Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.6 KB, 95 trang )

1
1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HĐMBHHQT VÀ TRANH CHẤP PHÁT SINH
TỪ HĐMBHHQT 5
1.1. Khái quát về HĐMBHHQT
5
1.1.1. Định nghĩa về HĐMBHHQT
5
1.1.2. Đặc điểm và phân loại của HĐMBHHQT 9
1.1.3. Luật điều chỉnh HĐMBHHQT
11
1.2. Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
13
1.2.1. Khái niệm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
13
1.2.2. Đặc điểm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
14
2
2

1.2.3. Phân loại tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
15


1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
20
1.3.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
20
1.3.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
20
1.3.3. Giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại
21
1.3.4. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
22
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ
HĐMBHHQT 23
1.4.1. Đối với các cơ quan xét xử
23
1.4.2. Đối với doanh nghiệp
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ
HĐMBHHQT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
25
2.1. Quy trình giải quyết tranh chấp tại TP. Hồ Chí Minh
25
2.1.1. Quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án
25
3
3

2.1.2. Quy trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài
27
2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP. Hồ Chí
Minh 30

2.3. Nhận dạng một số tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP. Hồ Chí Minh
32
2.3.1. Vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
32
2.3.2. Vấn đề thanh toán tiền hàng
43
2.4. Đánh giá chung
51
2.4.1. Những kết quả đạt được
51
2.4.2. Những trở ngại và nguyên nhân
52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
PHÁT SINH TỪ HĐMBHHQT
55
3.1. Triển vọng của việc giao kết HĐMBHHQT trong thời gian tới
55
3.1.1. Cơ hội cho việc giao kết HĐMBHHQT
55
3.1.2. Thách thức cho việc giao kết HĐMBHHQT
56
4
4

3.2. Dự báo tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT trong thời gian tới
58
3.3. Giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT .
59
3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước
59

3.3.2. Giải pháp về phía các cơ quan xét xử
64
3.3.3. Giải pháp về phía hiệp hội
69
3.3.4. Giải pháp về phía doanh nghiệp
70
KẾT LUẬN
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
78
PHỤ LỤC
84
5
5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
CISG United Nations Convention
on Contracts for
International Sale of Goods
Công ước Viên năm 1980 của Liên
hợp quốc về HĐMBHHQT
CP Cổ phần
EU European Union Liên minh châu Âu
HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
HĐXX Hội đồng xét xử

ICC International Chamber of
Commerce
Phòng Thương mại quốc tế
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
LTM LTM
LTTTM Luật Trọng tài thương mại
NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phẩn
NĐ - CP Nghị định Chính Phủ
TAND Tòa án nhân dân
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TRACENT Ho Chi Minh City
Commercial Arbitration
Center
TTTT thương mại thành phố Hồ
Chí Minh
6
6

TTTT Trung tâm trọng tài
TW Trung ương
UCP The Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credits
Quy tắc và Thực hành thống nhất
Tín dụng chứng từ
VIAC Vietnam International
Arbitration Center
TTTT quốc tế Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng biểu Trang
1 Bảng 2.1: Số vụ án kinh tế được thụ lý tại Tòa Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2012
30
2 Bảng 2.2: Số vụ án kinh tế được thụ lý tại TRACENT từ năm
2008 đến năm 2012
31
3 Bảng 2.3. Số vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT được
thụ lý tại Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm
2012
31
4 Bảng 2.4. Số vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT được
thụ lý tại TRACENT từ năm 2008 đến năm 2012
31
5 Bảng 3.1. Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012
56
6 Biểu đồ 3.1. Những thử thách đối với kinh doanh ở Việt Nam 57
7
7

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay đang diễn ra
ngày càng sâu rộng, góp phần thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế giữa các
thương nhân Việt Nam với các chủ thể thương mại quốc tế. Hiện tại Việt Nam đang

tích cực tham gia đàm phán nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với các đối
tác như EU, Hàn Quốc, Nga, Belarus, Kazakhstan… và đặc biệt là Hiệp định Đối
tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 11 nước ở hai bờ Thái
Bình Dương bao gồm Việt Nam, Hoa Kỳ, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Úc,
New Zealand, Peru, Mexico và Canada. Trong tiến trình phát triển ấy thì thành phố
Hồ Chí Minh giữ một vai trò rất quan trọng - là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, dẫn
đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh các cơ hội thuận lợi để kinh doanh, các doanh nghiệp cũng đang
phải đối mặt với không ít thách thức, một trong số đó là sự gia tăng ngày càng nhiều
về mặt số lượng và độ phức tạp về nội dung các tranh chấp trong hoạt động thương
mại quốc tế. Đặc biệt, các tranh chấp liên quan đến HĐMBHHQT là tranh chấp phổ
biến nhất, cụ thể theo thống kê của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
từ năm 1993 đến năm 2010 thì 80% tranh chấp liên quan đến HĐMBHHQT. Để hạn
chế các tranh chấp đó xảy ra dẫn đến những lãng phí không cần thiết thì các doanh
nghiệp không những phải trang bị cho bản thân mình kiến thức về kinh doanh mà
còn phải nắm vững pháp luật trong hoạt động thương mại quốc tế và phải có kỹ
năng và nghệ thuật để khéo léo giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Từ
thực tiễn kinh doanh, có thể thấy trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng với đối
tác, các thương nhân cũng đã có sự dự liệu trước những nguy cơ tranh chấp có thể
phát sinh, để từ đó đưa vào trong hợp đồng cách thức phòng tránh tranh chấp và
cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra nhằm bảo vệ quyền lợi của mình một cách
tốt nhất. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp được cung cấp một cách hệ thống và toàn
diện hơn về những loại tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế và phương
8
8

thức để ngăn ngừa, giải quyết tranh chấp thì kết quả mang lại sẽ khả quan nhiều hơn
dự tính và mong đợi của các bên trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh” nhằm

cung cấp một cách nhìn tổng quan về một số vấn đề pháp lý và thực tiễn trong tranh
chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để từ đó các thương nhân có thể nhận
biết được một số tranh chấp tiềm ẩn liên quan đến điều khoản hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng, điều khoản thanh toán và chủ động đưa ra các biện pháp ngăn
ngừa và giải quyết tranh chấp tốt nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về HĐMBHHQT và vấn đề tranh chấp trong
HĐMBHHQT;
Khái quát về quy trình giải quyết tranh chấp và tình hình giải quyết tranh chấp tại
TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2012, giúp nhận biết và nhận diện được một
số loại tranh chấp phổ biến liên quan đến các điều khoản trong
HĐMBHHQT.
Đóng góp một số đề xuất cho nhà nước, hiệp hội cũng như các cơ quan xét xử và
các lưu ý dành cho doanh nghiệp để phòng tránh và giải quyết tranh chấp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Các tranh chấp phát sinh từ
HĐMBHHQT được xét xử tại TP. Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2012
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
9
9

Để nắm bắt được thực tiễn xét xử liên quan đến một số vấn đề pháp lý trong
HĐMBHHQT, tác giả tiến hành thực hiện phương pháp thu thập, phân loại bản án,
quyết định, phán quyết theo hai vấn đề pháp lý mà tác giả đang nghiên cứu là vấn
đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và vấn đề thanh toán tiền hàng.
Để rút ra được các nhận định, kết luận, tác giả áp dụng phương pháp quy nạp đi từ

việc phân tích một số vấn đề pháp lý dưới góc độ lý luận và thực tiễn xét xử, từ đó
đánh giá và nhận xét chung cũng như đưa ra một số đề xuất, lưu ý đối với doanh
nghiệp.
Để đánh giá được chính xác về vấn đề pháp lý trong HĐMBHHQT, tác giả thực
hiện phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luật có liên quan của
Việt Nam và các nước khác, của Việt Nam trong thời kỳ và bối cảnh lịch sử, bối
cảnh kinh tế - xã hội khác nhau.
Để rút ra được cơ sở thực tiễn và làm nền tảng cho các đề xuất đối với doanh
nghiệp Việt Nam, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study),
vốn là phương pháp nghiên cứu mới và được sử dụng phổ biến trên thế giới, đặc
biệt là trong lĩnh vực pháp luật.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ
viết tắt và phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về HĐMBHHQT và tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP. Hồ
Chí Minh
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết tranh chấp phát sinh từ
HĐMBHHQT


10
10

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình tìm hiểu và thực hiện khóa luận, nhưng
do nhiều hạn chế về kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian
nghiên cứu thực hiện đề tài nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do
vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy, Cô để khóa luận
được hoàn thiện và mang tính thực tiễn cao hơn. Nhân đây, tác giả cũng xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Tiến Hoàng, giảng viên ĐH Ngoại thương TP.

Hồ Chí Minh đã dành thời gian tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thiện khóa
luận này và Thẩm phán Nguyễn Công Phú, Phó Chánh án Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình cung cấp các bản án, số liệu về những vụ tranh chấp phát sinh từ
HĐMBHHQT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè vì đã luôn động viên tác giả trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Quỳnh Trang










11
11











CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HĐMBHHQT VÀ TRANH CHẤP PHÁT
SINH TỪ HĐMBHHQT
1.1. Khái quát về HĐMBHHQT
1.1.1. Định nghĩa về HĐMBHHQT
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Để hiểu được bản chất của HĐMBHHQT, trước tiên phải hiểu rõ được khái niệm
hợp đồng. Theo pháp luật các nước trên thế giới thì: “Hợp đồng là sự thỏa thuận
giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một công việc”
(Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp 1804) hoặc “Hợp đồng là khối nghĩa vụ pháp lý
phát sinh từ thỏa thuận giữa các bên theo quy định của luật này và những quy định
khác có liên quan.” (Điều 1, Khoản 201, Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ).
Từ các khái niệm trên, có thể nhận thấy trong hợp đồng, yếu tố quan trọng mang
tính quyết định là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các chủ thể bình đẳng về mặt
pháp lý và chỉ khi có sự thỏa thuận giữa các bên thì khi đó mới xác lập sự tồn tại
12
12

của một nghĩa nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự thỏa thuận này cũng
phải tuân theo các quy định pháp luật của nhà nước về hợp đồng.
Trong pháp luật về hợp đồng của Việt Nam không tìm thấy một định nghĩa về hợp
đồng, mà chỉ có định nghĩa về hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận
giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự với
nhau” (Điều 388 BLDS năm 2005).
Đến đây, có thể hiểu hợp đồng là kết quả sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, dưới
sự giám sát của pháp luật thông qua các quy định bắt buộc phải tuân thủ khi giao kết
hợp đồng.
Xét về bản chất, hợp đồng mua bán hàng hóa – hình thức pháp lý của quan hệ mua
bán hàng hóa – cũng mang tính chất cơ bản của hợp đồng, là sự thỏa thuận giữa các
bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua
bán hàng hóa. Trong LTM 2005 không đưa ra định nghĩa thế nào là hợp đồng mua

bán hàng hóa mà chỉ có khái niệm “mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.” (Điều 3, Khoản 8, LTM 2005).
Mặc dù LTM 2005 không đưa ra định nghĩa, nhưng trên cơ sở điều 428 BLDS 2005
quy định về hợp đồng mua bán tài sản, chúng ta có thể vận dụng để rút ra khái niệm
hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận
của các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh toán; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,
nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa.
1.1.1.2. Khái niệm HĐMBHHQT
Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và
HĐMBHHQT. Như vậy có thể thấy rằng HĐMBHHQT khác so với hợp đồng mua
bán hàng hóa trong nước ở tính quốc tế. Tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu làm rõ về yếu
tố quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
13
13

 Theo các văn bản pháp luật trong nước:
Ở Việt Nam, các tiêu chí để định nghĩa HĐMBHHQT không được quy định
cụ thể. Theo Nghị định số 60/CP của Chính phủ ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành
các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong ba trường hợp sau:
(i) Có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia; (ii) Căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt ở nước ngoài; (iii) Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài.
Tuy nhiên quy định nêu trên chưa bao quát hết được các tình huống phát sinh trong
hợp đồng, mà đặc biệt là trong HĐMBHHQT, không thể không đề cập đến các yếu
tố khác như là đồng tiền thanh toán, luật điều chỉnh và cơ quan giải quyết tranh
chấp.

HĐMBHHQT (hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài) cũng
được đề cập trong LTM năm 1997 của nước ta. Điều 80 có quy định: “Hợp đồng
mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được
ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước
ngoài.” Điều quy định này chỉ đề cập đến những điểm khác biệt của loại hợp đồng
này thông qua sự khác biệt trong quốc tịch của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định tính quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của
chủ thể là một vấn đề rất phức tạp và trong một số trường hợp có thể gây trở ngại
cho việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
LTM 2005 không định nghĩa thế nào là HĐMBHHQT mà chỉ xác định mua bán
hàng hóa quốc tế là quan hệ mua bán hàng hóa được thực hiện dưới các hình thức
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu. Xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.
14
14

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ
tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang

một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu
vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Với năm khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
và chuyển khẩu nêu trên, có thể thấy LTM Việt Nam năm 2005 đã sử dụng tiêu chí
hàng hóa phải là động sản; hàng có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam
hoặc qua biên giới của một nước (vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất,
khu vực hải quan riêng… để xem xét tính quốc tế của HĐMBHHQT.  Theo các
văn bản pháp luật quốc tế
Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện dựa trên cơ sở dấu hiệu
lãnh thổ theo một số văn bản pháp lý quốc tế có liên quan.
Theo điều 1 của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980
thì HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại
tại các quốc gia khác nhau. Như vậy Công ước Viên cũng không nhấn mạnh đến vấn
đề quốc tịch của các bên khi xác định yếu tố nước ngoài trong
HĐMBHHQT.
15
15

Trong khi đó, Bộ nguyên tắc của UNITDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
2004 quan niệm tính chất quốc tế cần được giải thích theo nghĩa rộng nhất có thể,
chỉ loại trừ những trường hợp không có bất kỳ một yếu tố quốc tế nào, nghĩa là khi
tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, thông thường một hợp đồng được coi là
HĐMBHHQT khi có một trong các yếu tố sau:
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài (kể cả trường hợp
các bên giao kết hợp đồng có cùng quốc tịch và hợp đồng được thực hiện ở ngay
nước mình).
Hợp đồng được giao kết ở nước ngoài (nước mà các bên chủ thể giao kết hợp
đồng không mang quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú hoặc không có trụ sở) và có
thể được thực hiện ở nước mình hay nước thứ ba.

Hợp đồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc không
cùng nơi cư trú (đối với cá nhân) hoặc không cùng nơi đóng trụ sở (đối với pháp
nhân).
Tóm lại, mặc dù có những quan niệm khác nhau về định nghĩa thế nào là
HĐMBHHQT, song bản chất pháp lý của loại hình hợp đồng này trong các quan
điểm lại rất tương đồng.
Theo tác giả, có thể hiểu HĐMBHHQT là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở
thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, theo đó một bên
(bên bán) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên kia
(bên mua) và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán và nhận
hàng hóa. Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa phải được phép mua bán theo pháp
luật của quốc gia bên bán và bên mua. Riêng đối với pháp luật Việt Nam,
HĐMBHHQT không chỉ dừng lại ở các trường hợp các bên giao kết hợp đồng có
quốc tịch khác nhau mà còn bao gồm những trường hợp khác như các thương nhân
nước ngoài mua bán hàng hóa tại Việt Nam, các thương nhân Việt Nam mua bán
hàng hóa ở nước ngoài, mua bán hàng hóa ở khu chế xuất.
16
16

1.1.2. Đặc điểm và phân loại của HĐMBHHQT
1.1.2.1. Đặc điểm của HĐMBHHQT
HĐMBHHQT có những đặc điểm của một hợp đồng mua bán hàng hóa Trước tiên
đó phải là hợp đồng song vụ: Theo điều 406, khoản 1 BLDS 2005 thì đây là hợp
đồng mà mỗi bên đều phải có nghĩa vụ với nhau, quyền của một bên chính là nghĩa
vụ tương ứng của bên kia. Cụ thể trong HĐMBHHQT bên bán hàng có quyền nhận
tiền nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp hàng hoá; còn bên mua hàng có nghĩa vụ trả
tiền và quyền được nhận hàng. Nó khác với hợp đồng đơn vụ là chỉ có một bên có
nghĩa vụ, ví dụ như hợp đồng tặng cho tài sản.
Tiếp theo hợp đồng phải có tính đền bù, theo đó một bên ký kết được hưởng một
quyền lợi nào đó phải đền bù cho bên kia một giá trị tương ứng. Tính chất đền bù

của hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện ở chỗ: sau khi bàn giao hàng hóa mua bán
thì bên bán sẽ nhận được lợi ích ngược lại dưới dạng tiền mua mà bên mua phải
thanh toán.
Cuối cùng hợp đồng phải là hợp đồng ước hẹn, nghĩa là nó có hiệu lực ngay từ thời
điểm ký kết hợp đồng lúc các bên thỏa thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp
đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng phát sinh ngay từ thời điểm đó. Nó khác
với hợp đồng thực tế là chỉ có hiệu lực khi một trong các bên tiến hành một hành vi
cụ thể nào đó, ví dụ như hợp đồng vay nợ.
Tính quốc tế của HĐMBHHQT được thể hiện ở các yếu tố sau:
Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau
hoặc có quốc tịch khác nhau. Thế nhưng, việc xác định quốc tịch của chủ thể là điều
không dễ dàng trong giao dịch mua bán quốc tế.
Ở Anh và Hoa Kỳ quy định rằng quốc tịch của pháp nhân tùy thuộc vào nơi đăng
ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, bất kể nơi đặt trụ sở chính hay nơi hoạt
động của pháp nhân ở đâu
Ở Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác thì lại quy định pháp nhân đặt trung tâm quản
lý ở quốc gia nào thì mang quốc tịch của quốc gia đó, mà không quan tâm tới nơi
17
17

đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Còn các luật gia Pháp
cho rằng, nơi đặt trung tâm quản lý là nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân hay nơi đặt
cơ quan lãnh đạo, nơi quyết định mọi công việc của pháp nhân.
Pháp luật của một số quốc gia vùng Trung Cận Đông như Ai Cập, Syria… lại quy
định áp dụng nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tùy thuộc vào nơi trung tâm hoạt động
của pháp nhân, bất kể nơi đặt trụ sở chính hay nơi đăng ký điều lệ pháp nhân khi
thành lập pháp nhân ở đâu.
Ở Nga và các nước Đông Âu, hai nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tùy thuộc vào nơi
thành lập pháp nhân và quốc tịch pháp nhân tùy thuộc vào nơi đặt trụ sở chính của
pháp nhân đều được áp dụng.

Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa có thể dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc
gia khác. Hàng hóa trong trường hợp này phải là động sản và không thuộc danh
mục hàng cấm xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật của nước xuất nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đó là những mặt hàng không thuộc Danh
mục các mặt hàng bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành LTM 2005. Ngoài ra, còn phải lưu ý tới những hàng hóa thuộc
danh mục hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch (như gạo, hàng dệt xuất khẩu vào
EU ), danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương,
theo quy chế quản lý chuyên ngành cũng được quy định cụ thể tại Nghị định này.
Trong trường hợp hợp đồng chọn Công ước Viên làm luật áp dụng thì phải lưu ý
rằng nó không áp dụng cho các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ;
bán đấu giá; các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông
hoặc tiền tệ; tàu thủy, máy bay…
Đồng tiền tính giá và/hoặc đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với ít nhất là
một bên trong quan hệ hợp đồng. Ví dụ trong hợp đồng được giao kết giữa doanh
nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Anh, hai bên thỏa thuận chọn đồng bảng
Anh làm đồng tiền thanh toán thì lúc này đồng bảng Anh là ngoại tệ đối với phía
Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với bên Anh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng
18
18

tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc
các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.
Luật điều chỉnh HĐMBHHQT mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có
nghĩa là HĐMBHHQT có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp
nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc
luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước
quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ để điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế. Cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh sẽ là tòa án hoặc
trọng tài nước ngoài đối với ít nhất một trong các bên.

1.1.2.2. Phân loại HĐMBHHQT
Xét về thời gian thực hiện hợp đồng, ta có thể chia thành hai loại là hợp đồng ngắn
hạn và hợp đồng dài hạn. Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời
gian tương đối ngắn và sau khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan
hệ pháp lý giữa các bên về hợp đồng đó cũng kết thúc. Hợp đồng dài hạn có thời
gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao hành được tiến hành làm nhiều
lần
Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong HĐMBHHQT thì có hợp đồng
xuất nhập khẩu, hợp đồng tạm nhập tái xuất, hợp đồng tạm xuất tái nhập…
Xét về hình thức hợp đồng thì có ba loại là hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng bằng
lời nói và hợp đồng bằng hành vi. So với các hình thức khác thì hợp đồng bằng văn
bản thường được sử dụng phổ biến hơn vì nó giúp các bên có được bằng chứng đầy
đủ khi phải tranh tụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh và tạo điều kiện cho
sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng có hiệu quả hơn.
1.1.3. Luật điều chỉnh HĐMBHHQT
1.1.3.1. Điều ước quốc tế
19
19

Điều ước quốc tế là những văn kiện pháp lý quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế
tham gia ký kết nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại phát sinh giữa các chủ thể
đó, bao gồm hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư…
Theo nguyên tắc thì điều ước quốc tế sẽ được áp dụng trong các trường hợp
sau:
Thứ nhất là khi các quốc gia của các chủ thể trong hợp đồng có tham gia ký kết
hoặc thừa nhận điều ước quốc tế. Trong trường hợp này, các điều ước quốc tế có giá
trị bắt buộc đối với các HĐMBHHQT có liên quan.
Thứ hai là khi trong HĐMBHHQT, các bên đã thỏa thuận, thống nhất và ghi rõ vào
hợp đồng là áp dụng điều ước quốc tế làm nguồn luật điều chỉnh. Trong tình huống
điều ước quốc tế được áp dụng cho hợp đồng có quy định khác với pháp luật Việt

Nam thì kể cả khi Việt Nam không tham gia ký kết hoặc chưa phê chuẩn thì vẫn áp
dụng điều ước quốc tế nếu nó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam.
Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế có một số điều ước quốc tế quan trọng ví
dụ như Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về HĐMBHHQT, Công ước
Rome năm 1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng…
1.1.3.2. Luật quốc gia
Quy định về nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT ở mỗi nước là rất khác nhau. Ở
Hoa Kỳ thì chọn nguồn luật điều chỉnh là Bộ luật thương mại thống nhất; ở
Anh thì là hai đạo luật Mua bán hàng hóa năm 1973 và năm 1979…Ở Việt Nam,
nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm cả BLDS năm 2005,
LTM năm 2005 và một số văn bản pháp luật khác.
Luật quốc gia sẽ được áp dụng khi trong hợp đồng các bên có quy định, các bên
thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi hợp đồng đã được ký kết, khi điều ước
quốc tế liên quan quy định, thỏa thuận mặc nhiên hay thỏa thuận bằng hành vi hoặc
khi tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng có quyền lựa chọn.
20
20

1.1.3.3. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen về hành vi và cách xử sự được
hình thành một cách tự nhiên trong thương mại quốc tế nhưng được thừa nhận như
các quy phạm pháp luật. Thói quen thương mại chỉ được xem là tập quán thương
mại quốc tế khi thỏa mãn các yêu cầu sau: đó là thói quen phổ biến, được nhiều
nước áp dụng và áp dụng thường xuyên; về từng vấn đề, ở từng địa phương, đó là
thói quen duy nhất; có nội dung rõ ràng mà có thể dựa vào đó để xác định quyền và
nghĩa vụ đối với nhau.
Tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng khi trong hợp đồng có quy định hoặc
khi điều ước quốc tế hoặc luật áp dụng cho hợp đồng có dẫn chiếu tới hoặc khi hợp

đồng, luật áp dụng cho hợp đồng, điều ước quốc tế có liên quan không điều chỉnh
hoặc điều chỉnh không đầy đủ về vấn đề tranh chấp. Tuy nhiên nên áp dụng tập
quán thương mại quốc tế kết hợp với các nguồn luật khác vì tập quán quốc tế về
thương mại thường không điều chỉnh mọi vấn đề, mà chỉ điều chỉnh một số vấn đề
về quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì các tập quán được áp dụng rộng rãi nhất là các
điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 1958 – 1980 – 1990 – 2000 – 2010 do
Phòng Thương mại quốc tế ICC soạn thảo và ban hành; UCP 500 – 600 về các quy
tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do ICC ban hành, Quy tắc thống
nhất về nhờ thu của ICC…
1.1.3.4. Các nguồn luật khác (án lệ, hợp đồng mẫu)
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế các bên còn sử dụng các phương
tiện khác như hợp đồng mẫu và án lệ.
Hợp đồng mẫu thường được soạn thảo bởi những chủ thể có uy tín hay những hiệp
hội chuyên nghiệp (ủy ban thương mại hay hiệp hội nghề nghiệp) hay những tổ
chức quốc tế. Hợp đồng mẫu gồm hợp đồng mang tính chất tổng hợp
(GENCON, SCANCON, NUVOY…) và hợp đồng mang tính chất chuyên dụng
(NOGRAIN 89, CEMENCO, EXONVOY, MOBILVOY 96, CUBARSUGAR…).
21
21

Việc dùng hợp đồng mẫu giúp cho việc đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra nhanh và
đơn giản hơn, từ đó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và
công sức.
Án lệ là các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa án, vốn rất phổ
biến ở các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ. Ở nước ta tuy án lệ không được thừa
nhận là nguồn luật điều chỉnh nhưng nếu thiếu các quy phạm pháp luật trong các
văn bản luật và dưới luật, việc xét xử các tranh chấp phát sinh vẫn dựa vào công văn
hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp
tương tự.

1.2. Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
1.2.1. Khái niệm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
Theo từ điển Luật học Black (Black’s Law Dictionary) do West Pub Co xuất bản
năm 1999 thì tranh chấp được định nghĩa là “sự mâu thuẫn, bất đồng; sự mâu thuẫn
về các yêu cầu hay quyền; sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đòi hỏi từ một bên được
đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược của bên kia”. Còn theo Đại từ điển
tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên) xuất bản năm 2013 thì tranh chấp là
“bất đồng, làm hoặc thực hiện một vấn đề nào đó trái ngược nhau…; giành giật;
giằng co nhau cái không rõ thuộc bên nào”. Như vậy, có thể hiểu tranh chấp là sự
bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong một mối quan hệ cụ
thể.
Trong thực tế, ở đâu có hoạt động kinh doanh, mua bán thì ở đó có tranh chấp phát
sinh. Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh vốn là thuật ngữ quen thuộc
trong đời sống kinh tế xã hội và từ khái niệm tranh chấp, có thể suy ra tranh chấp
thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa
các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Theo Điều 3 khoản 4
Luật Trọng tài thương mại 2010 có thể hiểu tranh chấp thương mại có yếu tố nước
ngoài là “tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có
yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự”. Hiện nay trên thế giới, tranh
chấp trong thương mại quốc tế thường phát sinh do các bên không thực hiện hoặc
22
22

thực hiện không đúng các thỏa thuận hoặc nghĩa vụ đối ứng trong các hoạt động
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, vận chuyển hàng hóa, đầu tư, tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác…
Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT là tranh chấp giữa các bên trong hợp
đồng về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ một hoặc nhiều nghĩa vụ
mà các bên đã cam kết trong hợp đồng. Rõ ràng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
mua bán hàng hóa phải hội tụ đủ các yếu tố như nó phải là những mâu thuẫn về

quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một mối quan hệ cụ thể, những mâu thuẫn
này phải phát sinh từ HĐMBHHQT giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước
khác nhau.
1.2.2. Đặc điểm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT là tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế nên sẽ chịu sự chi phối của các yếu tố cơ bản liên quan đến
hoạt động này như mục đích sinh lợi, các yêu cầu về thời cơ kinh doanh và yêu cầu
giữ bí mật thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa.
Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT giữa các chủ thể kinh doanh mà đa số là các
doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng các chủ thể kinh doanh này có trụ sở thương mại ở
các nước khác nhau hoặc có quốc tịch khác nhau.
Tranh chấp phát sinh trong HĐMBHHQT là tranh chấp có quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hóa tồn tại giữa các bên tranh chấp, vì thế sẽ xuất hiện yếu tố tài sản, gắn
liền với lợi ích và nghĩa vụ của các bên. Sự vi phạm nghĩa vụ của một bên sẽ làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên kia. Sự bất đồng hoặc mâu thuẫn giữa các
bên là hậu quả phát sinh từ sự vi phạm này và các bên tranh chấp có thể tự do định
đoạt và giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận.
Tóm lại có thể nhận xét rằng tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT mang những
đặc điểm chung của một tranh chấp nhưng bên cạnh đó nó cũng mang những đặc
điểm riêng của một tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa, cụ thể đó
là những tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Vì vậy
23
23

khi ký kết hợp đồng các thương nhân cần phải nhận thức và tiên liệu được các loại
tranh chấp có thể xảy ra để từ đó đưa ra các phương pháp, cách thức phòng tránh
cũng như phương pháp và cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ
HĐMBHHQT.
1.2.3. Phân loại tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
1.2.3.1. Tranh chấp về địa vị pháp lý của các chủ thể

Chủ thể của HĐMBHHQT có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có quốc tịch
khác nhau hoặc đặt trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Pháp luật của các nước
cũng có những quy định khác nhau về năng lực hành vi và năng lực pháp lý dẫn đến
những xung đột, phát sinh tranh chấp. Cụ thể sự khác nhau trong độ tuổi có đủ năng
lực hành vi dân sự của cá nhân do luật từng nước quy định có thể dẫn đến sự mẫu
thuẫn. Theo Điều 17, 18 và 19 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, người từ đủ 18
tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng tự quyết và
chịu trách nhiệm về hành vi của mình, tương tự Điều 488 Bộ luật Dân sự Pháp và
Luật ngày 5/7/1974 quy định “Tất cả mọi người tròn 18 tuổi là những người có năng
lực hành vi và có thể trở thành thương nhân”, trong khi đó luật pháp của Nhật Bản,
Thụy Sĩ yêu cầu là 20 tuổi và luật pháp của Anh và Hoa Kỳ là 21 tuổi. Luật pháp
của Anh, Hoa Kỳ quy định rằng quốc tịch của pháp nhân được xác định theo luật
pháp “nơi đăng ký điều lệ”; pháp luật của Ý quy định “nơi đặt trụ sở chính của pháp
nhân”; các nước Trung cận Đông đưa ra tiêu chuẩn “trung tâm hoạt động” để xác
định quốc tịch của pháp nhân.
1.2.3.2. Tranh chấp về hình thức hợp đồng
Hình thức của HĐMBHHQT, tùy theo từng hệ thống pháp luật khác nhau mà có
những quy định khác nhau về cách xác định hình thức HĐMBHHQT như thế nào là
hợp pháp.
Khi nói đến hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường có hai quan
điểm:
24
24

Quan điểm thứ nhất: hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được ký kết bằng
lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hay bằng bất kỳ hình thức nào khác do các bên
tự do thoả thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển, như Anh, Pháp, Mỹ…Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng ở một số
nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ thì hình thức văn bản là bắt buộc đối với các hợp
đồng có giá trị; còn một số nước theo hệ thống Civil Law như Pháp, Thụy Sỹ thì tự

do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản, chỉ cần sự thỏa thuận ý chí chung của các
bên đã được coi là đủ điều kiện đề hình thành nên hợp đồng mà không cần quy định
bắt buộc là bằng hình thức gì.
Quan điểm thứ hai: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được ký kết dưới
hình thức văn bản. Những nước nêu ra quan điểm này là một số nước có nền kinh tế
đang chuyển đổi như Việt Nam. Điều 27 khoản 2 LTM Việt Nam năm 2005 quy
định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn
bản hoặc bằng các hình thức có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức có giá
trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và
các hình thức khác theo quy định của pháp luật (điều 3 khoản 15 LTM Việt Nam
năm 2005).
Sự bất đồng quan điểm này làm cho Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua
bán quốc tế hàng hoá phải lựa chọn sự dung hòa bằng cách đưa vào Công ước
những quy định theo hướng công nhận cả hai điều khoản liên quan đến hình thức
của hợp đồng. Điều 11 của Công ước quy định rằng hợp đồng mua bán quốc tế hàng
hoá có thể được ký kết bằng lời nói và không cần thiết phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu
nào khác về mặt hình thức của hợp đồng. Còn điều 96 thì lại cho phép các quốc gia
bảo lưu, không áp dụng điều 11 trên nếu luật pháp của quốc gia đó quy định hình
thức văn bản là bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Điều này có
nghĩa là, nếu Việt Nam tham gia vào Công ước thì Việt Nam được quyền bảo lưu
không áp dụng điều 11 của Công ước vì pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế phải được ký kết bằng văn bản.
25
25

Như vậy, hình thức hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với HĐMBHHQT.
Doanh nhân Việt Nam khi ký kết hợp đồng, đặc biệt là
HĐMBHHQT thì dấu hiệu hình thức có tính bắt buộc các bên phải tuân thủ. Bởi khi
có sự vi phạm về hình thức hợp đồng thì hợp đồng có thể bị tuyên hủy do vô hiệu
hoặc nếu các bên không hiểu biết về pháp luật của đối tác quy định về hình thức của

loại hợp đồng mình giao kết thì việc phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn là điều khó
tránh khỏi.
1.2.3.3. Tranh chấp về nội dung hợp đồng
Nội dung của HĐMBHHQT thể hiện dưới dạng các điều khoản cụ thể của hợp
đồng do các bên tự do thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật
thương mại. Vì thế tranh chấp về nội dung của hợp đồng là những tranh chấp liên
quan đến các điều khoản chủ yếu sau:
Điều khoản tên hàng
Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa
vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi. Có nhiều cách thức khác
nhau để quy định tên hàng: tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học. Trong
thương mại quốc tế do tính chất đa dạng của tên gọi đối với hàng hóa, có thể tuy
cùng một loại hàng hóa nhưng mỗi nơi lại quy định và gọi tên khác nhau. Ngoài ra
còn có thể xảy ra mâu thuẫn giữa nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu với cơ quan hải
quan về tên gọi hàng hóa trong hợp đồng để xác định mức thuế suất cho hàng. Thế
nên nếu không quy định chặt chẽ trong hợp đồng về tên hàng thì có thể dẫn đến
tranh chấp trong HĐMBHHQT.
Điều khoản số lượng
Trên thị trường thế giới người ta sử dụng các hệ đo lường rất khác nhau cho nên
trong hợp đồng cần thống nhất về đơn vị tính số lượng, cách ghi số lượng/ khối
lượng…Ví dụ, về đơn vị đo cân nặng, trong khi Việt Nam sử dụng metric ton (1 MT
= 1000kg) thì ở Mỹ sử dụng short ton (1 ST = 907.18474 kg) và Anh dùng long ton
(1 LT = 1 016.04691 kg) hoặc về đơn vị đo dung tích, có nước áp dụng đơn vị tính

×