Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

D:Bệnh xương khớp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.55 KB, 46 trang )

Bệnh xương khớp
Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Đông y
Phong tà: Với đặc điểm thường xuyên
di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau).
Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp, gây nên đau ở cơ, ở gân, ở khớp làm vận động khó
khăn, song không có nóng, đỏ, đau.
Hàn tà: Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đề ngưng trệ, huyết trệ
nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí
huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn
hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm…
Thấp tà: Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong
bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch
khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). Thấp có
thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn
thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp
hoá nhiệt thành thấp nhiệt.
Điều trị:
Nguyên tắc chung:
Thông kinh hoạt lạc; Làm ấm; Táo thấp; Thư cân hoạt lạc; Hoạt huyết, hoá ứ; Lý khí; Thanh nhiệt, táo thấp.
Tùy từng thể bệnh mà có thể áp dụng một số bài thuốc sau:
Do phong hàn:
Phép trị: Sơ phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết. Dùng bài Độc hoạt ký sinh thang: độc hoạt 12g, ngưu tất,
bạch thược, đương quy, thục địa, tang ký sinh, đảng sâm, phục linh, đại táo đều 12g; phòng phong, đỗ
trọng, cam thảo đều 8g; tế tân, quế chi đều 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Do phong nhiệt:
Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc làm chính phụ thêm sơ phong, thông lạc. Dùng bài Thạch cao tri mẫu quế chi
thang (Bạch hổ gia quế chi thang): thạch cao 30g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, nhẫn đông đằng 8g, liên kiều 6g,
uy linh tiêm 8g, phòng kỷ 10g, hoàng bá 6g, xích thược 8g, đan bì 8g, tang chi 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Phong hàn thấp tỳ:
Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết. Dùng bài Quyên tý thang gia giảm: cam thảo
4g, độc hoạt 8g, đương quy 8g, hải phong đằng 4g, hoàng kỳ 8g, khương hoạt 12g, một dược 4g, nhũ


hương 4g, phòng phong 8g, tang chi 8g, xuyên khung 4g. Sắc uống ngày 1 thang

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Biểu hiện khớp gối đau, đi lại khó khăn thường phải chống tay vào mới đứng được, nhất là khi lên xuống
cầu thang, khi ngồi xuống đứng lên. Những triệu chứng này sau khi được điều trị và nghỉ ngơi thì có thể
giảm nhiều. Nhưng nếu lại lao động quá độ hoặc thời tiết âm u lạnh giá thì có thể tăng nặng. Bệnh tiến triển
dần thành mạn tính. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới teo cơ, biến dạng khớp, ảnh hưởng tới chất
lượng sống sinh hoạt của người bệnh. Đây chính là viêm khớp dạng phì đại hay viêm khớp dạng thoái hoá.
Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp xương rất nhiều: tổn thương, lao động mệt mỏi, bị lạnh, béo mập, ít hoạt
động, dinh dưỡng thiếu, môi trường lao động quá ẩm ướt lạnh giá
Đông y cho rằng, người ta đến tuổi trung niên chức năng gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi
dưỡng, lại thêm mệt mỏi kéo dài, giá lạnh xâm nhập, khí huyết lưu thông bị ngăn cản gây ra các chứng
bệnh về khớp. Đông y cũng có nhiều phương pháp điều trị. Bài này xin giới thiệu cùng bạn đọc một số món
ăn bài thuốc điều trị chứng bệnh thoái hóa khớp gối.
Nguyên tắc ăn uống:
Tại giai đoạn phát cơn, khớp sưng đau rõ rệt, có khi kèm nóng, đỏ ở các mức độ khác nhau, nên ăn uống
thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen, đậu phụ kiêng ăn
các thức cay nóng, nướng, quay trợ hoả hoặc mỡ béo, ngọt sinh ẩm như ớt, rượu, thịt mỡ, thịt dê
Ở giai đoạn giải trừ dần, do căn bản là gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, do vậy ăn uống
nên bồi ẩm, chủ yếu là các thức ăn bổ lách tiêu ẩm như hồng táo, ý dĩ nhân, thịt chó, thịt dê
Bệnh này là sự suy thoái dạng toàn thân biểu hiện cục bộ ở khớp gối, nên chữa trị cần chú ý chăm sóc toàn
thân như ăn sữa bò, sữa đậu nành, xích đậu, đại táo
Đây là bệnh có tổn thương sụn khớp nên cần ăn nhiều thức ăn có giàu chất sụn và có lợi cho việc sửa
chữa khôi phục sụn khớp như vây cá, tai lợn, gân móng khuỷu, xương sườn thực phẩm có mai vỏ, như
cua, tôm tép, trứng ngâm dấm
Một số món ăn bài thuốc:
Bài 1: Bí xanh 500g, xương sườn của lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn,
chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.
Bài 2: Mướp tươi 250g, đậu phụ 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có
sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.

Bài 3: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2
lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.
Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g, không dùng đường nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết,
dùng chữa, giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.
Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút
muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu
nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn 1 bát con,
dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.
Bài 6: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Xích tiểu đậu nấu tới mười
phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành
cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.
Bài 7: Nam ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước, cứ 30 phút
lấy nước sắc một lần, cộng lại 2 lần, đem nước đó nấu với gạo nếp thành cơm nếp hơi khô, để nguội, thêm
men rượu vừa đủ, trộn đều, lên men thành rượu cái. Mỗi ngày lượng vừa đủ ăn trong bữa ăn, dùng chữa
giai đoạn giải trừ dần, có đau mỏi không chịu được gió lạnh.
Bài 8: Đậu tương 30g, hồng trà 2g, muối ăn 0,5g, nước 500ml. Nấu đậu tương tới chín, lấy nước, thêm
hồng trà, muối ăn đun sôi. Mỗi lần uống 100ml, chia 4 lần, sau ăn đậu tương, mỗi ngày 1 thang, có tác dụng
thông ẩm tiêu sưng, dùng chữa khớp gối sưng khá rõ nhưng không nóng đỏ.
Thực phẩm cho hệ xương chắc khỏe
Để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, cơ thể cần 2 vi chất dinh dưỡng là can-xi và vitamin D. Can-xi
cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc của xương và răng, trong khi đó vitamin D làm tăng hấp thụ can-
xi. Những thực phẩm dưới đây có tác dụng giúp hệ xương chắc khỏe.
Sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm rất tốt cho hệ xương, vì trong thành phần dinh dưỡng giàu vitamin
D. Ngoài ra, thưởng thức sữa chua mỗi ngày là cách bổ sung can-xi rất hiệu quả. Một hộp sữa chua cung
cấp 30% nhu cầu can-xi và 20% nhu cầu vitamin D cho cơ thể một ngày.
Sữa và phô-mai
Thực tế, cứ khoảng 200 gram sữa hoặc một miếng phô-mai đáp ứng 30% nhu cầu can-xi cho cơ thể một
ngày. Người tiêu dùng hãy lựa chọn loại sữa bổ sung thêm vitamin D để có được lợi ích kép.


Trứng
Một quả trứng cung cấp 6% nhu cầu can-xi cho cơ thể một ngày và ở dạng dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, trứng
cũng có vitamin D nhưng chủ yếu trong lòng đỏ.

Cá hồi
Cá hồi không những chứa nhiều axít béo omega 3, tốt cho hệ tim mạch mà cứ khoảng 100 gram thịt cá hồi
sẽ cung cấp đủ 100% nhu cầu can-xi của cơ thể một ngày.

Cá mòi
Đây là loại cá nhỏ, thường được đóng hộp. Chúng sẽ gây ngạc nhiên cho bạn vì chứa hàm lượng cao
vitamin D và can-xi.

Nước cam ép
Một ly nước cam mặc dù không cung cấp can-xi và vitamin D, nhưng axít ascorbic có trong nước cam ép lại
có tác dụng làm tăng hấp thụ can-xi.
Theo Thanh Niên
Bài thuốc quý cho người cao tuổi
Từ tuổitrung niên trở đi, xương khớp đã bắt đầu thoái hóa, đi lại khó khăn, lưng đau, gối kêu cọt kẹt, đồng
thời quả thận cũng như một nhà máy đã hoạt động nhiều năm, chức năng suy giảm, có thể gây ra đi tiểu
đêm nhiều lần, rất phiền phức trong sinh hoạt và tổ chức lại giấc ngủ.

Bài thuốc có tác dụng tạo chất nhờn khớp gối và cột sống, đồng thời chữa được chứng đi tiểu đêm nhiều
lần. Bài thuốc dễ làm, dễ dùng, hiệu quả nhanh, nhiều người đã dùng đều có kết quả rất tốt.
Các vị thuốc gồm
- Đỗ trọng: 25g.
- Ngưu tất: 25g.
- Gừng tươi: 05g.
- Thận lợn: 01 quả.
(Nếu có thận dê thì hiệu quả càng cao)


Cách làm:
Thận bổ đôi, bỏ hết lõi trắng, thái nhỏ. Đỗ trọng, ngưu tất, gừng đun sôi rồi hầm nhỏ lửa một giờ, sau đó vớt
bỏ bã, cho thận vào nấu chín, cho đủ gia vị (mắm muối), ăn nóng.
Khi mới dùng có thể ăn liên tục ba, bốn ngày, sau đó mỗi tuần dùng một lần. Nếu tìm được thận dê trắng thì
đó là món ăn quý dành cho quý ông. Tiểu đêm nhiều lần do tiền liệt tuyến không dùng bài này.
Bài thuốc góp phần giảm bớt khó chịu của gánh nặng tuổi tác.
Xin lưu ý, thuốc dù tốt đến đâu mà không có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập luyện
đúng mức thì kết quả đều không cao.
Trần Vân Hạc
Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao
tuổi
Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc
bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất
cao, lên tới 60%.
Nguyên nhân của các bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi
Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích được sự gia tăng đến chóng mặt các bệnh xương khớp ở người
cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hoá của cơ thể. Tiếp theo là các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không
thuận lợi (ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên, kinh tế lạc hậu, trình độ
văn hoá, nhận thức của người dân còn hạn chế). Như chúng ta đã biết, bộ máy vận động của chúng ta cấu
tạo từ cơ, xương và khớp, có tác dụng tạo hình cho toàn bộ cơ thể. Hệ thống các xương của cơ thể tạo
thành một khung xương vững chắc, có tác dụng bảo vệ các cơ quan có tầm quan trọng sống còn như đại
não, tủy sống, các tạng trong lồng ngực, ổ bụng. Sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống cơ xương khớp với
nhau và với các cơ quan khác cho phép con người di chuyển được trong không gian, sinh hoạt và lao động.
Những người trẻ tuổi đạt đến sự phát triển thể lực tối đa. Bộ máy vận động của họ hoạt động trơn tru, hoàn
hảo, phối hợp rất tốt với các cơ quan khác trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, hô hấp. Do vậy họ có thể
thực hiện các động tác phức tạp, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Tuy nhiên khi về già, ở những người
cao tuổi diễn ra quá trình thoái hoá toàn bộ cơ thể, trong đó phải kể đến sự lão hóa của bộ máy vận động
(cơ xương khớp). Bộ máy vận động trở nên rệu rã, như một chiếc xe máy già nua, han gỉ, khó có thể thực
hiện được chức năng vận động tốt như ngày trẻ. Bộ máy vận động do vậy trở nên dễ bị tổn thương hơn,
khó chống cự lại được với các yếu tố gây hại của môi trường như chấn thương, tai nạn, bệnh tật. Bên cạnh

đó một số lượng đáng kể những người cao tuổi cũng đã từng bị mắc các bệnh khớp nhiều năm trước đó,
để lại các di chứng nặng nề khi họ bước vào tuổi già. Kết quả là có một số bệnh khớp thường hay gặp
nhiều ở những người cao tuổi. Đó là thoái hoá khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư
xương. Có thể nói nôm na là thoái hoá khớp chính là hậu quả của quá trình lão hóa khớp, còn loãng xương
chính là do lão hoá hệ thống xương của cơ thể. Điều đáng chú ý là người có tuổi thường hay mắc đồng thời
nhiều bệnh khác nhau như tăng huyết áp, bệnh Parkinson, làm bệnh nhân rất dễ bị té ngã với hậu quả là
gãy xương, thậm chí tử vong. Còn gút chính là biểu hiện rối loạn chuyển hoá đạm của cơ thể, một trục trặc
về chuyển hóa, thường đi kèm với các rối loạn chuyển hoá khác như rối loạn chuyển hoá đường gây bệnh
đái tháo đường hay rối loạn lipid máu gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Còn
ung thư xương thường là thứ phát, hậu quả của di căn các loại ung thư từ nơi khác đến xương như ung thư
phổi, vú, dạ dày, tuyến tiền liệt, bệnh đa u tủy xương.
Các biện pháp giúp phát hiện sớm các bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Hiện nay y học hiện đại đã có thể phát hiện sớm và kiểm soát có hiệu quả các bệnh lý cơ xương khớp như
chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân, chụp đồng vị phóng xạ. Các kỹ thuật chọc hút tế bào bằng
kim nhỏ sinh thiết cơ, xương, màng hoạt dịch khớp, siêu âm chẩn đoán, các xét nghiệm sinh hoá, miễn dịch
đang được ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp. Một số xét nghiệm
gen cho phép biết trước được nguy cơ mắc một số bệnh khớp ngay từ khi đứa trẻ còn ở trong bào thai.
Tuy nhiên chính người bệnh phải là người biết đầu tiên cần chú ý phát hiện sớm bệnh. Các biểu hiện sớm
của bệnh xương khớp là đau ở bất kỳ vị trí nào của bộ máy vận động dù cho đó là cơ, xương hay khớp và
hạn chế vận động. Triệu chứng đau có thể kèm theo các triệu chứng viêm khác sưng, nóng, đỏ. Đó chính là
các nguyên nhân đầu tiên khiến người bệnh phải quan tâm chú ý đến bộ máy vận động của mình. Để phát
hiện bệnh sớm, người bệnh cũng nên hình thành được "văn hoá khám bệnh". Điều đó có nghĩa là khi có
triệu chứng bệnh thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Chớ có tham công tiếc việc, chần chừ để đến
khi bệnh nặng mới đi khám thì sẽ rất tốn kém mà hiệu quả không đạt được là bao.
Cần phải nhấn mạnh vai trò quyết định của các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Chỉ
có bác sĩ chuyên khoa xương khớp mới là các chuyên gia phát hiện đúng và điều trị kịp thời các bệnh
xương khớp cũng như có thể tư vấn hiệu quả cho người bệnh. Việc xác định các yếu tố phát triển bản thân
và môi trường là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác cũng giúp cho người thầy thuốc đánh giá được một
cách toàn diện khả năng mắc bệnh, tiên lượng được mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Các biện pháp phòng tránh bệnh lý xương khớp ở người cao tuổi.

Hiện nay có rất nhiều các biện pháp điều trị và dự phòng có hiệu quả các bệnh xương khớp ở người cao
tuổi. Đầu tiên đó là một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với chế độ thuốc men phù hợp với
đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi. Ngoài ra sự giúp đỡ động viên của gia đình và xã hội có vai trò rất
quan trọng. Chính sự hoạt động trong các câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi góp phần củng cố sức khỏe
thể chất và tinh thần cho người cao tuổi. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như khí công, thái cực
quyền thường có hiệu quả lớn ở những người cao tuổi.

thuocnam.vn (Nguồn: Suckhoedoisong.vn)
Đông y chữa bệnh gút
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gút là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây
nghẽn tắc kinh lạc. Hậu quả là khí huyết rối loạn, tà độc tích tụ ở các khớp, gây đau nhức, vận động khó
khăn.
Gút (thống phong) là một dạng bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purine gây nên. Biểu hiện chủ yếu là:
khớp xương sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức kịch liệt, tái phát nhiều lần. Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dị dạng
khớp, nổi u cục quanh khớp và dưới da, sỏi thận, suy thận
Trong Đông y, thống phong là một loại bệnh Tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau
nhức, vận động khó khăn). Đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi
là chứng "Bạch hổ lịch tiết phong" ("lịch" là khắp cả, "tiết" chỉ khớp xương).
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tà sẽ thâm nhập vào sâu bên trong, gây tổn thương các tạng phủ, chủ
yếu là hai tạng can, thận. Bệnh kéo dài lâu ngày khiến công năng của các tạng phủ suy yếu dần, khí huyết
bị ứ trệ hóa thành cục "đàm" - đọng lại quanh các khớp dưới dạng những khối u. Đông y gọi những khối u
đó là "thống phong thạch" (đá thống phong).
Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã nhận thấy thống phong có những biểu hiện bệnh lý rất phức tạp, không
thể chỉ dùng một phương thuốc cố định mà chữa khỏi. Các bài thuốc gia truyền, kinh nghiệm dân gian tuy
có thể mang lại một số kết quả trị liệu nhất định nhưng ít khi chữa khỏi hoàn toàn, tận gốc. Những người
không hợp thuốc còn gặp tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vì vậy, cần căn cứ vào các chứng trạng cụ thể
để phân loại bệnh và sử dụng các phép trị, bài thuốc tương ứng:
Thể thấp nhiệt nghẽn tắc kinh mạch
Khớp xương đột nhiên bị sưng tấy, nóng đỏ, xung huyết, khó cử động, đau kịch liệt - gân như bị xé, xương
như muốn nứt ra. Bệnh thường phát nặng vào ban đêm, kèm theo sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi,

chán ăn, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.
Dùng phép chữa thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết thông lạc: Phòng phong, hạnh nhân, liên kiều, tàm sa, xích
tiểu đậu, khương hoàng, hải đồng bì, sơn chi mỗi thứ 10 g, ý dĩ nhân 30 g, hoạt thạch 15 g, bán hạ 6 g. Sắc
kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.
Nếu khớp xương nóng đỏ nhiều, thêm nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 30 g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 10
g. Nếu đau nhiều, thêm uy linh tiên 15 g, nhũ hương 6 g, cùng sắc uống.
Thể huyết ứ đàm trở
Bệnh kéo dài nhiều ngày, hay tái phát, khớp xương bị biến dạng và cứng lại, vùng da quanh khớp xương
đen sạm, đau kịch liệt ở một số vị trí cố định, chân tay tê dại, khó co duỗi. Khi bệnh phát nặng, khớp xương
có thể bị sưng, đau, nóng, đỏ, người phát sốt, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; hoặc khớp xương lạnh ngắt, gặp
thời tiết lạnh đau càng kịch liệt, được chườm nóng thì thấy dễ chịu. Chất lưỡi đỏ tía, có những điểm ứ
huyết.
Dùng phép chữa hoạt huyết hóa ứ, hóa đàm thông lạc: Đào nhân, hồng hoa, khương hoạt, tần cửu, đương
quy mỗi thứ 12 g, địa long, ngưu tất mỗi thứ 20 g, ngũ linh chi, xuyên khung, mộc dược, hương phụ mỗi thứ
9 g, cam thảo 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.
Nếu quanh các khớp còn nổi lên những cục "thống phong thạch", cần thêm bạch giới tử 10 g, bạch cương
tàm 10 g, cùng sắc uống.
Thể can thận suy hư
Bệnh kéo dài lâu ngày khiến cơ thể ngày càng tiều tụy, hai tạng can và thận bị hư tổn nặng. Sức đề kháng
của cơ thể giảm khiến ngoại tà dễ xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến những cơn đau lúc nặng lúc nhẹ, các
khớp xương thỉnh thoảng lại sưng đau, nóng đỏ. Dạng bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như: toàn
thân mệt mỏi, kém ăn, sốt nhẹ về chiều, lưng đau gối mềm, phiền táo, tai ù, đầu choáng, mắt hoa, miệng
háo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy vào lúc sáng sớm (ngũ canh tả), tiểu tiện
nhiều lần, chất lưỡi đỏ ít rêu.
Dùng phép trị bổ ích can thận, trừ thấp, thông kinh lạc: Phòng phong, đương quy, địa hoàng, phục linh, tang
ký sinh mỗi thứ 15 g, tần cửu, xuyên khung, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất mỗi thứ 10 g, tế tân 3 g, nhục
quế 7 g, nhân sâm 12 g, cam thảo 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.
Thêm phụ tử 8 g, can khương 8 g nếu người bệnh thiên về dương hư, với những biểu hiện như sợ lạnh, da
nhợt nhạt, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhợt. Phụ tử là vị thuốc có độ độc rất cao, cần được
bào chế đúng phương pháp mới sử dụng được. Vì vậy, chỉ mua nó ở những cửa hàng Đông Nam dược có

uy tín. Mặt khác, phải cho phụ tử vào sắc trước - nấu sôi với nước ít nhất 1,5 giờ để độc tố có đủ thời gian
phân giải bớt, sau đó mới cho các vị thuốc khác vào cùng sắc uống.
Cần bỏ nhục quế, thêm kỷ tử 15 g, hà thủ ô chế 15 g để tư bổ can thận nếu có triệu chứng thiên về âm hư,
với những biểu hiện như hai gò má ửng đỏ từng cơn, sốt cơn về chiều, phiền táo, ra mồ hôi trộm khi nằm
ngủ, đầu mặt choáng váng, tai ù, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ ít rêu.
Nếu lưng gối đau mỏi nhiều, thêm hoàng kỳ 30 g, tục đoạn 15 g để bổ thận, ích khí. Nếu chân tay tê dại
nhiều, cần thêm kê huyết đằng 30 g để dưỡng huyết, thông lạc.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Đông y chữa bệnh về xương như thế nào
Cấu tạo của xương:
Ngoài có màng xương, trong có xương, giữa xương là tuỷ xương. Tuỷ xương là một tổ chức đặc biệt trong
đó có hệ thống thần kinh mà mạch máu, hệ thống tuỷ trong xương là để nuôi dưỡng và tái tạo xương. Tuỷ
xương còn tham gia tạo tế bào máu, qua đó ta thấy hệ xương khớp rất quan trọng đối với cơ thể.
Thành phần cấu tạo chính của xương là calci và photpho. Nhưng để giúp cho xương tốt, không bị loãng,
xương chắc khoẻ thì phải đảm bảo tỷ lệ calci / phốt pho = 1,5.
Nói đến tỷ lệ Ca/P = 1,5 là nói đên vai trò của thận. Thận giúp quá trình đào thải và tái hấp thụ các thành
phần trong máu trong đó có calci và photpho. Thận khoẻ, làm việc tốt thì xương tốt, nghĩa là giữ cân bằng
được tỷ lệ các thành phần cấu tạo xương trong đó có Ca và P.
Cách đây hàng ngàn năm, người Trung Hoa đã phát hiện ra cấu tạo của cơ thể là Lục phủ, ngũ tạng. Ngũ
tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Trong đó tạng Thận có liên quan rất nhiều đến cấu tạo và bệnh lý của
xương. Người thầy thuốc Trung Hoa phát hiện chức năng của tạng Thận và Thận chủ cốt (xương tuỷ),
nghĩa là mọi chuyện liên quan đến xương cần phải tìm nguyên nhân ở Thận.
Ví dụ: Trẻ em chậm liền thóp, chậm biết đi. Người lớn đau nhức xương, đau lưng, đau cổ hoặc xương dễ
gãy (loãng xương) đều phải chữa vào thận.
Nên người xưa đã tìm ra rất nhiều vị thuốc chữa bệnh về xương - xây dựng thành các bài thuốc để chữa
bệnh ở thận - Trên cơ sở các vị thuốc, các bài thuốc có sẵn, thầy thuốc Đông y khám bệnh tỷ mỉ rồi thêm
bớt các vị cho phù hợp với thực tế bệnh lý của từng người bệnh.
Ví dụ: Đề phòng trẻ còi xương, chậm mọc răng, chậm liền khớp, có thể dùng bài lục vị.
Nếu tuổi trung niên đau nhức xương, cảm giác nóng mỏi trong xương có thể dùng bài Lục vị trên, thêm các
vị Đương quy, Xích thược (Gọi là Lục vị quy thược).

Thành phần bài lục vị
Thục địa
Hoài sơn
Sơn thù
Đan bì
Bạch linh
Trạch tả

Thành phần bài lục vị thêm
Đỗ trọng
Cầu tích
Ngưu tất
Ba kích

Nếu người già đau lưng mỏi gối có thể dùng bài Lục vị thêm:
Nếu cảm thấy nóng nhức trong xương, đau lan xuống chân thì chú ý dùng bài Lục vị cho Thục địa liều cao
là 16 - 20 hay 30 gr, Đan bì 12 g, thêm độc hoạt hoặc Khương hoạt, Phòng phong, Quế chi.
Có thể sắc uống cùng bài Lục vị. Liều lượng bài Lục vị, tuỳ tuổi có thể dùng trung bình từ 4 - 12 g. Thục địa,
Hoài sơn dùng 12 g thì Sơn thù dùng 8 g, Đan bì 6 g, Bạch linh, Trạch tả 4 - 6 g. Những người có sưng
khớp thì liều Bạch linh, Trạch tả có thể dùng tăng tới 8 hoặc 12 g. Các vị thuốc khác liều thường dùng là 4 -
12 g nhưng thầy thuốc phải linh hoạt vận dụng cho từng người bệnh cụ thể.

Trên đây là những vị thuốc gợi ý, khi có ý muốn điều trị bằng Đông y, bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc để có
hướng dẫn thích hợp về liều lượng phù hợp cho từng đối tượng bệnh, độ tuổi và thể trạng khác nhau./.
GS. TS. Dương Trọng Hiếu (Bác sĩ gia đình - quyển 74)
Tự mình giảm nguy cơ thoái hoá khớp
Nhiều người lầm tưởng rằng những bước chân nặng nề khó nhọc, sự mỏi nhức của các khớp chỉ
diễn ra ở tuổi già nhưng thực tế quá trình thoái hóa khớp diễn ra ngay cả khi chúng ta đang còn trẻ.
Mặc dù các yếu tố di truyền và lão hoá không thể điều chỉnh được nhưng chúng ta vẫn có thể giảm
nguy cơ thoái hóa khớp nếu có tác động tích cực vào các yếu tố cơ học, dinh dưỡng, lối sống

Chất lượng cuộc sống bị giảm sút khi khớp bị đau
Thoái hoá khớp là hậu quả của mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và thoái giáng tổ chức sụn khớp: quá
trình thoái giáng sụn tăng lên trong khi quá trình tổng hợp sụn giảm sút; làm thay đổi hình thái, sinh hoá,
phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến hiện tượng sụn khớp bị nhuyễn hoá,
nứt, loét và mỏng dần, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh tiến triển thầm
lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định của sụn khớp mới gây nên các triệu
chứng trên lâm sàng như đau khớp, cứng khớp, tràn dịch ổ khớp, biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ quanh
khớp, gây khó khăn trong lao động, sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là tàn tật. Các khớp hay
bị thoái hoá là những khớp phải chịu sức nặng của cơ thể (các khớp tải trọng) như khớp gối, khớp háng,
khớp cột sống
Truy tìm nguyên nhân
Nguyên nhân thực sự của bệnh thoái hóa khớp vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Tuy nguyên nhân của
bệnh chưa biết rõ nhưng người ta đã biết được một số yếu tố nguy cơ cơ bản gây nên bệnh thoái hóa
khớp, đó là:
- Yếu tố di truyền: thoái hoá khớp cũng như nhiều bệnh khác chịu chi phối rất lớn của di truyền, có những
chủng tộc người có tỷ lệ thoái hoá khớp cao hơn các chủng tộc khác.
- Lão hoá: Các tế bào sụn với thời gian lâu dần sẽ giảm khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và
chất cơ bản của sụn làm cho chất lượng của sụn, tính đàn hồi, tính chịu lực bị giảm sút. Nói cách khác thoái
hóa khớp là hậu quả của quá trình lão hoá của sụn khớp, do đó tần số mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Với
tuổi thọ trung bình ngày càng cao đồng nghĩa với số bệnh nhân bị bệnh thoái khớp ngày càng nhiều.
- Yếu tố cơ học: các vi chấn thương tích tụ lại nhiều lần (hiện tượng quá tải) là yếu tố quan trọng thúc đẩy
quá trình thoái hoá tăng nhanh. Hiện tượng quá tải hay gặp trong trường hợp tư thế làm việc không hợp lý;
tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp đặc biệt là các chấn thương thể thao như khớp bàn tay, khớp
vai của các võ sĩ quyền anh; khớp khuỷu tay của công nhân vận hành búa máy, khoan cắt bê tông; khớp
gối của vận động viên bóng rổ hoặc cử tạ, khớp cổ chân của diễn viên balê, vận động viên bóng đá; đĩa
đệm cột sống của vận động viên cử tạ; thợ mỏ than, người đội đá, cát, đất
- Yếu tố dinh dưỡng: thừa cân, béo phì gây quá tải nên sụn khớp, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất
khoáng (mangan, zinc), một số vitamin làm ảnh hưởng đến chất lượng của sụn khớp.
- Các dị dạng bẩm sinh và rối loạn phát triển như loạn sản sụn; trật khớp háng bẩm sinh, biến dạng kiểu
chân chữ X, chữ O; gù vẹo cột sống gây ra do những rối loạn làm thay đổi đặc tính của sụn và làm hư hại

bề mặt khớp.
Có thể trì hoãn quá trình thoái hóa khớp?

Vì chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh và bệnh diễn tiến âm thầm
không triệu chứng một thời gian dài trước khi bộc lộ đầy đủ trên lâm sàng nên phòng bệnh là tác động vào
các yếu tố nguy cơ đã phân tích ở trên càng sớm càng tốt. Mục đích là làm chậm quá trình hủy hoại khớp,
nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp, duy trì khả năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trong các yếu tố cần điều chỉnh thì yếu tố di truyền và yếu tố lão hoá là những yếu tố mà chúng ta không
thể điều chỉnh được. Ngược lại các yếu tố còn lại (yếu tố cơ học, dinh dưỡng, lối sống) chúng ta có thể điều
chỉnh được bằng các biện pháp sau:
Tránh cho khớp bị quá tải: tư thế làm việc hợp lý, không nên làm việc ở một tư thế kéo dài mà nên thay đổi
tư thế thường xuyên, nên kết hợp những khoảng nghỉ ngắn 5-10 phút trong khi làm việc, giữ cân nặng ở
mức hợp lý, giảm cân nếu béo phì. Tập thể dục thường xuyên và vừa sức, như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ
khoảng 30- 60 phút/ngày, tập dưỡng sinh, tập các động tác tập tăng cường sức mạnh của các cơ quanh
khớp, làm giảm lực tác động trên bề mặt sụn.
Phát hiện và điều trị kịp thời các chấn thương do thể thao, do nghề nghiệp, sau đó là sử dụng các biện
pháp lý liệu pháp, phục hồi chức năng để đưa khớp trở về trạng thái sinh lý bình thường, tránh diễn biến
xấu dẫn đến thoái hoá khớp. Với những người làm những nghề có nguy cơ thoái hoá khớp cao thì tìm kiếm
các biện pháp thích nghi với điều kiện làm việc, với nguyên tắc là tránh cho khớp ít bị quá tải nhất có thể.
Dinh dưỡng hợp lý: ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhất là các chất khoáng, các vitamin
như rau quả tươi, giàu các chất chống ôxy hoá.
Phát hiện và sửa chữa các dị dạng bẩm sinh, tư thế xấu, lệch trục khớp như chỉnh lại trục khớp, gọt giũa
xương chày trong lệch trục khớp gối, sửa chữa lại các thiểu sản khớp háng bẩm sinh.
Dự phòng bằng sử dụng thuốc có tác dụng trên cấu trúc sụn khớp. Hiện các thuốc này mới được khuyến
cáo dùng để điều trị bệnh thoái hoá khớp, chưa có các nguyên cứu về chỉ định dự phòng thoái hoá khớp (ở
giai đoạn tiền lâm sàng: khi mà các triệu chứng thoái hoá khớp chưa biểu hiện trên lâm sàng).
TS.BS. Đào Hùng Hạnh
Các thực phẩm có lợi cho bệnh thoái hoá khớp
Trong những ngày mùa đông giá rét hay khi mưa phùn gió bấc, nhiều người, nhất là người lớn tuổi thường
hay than phiền về những cơn đau chân, tay, đau nhức mình mẩy hay sưng các khớp gối, lên xuống cầu

thang khó khăn. Đó có thể là những biểu hiện tái phát của căn bệnh thoái hóa khớp. Ngoài thuốc, chế độ ăn
uống có thể góp phần phòng, chống chứng bệnh này.
Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh khớp của người cao tuổi. Khi cơ thể già đi, bị lão hóa thì các khớp cũng
bị lão hóa theo. Đó chính là bệnh THK. Tuy bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng không phải người
cao tuổi nào cũng mắc bệnh này. Ngay cả những cụ trên 70 tuổi thì chỉ có 80% mắc bệnh THK. Người ta chỉ
nói về THK khi người cao tuổi có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng
khớp. Những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến
tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này. Vậy làm thế nào để có được chế độ ăn uống phù hợp để
dự phòng và giảm nhẹ căn bệnh THK?.
Chế độ dinh dưỡng trong bệnh THK
Về thịt thì có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua. Đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá
ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm "ăn gì bổ nấy", do vậy để phòng ngừa
THK, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương
ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn,
có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung
nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi.
Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những "dược liệu" tự nhiên này.
Về thực vật thì cần ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm
có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.
Về hoa quả thì nên ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và
sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt hiện nay người ta đã phát hiện được tác dụng
chữa THK của quả bơ kết hợp với đậu nành. Các cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng
các chất trong trái bơ hay đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, một thành phần
protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Trong một cuộc nghiên cứu, những người bị THK gối hay khớp
háng được cho uống trái bơ hay đậu nành trong vòng 6 tháng thấy giảm các triệu chứng của THK và không
phát hiện thấy tác dụng phụ gì cả. Một số gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, lá lốt đều có tác dụng chống viêm,
giảm đau đối với bệnh THK. Thậm chí người ta còn phân tách được từ ớt hoạt chất capsain có thể bôi chữa
sưng đau khớp thoái hóa.
Nấm và mộc nhĩ: có nhiều loại nấm rất có ích cho sức
khỏe người cao tuổi. Các món ăn chế từ nấm như canh nấm đông cô, lẩu nấm, nấm hương xào thập cẩm

rất được ưa chuộng. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ
thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch là các bệnh thường hay gặp
ở người cao tuổi. Mộc nhĩ và nấm hương là những thực phẩm gia vị được dùng phổ biến để nấu cỗ, trong
các dịp Tết lễ. Tuy nhiên, mộc nhĩ còn có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Mộc
nhĩ còn chứa một loại polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất
phóng xạ và ức chế khối u. Nấm hương được mệnh danh là "vua của các loại nấm" còn có tác dụng chống
viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại. Y học hiện đại coi nấm hương như một nguồn bổ
sung đáng kể lượng vitamin D2 để phòng và chống bệnh còi xương, trị chứng thiếu máu. Đó là do chất
ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành
vitamin D2.
Nấm hương, mộc nhĩ có thể kết hợp với súp lơ xanh, cà rốt, ớt đỏ để tạo thành món nấm hương xào thập
cẩm, không chỉ ngon mà còn có khả năng phòng bệnh THK. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố
cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương
khớp chắc khỏe. Ngoài ra ăn cà chua cũng rất có lợi cho khớp.
Có quan điểm cho rằng khi chế biến cà chua phải bỏ hạt vì ăn phải thì dễ bị viêm
xương khớp. Trên thực tế không đúng như vậy. Ăn cà chua rất có lợi vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà
chua không những không có hại mà còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.
Tuy nhiên có một số thực phẩm không có lợi cho những người cao tuổi như các chất béo (dầu, mỡ các
loại), chất ngọt như kẹo, bánh, đồ uống ngọt thì nên hạn chế.
Về đồ uống, các nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng tỏ uống rượu vang có điều độ có
thể làm giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp mạn tính.
Tóm lại, nếu chúng ta biết cách lựa chọn các thực phẩm bổ dưỡng và phối hợp sử dụng chúng thường
xuyên thì có thể nấu được những món ăn rất ngon miệng mà lại có tác dụng phòng chống bệnh THK.
PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp - BV Bạch Mai)
20 bài thuốc chữa đau lưng
Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia
làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn
tính.

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì
xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.
Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4).
Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ.
Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống
trong ngày.
Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần
uống trong ngày.
Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi
vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi
ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống
trong ngày.
Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu
hoặc sắc nước uống.
Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ
đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng,

sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
Bệnh sưng đau các khớp
ÐẠI CƯƠNG
Sưng đau các khớp theo Ðông y thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh thuộc hệ cơ, khớp xương ở tứ chi và cơ
nhục.
Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên.
Chứng tý tùy nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà chia làm 3 loại: Phong thắng gọi là hành tý; Hàn thắng
gọi là thống tý; Thấp thắng gọi là trước tý.
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
Nguyên nhân do thời tiết ẩm thấp hoặc tiếp xúc, lao động, nằm ngồi nơi ẩm ướt, hay sau khi làm việc mệt
nhọc, bị mưa, rét làm cho ba thứ khí: Phong, Hàn, Thấp nhân lúc chính khí hư yếu, tấu lý sơ hở, tà khí thừa
cơ xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở kinh lạc, gân cơ, xương khớp làm cho khí huyết không lưu hành được
mà phát ra bệnh.
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
1. Hành tý: Do phong tà là chính
Triệu chứng lâm sàng: Sưng đau hoặc đau mỏi các khớp, gân cơ, thớ thịt, đau di chuyển, có khi hết hẳn
nhưng tự nhiên lại xuất hiện trở lại; sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Phương pháp điều trị: Tán phong, khu hàn, trừ thấp.
Bài thuốc: Bài phòng phong thang:
Phòng phong 16g, hoàng cầm 12g, xuyên quy 16g, cát căn 16g, xích phục linh 12g, khương hoạt 10g, hạnh
nhân 8g, quế chi 8g, tần giao 12g, cam thảo 6g.
Cách bào chế: Hạnh nhân bỏ vỏ, xuyên quy tẩm rượu, quế chi cạo bỏ vỏ. Mười vị trên + 2.000ml nước, sắc
lọc bỏ bã lấy 250ml.
Cách dùng: Uống ấm, chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
2. Thống tý: Do hàn là chính
Triệu chứng lâm sàng: Sưng đau các khớp, cơ, xương. Ðau cố định dữ dội, ít hoặc không di chuyển. Tại
vùng sưng đau không nóng, không đỏ, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng. Mạch phù, trì hoặc nhu hoãn.
Phương pháp điều trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.
Bài thuốc: Ðộc hoạt tang ký sinh gia giảm.
Ðộc hoạt 12g, đương quy 12g, ngưu tất 8g, tang ký sinh 8g, thục địa 12g, nhân sâm 8g, tần giao 8g, thược

dược 12g, phục linh 12g, phòng phong 8g, xuyên khung 6g, cam thảo 4g, tế tân 4g, đỗ trọng 8g, quế tâm
6g.
Cách bào chế: Các vị trên + 1.900ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 300ml.
Cách dùng: Uống ấm, chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
3. Trước tý: Do thấp tà là chính
Triệu chứng lâm sàng: Các khớp đau mỏi, nặng nề, vận động khó khăn, cảm giác tê, đôi khi sưng đau nếu
thấp phối hợp với nhiệt có sưng nóng, người mệt mỏi rã rời. Rêu lưỡi dính, nhớt. Mạch nhu hoãn.
Phương pháp điều trị:
+ Nếu thiên về thấp hàn: Táo thấp khu hàn, tán phong.
+ Nếu thiên về thấp nhiệt: Táo thấp thanh nhiệt, tán phong.
Bài thuốc
+ Nếu thiên về thấp hàn: Bài trừ thấp quyên tý thang.
Thương truật 16g, trần bì 8g, bạch truật 16g, cam thảo 6g, phục linh 16g, khương hoạt 12g, trạch tả 16g,
sinh khương trấp 4 giọt, trúc lịch 4 thìa cà phê.
- Cách bào chế: Thương truật tẩm nước gạo sao. Bảy vị trên (trừ sinh khương và trúc lịch) + 1.500ml nước,
sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.
- Cách dùng: Uống ấm, chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
+ Nếu thiên về thấp hàn, dùng bài Nhị diệu thang: thương truật 48g, hoàng bá 48g.
- Cách bào chế: Thương truật tẩm nước gạo sao, hoàng bá tẩm rượu vi sao. Hai vị trên + nước 1.200ml,
sắc lọc bỏ bã lấy 200ml.
- Cách dùng: Uống ấm, chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
Chú ý: Trong quá trình biện chứng luận trị cần lưu ý 3 loại: phong, hàn, thấp tý thường phối hợp với nhau,
nhưng khi thấp đã hóa nhiệt hoặc hợp với ngoại nhiệt, ngoại hàn gây các chứng thiên về phong thấp hàn
hoặc thiên về phong thấp nhiệt; hoặc thiên về thấp hàn hoặc thấp nhiệt, phải gia giảm thuốc cho phù hợp để
chữa trị có kết quả.
Nếu chứng tý đã lâu ngày làm cho khí huyết đều suy kém, khi chữa phải bổ chính khu phong tán hàn, trừ
thấp. Thường dùng bài Tam tý thang:
Nhân sâm 8g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g, đương quy 12g, xuyên khung 6g, bạch thược
12g, hoàng kỳ 12g, bào ô đầu 2g, quế tâm 6g, phòng phong 8g, phòng kỷ 12g, tế tân 4g, sinh khương 8g,
đại táo 7 quả.

- Cách bào chế: Các vị trên + 1.900ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.
- Cách dùng: Uống ấm, chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.
+ Nếu bệnh lâu ngày biểu hiện tổn thương: Tâm, can, thận, khí huyết nghiêm trọng gây ra các chứng sưng
đau khớp, gầy yếu xanh xao, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ , khi chữa phải tư bổ can thận, an thần
khu phong, trừ thấp; Thêm các vị táo nhân, viễn chí, thạch xương bồ.
Nếu bệnh lâu ngày biểu hiện khớp ngón tay, ngón chân to, cứng, hạn chế vận động do phong đàm bế tắc
kinh lạc thì thêm các vị: Nam tinh, bán hạ, bạch giới để hóa đàm; Thiên ma, tần giao để thư cân.
14 động tác massage chân
Sau một ngày làm việc căng thẳng, bạn cảm thấy mệt mỏi, ê ẩm
khắp cơ thể, đặc biệt là đôi chân phải đi lại nhiều trên
giày cao gót. Đừng vội lăn ra giường ngủ ngay, hãy thực
hiện một vài động tác massage. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy
thư thái và dễ chịu.
1. Ngồi xuống sàn, chân hơi co lại. Giữ cho bàn chân hoàn toàn tiếp xúc với mặt đất. Vuốt mạnh tay bắt đầu
từ mắt cá chân lên đến đầu gối. Thực hiện lần lượt với cả phía trước và phía sau của chân. Nhớ giữ bàn
tay luôn luôn phẳng.
2. Bắt đầu với phần cơ nối giữa hai bắp chân với gót chân (phía dưới đầu gối), dùng 2 tay xoa bóp mạnh.
3. Đặt các ngón tay quanh bắp chân, nhấn 2 ngón tay tại vùng trung tâm (bụng chân), giữ yên trong 7 giây,
tiếp tục di chuyển 2 ngón tay hướng lên phía trên. Làm lại nhiều lần.
4. Lần lượt vuốt nhẹ 2 bàn tay quanh khu vực đầu gối. Sau đó nhấn 2 ngón tay cái ngay phía trên gối, di
chuyển lên phía đùi. Thực hiện nhiều lần.
5. Hơi duỗi chân ra một chút sao cho thật thoải mái. Dùng 1 tay xoa bóp nhẹ nhàng phía bên dưới bắp
chân, tiến dần lên trên.
6. Hơi nghiêng chân hướng vào trong. Bắt đầu từ đầu gối, dùng 2 bàn tay vuốt mạnh từ dưới lên.
7. Dùng đầu ngón tay xoa bóp từ dưới đầu gối lên. Di chuyển ngón tay theo hướng đường chéo, tiến dần về
phía hông. Bàn chân hơi nghiêng vào trong để tạo tư thế thoải mái.
8. Duỗi nhẹ đầu gối, xoay bàn chân hướng ra ngoài để tạo tư thế thoải mái. Dùng 2 bàn tay lần lượt xoa
bóp phần cơ bắp phía bên trong bắp đùi.
9. Véo nhẹ từng chút một phần cơ bắp dọc theo phía bên trong bắp đùi.
10. Hơi khum bàn tay lại rồi vỗ nhịp nhàng, dọc theo phía bên trong bắp đùi.

11. Các ngón tay khép hờ, dựng bàn tay vuông góc với phía bên trong bắp đùi, "chặt" nhẹ xuống.
12. Dùng mu bàn tay vỗ nhẹ. Thả lỏng hai tay để mang lại hiệu quả cao.
13. Nắm lỏng hai bàn tay, đấm nhẹ dọc theo phía bên trong bắp đùi. Thực hiện lại từ động tác 9 đến động
tác 13 cho phía bên ngoài của bắp đùi.
14. Trước khi kết thúc, dùng 2 bàn tay vuốt nhẹ dọc theo chân hướng từ dưới mắt cá lên trên. Thực hiện
nhiều lần như vậy.
(Theo Tiền Phong)
Người bị bệnh viêm khớp nên tập luyện như thế
nào
Có 3 cách tập luyện tốt nhất cho người bị viêm khớp. Tập nhẹ (như khiêu vũ) giúp khớp hoạt động bình
thường và giảm sự căng khớp; giúp duy trì và tăng sự dẻo dai. Tập mạnh (như cử tạ) làm mạnh cơ bắp; cơ
có mạnh mới hỗ trợ và bảo vệ được các khớp bị viêm. Thể dục nhịp điệu (aerobic) hay tập luyện kéo dài
(như đi xe đạp) giúp cải thiện tim mạch, kiểm soát trọng lượng cơ thể và cải thiện toàn bộ chức năng. Kiểm
soát thể trọng là yếu tố rất quan trọng đối với người bị viêm khớp bởi sự dư cân sẽ làm tăng áp lực lên các
khớp.
Để thiết lập chương trình tập luyện, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Hãy khởi đầu việc tập luyện
với sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu. Trước hết, phải làm ấm các khớp bị viêm, khởi động với các
bài tập nhẹ. Sau đó, thực hiện các bài tập nặng hơn một cách từ từ với các trọng lượng nhỏ, tập thật chậm.
Hãy chọn chương trình tập luyện phù hợp nhất và tập luyện thường xuyên với nó. Sau tập, cần dùng các túi
chườm lạnh.
Các phương pháp sau sẽ giúp bạn chặn đứng cơn đau trong thời gian ngắn để thấy dễ chịu hơn khi
tập luyện:
- Chườm nóng: Có thể sử dụng túi chườm nóng hay tắm nóng, thực hiện tại nhà, mỗi lần khoảng 15-20
phút, thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau.
- Dùng sóng ngắn, vi ba và siêu âm để đưa nhiệt xuống sâu hơn ở những vùng khớp không bị viêm, thường
dùng ở khớp vai để làm giãn cơ gân do tập luyện quá căng. Nhiệt sâu không được chỉ định đối với những
bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính.
- Chườm lạnh: Có thể sử dụng các túi đựng nước đá, làm giảm đau và viêm, thường dừng khoảng 10-15
phút mỗi lần. Chườm lạnh được chỉ định trong viêm khớp cấp tính.
- Thủy liệu pháp (hydrotherapy): Có thể làm giảm đau và căng cơ. Tập luyện trong bể rộng có vẻ dễ hơn bởi

vì nước làm giảm sức nặng của cơ thể lên khớp bị viêm.
- Vật lý trị liệu: Bao gồm các biện pháp như kéo giãn, massage và tẩm quất. Với các chuyên viên, những
phương pháp này có thể làm giảm đau và làm tăng độ dẻo dai của cơ khớp.
- Giãn cơ: Bệnh nhân cần học cách thư giãn để làm giãn cơ và giảm đau. Các chuyên viên có thể thực hiện
những biện pháp giãn cơ chuyên nghiệp.
- Châm cứu: Đây là phương pháp cổ truyền của Trung Quốc có thể giúp giảm đau. Các nhà nghiên cứu tin
rằng kim châm cứu sẽ kích thích các sợi thần kinh cảm giác sâu, sau đó được truyền lên não và làm giãn
cơ.
BS. Nguyễn Văn Thông, Sức Khỏe & Đời Sống
Đông y trị đau nhức xương khớp
Đông y trị đau nhức xương khớp
Thời tiết chuyển mùa, những đợt mưa phùn gió bấc khiến nhiều bệnh tật phát sinh. Cùng với các bệnh
đường hô hấp, bệnh về xương khớp cũng gia tăng, đặc biệt đối với người cao tuổi. Thường hay gặp nhất là
đau chân tay, đau bả vai, đau một bên cơ thể, đau nhức trong xương làm cho cơ thể chậm chạp, khó vận
động, dáng người nhiều khi bị nghiêng lệch… Đau nhức làm ảnh hưởng đến thần kinh, cân cơ, bệnh nhân
mất ngủ, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Để phòng chống và khắc phục tình trạng này, xin giới thiệu một số bài thuốc hữu hiệu, thích ứng cho từng
thể lâm sàng.
- Đau nhức khớp gối, đau nhiều về đêm, chân tay lạnh, da lạnh
Nguyên nhân do hàn thấp với tà khí xâm nhập mà gây nên bệnh.
Phép trị: Khu phong tán hàn, giảm đau trừ thấp.
Thuốc sắc:
Bài 1:Nam tục đoạn 16g, rễ xấu hổ 20g, thổ phục linh 20g, kinh giới 16g, thạch xương bồ 12g, đậu đen (sao
thơm) 24g, hà thủ ô 16g, đương quy 12g, huyết đằng 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g.
Cho các vị vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia hai lần uống trong ngày.
Bài 2:Ngải diệp phơi khô 16g, cỏ xước 16g, cây và lá cối xay 16g, thổ phục linh 20g, đơn hoa 16g, kinh giới
16g, bưởi bung 16g, tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, tang chi 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, rễ xấu hổ
16g, xa tiền 12g, chích thảo 12g. Cho các vị vào ấm. đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia hai lần uống trong
ngày (uống nóng).
Thuốc chườm: Lá ngải diệp 1 nắm, củ thạch xương bồ giã dập 24g, hai thứ trộn vào nhau sao nóng, dùng

miếng vải gói thuốc lại chườm vào chỗ đau. Thuốc nguội thì sao lại để chườm tiếp. Công dụng: ôn kinh tán
hàn, giảm đau trừ thấp.
Thuốc ngâm rượu: Rễ cỏ xước 20g, rễ xấu hổ 20g, rễ bưởi bung 20g, nam tục đoạn 20g, xuyên khung 20g,
trần bì 12g, thủ ô chế 20g, kê huyết đằng 20g, tang chi 20g, đương quy 20g, táo nhân sao đen 20g, cam
thảo 16g. Cho tất cả các vị cho vào bình sành, đổ ngập rượu để ngâm, sau 12 ngày là có thể dùng được.
Ngày uống 50-60ml chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: khu phong tán hàn, chống viêm trừ thấp, thông
hoạt kinh lạc.
Đau vai gáy, đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh,
cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Chứng trạng này là do
bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ…
Bài thuốc:
Bài 1:Rễ cúc tần 16g, nam tục đoạn 16g, cẩu tích 12g, phòng phong 10g, kinh giới 12g, đỗ trọng 10g, tần
giao 10g, đương quy 12g, rễ tất bát 12g, quế 10g, cam thảo 12g, sinh khương 3 lát. Cho các vị vào ấm, đổ
nước 1 lít, sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày. Công dụng: ôn trung tán hàn, hoạt huyết thông mạch.
Bài 2:Ngũ gia bì 16g, ngải diệp 16g, đơn hoa 12g, kinh giới 12g, thạch xương bồ 12g, hoa hồng bạch 5g, hà
thủ ô chế 12g, cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, quế chi 10g, thổ phục linh 16g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g,
chích thảo 12g, lá lốt 12g, trần bì 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia 2-3 lần uống
trong ngày. Công dụng: thông kinh hoạt lạc, tán hàn chỉ thống.
Trong khi dùng thuốc có thể kết hợp day bấm huyệt. Lần lượt day bấm vào các huyệt sau đây: thị huyệt,
phong trì, hợp cốc, huyền trung. Bấm mỗi huyệt từ 5-7 phút, trong khi bấm nếu đến được đắc khí thì giữ
cường độ lưu ngón tay lại, kéo dài thêm thời gian. Tác dụng: thông được kinh lạc, thông được dương khí,
từ đó sẽ giảm đau rất nhanh
- Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy
sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ
kém, ngại vận động.
Nguyên tắc điều trị: Tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thông kinh lạc
Bài thuốc:
Bài 1: Cẩu tích 12g, bưởi bung 16g, đơn hoa 16g, thổ phục linh 20g, xấu hổ 16g, kinh giới 16g, tang kí sinh
16g, đẳng sâm 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xa tiền 12g, lá tre 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nam tục đoạn 16g, hà thủ ô chế 16g, ngưu tất 16g, cà gai leo 12g, rễ cúc tần 12g, thổ phục linh 16g,

củ giềng 12g, rễ lá lốt 12g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 4g,
chích thảo 12g, hương nhu trắng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra có thể dùng bài thuốc đắp: Vỏ cây gạo 1 nắm, cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, sau đó cho vào cối đá giã
nhỏ, trộn thêm đồng tiện vào, xào nóng để nguội bớt rồi đắp vào gót chân băng lại. Nên làm vào buổi tối
trước khi đi ngủ.
Xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai
Xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai (viêm bờ vai) là tình trạng viêm các tổ chức phần mềm quanh khớp vai như
viêm màng hoạt dịch khớp, gân và dây chằng quanh khớp, bao gân cơ nhị đầu Bệnh thường gặp ở
những người tuổi từ 40 – 60, nam giới mắc nhiều. Theo Đông y, viêm quanh khớp vai còn gọi là kiên
tỷ thống. Nguyên nhân là do phong hàn thấp kết hợp với nhau làm bế tắc sự vận hành khí huyết gây
đau; do can thận quá hư tổn và bệnh nội thương làm bế tắc sự vận hành khí huyết mà gây đau hoặc
do sang chấn gây huyết ứ lâu ngày mà sinh bệnh.
Biểu hiện nổi bật của viêm quanh khớp vai là tình trạng đau vùng vai và hạn chế vận động vùng khớp vai,
đặc biệt là khó nhấc tay lên cao, khó chải đầu, khó gãi được lưng. Bệnh nhân có thể thấy đau lan lên cổ,
xuống cánh tay. Đau nhiều về đêm. Tùy theo từng thể bệnh mà mức độ đau và hạn chế vận động khác
nhau. Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp góp phần giảm đau, trả lại vận động bình
thường cho khớp vai, rất hiệu quả đối với thể viêm quanh khớp vai do lạnh, do thoái hóa đốt sống cổ nhưng
chưa chèn ép thần kinh, do chấn thương vùng vai nhưng không tổn thương khớp. Nên thực hiện đều đặn
ngày 1 – 2 lần, trong 7 – 10 ngày. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Người bệnh ngồi trên ghế tựa, người chữa đứng
bên cạnh, lần lượt làm các thủ thuật sau:
1. Người chữa tiến hành xoa bóp, lăn, day vùng quanh khớp vai của người bệnh khoảng 5 -10 phút để cho
các cơ mềm ra.
2. Day huyệt kiên ngung: Người chữa dùng ngón tay cái bấm mạnh huyệt kiên ngung của người bệnh và
day khoảng 3 – 5 phút.
3. Day huyệt kiên trinh: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt kiên trinh của người bệnh khoảng 3
phút.
4. Day huyệt kiên tỉnh: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt kiên tỉnh của người bệnh khoảng 3 phút

5. Day huyệt tý nhu: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt tý nhu của người bệnh khoảng 3 phút.
6. Day huyệt thủ tam lý: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt thủ tam lý của người bệnh trong
khoảng 3 phút.
7. Day huyệt hợp cốc: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt hợp cốc của người bệnh trong 3 phút.
8. Ấn a thị huyệt: Tay cái người chữa ấn vào điểm đau nhất của người bệnh với một lực mạnh thích hợp.

9. Lắc vai: Người chữa một tay cố định trên khớp
vai bị đau, tay kia nắm cổ tay bệnh nhân quay vòng từ từ tăng dần từ nhẹ đến mạnh mỗi chiều khoảng 10
vòng.
10. Trấn động vai : Một tay người chữa cố định trên khớp vai bị đau của người bệnh, tay kia nắm lấy cổ tay
bệnh nhân vừa kéo dãn vừa rung trong khoảng vài chục giây, làm như vậy 3 lần.
11. Vò xát vai: Người chữa lấy hai bàn tay vò xát khớp vai người bệnh đến khi nóng lên là được.
12. Nâng vai: Một tay người chữa nắm vào khớp vai của người bệnh, tay kia cầm vào cổ tay bên vai đau
của người bệnh nâng về phía trước lên cao quá đầu rồi đưa về phía sau, hoặc đưa về phía ngực.
Lưu ý: - Thủ pháp xoa bóp cần tuân thủ nguyên tắc: tác động từ xa đến gần vùng đau, điểm đau, từ chậm
đến nhanh, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến nặng tới ngưỡng mà bệnh nhân chịu đựng được.
- Để phòng bệnh cần tránh gió lạnh, ẩm thấp, khi ngủ nên đắp chăn cao quá vai.
- Hằng ngày nên tăng cường tập luyện chức năng khớp vai như dang tay, giơ tay, khép tay, đưa tay ra trước
và ra sau, quay tay.
- Điều trị kịp thời các bệnh lý ở khớp vai.

Vị trí huyệt:
Kiên ngung: ở giữa mỏm cùng vai và mấu chuyển lớn xương cánh tay. Hoặc dang cánh tay thẳng huyệt ở
chỗ lõm phía trước ngoài khớp, mỏm cùng - xương đòn.
Kiên trinh: khép cánh tay, huyệt ở trên điểm đầu sau nếp nách 2 tấc. Hoặc ở chỗ lõm ở đầu khớp vai khi
dang tay ra.
Kiên tỉnh: ở điểm giữa đường nối huyệt đại chùy (đốt sống cổ 7) và mỏm cùng vai.
Tý nhu: trên khuỷu tay 7 thốn. Huyệt ở đầu cuối của cơ tam giác cánh tay, trên đường nối huyệt khúc trì và
kiên ngung.
Thủ tam lý: dưới huyệt khúc trì 2 tấc (dưới đầu vân ngang ngoài khuỷu tay 2 tấc).

Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ và ngón cái.

Lương y Đình Thuấn
Món ăn, bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi
Theo quan niệm của đông y khi cơ thể suy nhược gọi là khí huyết kém sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng,
nhức mỏi cơ gân, xương khớp, người hay mệt mỏi, uể oải, Để khắc phục tình trạng trên chúng ta phải ăn
uống, tập thể dục đều đặn, lao động vừa phải Sau đây là một số món ăn đơn giản để bồi bổ cơ thể và
khắc phục tình trạng trên.
Thịt rắn: Theo Đông y, ngoài công dụng chữa trị các bệnh như thần kinh, tê liệt,
thịt rắn còn chữa trị chứng đau lưng, nhức mỏi rất hiệu nghiệm. Thịt rắn có vị ngọt, phối hợp với một số gia
vị như sả, nghệ, lá lốt xào lăn, ăn với bánh tráng, hoặc làm món thịt rắn hầm.
Thịt bò lá lốt: Thịt bò 100g, lá lốt 70g. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị 5 - 10 phút, rồi xào sơ qua,
sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm bình thường (một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng
bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng
trừ thấp (trị đau nhức xương, ra mồ hôi ).
Đuôi lợn nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: Kinh nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này 3 - 4 lần
(dùng cách nhật), thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng rất tốt. Cách dùng: Đuôi lợn một
cái rửa sạch, xắt thành từng khoanh nấu với đậu đen100g và hai vị thuốc bắc có bán ở các nhà thuốc y học
cổ truyền là tục đoạn 5g và đỗ trọng 50g. Nấu 2,5 bát nước to, cô đặc còn lại hơn nửa bát, lấy nước uống.
Ngoài một số món ăn trên, đông y còn có những bài thuốc chữa trị đau lưng, nhức
mỏi gối rất hiệu quả. Lưu ý không dùng cho người tăng huyết áp:
Độc hoạt 12g, đảng sâm 4g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, tam ký sinh, tế tân, phòng phong, tần giao,
xuyên khung, đỗ trọng, phục linh mỗi thứ 10g, ngưu tất 8g, quế chi 4g, đương quy 14g, sinh khương 3 lát,
thục địa 16g, táo tàu 3 quả. Cách chế biến: Cho các thứ trên cùng 4 bát nước, nấu còn 1 bát. Lấy phần xác
cho tiếp 3 bát nước vào, nấu còn 1/2 bát. Trộn hai bát nước trên, rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Món
này vừa dễ làm, vừa rẻ tiền.
Lương y Nguyễn Lý
Xoa Bóp, Day Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Đốt Sống
Cổ
Xoa Bóp, Day Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Đốt Sống Cổ

Nguyên nhân
Viêm cột sống cổ là một hội chứng trong đó dây thần kinh cổ bị ép hay bị kích thích do nhiều yếu tố, thường
xảy ra ở người cao tuổi, các tổn thương hay sự thoái hóa của đốt sống cổ có vai trò quan trọng trong cơ
chế bệnh sinh của chứng viêm cột sống cổ. Các tổn thương do sang chấn cấp tính hay mạn tính có thể làm
cho đĩa sụn đệm các đốt sống, các dây chằng, các bao khớp phía sau bị hư hại và gây nên hội chứng này.
Trong trường hợp có sự thoái hóa của các đĩa đệm, nước trong các đốt sống bị hấp thu dần, đĩa đệm trở
nên mỏng hơn, khoảng cách giữa 2 đốt sống hẹp lại, các dây chằng, các bao khớp bị nhão ra làm cho cột
sống bị mất ổn định, chuyển động của cột sống bị mở rộng dẫn đến sự tăng của xương, sự hóa vôi của các
dây chằng, ép và kích thích các dây thần kinh cổ, tuỷ sống cổ, các mạch máu chính ở cổ, gây ra tình trạng
viêm cột sống cổ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×