Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Văn hóa trong quản lí và kinh doanh dịch vụ giải trí trong ngành du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.32 KB, 3 trang )

Văn hóa giải trí đã trở thành một khái niệm quen thuộc với công
chúng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở khắp các tỉnh thành trong
cả nước. Sở dĩ được như vậy là vì trong thời đại kinh tế thị trường phát
triển như hiện nay, mức thu nhập của người dân ngày càng được cải
thiện, kéo theo đó là nhu cầu giải trí ngày một cao và đa dạng. Trước
thực tế đó, các loại hình giải trí ở nước ta liên tục được đổi mới và phát
triển mạnh mẽ.
Vấn đề được các chuyên gia đặt ra ở đây là trong bối cảnh ngành
công nghiệp giải trí ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì
những người được đào tạo bài bản để quản lý các loại hình dịch vụ này
lại quá ít và chưa chính thức. Trong thời gian sắp tới, với mục tiêu phát
triển ngành này một cách bền vững, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cho
rằng chúng ta cần một nguồn nhân lực có chuyên môn cao, nghiệp vụ
giỏi.
1. Thực trạng của văn hóa trong quản lí và kinh doanh dịch vụ giải
trí:
1.1 Ưu điểm:
Ngành dịch vụ - giải trí – thể thao là ngành không trực tiếp sản xuất ra của
cải vật chất cho xã hội, nhưng nó chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.Vì
thế đây là một ngành tạo sức hấp dẫn rất lớn về thu nhập và nguồn nhân lực. Ở
các nước phát triển các ngành này chiếm trên 70 % GDP (tổng sản phẩm quốc
nội), trên 50 % ở các nước đang phát triển, trung bình quy luật chung là 45%, ở
Việt Nam các ngành này chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 35% GDP.
Các loại hình giải trí ngày càng đa dạng phát triển và có qui mô lớn nhiều
khu vui chơi giải trí được xậy dựng theo tiêu chuẩn quốc tế thu hút được nhiều
du khách trong và ngoài nước. Tiêu biểu như trung tâm thương mại và giải trí
trong lòng đât lớn nhất Châu Á tại khu đô thị Royal City với đầy đủ các hạng
mục và đắp ứng mọi yêu cầu tiêu dùng và giải trí của du khách. Theo đó,
Vincom Mega Mall Royal City không chỉ là nơi thỏa mãn nhu cầu mua sắm lớn
nhất cả nước với 600 gian hàng mà còn là khu vui chơi giải trí độc đáo, mới lạ
với nhiều hạng mục lớn nhất Việt Nam như: Công viên nước trong nhà Vinpearl


Water Park Royal City có diện tích 24.000m2, hoạt động 4 mùa và được xếp
vào top đầu Châu Á về độ hấp dẫn của các trò chơi; Quần thể sân băng tự nhiên
trong nhà - Vinpearl Ice Rink Royal City (3.000m2), công suất phục vụ là 150
khách/phiên, Vinpearl Ice Rink Royal City là sân trượt băng thật đầu tiên theo
tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam; Thế giới Games với nhiều trò chơi đa dạng
cùng KizCiti - “Thành phố hướng nghiệp thu nhỏ” dành cho trẻ em từ 3 - 15
tuổi học hỏi kỹ năng sống thông qua các mô hình nghề nghiệp sống động;
Bowling; Phố ẩm thực gồm hơn 200 nhà hàng; Rạp chiếu phim Platinum
Cineplex…
Cán bộ du lịch trong dịch vụ giải trí đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh, lấy trọng tâm là phong trào thi đua “ Vì khách hàng” với phương châm
là “ làm dịch vụ phải có lòng mến khách” thường xuyên nghiên cứu nắm bắt thị
trường cũng như tâm lí khách hàng, từ đó thống kê phân tích khoa học đề ra đối
sách kinh doanh và phục vụ ngày một tốt hơn. Minh chứng cho điều đó là quan
điểm của ông Nguyễn Đình Toàn tổng giám công ty du lịch Hospitality
Consulting về tuyển dụng nhân viên trong các dịch vụ của ngành du lịch nói
chung và ngành dịch vụ giải trí nói riêng. Ông cho rằng yếu tố quan trọng nhất
trong ngành dịch vụ giải trí là con người vì thế cần đặc biệt lưu ý 4 tiêu chuẩn
khi tuyển dụng nhân viên là : ngoại hình, ngoại ngữ, thời gian và thái độ sẵn
sang vì đây là một ngành nghề có yêu cầu khắc khe đòi hỏi sự tuân thủ cao, khi
gia nhập vào ngành người nhân viên phải sẵn sàng để phục vụ người khác.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ giải trí yêu cầu về trình độ
chuyên môn sâu của các doanh nghiệp ngày càng cao. Các doanh nghiệp ngày
càng quan tâm hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực Cụ thể như các doanh
nghiệp đã chủ động liên kết với các đơn vị đào tạo để rút ngắn được khoảng
cách giữ yêu cầu nguồn nhân lực và hệ thống đào tạo.
1.2 Hạn chế:
Chất lượng đội ngũ lao động trong ngành giải trí còn thấp, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ chưa đáp ứng được các yêu cầu phát
triển. Ví dụ như theo tổng cục du lịch mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40

nghìn lao động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng
15 nghìn người/năm trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng đại học trở
lên.
Đặc điểm của dịch cụ giải trí là không đồng đều và phụ thuộc phần
lớn vào sự cảm nhận của khách hàng cũng như thái độ phục vụ của nhân
viên. Nhu cầu của khách hàng rất khác nhau họ luôn đòi hỏi sự khác biệt
của các sản phẩm dịch vụ nhận được và luôn muốn thỏa mãn các nhu cầu
của mình nhưng lại bị giới hạn bởi khả năng chi trả nên một số đối tượng đã
tìm đến các loại hình giải trí phổ thông như đi công viên, chơi game…
nhưng đương nhiên là sự thỏa mãn của các loại hình này không cao. Thái
độ phục vụ của nhân viên cũng là yếu tố quan trọng nói lên biên độ dao
động không đồng đều của ngành dịch vụ giải trí, một số nhân viên có nhận
thức kém về vị trí mình đang làm nên gây ra tâm lí chán chường và không
muốn làm hết khả năng và năng lực của mình bên cạnh đó tình trạng sức
khỏe của nhân viên cũng gây ra sự thay đổi trong mỗi lần phục vụ khách
hàng.
Qui mô tại một số điểm du lịch vui chơi giải trí phục vụ cho tầng lớp
bình dân còn nhỏ không thể đáp ứng nhu cầu của du khách vào các dịp lễ
tết. Ví dụ như vào ngày 2/9 vừa qua tại các điểm vui chơi giải trí của Hà
Nội số lượng người đến tham gia khá đông đúc thậm chí là quá tải tại một
số điểm như vườn thú Thủ Lệ, công viên Lê Nin, lăng Bác Hồ…

×