Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.95 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ANH
Họ và tên sinh viên: Triệu Lệ Quân
Mã sinh viên: 0852015220
Lớp: Anh 5
Khóa: 47
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Nguyễn Xuân Minh
TP. HCM, tháng 4 năm 2012
MỤC LỤC
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦY MẠNH XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH 4
1.1. Giới thiệu về thị trường cà phê tại Anh 4
1.1.1. Thị trường cà phê tại Anh 4
1.1.2. Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh 9
1.2. Sự cần thiết phải đầy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam
sang thị trường Anh 13
1.2.1. Lợi thế từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 13
1.2.2. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh 14
1.2.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh 14
1.3. Kinh nghiệm của Colombia về xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh
và bài học cho Việt Nam 16


1.3.1. Lý do chọn Colombia 16
1.3.2. Kinh nghiệm rút ra 16
1.3.3. Bài học cho Việt Nam 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG ANH GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 21
2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh giai
đoạn 2006 – 2011 21
2.1.1. Khối lượng xuất khẩu 21
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu 23
2.1.3. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu 25
2.1.4. Chất lượng cà phê xuất khẩu 26
2.1.5. Giá cả xuất khẩu 28
2.1.6. Kênh phân phối xuất khẩu 30
2.1.7. Phương thức vận tải 31
2.1.8. Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu 31
2.1.9. Nguồn cung cà phê xuất khẩu tại Việt Nam 33
2.2. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 38
2.2.1. Những thuận lợi và thành tựu đạt được 38
2.2.2. Hạn chế và thách thức 40
CHƯƠNG 3. ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG ANH GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 45
3.1. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp 45
3.1.1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp 45
3.1.2. Quan điểm khi đề xuất giải pháp 50
3.1.3. Mục tiêu của giải pháp 52
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường
Anh giai đoạn 2012 – 2016 52
3.2.1. Tăng cường liên kết bốn nhà 52
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam 55

3.2.3. Nhóm giải pháp ổn định nguồn cung hàng xuất khẩu 63
3.2.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 65
3.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường sự quản lý và điều phối của Nhà nước và
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà
phê 68
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC






























DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng Việt)
STT Từ viết tắt Nội dung
1 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
2 VICOFA Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng Anh)
STT Từ viết tắt Nội dung Nghĩa tiếng Việt
1 CIF Cost, Insurance, and
Freight
Giá thành, bảo hiểm, và
Cước phí
2 EU European Union Liên minh châu Âu
3 FAO Food and Agriculture
Organization
Tổ chức Lương Nông Liên
hiệp quốc
4 FOB Free On Board Giao hàng tại lan can tàu
5 FNC The Colombian Coffee
Growers’ Federation
(La Federación Nacional de
Cafeteros de Colombia)
Liên đoàn Nông dân trồng
cà phê quốc gia Colombia
6 GSP The Generalized System of

Preferences
Hệ thống Ưu đãi Thuế suất
phổ cập
7 HACCP Hazard Analysis and
Critical Ccontrol Points
Hệ thống phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới
hạn
8 HS Harmonized Commodity
Description and Coding
System
Hệ thống điều hòa mô tả và
mã hóa hàng hóa
9 ICO International Coffee
Organization
Tổ chức Cà phê Thế giới
10 INCOTERMS International Commerce
Terms
Các điều khoản
thương mại quốc tế
11 ISO International Organization
for Standardization
Tổ chức Quốc tế về tiêu
chuẩn hoá
12 ITC International Trade Centre Trung tâm Thương

mại
quốc tế
13 LIFFE London International
Financial Futures and

Options Exchange
Thị trường kỳ hạn quốc tế
Luân Đôn
14 OTA Ochratoxyn A Độc tố gây ung thư trong cà
phê
15 RCA Revealed Comparative
Advantage
Lợi thế so sánh biểu hiện
16 SPS Sanitary and Phytosanitary
measures
Quy định về Biện pháp
kiểm dịch động thực vật
17 UKTI UK Trade & Investment Cơ quan thương mại và đầu
tư Anh
18 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế
giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng biểu Trang
Bảng 1.1. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Anh giai đoạn
2006 – 2011
7
Bảng 1.2. Biểu thuế nhập khẩu cà phê của vương quốc Anh 10
Bảng 1.3. Chỉ số RCA của cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 13
Bảng 1.4. Số liệu thương mại giữa Việt Nam – Anh trong giai đoạn
2006 – 2011
14
Bảng 2.1. Khối lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường Anh giai đoạn
2006 – 2011
21
Bảng 2.2. Kim ngạch cà phê xuất khẩu vào thị trường Anh giai đoạn

2006 – 2011
23
Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu sang Anh giai đoạn
2006 – 2011
25
Bảng 2.4.
Tiêu chuẩn phân loại cà phê nhân theo TCVN 4193:2005
27
Bảng 2.5.
Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn
2006 – 2011
34
Bảng 3.1.
Dự báo sản lượng cà phê của một số nước xuất khẩu
chính trên thế giới niên vụ 2011/2012
45
Biểu đồ 1.1. Khối lượng nhập khẩu mặt hàng cà phê của vương quốc
Anh giai đoạn 2006 – 2011
5
Biểu đồ 1.2. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê của vương quốc
Anh giai đoạn 2006 – 2011
6
Biểu đồ 1.3. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê vào Anh
giai đoạn 2006 – 2011
9
Biểu đồ 2.1. Biến động giá cả cà phê thế giới giai đoạn 2006 – 2010 28
Biểu đồ 2.2. Giá xuất khẩu trung bình của Cà phê thô Việt Nam, niên
vụ 1990/1991 – 2010/2011
29
Biểu đồ 3.1. Lượng tiêu thụ cà phê tại Anh giai đoạn 2006 – 2010 49

Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối cà phê tại thị trường Anh 30
8
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
năm 2007, tình hình thương mại của Việt Nam đã có nhiều thuận lợi và bước tiến rõ
rệt. Đặc biệt, năm 2011 chứng kiến sự hồi phục của nền kinh tế thế giới nói chung,
cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong năm này, tổng trị giá xuất khẩu của
Việt Nam đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm 2010 và vượt 22% so với kế
hoạch đặt ra của năm 2011; trong đó, xuất khẩu cà phê Việt Nam đóng góp 2,75 tỷ
USD, tăng 48,7% so với năm 2010. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan
Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, chiếm 20% trong
tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đứng vị trí thứ ba sau mặt hàng gạo
và cao su (Thống kê hải quan, 2012). Các thị trường xuất khẩu truyền thống của cà
phê Việt nam như Hoa Kỳ, Đức, Bỉ và Italia đạt giá trị cao và có mức tăng trưởng
khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, trong tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam bắt
đầu có dấu hiệu bão hòa tại các thị trường này do sự cạnh tranh gay gắt với các
thương hiệu cà phê lớn trên thế giới và các quy định khắt khe về hàng nhập khẩu
cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quốc gia này, điều cần thiết cho các nhà
xuất khẩu Việt Nam hiện nay là định hướng xuất khẩu đến các thị trường mới hơn,
có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Thị trường Anh là thị trường phát triển và là một trong những thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu. Trong những năm qua, kim
ngạch thương mại giữa Việt Nam và Anh có xu hướng không ngừng gia tăng; trong
đó, cà phê là một trong những mặt hàng có tiềm năng lớn khi xuất khẩu sang thị
trường này. Theo số liệu thu thập từ Tổ chức Cà phê thế giới, bình quân đầu người
tại anh tiêu thụ khoảng 3 kg cà phê trong năm 2010. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu cà
phê của Anh là rất lớn do điều kiện tự nhiên tại quốc gia này không đáp ứng tốt cho
việc canh tác cà phê. Hiện Anh đang nhập khẩu ròng về cà phê từ các quốc gia như
Đức, Colombia, Brazil, Netherlands, và Việt Nam. Nhìn chung, thị trường Anh

không tồn tại nhiều rào cản thương mại, ngoại trừ các luật lệ và quy định áp dụng
chung cho các thành viên thuộc khối Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Anh đặc biệt
chú trọng đến vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, và bao gói, nhãn mác
9
cho hàng hóa nhập khẩu. Điều đáng mừng là Việt Nam cho đến nay chưa gặp phải
nhiều vướng mắc từ những quy định nêu trên. Từ những đặc điểm nêu trên, thị
trường Anh sẽ là một trong những thị trường mục tiêu đầy tiềm năng cho cà phê
Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh
giai đoạn 2006 – 2011, từ đó đề ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang thị trường này giai đoạn 2012 – 2016.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động xuất khẩu cà phê củaViệt
Nam sang thị trường Anh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Anh.
- Thời gian: thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh
trong giai đoạn 2006 – 2011 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang
Anh trong giai đoạn 2012 – 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống
kê, so sánh và đánh giá số liệu thứ cấp từ các sách báo, tạp chí, và Internet.
5. Kết cấu khóa luận
Để đạt được mục đích nghiên cứu, ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt,
danh mục bảng biểu, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được thực hiện bao
gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh
và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị
trường Anh.

- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giai
đoạn 2006 – 2011.
- Chương 3: Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giai
đoạn 2012 – 2016.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS., TS. Nguyễn Xuân Minh đã
10
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy giáo, cô giáo trường
Đại học Ngoại thương đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu tại trường.
Ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả
đã chú ý đầu tư nghiêm túc để nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, do sự hạn chế về
thời gian chuẩn bị, nguồn tài liệu tham khảo, năng lực chuyên môn cũng như kinh
nghiệm thực tiễn nên khóa luận không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến của quý thầy cô giáo và người đọc để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Sinh viên thực hiện
Triệu Lệ Quân
11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦY MẠNH MẶT
HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH
1.1. Giới thiệu về thị trường cà phê tại Anh
1.1.1. Thị trường cà phê tại Anh
1.1.1.1. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng
Mặc dù cà phê xuất hiện tại Anh từ thế kỷ 16, nhưng người Anh chỉ chính thức
biết đến loại thức uống này từ thập kỷ 50. Tuy nhiên, loại cà phê được bày bán trên
thị trường bấy giờ hầu hết có chất lượng từ kém đến trung bình. Lý do chính cho
việc thiếu thốn nguồn hàng cà phê chất lượng cao là do Anh vẫn còn một số hạn chế
về thương mại bằng đồng đô la Mỹ; vì vậy, nguồn cà phê chủ yếu của Anh được

nhập từ Brazil bằng phương thức hàng đổi hàng (Richard Clark, 1994, tr.1, 2).
Văn hóa cà phê chính thức tồn tại ở Anh từ những năm cuối thập niên 80. Vào
lúc này, người tiêu dùng Anh bắt đầu mua và thưởng thức những loại cà phê chất
lượng cao, các loại cà phê hòa tan, và cà phê trở thành thức uống phổ biến khi họ
gặp gỡ bạn bè sau giờ làm và những khi rảnh rỗi. Trong giai đoạn này, người dân
Anh tiêu thụ cà phê rang là chính (Richard Clark, 1994, tr.4).
Trong những thập kỉ vừa qua, mặc dù trà vẫn là thức uống chính của người
dân nước Anh, nhưng sự thay đổi của thời đại đã khiến cà phê ngày càng được ưa
chuộng và đã trở thành thức uống không thể thiếu tại các hộ gia đình, văn phòng
làm việc ở Anh Quốc. Theo ước tính, người dân Anh Quốc tiêu thụ 70 triệu ly cà
phê mỗi ngày. Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tính theo bình
quân đầu người năm 2010, mỗi người dân nước Anh tiêu thụ đến 3kg cà phê, chủ
yếu là cà phê hòa tan. Cà phê hiện nay vẫn đóng vai trò là loại thức uống công
nghiệp. Đối với người Anh, họ chủ yếu vẫn giữ thói quen pha thức uống tại nhà.
Tuy nhiên, sự ra đời của các máy pha cà phê thế hệ mới đã góp phần làm cho việc
pha cà phê tại nhà trở nên dễ dàng hơn, và vì vậy, lượng tiêu dùng cà phê rang xay
cũng có xu hướng tăng trong những năm qua (International Coffee Council, 2011,
tr.11, 12).
Nằm trong khu vực các nước có nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng Anh
thuộc nhóm những người tiêu dùng khó tính. Họ có yêu cầu cao về chất lượng cà
12
phê, và quan tâm đặc biệt đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như các vấn
đề về nhãn mác sản phẩm hay bảo vệ môi trường; hơn nữa, để thay đổi thói quen và
tư duy tiêu dùng của họ là một việc hết sức khó khăn (The Guardian News, 2011).
1.1.1.2. Khối lượng nhập khẩu
Biểu đồ 1.1. Khối lượng nhập khẩu mặt hàng cà phê của vương quốc Anh giai
đoạn 2006 – 2011
(Đơn vị tính: tấn)
(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống
kê Liên hiệp quốc)

Anh là một trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê khối lượng lớn trên
thế giới. Mặc dù khối lượng nhập khẩu có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu
hướng tăng trưởng qua các năm. Năm 2007, khối lượng cà phê nhập khẩu của Anh
giảm 6,23% so với năm 2006 do giá cà phê thế giới tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, thị
trường cà phê nhanh chóng hồi phục trong giai đoạn 2007 – 2010. Theo đó, khối
lượng cà phê các loại nhập khẩu tại Anh tăng từ 2,93% đến 12,35%. Trong đó, năm
2008 và năm 2009 lần lượt có tỷ lệ tăng ở mức tương đối cao nhất và thấp nhất so
với năm trước tính cho cả giai đoạn. Năm 2011, lượng nhập khẩu cà phê tại Anh có
xu hướng giảm nhẹ so với năm trước; trên thực tế, con số này dừng lại ở mức
2,71%.
1.1.1.3. Kim ngạch nhập khẩu
Biểu đồ 1.2. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê của vương quốc Anh giai
đoạn 2006 – 2011
(Đơn vị tính: 1000 USD)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục
Thống kê Liên hiệp quốc giai đoạn 2006 – 2011)
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê các loại tại Anh có xu hướng tăng giảm
không ổn định trong giai đoạn 2006 – 2011, chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá cà phê
trên thế giới. Trong giai đoạn 2006 – 2007, tuy khối lượng nhập khẩu tại Anh có xu
hướng giảm, nhưng giá cà phê trên thế giới tăng đáng kể khiến cho kim ngạch nhập
13
khẩu mặt hàng này tăng tương ứng 15,16%, và kim ngạch nhập khẩu cà phê vào
Anh tiếp tục tăng 30,18% trong giai đoạn 2007 – 2008. Tuy nhiên, một lần nữa, giá
cà phê trên thế giới đã tác động đến kim ngạch nhập khẩu cà phê tại quốc gia này,
khiến kim ngạch nhập khẩu giảm 5,52% trong giai đoạn 2008 – 2009 tương ứng
với sự sụt giảm về giá, mặc dù khối lượng nhập khẩu vẫn trên đà tăng trưởng. Trong
giai đoạn 2009 – 2010, kim ngạch nhập khẩu tăng 14,88% là kết quả của việc tăng
lên đồng thời của khối lượng nhập khẩu và giá cà phê trên thế giới. Năm 2011 là
năm bội thu của ngành cà phê thế giới do sản lượng và giá cả tăng cao. Mặc dù
lượng cà phê nhập khẩu vào Anh trong năm này có dấu hiệu giảm sút, nhưng kim

ngạch nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ, vượt 39,31% so với năm trước.
1.1.1.4. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu
Mặt hàng cà phê nhập khẩu tại Anh bao gồm 5 loại, được phân chia theo Hệ
thống mã HS năm 2007, trong đó quy định:
090111: Cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein.
090112: Cà phê chưa rang, đã khử chất cafein.
090121: Cà phê rang, chưa khử chất cafein.
090122: Cà phê rang, đã khử chất cafein.
090190: Loại khác.
Bảng 1.1. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Anh giai đoạn 2006 – 2011
(Đơn vị tình: tấn, %)
Mã HS Cơ cấu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
090111
Khối lượng 115.213 113.481 117.645 123.739 133.253 141.159
Tỷ trọng 73,24 76,93 70,99 72,54 74,64 81,27
090112
Khối lượng 2.953 3.557 4.000 4.121 4.733 4.608
Tỷ trọng 1,88 2,41 2,41 2,42 2,65 2,65
090121
Khối lượng 36.726 28.345 42.006 40.634 36.552 25.460
Tỷ trọng 23,35 19,22 25,35 23,82 20,47 14,66
090122
Khối lượng 2.166 1.788 1.552 2.001 1.362 1.859
Tỷ trọng 1,38 1,21 0,94 1,17 0,76 1,07
090190
Khối lượng 251 336 529 93 2.623 595
Tỷ trọng 0,16 0,23 0,32 0,05 1,47 0,34
14
Tổng
cộng

Khối lượng 157.309 147.507 165.732 170.588 178.523 173.681
Tỷ trọng 100 100 100 100 100 100
(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống
kê Liên hiệp quốc giai đoạn 2006 – 2011)
Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu tại Anh giai đoạn 2006 – 2011
thay đổi không đáng kể, chủ yếu là nhập cà phê dưới dạng thô, chưa qua chế biến
hoặc chỉ qua chế biến đơn giản. Sản phẩm đầu ra đến với người tiêu dùng thường
thông qua các nhà máy rang xay, các cửa hàng bán lẻ, hoặc các siêu thị. Các loại cà
phê chưa khử chất cafein chiếm hơn 95% tỷ trọng nhập khẩu của Anh trong giai
đoạn này; cụ thể, loại cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein chiếm hơn 70% và
loại cà phê rang, chưa khử chất cafein chiếm từ 14,66% đến 23,35% trong tỷ trọng
nhập khẩu cà phê của Anh trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011. Trong khi đó,
loại cà phê chưa rang, đã khử chất cafein chỉ chiếm trung bình 2% tỷ trọng nhập
khẩu của Anh. Mặt khác, loại cà phê rang, đã khử chất cafein và các dạng khác của
cà phê cũng chỉ đóng góp dưới 1,5% tỷ trọng nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng
trong giai đoạn 2006 – 2011.
Ngoại trừ khối lượng nhập khẩu loại cà phê chưa rang, đã khử chất cafein có
xu hướng tăng dần qua các năm, các loại cà phê còn loại có xu hướng tăng giảm
không ổn định; tuy nhiên, không làm thay đổi cơ cấu chung trong giai đoạn 2006 –
2011. Ngoài ra, Việt nam cũng có xuất khẩu mặt hàng cà phê hòa tan sang thị
trường Anh; tuy nhiên, lượng xuất khẩu này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong
tổng khối lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh.
1.1.1.5. Nguồn cung cà phê trên thị trường Anh
Do điều kiện tự nhiên không phù hợp với việc trồng trọt, mặt hàng cà phê
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và cả cho mục đích tái xuất khẩu ở Anh chủ yếu vẫn
là nhập khẩu từ các nước sản xuất và xuất khẩu như Colombia, Brazil, Việt Nam,
Indonesia… và các nước nhập khẩu để tái xuất như Đức, Netherlands, Italia…
Trong đó, Đức đứng đầu trong danh sách các nhà xuất khẩu cà phê sang Anh, chiếm
13,3%, do vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa. Hơn nữa, Liên minh châu
Âu có chính sách giảm rào cản, và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các

nước thành viên để tăng sức cạnh tranh chung của toàn khối. Ba nhà xuất khẩu cà
15
phê hàng đầu thế giới cũng có mặt trong danh sách 5 đối tác xuất khẩu cà phê lớn
nhất của Anh, theo đó, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 8,61% tỷ trọng.
Nếu theo đuổi chính sách đầu tư và phát triển ngành cà phê hợp lý, Việt nam hoàn
toàn có khả năng thăng hạng trong thời gian tới.
Biểu đồ 1.3. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê vào Anh giai đoạn
2006 – 2011
(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống
kê Liên hiệp quốc giai đoạn 2006 – 2011)
1.1.2. Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh
1.1.2.1. Hàng rào thuế quan
Ngoài biểu thuế áp dụng chung cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước không
phải là thành viên Liên minh châu Âu (EU), hiện nay, Anh cũng áp dụng Hệ thống
Ưu đãi Thuế suất phổ cập (GSP) cho một số mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang
và kém phát triển. Theo đó, mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được hưởng
ưu đãi theo mức GSP tiêu chuẩn, có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2013. Do
đó, thuế suất áp dụng cho cà phê nhập khẩu từ Việt Nam sẽ thấp hơn so với mức
thuế thông thường áp dụng cho mặt hàng này. Hơn nữa, Việt Nam chủ yếu xuất
khẩu cà phê thô sang Anh – mặt hàng mà hầu như không chịu sự tác động của thuế
nhập khẩu. Chính điều này đã giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt
Nam.
Bảng 1.2. Biểu thuế nhập khẩu cà phê của vương quốc Anh
(Đơn vị tính: %)
Mã HS Mô tả
Thuế suất
thông thường
Thuế ưu
đãi GSP
090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein 0 0

090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất cafein 8.3 4.8
090021 Cà phê rang, chưa khử chất cafein 7.5 2.6
090122 Cà phê rang, đã khử chất cafein 9 3.1
09019010 Vỏ quả và vỏ lụa cà phê 0 0
16
09019090 Các chất thay thế có chứa cà phê 11.5 8
(Nguồn:European Commission Taxation and Customs Union, TARIC measure
information, 2011)
1.1.2.2. Hàng rào phi thuế quan
Quy định về tiêu chuẩn chất lượng
Cũng như các nhà nhập khẩu khác trong khối EU, vương quốc Anh áp dụng hệ
thống quản lý ISO cho hầu hết các mặt hàng nhập khẩu. Hệ thống quản lý chất
lượng này được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) xây dựng nhằm giúp cho các
quốc gia nâng cao việc quản lý chất lượng sản phẩm vả đảm bảo duy trì sự đồng
nhất về chất lượng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trên thế giới. Hiện nay,
hàng hóa nhập khẩu vào Anh cần đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO
9000:2005 hiện hành.
Ngoài ra, Anh hiện nay cũng áp dụng tiêu chuẩn ISO 10470:2004 cho mặt
hàng cà phê chưa rang. Theo ISO 10470:2004, chất lượng cà phê được quyết định
dựa trên khối lượng hạt lỗi có trong cà phê gồm hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ. Theo đó,
quy chuẩn TCVN 4193: 2005 của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các hệ
thống tiêu chuẩn đã nêu. Hơn nữa, vấn đề môi trường cũng là một trong những tiêu
chuẩn đặt ra cho các nhà xuất khẩu cà phê vào thị trường Anh khi yêu cầu về cà phê
có Chứng nhận ngày càng trở nên phổ biến như: Organic (Chứng nhận cà phê được
trồng hữu cơ, thân thiện với môi trường), 4C hay UTZ Certified (Bộ nguyên tắc sản
xuất và chế biến cà phê theo phương pháp bền vững). Các tiêu chuẩn này tuy không
bắt buộc nhưng sẽ trở thành ưu thế của các nhà xuất khẩu cà phê trên thế giới
(International Trade Centre, 2010).
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Là một thị trường tương đối khó tính trong nhóm thị trường EU, vương quốc

Anh đặc biệt chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe
và lợi ích cho người tiêu dùng của quốc gia này. Theo đó, các nhà nhập khẩu Anh
quy định chặt chẽ về việc nhập khẩu hàng hóa tuân thủ nghiêm ngặt quy định SPS
về Biện pháp kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) áp
dụng cho các quốc gia thành viên. Hàng hóa nhập khẩu vào Anh phải được chứng
nhận đáp ứng tiêu chuẩn HACCP – hệ thống quản lý vấn đề an toàn thực phẩm
17
thông qua hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu
trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm – để đảm bảo chất lượng sản phẩm
được quản lý chặt chẽ trong quá trình sản xuất theo quy định EC 852/2004. Ngoài
ra, các loại mặt hàng trên thị trường Anh còn chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc
chung và yêu cầu của luật thực phẩm theo quy định EC 178/2002 và các văn bản
khác quy định mức dư lượng hóa chất tối đa cho phép trong thực phẩm (Digby
Gascoine, Lê Thanh Hòa và Nguyễn Tử Cương, 2009, tr.7).
Năm 2005, Ủy ban châu Âu đã ban hành văn bản EC No.123/2005, thay thế
cho văn bản EC No.466/2001 trước đây quy định về ngưỡng Ochratoxyn A (OTA)
tối đa trong cà phê, áp dụng cho các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu,
trong đó có Anh kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2005. Hiện nay, Ochratoxyn A (OTA)
được biết như một loại nấm mốc có khả năng gây ung thư cho con người; theo đó,
hàm lượng Ochratoxyn tối đa được phép có trong cà phê nhân rang là 5 phần tỷ, và
trong cà phê hòa tan là 10 phần tỷ (International Coffee Organization, 2005).
Quy định về bao gói và nhãn mác
Vương quốc Anh cũng là một trong những quốc gia có quy định khắt khe về
vấn đề bao gói và nhãn mác của hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, tất cả hàng hóa nhập
khẩu, đặc biệt đối với những hàng hóa không có xuất xứ từ châu Âu, phải có nhãn
mác gắn với mặt hàng tương ứng và phải ghi rõ nguồn gốc, cân nặng, kích thước và
thành phần cấu tạo của sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng. Trong trường hợp nhãn mác không thể gắn hoặc đóng dấu trực tiếp trên sản
phẩm thì thông tin hàng hóa phải được thể hiện rõ trên phiếu đóng gói đi kèm hoặc
ghi trên tờ giấy riêng để giải thích thông tin về hàng hóa. Riêng đối với mặt hàng cà

phê đã qua chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, hay cà phê đóng lon, nhãn
mác gắn với hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục
thành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian và cách sử dụng, địa chỉ của
nước sản xuất hoặc nơi sản xuất, cùng với các điều kiện bảo quản sản phẩm, mã số
và mã vạch để nhận dạng lô hàng. Các quy định về bao gói và nhãn mác chủ yếu
được quy định trong các văn bản sau: Directives 2000/13/EEC on the Labeling,
Presentation and Advertising of Foodstuffs, 90/496/EEC Directive on Nutrition
Labeling of Foodstuffs (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc Giang,
18
2011).
Quy định về chứng từ nhập khẩu
Thủ tục và hồ sơ nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh nhìn chung vẫn tuân
theo các quy định của Liên minh châu Âu (EU) về nhập khẩu hàng hóa. Bộ hồ sơ
xuất trình khi nhập khẩu bao gồm chứng từ hàng hóa và chứng từ thương mại, chi
tiết như sau:
+ Hoá đơn thương mại;
+ Vận đơn đường biển hoặc đường hàng không;
+ Phiếu đóng gói;
+ Tờ khai thuế;
+ Các chứng từ bảo hiểm;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ, các chứng từ và
giấy chứng nhận khác (nếu có).
Do những yêu cầu khắt khe về chất lượng và bao gói, nhãn mác hàng hóa
nhập khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ và Phiếu đóng gói hàng hóa nhập khẩu là yêu
cầu bắt buộc khi xuất khẩu hàng hóa sang Anh và phải chi tiết, phù hợp với yêu cầu
của các nhà nhập khẩu. Trong một số trường hợp, Anh còn yêu cầu xuất trình Giấy
chứng nhận vệ sinh dịch tễ hoặc các giấy chứng nhận về chất lượng khi tiến hành
thông quan. Ngoài ra, tất cả chứng từ dùng để thông quan nhập khẩu đều phải viết
bằng tiếng Anh để thuận tiện cho quá trình thông quan được thực hiện nhanh chóng
(Võ Trúc Phương, 2010).

1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam
sang thị trường Anh
1.2.1. Lợi thế từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Theo lý thuyết về “Lợi thế so sánh“ của Ricardo, quốc gia có lợi thế so sánh,
tức là sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn so với các nước khác, về mặt hàng
nào thì nên chuyên môn hóa để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đó. Lợi thế so sánh
này được thể hiện qua chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (Revealed Comparative
Advantage – RCA). Hiện nay, cà phê được xem là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam và có chỉ số RCA khá cao. Do đó, Việt Nam cần tập
trung sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.
19
Bảng 1.3. Chỉ số RCA của cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
RCA 25,5 30,4 25,9 18,9 16,2
(Nguồn: Trade Competitive Map – International Trade Centre, 2012)
Hơn nữa, Việt Nam có lợi thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp để
trồng nhiều loại nông sản, trong đó có cà phê. Một mặt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở
miền Nam và khu vực Tây Nguyên phù hợp với việc canh tác cà phê vối (Robusta);
mặt khác, khí hậu lạnh và khô hanh vào mùa đông ở các tỉnh miền Bắc lại thích hợp
cho việc trồng cà phê chè (Arabica). Ngoài điều kiện về khí hậu, đất đỏ Bazan ở
vùng Tây Nguyên cũng tạo điều kiện phát triển tốt cho cây trồng.
Nguồn nhân lực dồi dào cũng được xem là một trong những lợi thế của Việt
Nam từ trước đến nay. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam khoảng 51,39 triệu người, chiếm
58,5% trong tổng số 87,84 triệu dân. Trong đó, 46,48 triệu người trong độ tuổi lao
động và cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm thủy sản, chiếm 48 %. Chính
nguồn lao động dồi dào và giá rẻ này đã tăng sức cạnh tranh cho ngành cà phê Việt
Nam (Tổng cục thống kê, 2012).
Từ những lợi thế đã phân tích, tiềm năng cho cà phê Việt Nam là rất lớn để
tiến đến chiếm lĩnh thị trường quốc tế, và đóng góp tích cực cho quá trình hội nhập

của Việt nam với thế giới.
1.2.2. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh
Như đã đề cập ở trên, cà phê là ngành hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam,
đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê, sau Brazil, và đứng đầu thế giới về mặt
hàng cà phê Robusta. Năm 2011, xuất khẩu cà phê đóng góp 2,75 tỷ USD vào kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, ngành cà phê còn đóng góp vào sự phát
triển kinh tế – xã hội của Việt Nam khi giải quyết vấn đề việc làm và tận dụng
nguồn lao động dồi dào trong nước. Hiện nay, cà phê là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 2 sau gạo trong nhóm nông sản.
Thị trường Anh được đánh giá là thị trường tiềm năng cho thương mại Việt
Nam nói chung, và cho xuất khẩu cà phê nói riêng. Dù chè vẫn là thức uống chính
thống của quốc gia này, nhưng xu hướng tiêu dùng cà phê ngày càng tăng lên theo
20
sự tiến bộ và phát triển của xã hội đã mở ra cánh cửa mới cho các nhà xuất khẩu cà
phê. Trong tình hình các thị trường xuất khẩu cà phê truyền thống của Việt Nam bắt
đầu có dầu hiệu bão hòa thì việc khai thác các thị trường mới nổi như Anh nhiều
khả năng mang lại dấu hiệu khởi sắc cho xuất khẩu của cà phê Việt Nam. Như số
liệu thể hiện ở Biểu đồ 1.3, trong giai đoạn 2006 – 2011, Việt Nam xếp thứ 5 trong
top 10 đối tác nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh, và vẫn còn tiềm năng phát triển
trong thời gian tới.
1.2.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh
Bảng 1.4. Số liệu thương mại giữa Việt Nam – Anh trong giai đoạn 2006 –
2011
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Kim ngạch xuất khẩu 1.179,7 1.431,3 1.581,0 1.329,2 1.681,9 2.398,2
Kim ngạch nhập khẩu 202,1 237,0 386,3 395,5 511,1 646,1
Xuất siêu 977,6 1194,3 1194,7 933,7 1170,8 1752,1
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan và Tổng cục thống kê
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011)

Quan hệ thương mại Việt nam – Anh đang phát triển theo đà tích cực trong
thời gian qua. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng không ngừng, và
Anh được xem là một trong những đối tác lớn và quan trọng nhất của Việt Nam
trong EU.
Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh luôn ở trạng thái lạc
quan và sẵn sàng hợp tác. Trong những năm này, kim ngạch thương mại giữa Việt
Nam và Anh có xu hướng tăng trưởng và duy trì tình trạng xuất siêu từ Việt Nam
sang Anh. Năm 2007, bức tranh thương mại của Việt Nam và Anh khá nhộn nhịp
khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng nhanh, vượt 21,33% so với
năm 2006. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động lên một trong
những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới này cũng như ảnh hưởng không ít đến
các nước đang phát triển như Việt Nam, khiến mức tăng trưởng xuất khẩu từ Việt
21
Nam sang Anh trong năm 2008 đi chậm lại, chỉ vượt 9,49% so với năm trước. Dư
âm của cuộc khủng hoảng này tiếp tục kéo dài đến năm 2009 và ảnh hưởng mạnh
mẽ đến kinh tế toàn cầu, khiến kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh giảm
duy nhất trong năm này khi xem xét cả giai đoạn 2006 – 2011. Nhờ kế hoạch giải
quyết khủng hoảng tối ưu, Anh đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính một cách
nhanh chóng, và sự hồi phục của kinh tế toàn cầu đã khiến kim ngạch xuất khẩu
tăng vọt 26,53% trong năm 2010 và 42,59% trong năm 2011, so với cùng kỳ năm
trước. Trong khi đó, cùng với những thay đổi của nền kinh tế thế giới, kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa từ Anh vào Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng dù
không đều đặn qua các năm, từ 2,38% đến 63%.
Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh
nghiệp trong nước hợp tác thương mại và đầu tư với các nền kinh tế mới nổi, trong
đó có Việt Nam. Một khảo sát được thực hiện bởi Cơ quan thương mại và đầu tư
Anh (UK Trade & Investment – UKTI) cho thấy Việt nam là điểm đến đầu tư hấp
dẫn đứng thứ 2 sau Trung Quốc trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam của mình, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Anh cũng
bày tỏ rằng Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và được kỳ vọng đạt mức

tăng trưởng 7% trước năm 2015 (Foreign & Common wealth Office, 2011).
Ngày 26 tháng 1 năm 2011, đại diện Chính phủ Anh và Việt Nam đã ký kế
hoạch hành động Việt Nam – Anh nhằm thực thi Tuyên bố chung về việc thiết lập
quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Anh được ký vào tháng 9 năm 2010 và đưa
ra sáng kiến hợp tác trên bảy lĩnh vực trong năm 2011 . Theo đó, Chính phủ hai
nước sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như giáo dục, thương mại
và đầu tư, và mở rộng hợp tác về các vấn đề liên quan đến khu vực và toàn cầu như
tự do thương mại, phát triển quốc tế và hạn chế việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng
loạt. Kế hoạch hành động này đã mở đường cho việc thực thi cam kết giữa hai nước
về cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời mở rộng sự hiện diện trong lĩnh vực
đầu tư và thương mại của Anh tại Việt Nam (Thu Nguyệt, 2011).
1.3. Kinh nghiệm của Colombia về xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh
và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Lý do chọn Colombia
22
Colombia có lịch sử trồng cà phê lâu đời từ năm 1787 và bắt đầu xuất khẩu cà
phê từ năm 1835. Hiện nay, Colombia là quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu
cà phê, sau Brazil và Việt Nam. Tuy sản lượng cà phê do quốc gia này sản xuất
hằng năm không quá lớn, nhưng lại đứng đầu về chất lượng cà phê và giá xuất khẩu
mặt hàng này luôn ở mức cao, vượt hơn nhiều quốc gia sản xuất cà phê khác có sản
lượng cao hơn.
Tuy xếp hạng sản lượng cà phê xuất khẩu của Colombia thấp hơn so với Việt
Nam, nhưng Colombia lại có lợi thế rất lớn về mặt hàng cà phê Arabica, trong khi
sản lượng loại cà phê xuất khẩu này của Việt Nam hầu như luôn ở mức thấp trong
những năm vừa qua. Chính sản lượng cà phê Arabia dồi dào đã mang lại cho
Colombia nguồn thu xuất khẩu khổng lồ.
Trong giai đoạn 2006 – 2011, Colombia có kim ngạch xuất khẩu cà phê đứng
thứ hai vào thị trường Anh, sau Đức, và là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào
Anh cao nhất trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.
1.3.2. Kinh nghiệm rút ra

Thứ nhất, Liên đoàn Nông dân trồng cà phê quốc gia Colombia - The
Colombian Coffee Growers’ Federation (La Federación Nacional de Cafeteros de
Colombia) – FNC đã đóng góp to lớn cho thành công của việc sản xuất và xuất
khẩu cà phê của quốc gia này. Được thành lập từ năm 1927 bởi chính những người
trồng cà phê, FNC đã kết nạp hơn 500.000 thành viên, và xây dựng nhiều học viện
nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng cà phê kể từ Trung tâm nghiên cứu cà phê
quốc gia thành lập năm 1938. Ngoài ra, FNC còn có hơn 800 chuyên gia cố vấn
nông nghiệp, hơn 100 nhà khoa học và hóa học sẵn sàng đóng góp vào việc nghiên
cứu và phát triển cà phê của quốc gia, và hiện đất nước này cũng sở hữu một trong
những trung tâm nghiên cứu và phát triển cà phê hàng đầu thế giới. Nhờ vậy, chất
lượng cà phê Colombia luôn được đánh giá cao, ổn định, và là thương hiệu được
chứng nhận trên toàn thế giới. Đại diện cho các thành viên của Liên đoàn, FNC đã
giúp cho cà phê Colombia bán trên thị trường với giá tương đối cao. Hơn nữa, FNC
còn thực hiện chính sách bảo đảm giá như một bước đệm giúp nông dân chống lại
những bất thường và khó lường của thị trường cà phê quốc tế; nhờ đó, thu nhập của
người nông dân được bảo đảm đầy đủ và ổn định.
23
Dù thế, FNC không được xem là một tổ chức từ thiện, mà là một doanh nghiệp
thương mại có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Sự thành công của FNC có
nhìn chung do các yếu tố sau:
+ Đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng tổ chức; ngoài ra, họ còn có kinh
nghiệm và năng lực phù hợp bởi họ xuất thân từ những nông dân trồng cà phê; và vì
thế, họ có thể vận dụng chuyên môn của mình trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
đáp ứng cho ngành.
+ Cơ chế quản lý ổn định là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của Liên
đoàn. Mức lương cạnh tranh và môi trường làm việc tốt là yếu tố để giữ chân các
nhân viên, các cố vấn và nhà khoa học đóng góp cho ngành.
+ Khả năng tài chính là lợi thế của Liên đoàn. Mức thu nhập ổn định từ cà phê
đủ để đáp ứng các yêu cầu về đầu tư mạng lưới kho hàng và vận chuyển; thậm chí
là hỗ trợ nông dân khi giá cả xuống dốc nhanh chóng.

+ Hơn nữa, FNC là một tổ chức phi chính trị, không chịu sự quản lý của Chính
phủ hay bất cứ một Tổ chức quốc tế nào, và hoàn toàn dân chủ. Vì thế, hoạt động
của Liên đoàn không bị ảnh hưởng nếu những vấn đề chính trị phát sinh trong nước.
Những điểm mạnh của FNC được tóm gọn trong 3 vấn đề sau:
+ Sản xuất với khối lượng lớn mang lại lợi thế về quy mô cho nền kinh tế ,
đồng thời ảnh hưởng đến giá. Khi giá cà phê thế giới giảm đến mức quá thấp, Liên
đoàn sẽ lựa chọn lưu giữ hàng trong mạng lưới kho hàng, và bán ra khi giá cả bắt
đầu hồi phục.
+ Colombia đã xây dựng mạng lưới thị trường dựa trên chất lượng cà phê tốt –
với hơn 20% cà phê thượng hạng. Tên thương mại Juan Valdez đã đã xây dựng nên
thương hiệu cho cà phê Colombia.
+ Liên đoàn đại diện cho nông dân trồng cà phê ký kết những hợp đồng lớn
với các nhà máy chế biến, điều mà những cơ sở kinh doanh nhỏ khó mà thực hiện
được.
Thứ hai, phương pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu cũng là một yếu tố
quan trọng cho thành công của cà phê Colombia. Đặc biệt, chiến dịch quảng bá sản
phẩm qua hình ảnh Juan Valdez giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận diện thương
hiệu Colombia với chất lượng và hương vị tuyệt vời. Thông qua các kênh thông tin
24
đại chúng, hình ảnh người nông dân cẩn thận hái nhặt từng hạt cà phê chín trên các
cánh đồng cà phê với người dẫn chương trình Juan Valdez mang lại cho khách hàng
ấn tượng sâu đậm về việc cà phê Colombia được trồng và hái bởi những người hết
sức chuyên nghiệp, với rất ít sự trợ giúp từ máy móc. Chính vì vậy, người tiêu dùng
am hiểu hơn về cà phê Colombia và tạo cơ hội thâm nhập thị trường tuyệt vời cho
sản phẩm của quốc gia này. Chiến lược này vẫn còn được Colombia duy trì sử dụng
đến hiện nay và tác động mạnh mẽ vào tiềm thức của khách hàng về một thương
hiệu uy tín, với chất lượng hảo hạng, đảm bảo, và từ đó, mang lại cho Colombia vị
thế như hiện nay trên thị trường cà phê thế giới nói chung, và thị trường Anh nói
riêng (Jeffery W. Bentley và Peter S. Baker, 2000, tr.4,5).
Thứ ba, Colombia đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Arabica. Ngoài điều

kiện tự nhiên thuận lợi, chính kỹ thuật canh tác và phương pháp chế biến tiên tiến
đã giúp Colombia thành công trong việc sản xuất loại cà phê có chất lượng cao và
hương vị đặc trưng. Tuy thời gian qua, Colombia vẫn gây ấn tượng với người tiêu
dùng trên thế giới về loại cà phê thượng hạng được sản xuất bởi những người
chuyên nghiệp, với sự trợ giúp rất ít từ máy móc, nhưng trên thực tế, cùng với sự
phát triển của xã hội, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đã
giúp Colombia có nhiều bước tiến trong sản xuất cà phê. Hiện nay, Colombia hầu
như chỉ sản xuất cà phê Arabica, và mang về cho quốc gia kim ngạch xuất khẩu dồi
dào mặc dù sản lượng cà phê thực tế trong những năm gần đây có xu hướng giảm.
1.3.3. Bài học cho Việt Nam
1.3.3.1. Tăng cường mối liên kết giữa nông dân trồng cà phê và vai trò của
Hiệp hội ngành hàng
Các hộ dân trồng cà phê ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn hoạt động theo quy
mô nhỏ lẻ, và rất cần có sự liên kết, hợp tác với nhau dưới mô hình hợp tác xã, và
chuyên môn hóa việc quản lý từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu nhằm tạo điều
kiện tốt cho họ áp dụng những cải tiến mới về mặt khoa học kỹ thuật giúp tăng năng
suất, phòng ngừa sâu bệnh, nâng cao chất lượng cây trồng. Hơn nữa, việc liên kết
này mở ra cơ hội sản xuất với quy mô lớn, hỗ trợ tốt cho hoạt động thu mua của các
doanh nghiệp; nhờ đó, đảm bảo nguồn cung và giúp ngành cà phê nước ta chủ động
về giá xuất khẩu trên thế giới.
25
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những đóng góp của FNC từ khía cạnh chuyên
môn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu
cà phê của Colombia ra thế giới. Từ ví dụ trên, Hiệp hội Cà phê – Ca cao việt Nam
(VICOFA) cần xây dựng đội ngũ cố vấn và chuyên gia để nghiên cứu và phát triển
giống cây trồng, đồng thời đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường các hoạt động hỗ
trợ sản xuất và xuất khẩu của nông dân. Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần thường xuyên
dự báo và cung cấp kịp thời thông tin về tình hình nguồn cung và biến động giá cà
phê trên thế giới để doanh nghiệp nắm bắt và chủ động trong kinh doanh.
1.3.3.2. Chú trọng đến nâng cao chất lượng cà phê và xây dựng thương

hiệu
Hiện nay, mặc dù nổi danh về xuất khẩu cà phê với khối lượng lớn, Việt Nam
vẫn chưa được thế giới chứng nhận về chất lượng tuyệt hảo như thành công mà
Colombia đã gặt hái. Vì vậy, hướng đi sắp tới của ngành không nên chỉ chú trọng
vào việc mở rộng diện tích trồng, mà cần phải tập trung phát triển theo chiều sâu,
nghĩa là đầu tư vào công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm từ khâu
thu hoạch cho đến chế biến.
Hơn nữa, khi thế giới ngày càng đánh giá cao về vai trò của thương hiệu, năng
lực cạnh tranh của cà phê Việt sẽ giảm sút đáng kể vì chưa chú trọng đúng mức vào
việc xây dựng và quảng báo thương hiệu trên thị trường quốc tế. Colombia là một ví
dụ điển hình cho việc xây dựng thương hiệu thành công, với chiến lược quảng bá
bền vững; nhờ đó, họ gặt hái được nhiều thành công khi xuất khẩu ra thị trường thế
giới. Việc tạo dựng và đầu tư đúng mức vào quảng bá thương hiệu sẽ là bước ngoặt
quan trọng để cà phê Việt Nam bước ra thế giới và phát huy hết tiềm năng của
mình.
1.3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu
Tuy Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về khối lượng các phê xuất khẩu, nhưng
phần lớn chỉ tập trung vào mặt hàng cà phê Robusta, đồng thời giá trị cà phê xuất
khẩu cũng không cao. Trong khí đó, mặt hàng cà phê Arabica có giá trị xuất khẩu
cao và được nhiều quốc gia ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, kể cả thị trường
Anh hay châu Âu nói chung. Như phân tích ở trên, Colombia đạt được nhiều thành
công nhờ xuất khẩu mặt hàng cà phê Arabica và thu về kim ngạch xuất khẩu cao.

×