái lát vừa
ăn.
– Phi thơm hành tím với chút ít dầu ăn, đổ cà chua vào xào chín và chế thêm
một chút mắm.
– Chế nước sôi cho ngập mặt cà chua và nêm gia vị và đường cho vừa khẩu vị.
– Vắt me cho rồi ra bát, chế nước dùng cá vào khuấy đều cho me tan rồi đổ
nước me vào nồi cá.
– Cho dứa vào nồi để nước dùng thấm vị ngọt và thơm của dứa. Sau đó trút cá
vào.
Khi cá chín vớt ra để riêng. Bạn cho thêm dọc mùng và đậu bắp vào nấu tầm 3
phút cho mềm rồi cho giá đỗ vào. Khi canh sôi, cho cá lại vào nồi rồi rắc hành
ngổ thái nhỏ lên và tắt bếp.
12
6.Cháo cá chép:
Nguyên liệu:
Cá chép sông
1 bát gạo tẻ ngon
Nước mắm ngon
hành khô, gừng củ, hành, thì là
Cách làm:
1.Cá bạn làm sạch vẩy, bỏ ruột sát gừng muối cho hết sạch mùi tanh trong cá
2. Luộc cá trong nước gừng và bỏ chút thì là để át đi vị tanh của cá.
3. Xương cá bạn giã lấy nước cốt nấu cháo.
Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước cốt xương cá chép để nấu. Bạn nêm một chút

muối vào để nấu gạo được nhanh dền và dẻo hơn nhé! Nếu thích, bạn có thể cho
thêm chút đỗ xanh đã bóc sạch vỏ, đã ngâm kĩ với nước vào để nấu cùng gạo.
Đỗ xanh khiến cho cháo cá thêm dinh dưỡng lại đỡ mùi tanh. Bạn nhớ chú ý
trong quá trình đun cháo, tránh để cháo bị tràn nước, chịu khó quấy sơ để cháo
nhanh chín và ra nhựa cho cháo dẻo
4.Cá chép khi chín bạn để nguội rồi gỡ sạch xương, ướp mắm tiêu ngon. Quy
trình này khiến cho cá khi thả vào cháo sẽ không bị tanh và giữ được hương vị
13
đậm đà. Phần cá thì lọc sạch lấy thịt, nhớ lọc kỹ tránh bị hóc sau này đó. Lọc
khéo tránh bị nát. Ngoài ra, còn một vài cách nấu cháo cá chép khác như lọc
sạch thịt cá khi cá vẫn sống (tức là không qua luộc), sau đó xào khéo sao cho
không bị nát thịt, và cũng như nguấy với cháo sao cho không bị nát thịt cá.
5.Hành khô bạn phi thơm vàng, Khi cháo chín, bạn đổ toàn bộ phần thịt cá đã
gỡ vào cháo, cho cháo sôi lại lần nữa thì nêm nếm lại gia vị rồi tắt bếp. Khi ăn
bạn múc cháo ra bát, rắc hành khô phi thơm lên trên, cho ngay chút hành lá thái
nhỏ hoặc thì là thái nhỏ hoặc lá tía tô là có thể ăn luôn được.
Sau 3 tiếng ninh nhừ, cháo cá chép đã sẵn sàng cho các bà bầu và các bạn yêu
cháo cá rồi. Món cháo cá chép được coi là món cháo dinh dưỡng rất tốt cho sức
khỏe của phụ nữ mang thai. Theo kinh nghiệm dân gian, món cháo cá chép có
tác dụng giúp an thai, thông sữa, bồi bổ cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng, giúp
bổ khí huyết còn chống mệt mỏi, cho thai nhi thông minh và mẹ bầu khỏe mạnh,
giúp trẻ thông minh, da trắng hồng.
Cũng giống như những thực phẩm khác cá có rất nhiều cách chế biến khác
nhau. Tuy nhiên Cá còn có thể chế biến thành nước mắm. Nước mắm cá là đặc
sản của dân tộc ta, nó rất cần thiết cho đời sống. Nước mắm vừa là thức ăn vừa
là gia vị. Nước mắm là thực phẩm có giá trị vì trong nước mắm có chứa nhiều
axit amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, có độ tiêu hóa và năng lượng
cao.
14
Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm

thường chủ yếu làm từ các loại cá biển( cá cơm, cá thu, cá nục, ) và rút chiết
ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ
(nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2). Một số thương hiệu xuất
xứ nổi tiếng của nước mắm cí thể kể đến như: nước mắm Phan Thiết, nước mắm
Phú Quốc, Nước mắm Nha Trang,
Chén nước mắ dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho
văn hóa chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam.
Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ
đạm – đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có
nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước
hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc
trưng mà không tanh, không thối
15

×