Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Thực trạng nhập khẩu xăng dầu của tập đoàn xăng dầu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.16 KB, 39 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***


THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại


THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA
TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM



Họ và tên sinh viên : Nguyễn Công Thanh
Mã sinh viên : 1001010866
Lớp : Anh 10
Khóa : 49
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Vũ Thị Hiền


Hà Nội, tháng 5 năm 2015



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM 3
1.1. Tổng quan về tổng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam . 4


1.2.1. Chức năng 4
1.2.2. Nhiệm vụ 4
1.2.3. Bộ máy tổ chức 5
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 9
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA TẬP ĐOÀN
XĂNG DẦU VIỆT NAM 11
2.1. Quy trình nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 11
2.1.1. Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch nhập khẩu 11
2.1.2. Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp 11
2.1.3. Ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 12
2.2. Thực trạng nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 14
2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu 14
2.2.2. Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 16
2.2.3. Các thị trường nhập khẩu chính 18
2.2.4. Phương thức và giá cả nhập khẩu 21
2.2.5. Tiêu thụ nội địa và tái xuất 23
2.2.6. Hiệu quả nhập khẩu 25
2.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu 26
2.3.1. Thành công của hoạt động nhập khẩu 26
2.3.2. Hạn chế của hoạt động nhập khẩu 27
CHƢƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU XĂNG DẦU CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM 29
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động Nhập khẩu 29
3.1.1. Phương hướng phát triển 29
3.1.2. Mục tiêu phát triển 29



3.2. Một số giải pháp 30
3.2.1. Củng cố và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu 30

3.2.2. Đảm bảo nguồn ngoại tệ 31
3.2.3. Đẩy mạnh tiêu thu xăng dầu trong nước và tái xuất 31
3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân
viên 32
KẾT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35





DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 10
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Petrolimex qua các năm 14
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu từng loại mặt hàng 17
Bảng 2.3: Khối lượng xăng dầu nhập khẩu theo thị trường của Tập đoàn Xăng 19
Bảng 2.4: Khối lượng xăng dầu tái xuất trên từng thị trường qua các năm 24
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy hành chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 6
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Sự biến động trong kim ngạch nhập khẩu của Petrolimex 15

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới, xăng dầu đang là nguồn nhiên liệu chính, có vai trò
quan trọng trong hoạt động của mỗi quốc gia. Từ các lĩnh vực sản xuất cho đến giao
thông vận tải, xăng dầu luôn là nguồn nhiên liệu không thể thiếu để đảm bảo cho

các hoạt động này diễn ra một cách liên tục và hiệu quả. Việt Nam là một nước
đang phát triển, có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, vì vậy nhu cầu về
các nguồn nhiên liệu đặc biệt là xăng dầu để phục vụ cho các hoạt động kinh tế
cũng như sinh hoạt luôn biến động và có xu hướng ngày càng tăng cao. Đứng trước
bối cảnh này, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được Đảng và nhà nước
giao phó nhiệm là nhập khẩu và cung ứng xăng dầu trên thị trường toàn quốc, bảo
đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đây là một nhiệm vụ
không chỉ mang tính kinh tế, chính trị xã hội mà còn có ý nghĩa lớn đối với an ninh
quốc gia.
Trong quá trình thực tập tại phòng Xuất nhập khẩu của Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong các phòng ban, em đã
đã được tham gia vào việc theo dõi thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Qua thời gian
thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các hợp
đồng nhập khẩu xăng dầu và thấy được tầm quan trọng của khâu nhập khẩu đối với
hoạt động kinh doanh của toàn Tập đoàn. Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài:
“Thực trạng hoạt động nhập khẩu xăng dầu tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Petrolimex” để viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp. Kết cấu thu hoạch thực tập tốt
nghiệp của em gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
Chương 3: Một số biện pháp phát triển hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Để hoàn thiện tố ả , Ban
ất Nhập khẩu của ạo
điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập vừa qua.
2


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Vũ Thị Hiền - người đã hết lòng

hướng dẫn, đóng góp ý kiến, giải đáp những thắc mắc cho em trong quá trình thực
tập tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Công Thanh


3


CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về tổng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hiện nay được hình thành từ
việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định
số 828/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại
chúng theo văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước.

Tên giao
Tên viết tắt: PETROLIMEX
Trụ sở
Điện thoại: (04)3851-2603
Fax: (04)3851-9203
Website:
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là doanh nghiệp được nhà nước
xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc với vốn điều lệ là 10.700 tỷ đồng. Lĩnh vực
kinh doanh chính của Tập đoàn là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa
dầu, vận tải xăng dầu. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn đầu tư kinh doanh vào các ngành
nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các
hoạt động thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là

dẫn đầu Việt nam như PLC, PGC, PG TANKER, PJICO …
Trong lĩnh vực xăng dầu, Tập đoàn giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa
theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 21 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng dầu khác, Tập đoàn bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng
và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 42/68 đơn vị thành viên của Tập đoàn trực tiếp
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Tập đoàn có
Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên
Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.
4


1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam
1.2.1. Chức năng
Theo quyết định số 224/TTg ngày 17 tháng 4 năm 1995 của Thủ Tướng Chính
Phủ, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, hiện nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
được thành lập với chức năng kinh doanh trên 7 nhóm lĩnh vực chính:
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, vật tư, thiết
bị phục vụ ngành xăng dầu.
- Kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng xăng dầu (viễn dương, ven biển,
vận tải đường sông, đường ống, đường sắt và đường bộ).
- Gas (dân dụng và công nghiệp).
- Khảo sát, thiết kế và xây lắp các công trình xăng dầu.
- Dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch.
- Dịch vụ công nghệ thông tin, vật tư thiết bị phục vụ ngành tin học và tự động
hoá.
- Bảo hiểm và các hoạt động thương mại dịch vụ khác.
1.2.2. Nhiệm vụ
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được Nhà nước giao nhiệm vụ:

- Cân đối xăng dầu cho toàn xã hội, cho nền kinh tế trong mọi thời kỳ. Đảm
bảo liên tục ổn định nguồn xăng dầu trên các vùng với việc điều tiết giá theo đúng
chỉ đạo của Nhà nước.
- Tăng cường mở rộng phạm vi mạng lưới bán hàng nhằm phục vụ tốt nhất
nhu cầu của nhân dân, phục vụ đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, cải tiến công nghệ
- Thực hiện chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn
lực; thực hiện hạch toán, kế toán kinh tế, bảo toàn và phát triển nguồn vốn theo quy
định của pháp luật.
- Quản lí toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức,
chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao động và thực hiện phân phối công
bằng.
5


- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn
xã hội theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Bộ máy tổ chức
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam quản lý 42 Công ty Xăng dầu thành viên (sở
hữu 100% vốn) phân bổ và hoạt động trên địa bàn cả nước và Văn phòng Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam – nay là Công ty mẹ Petrolimex. Tập đoàn có 34 Chi
nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên; 27 Công ty con do Tập đoàn
nắm quyền (trên 50% vốn chủ sở hữu), trong đó bao gồm cả 3 đơn vị mà Tập đoàn
sở hữu 100% vốn là Công ty TNHH một thành viên Petrolimex Singapore, Công ty
TNHH Petrolimex Lào và Tổng Công ty Vận tải thủy Petrolimex.
Công ty mẹ Petrolimex (Văn phòng Tổng công ty) là cơ quan đầu não quản lý
và điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn. Toàn bộ nguồn hàng xăng dầu được
quản lý tập trung tại Công ty mẹ, sau đó Công ty mẹ sẽ trực tiếp điều tiết và chỉ đạo
cung cấp nguồn hàng cho các đơn vị thành viên. Đây là khâu then chốt giúp Tập

đoàn duy trì được cơ cấu hoạt động và điều hành kinh doanh thống nhất trong toàn
hệ thống, giúp Chính phủ ổn định thị trường xăng dầu thế giới trong những năm qua.
Bộ máy tổ chức của Tập đoàn được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng
(Sơ đồ 1.1). Theo cơ cấu này thì các phòng ban không ra lệnh trực tiếp cho các đơn
vị trực thuộc mà chỉ hỗ trợ và đề nghị Tổng giám đốc đưa ra quyết định. Các đơn vị
trực thuộc chỉ nhận mệnh lệnh ở một người đó là Tổng giám đốc.
- Hội đồng quản trị: Gồm Chủ tịch hội đồng quản trị, một uỷ viên thường trực,
một uỷ viên kiêm tổng giám đốc, một uỷ viên kiêm trưởng Ban kiểm soát, và một
uỷ viên chuyên trách. Hội đồng quản trị có vai trò đại diện cho Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam trước pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước trong các hoạt động kinh
doanh của Tập đoàn. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn các thành
viên của Tập đoàn gồm phó Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty thành viên và Kế
toán trưởng. Các thành viên của hội đồng quản trị do Bộ Thương mại bổ nhiệm và
miễn nhiệm.
- Ban Tổng giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và 3 phó Tổng giám đốc.
6




Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy hành chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam)

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Ban tổng giám đốc điều
hành
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng Thị trường

hợp tác quốc tế
Phòng kinh
doanh
Phòng Công
nghệ đầu tư
Phòng Kỹ thuật an
toàn môi trường
Phòng Kỹ
thuật xăng dầu
Phòng Tổ
chức cán bộ
Phòng Lao động
– tiền lương
Phòng Phát triển
doanh nghiệp
Phòng Pháp
chế- Thanh tra
Văn phòng Tổng
công ty
Phòng Tài
chính- Kế toán
Phòng
kiểm toán
7


- Tổng giám đốc là người chỉ đạo điều hành mọi hoạt động kinh doanh của
Tập đoàn, do Bộ thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.
- Giúp việc cho Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốc, mỗi phó Tổng giám
đốc được Tổng giám đốc phân công chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác và

chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực được giao.
- Văn phòng Tập đoàn và các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Tập đoàn
về các lĩnh vực: Theo dõi tình hình hoạt động của các cơ sở và các phòng ban trong
Tập đoàn, nghiên cứu, đề xuất các vấn đề về hoàn thiện quản lý tại Văn phòng Tập
đoàn, theo dõi tổng hợp các công tác thi đua khen thưởng
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam gồm 13 phòng ban đó là: Phòng Xuất nhập
khẩu, Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Pháp chế thanh tra,
Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kĩ thuật an toàn môi trường, Phòng Lao động tiền
lương, Phòng Kĩ thuật xăng dầu, Phòng Công nghệ đầu tư, Phòng Thị trường hợp
tác quốc tế, Phòng Phát triển doanh nghiệp, Văn phòng Tập đoàn, Phòng Công nghệ
thông tin. Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chức năng của từng phòng ban:
- Phòng Xuất nhập khẩu: tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực nhập
khẩu và tái xuất các sản phẩm xăng dầu; kí kết, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
xăng dầu.
- Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc chỉ đạo,
quản lý điều hành kinh doanh các mặt hàng xăng dầu trên toàn quốc, đồng thời phát
triển thị trường kinh doanh xăng dầu và các loại vật tư khác.
- Phòng Tài chính - kế toán: giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, nghiên cứu, hướng
dẫn các đơn vị thành viên thực hiện đúng pháp lệnh và điều lệ kế toán thống kê của
Nhà nước, kiểm toán nội bộ Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Kiểm tra kế toán
đối với các đơn vị thành viên về thực hiện chế độ kế toán nhà nước và thực hiện chế
độ kiểm toán nội bộ. Đồng thời tham mưu giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản
lí, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính của Tập đoàn đạt hiệu quả và
đúng pháp luật Tổng hợp, cân đối kế hoạch tài chính đảm bảo vốn kinh doanh và
8


vốn đầu tư cơ bản, lập các báo cáo kinh doanh sơ bộ, phương án điều động vốn, tài

sản, phân phối sử dụng các quĩ Tổng giám đốc phê duyệt.
- Phòng Pháp chế thanh tra: giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác pháp chế,
thanh tra các đơn vị trong toàn ngành, quản lí thực hiện các chính sách, pháp luật
của Nhà nước, các quy định của Bộ và ngành.
- Phòng Tổ chức cán bộ: giúp Tổng giám đốc quản lí nhân sự, qui hoạch và
sắp xếp cán bộ trong toàn ngành.
- Phòng Kĩ thuật an toàn môi trường: giúp Tổng giám đốc nghiên cứu xây
dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển
của toàn ngành, đảm bảo an toàn môi trường.
- Phòng Kỹ thuật xăng dầu: giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, quản lí và thực hiện
công tác đo lường giao nhận, công tác tiêu chuẩn hoá, quản lí hao hụt và phẩm chất
xăng dầu.
- Phòng Công nghệ đầu tư: giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu áp
dụng những kĩ thuật công nghệ mới, quản lí các công tác đầu tư, xây dựng cơ bản
theo đúng quy định của Nhà nước.
- Phòng Thị trường hợp tác quốc tế: giúp Tổng giám đốc thu thập thông tin về
thị trường kinh doanh xăng dầu, tìm hiểu nghiên cứu đối tác, thiết lập các quan hệ
với các đối tác trong và ngoài nước.
- Phòng phát triển doanh nghiệp: tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác
cổ phần hoá, quản lí các công ty cổ phần, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
- Phòng Công nghệ thông tin: tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác công
nghệ thông tin, hệ thống cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị tin học, thông tin, chương
trình phần mềm quản lý.
Các đơn vị trực thuộc của Tập đoàn hạch toán kinh tế độc lập (trong phạm vi
phân cấp của Tập đoàn) do Tổng giám đốc công ty đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công
thương quyết định. Các doanh nghiệp trực thuộc chịu trách nhiệm trước Tập đoàn
về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và là các tổ chức kinh tế có tư
cách pháp nhân.
9



1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam
Sau gần 60 năm hoạt động kinh doanh, Tập đoàn Xăng dầu luôn giữ vững
được vị thế số một trong số các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nắm giữ thị
phần khoảng 50% thị trường kinh doanh xăng dầu cả nước. Ngoài ra, do xăng dầu là
mặt hàng chiến lược của quốc gia nên bên cạnh hoạt động kinh doanh, Tập đoàn
còn thực hiện nhiệm vụ chính trị là đảm bảo nguồn xăng dầu cho cả nước trong mọi
tình huống.
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng xăng dầu,
Tập đoàn Việt Nam đã đầu tư phát triển được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có
thể nói là hùng hậu nhất trong hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở
Việt Nam, bao gồm:
+ 64 kho, sức chứa 1.763.150 m
3
.
+ 19 cảng sông, 21 cảng biển.
+ Đội tàu viễn dương đạt tổng trọng tải 453.000 DWT, là đội tầu lớn nhất,
mạnh nhất của Việt Nam về vận chuyển xăng dầu thành phẩm. Đội tầu viễn dương
tự đảm đương được 80% nhu cầu nhu cầu vận tải xăng dầu nhập khẩu của Tập đoàn
(nhập theo điều kiện FOB, Tập đoàn tự vận chuyển về Việt Nam) .
+ Trên 850 xe Xitec (10.700 m
3
phương tiện), 90 phương tiện thuỷ với tổng
dung tích 37.000 m
3
;
+ Gần 500 km đường ống vận chuyển xăng dầu;
+ Sở hữu 2.210 cửa hàng xăng dầu trên khắp cả nước và liên kết kinh doanh
với trên 4.000 đại lý xăng dầu.

Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
trong thời gian vừa qua được thể hiện qua Bảng 1.1.
Theo số liệu của phòng Kinh doanh, sản lượng xăng dầu mà Tập đoàn cung
cấp ra thị trường hàng năm đạt mức khoảng 8 triệu tấn: năm 2012 là 8,1 triệu tấn,
năm 2013 là hơn 7,9 triệu tấn, năm 2014 là 8,0 triệu tấn. Hàng năm, doanh thu toàn
Tập đoàn đạt trên 200 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách trên 30 nghìn tỷ đồng, đứng
10


trong top 50 doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhiều nhất cả nước, góp một vai
trò quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước.
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
STT
Các chỉ tiêu
2012
2013
2014
So sánh
2013/2012
So sánh
2014/2013
1
Tổng sản lượng
(triệu tấn)
8,1
7,9
8,0
98%
101%
2

Tổng doanh thu
(tỷ đồng)
206.216
201.421
212.185
98%
105%
3
Nộp ngân sách
(tỷ đồng)
33.596
33.175
36.143
99%
109%
4
Lợi nhuận sau thuế
(tỷ đồng)
772
1.579
-9
205%
-1%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam)
Giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam hiện nay do Chính phủ quyết định để
đảm bảo bình ổn đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia. Trong những năm gần đây,
giá nhập khẩu xăng dầu trên thị trường thế giới biến động rất mạnh, trong khi đó,
Chính phủ luôn theo đuổi mục tiêu bình ổn giá xăng dầu, dẫn đến sự chênh lệch
trong giá nhập và giá bán xăng dầu khiến tình hình kinh doanh của Tập đoàn cũng
thay đổi theo một cách khá phức tạp. Cụ thể, năm 2013 Tập đoàn đạt lãi kỷ lục là

1.579 tỷ đồng, tăng 105% so với con số 772 tỷ đồng của năm 2012. Tuy nhiên năm
2014, do giá dầu trên thị trường thế giới liên tục giảm mạnh và cách tính giá mới
của Chính phủ gây bất lợi cho doanh nghiệp vào thời điểm đó khiến Tập đoàn chịu
lỗ 9 tỷ đồng.

11


CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA TẬP ĐOÀN
XĂNG DẦU VIỆT NAM
2.1. Quy trình nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2.1.1. Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch nhập khẩu
Hàng năm, vào thời điểm trước năm kế hoạch, phòng Xuất nhập khẩu chủ trì,
phối hợp với các phòng liên quan xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu để báo cáo
Tổng giám đốc, trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Phê duyệt của Hội đồng quản trị
là căn cứ để Tổng giám đốc chỉ đạo các phòng nghiệp vụ triển khai các hợp đồng
nhập khẩu dài hạn, quý, chuyến.
Kế hoạch nhập khẩu được xây dựng dựa trên các yếu tố:
- Kế hoạch kinh doanh hàng năm của Tập đoàn.
- Hạn mức nhập khẩu do Bộ Công Thương phân bổ.
- Dự báo nhu cầu toàn quốc và định hướng kinh doanh dài hạn của Tập đoàn .
- Kết quả thực hiện kế hoạch các năm trước.
- Tình hình thị trường xăng dầu trong nước và thế giới
Các chỉ tiêu được nêu ra trong kế hoạch nhập khẩu bao gồm:
- Khối lượng nhập khẩu từng mặt hàng.
- Tỷ trọng nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn của từng mặt hàng.
- Kim ngạch nhập khẩu dự kiến.
- Nhu cầu ngoại tệ dự kiến.
- Phương án thuê tàu định hạn và khai thác tàu.
- Sản lượng, kim ngạch tái xuất, chuyển khẩu.

Hội đồng quản trị sẽ phê duyệt kế hoạch nhập khẩu bằng văn bản. Sau khi tiếp
nhận bản kế hoạch nhập khẩ, Ban giám đốc sẽ triển khai xây dựng và thực hiện các
kế hoạch mua hàng cụ thể.
2.1.2. Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp
Quan hệ của tập đoàn với các nhà cung cấp được duy trì khá tốt. Sau hơn 60
năm kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, Tập đoàn đã xây dựng được những mối
quan hệ bền vững với nhiều đối tác uy tín trên thế giới như: BP Group, Unipec,
Petrolimex Ceylon Petroleum, Vitool, Mecuria, Petrochina, Glencore, Shell, SK
Energy, Kuo Oil, Elico Oil, Winton, Vitol, Simosa, Projector … Những mối quan
12


hệ này được duy trì lâu dài dựa trên cơ sở làm ăn minh bạch, tin tưởng lẫn nhau và
đảm bảo được chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt nhất.
Hàng năm, Tập đoàn tổ chức đánh giá, xếp hạng các nhà cung cấp nhằm đánh
giá lại chất lượng hàng hóa và dịch vụ của các nhà cung cấp trong danh sách các
nhà cung cấp để duy trì hoặc loại bỏ nhà cung cấp khỏi danh sách trong giai đoạn
tiếp theo. Cùng với đó, Tập đoàn cũng tổ chức đánh giá, lựa chọn thêm các nhà
cung cấp lần đầu để bổ sung vào danh sách các nhà cung cấp thường xuyên; nhằm
đảm bảo liên tục đa dạng hóa thị trường, mở rộng số lượng nhà cung cấp, tăng sự
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để có được lợi thế trên vị trí người mua hàng. Các
nhà cung cấp của Tập đoàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo an toàn về nguồn hàng: Nguồn cung cấp xăng dầu phải rõ ràng về
xuất xứ, chất lượng hàng hóa phù hợp với quy định của Việt Nam hoặc yêu cầu của
Tập đoàn, đồng thời phải phù hợp với tiến độ nhập khẩu và khả năng tiếp nhận của
Tập đoàn.
- Có uy tín và kinh nghiệm trong kinh doanh xăng dầu, có mạng lưới bán hàng
và cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Các điều khoản trong Hợp
đồng phù hợp với thông lệ cũng như điều kiện thực tế của Tập đoàn. Các trường
hợp khác biệt phải được thẩm định bằng các nghiệp vụ cụ thể.

- Đảm bảo giá cả cạnh tranh, thủ tục, dịch vụ tốt.
- Đảm bảo an toàn về thanh toán: Đáp ứng các điều kiện và phương thức thanh
toán theo quy định hoặc thông lệ của Tập đoàn.
2.1.3. Ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Giao dịch và đàm phán hợp đồng nhập khẩu thường được Tập đoàn tiến hành
qua hình thức thư tín, fax, điện. Phòng Xuất nhập khẩu là đơn vị trực tiếp đàm phán
với các đối tác bán hàng dựa trên các tiêu chí mà ban Tổng giám đốc đưa ra. Trong
quá trình đàm phán sẽ có một Phó giám đốc chuyên trách công việc chỉ đạo. Sau khi
hai bên chấp nhận các điều kiện, phòng Xuất nhập khẩu sẽ trình hợp đồng lên Tổng
giám đốc ký, nếu được chấp nhận thì hợp đồng chính thức được ký kết.
Các hợp đồng nhập khẩu hiện nay của Tập đoàn hầu hết được thực hiện theo
điều kiện FOB. Quy định chung của toàn Tập đoàn về việc thực hiện hợp đồng
Nhập khẩu gồm những công đoạn sau:
13


- Chỉ định tàu và mua bảo hiểm: Hiện nay, toàn bộ các lô hàng nhập khẩu của
của Tập đoàn đều được mua tại Công ty Bảo hiểm Xăng dầu Petrolimex (PJICO).
Việc mua bảo hiểm và chỉ định tàu vận tải do phòng Xuất nhập khẩu thực hiện.
Trong trường hợp có các rắc rối phát sinh, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu có thể
trực tiếp quyết định mua bảo hiểm của công ty khác hay thuê tàu vận tải từ nguồn
ngoài Tập đoàn để thuận tiện cho công tác Nhập khẩu.
- Thông báo kế hoạch mua hàng: Sau khâu ký kết hợp đồng với các nhà cung
cấp, Phòng Xuất nhập sẽ làm việc với nhà cung cấp về việc thông báo thời gian xếp
hàng, chỉ định đơn vị đơn vị giám định theo đúng hợp đồng đã ký. Phòng Hàng hải
có trách nhiệm báo kế hoạch mua hàng cho các đơn vị vận tải liên quan. Các thông
tin về tiến độ thực hiện hợp đồng được cập nhật thường xuyên trên mạng nội bộ của
Tập đoàn.
- Làm thủ tục hải quan nhập khẩu: Tập đoàn áp dụng quy trình khai báo hải
quan điện tử. Bộ chứng từ hải quan bao gồm : giấy phép nhập khẩu, tờ khai, hợp

đồng, hóa đơn thương mại,… Khâu này thường được chuyển cho cán bộ của Tập
đoàn tại các kho chứa gần các cảng nhập khẩu thực hiện.
- Theo dõi quá trình xếp hàng tại cảng xếp và tiếp nhận hàng tại cảng dỡ:
Phòng xuất nhập khẩu trực tiếp theo dõi, chỉ đạo quá trình xếp, dỡ hàng theo đúng
các điều kiện trong hợp đồng. Nếu có những phát sinh ngoài ý muốn như: thiên tai,
đình công, trục trặc tàu,…, phòng Xuất nhập khẩu có thể linh dộng điều chỉnh để
thay đổi để thuận tiện cho công tác nhập khẩu, sau đó nộp báo cáo lên ban Lãnh đạo.
- Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu: Việc kiểm tra chất lượng thường được
quy định rõ trong hợp đồng về việc chỉ định đơn vị có trách nhiệm kiểm định tại
cảng đi và cảng đến. Tập đoàn cũng có các đơn vị kiểm tra độc lập để đối chiếu kết
quả với đơn vị kiểm định. Nếu có những hao hụt quá lớn hay hàng nhập khẩu không
đúng chất lượng, phòng Xuất nhập khẩu phải thông báo ngay cho ban Lãnh đạo để
quyết định có tiếp tục nhận hàng hay không và đưa ra phương hướng giải quyết.
- Thanh toán: Đối với các đối tác nước ngoài, 100% các hợp đồng nhập khẩu
được thanh toán bằng L/C mở tại một ngân hàng uy tín Việt Nam hoặc ngân hàng
hàng đầu thế giới. Phòng Tài chính có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra chứng từ sau
đó xin quyết định của Tổng giám đốc để xuất tiền.
14


- Xử lý các phát sinh: Khi các bên không thực hiện đúng các điều khoản ghi
trong hợp đồng, Tập đoàn có thể tiến hành khiếu nại lên trọng tài. Tuy nhiên, đa số
hàng nhập khẩu về của Tập đoàn đều rất ít xảy ra rủi ro, số lượng vụ tranh chấp là
rất ít, các tranh chấp thường chỉ cần giải quyết bằng việc đàm phán. Những phát
sinh chủ yếu mà Tập đoàn phải gặp là về: chênh lệch khối lượng hàng, chậm thời
gian làm hàng, phạt hàng không đủ chất lượng, phát sinh phí tàu già,…
2.2. Thực trạng nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu
Tình hình nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam trong những
năm qua có nhiều biến động mạnh. Cụ thể, bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 dưới đây sẽ thể

hiện sự biện động trong kim ngạch nhập khẩu của Tập đoàn trong giai đoạn 2010
đến 2014.
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Petrolimex qua các năm
Năm
Khối lƣợng nhập
khẩu (triệu tấn)
Tăng trƣởng qua
các năm
Kim ngạch NK
(Tỷ USD)
Tăng trƣởng
qua các năm
2010
7,07

3,98

2011
7,14
1,10%
5,35
34,29%
2012
6,90
-3,48%
5,13
-4,12%
2013
5,11
-25,82%

3,83
-25,33%
2014
5,26
2,89%
3,75
-1,97%
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam)
Trong giai đoạn 2010-2014, khối lượng nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu
của Tập đoàn giảm một cách rõ rệt. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do từ
tháng 2/2009 nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi (do công ty TNHH Một
thành viên Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BRS) quản lý) bắt đầu đi vào hoạt động với
năng lực sản xuất hàng năm đạt trên 5,5 triệu tấn xăng dầu (đáp ứng khoảng 30%
nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước). Chủ trương của Chính phủ đề ra là các
doanh nghiệp cần cắt giảm lượng xăng dầu nhập khẩu để thay thế bằng xăng dầu tự
sản xuất trong nước, hạ mức hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp
đầu mối. Vì thế, sau khi đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà máy lọc dầu Dung
15


Quất, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã chủ động cắt giảm lượng nhập khẩu để
chuyển sang mua hàng từ Dung Quất. Điều này giúp cho Tập đoàn giảm được các
chi phí vận tải, thanh toán, gánh nặng ngoại tệ và bớt phụ thuộc vào nguồn nhập
khẩu xăng dầu từ thị trường quốc tế.

Biểu đồ 2.1: Sự biến động trong kim ngạch nhập khẩu của Petrolimex
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam)
Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2014, kim ngạch nhập khẩu năm 2011 đạt giá trị
cao nhất là 5,35 tỷ USD, tăng so với con số 3,98 tỷ USD của năm 2010 là 34,29%,
sau đó giảm qua các năm 2012, 2013. Năm 2014 cả khối lượng nhập khẩu và kim

ngạch nhập khẩu của Tập đoàn không có nhiều thay đổi.
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu trong năm 2011 tăng mạnh đến 34,29% nhưng
khối lượng nhập khẩu lại tăng lên không đáng kể, chỉ ở mức 1,1%. Nguyên nhân là
do trong giai đoạn 2010- 2011, giá dầu thô trên thế giới tăng đột biến, từ thấp nhất
năm 2010 là 79,45 USD/thùng lên đến đỉnh điểm ở năm 2011 là 114,88 USD/thùng
(tăng 45%). Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, trong thời gian ngắn không có hàng
hóa thay thế khả dĩ, vì thế, dù giá dầu thô tăng nhưng lượng cầu xăng dầu trong
nước vẫn không giảm, điều này làm tổng giá trị nhập khẩu của Tập đoàn tăng mạnh.
Giá dầu thô tăng cũng đồng nghĩa với việc áp lực ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu
cũng phải tăng theo, điều này gây khó khăn rất nhiều cho Tập đoàn trong khâu
thanh toán cũng như việc huy động vốn kinh doanh.
0
1
2
3
4
5
6
7
8
2010 2011 2012 2013 2014
Khối lượng nhập
khẩu (triệu
m3/tấn)
Kim ngạch nhập
khẩu (tỷ USD)
16


Giai đoạn 2011-2013 là lộ trình 2 năm Tập đoàn giảm dần nguồn hàng nhập

khẩu và từng bước thay thế bằng nhập hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, vì thế
khối lượng nhập khẩu giảm từ 5,9 triệu tấn xuống 5,11 triệu tấn và kim ngạch nhập
khẩu giảm từ 5,13 tỷ USD xuống 3,83 tỷ USD. Sang năm 2014, cơ cấu nhập mua
hàng đã đi vào ổn định nên khối lượng nhập khẩu chỉ tăng nhẹ so với năm 2013
(tăng 2,89%), giá trị nhập khẩu giảm nhẹ (giảm 1,97%) do giá dầu thế giới giảm.
2.2.2. Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu
Trong thời gian qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu các
mặt hàng xăng dầu chủ yếu như: xăng; diezel, dầu mazut, dầu hoả. Cơ cấu mặt hàng
nhập khẩu theo từng năm được thể hiện ở bảng 2.2.
Về cơ cấu từng mặt hàng, xăng và dầu Diezel là nhóm hai mặt hàng nhập khẩu
có tỷ trọng lớn nhất của Tập đoàn, tổng kim kim ngạch của hai mặt hàng này tăng
nhanh theo từng năm, từ 78,1% năm 2010 lên đến 91,4% năm 2014. Trong khi đó,
tỷ trọng nhập khẩu của dầu Mazut và dầu hỏa có xu hướng giảm mạnh.
Mazut là loại dầu dùng làm nhiên liệu đốt lò trong các máy công nghiệp, tàu
thủy với ưu điểm là giá rẻ, mức nhiệt lượng sinh ra từ quá trình đốt lớn, có hiệu quả
kinh tế vượt trội hơn hẳn xăng và dầu Diezel. Trước đây, nhu cầu sử dụng loại
nhiên liệu này khá cao, kim ngạch nhập khẩu của dầu Mazut năm 2010 là 789 triệu
USD, chiếm đến 19,8% tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng. Tuy nhiên, loại
nhiên liệu đốt này có hàm lượng lưu huỳnh cao, gây ô nhiễm môi trường, làm giảm
độ bền động cơ, chỉ thích hợp với các máy công nghiệp thô sơ. Theo xu hướng công
nghiệp hóa- hiện đại hóa, lượng dầu mazut tiêu thụ trên thị trường giảm dần và thay
thế bằng các loại nguyên liệu sạch hơn như Diezel, điện,… Năm 2014, kim ngạch
nhập khẩu dầu Mazut chỉ còn 292 triệu USD, chiếm 7,8% kim ngạch nhập khẩu của
Tập đoàn, chủ yếu để phục vụ các khu công nghiệp và tàu thủy tại các cảng.
Dầu hỏa không phải là mặt hàng nhập khẩu chính của Tập đoàn, chủ yếu được
sử dụng vào mục đích đun nấu và thắp sáng các tỉnh miền núi chưa có điện và gas
nên đang có xu hướng giảm do chính sách đưa điện lên vùng cao của nhà nước. Do
đó, kim ngạch nhập khẩu dầu hỏa có xu hướng giảm từ 83 triệu USD xuống 29 triệu
USD, chiếm tỉ trọng dưới 1% kim ngạch nhập khẩu của tập đoàn. Hiện nay, Tập
đoàn chủ yếu nhập khẩu loại dầu hỏa nhiên liệu bay để bán cho các hãng hàng

không và tái xuất tại các cảng hàng không cho các máy bay nước ngoài.


Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu từng loại mặt hàng
Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam)


Mặt
hàng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Giá trị
nhập khẩu
Tỷ
trọng
Giá trị
nhập khẩu
Tỷ
trọng
Giá trị
nhập khẩu
Tỷ
trọng
Giá trị
nhập khẩu

Tỷ
trọng
Giá trị
nhập khẩu
Tỷ
trọng
Xăng
1.946
48,9%
2.676
50,1%
2.566
50,1%
1.983
51,8%
1.685
44,9%
Diezel
1.163
29,2%
1.761
32,9%
1.820
35,5%
1.561
40,8%
1.746
46,5%
Mazút
789

19,8%
851
15,9%
691
13,5%
267
7,0%
292
7,8%
Dầu hoả
83
2,1%
58
1,1%
49
0,9%
17
0,4%
29
0,8%
Tổng
3.981
100%
5.346
100%
5.126
100%
3.828
100%
3.753

100%
17
18


Tỷ trọng nhập khẩu và khối lượng nhập khẩu dầu Diezel luôn có xu hướng
tăng qua từng năm, nguyên nhân chính là do theo xu hướng công nghiệp – hiện đại
hóa của đất nước, số lượng phương tiện vận tải và máy công nghiệp cỡ lớn sử dụng
dầu Diezel tăng nhanh, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu Diezel cũng tăng theo. Dầu
mazut không phù hợp và làm hao mòn máy móc hiện đại trong khi giá xăng tăng
cao cũng tạo ra xu hướng chuyển sang sử dụng động cơ Diezel. Từ năm 2010 đến
2014, kim ngạch nhập khẩu dầu Diezel của tập đoàn tăng nhanh chóng, từ 1.163
triệu USD lên 1.746 triệu USD, tăng hơn 50%. Tỷ trọng nhập khẩu dầu Diezel cũng
tăng từ 29,2% lên 46,5%. Theo phòng kinh doanh của Tập đoàn, ngoài nhu cầu sử
dụng dầu Diezel tăng cao, một nguyên nhân khác của việc tỷ trọng nhập khẩu dầu
Diezel tăng mạnh là do Tập đoàn tăng mua xăng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất từ
mức 1.023 triệu tấn năm 2010 lên 1.354 triệu tấn năm 2014 (giá trị tăng từ 760 triệu
USD lên 1.122 triệu USD), giảm lượng nhập khẩu xăng mà vẫn tăng lượng nhập
khẩu Diezel.
Cùng với dầu Diezel, xăng là mặt hàng có mức tiêu thụ lớn nhất trong các mặt
hàng của Tập đoàn. Trước năm 2013, lượng xăng dầu dầu nhập khẩu của Tập đoàn
luôn xấp xỉ ở mức 50%, kim ngạch năm 2012-2013 đạt giá trị cao nhất là 2.676 –
2.566 triệu USD, giá trị này đạt được là do trong giai đoạn này giá xăng dầu trên thị
trường thế giới tăng cao. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu xăng còn là 1.685 triệu
USD do hai nguyên nhân chính là giá xăng thế giới giảm và Tập đoàn giảm lượng
nhập khẩu để tăng lượng mua hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
2.2.3. Các thị trường nhập khẩu chính
Sao gần 60 năm hoạt động, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã có quan hệ đối
tác kinh doanh xăng dầu với trên dưới 10 thị trường. Các thị trường mà Tập đoàn
nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao là Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc vời tổng tỷ

trọng trên 80%. Bên cạnh đó, hàng năm Tập đoàn cũng tiến hành nhập khẩu từ các
thị trường như như: Trung Quố -
lai như Bahrain, Úc, Sự đa dạng về thị trường nhập
khẩu giúp cho Tập đoàn có được sự ổn định trong nguồn cung xăng dầu từ nước
ngoài và chủ động chuyển hướng nhập khẩu những khi nguồn hàng khan hiếm.
19


Bảng 2.3: Khối lƣợng xăng dầu nhập khẩu theo thị trƣờng của Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam
Đơn vị: Tấn
STT
Quốc gia
Năm 2010
Năm 2014
Khối lƣợng nhập
khẩu
Tỷ lệ
Khối lƣợng nhập
khẩu
Tỷ lệ
1
Singapore
3.301.130
46,7%
2.827.087
53,7%
2
Đài Loan
1.226.619

17,4%
783.080
14,9%
3
Hàn Quốc
1.146.775
16,2%
752.030
14,3%
5
Cô oét
404.869
5,7%
468.901
8,9%
4
Malaysia
133.543
1,9%
54.205
1,0%
6
Nhật Bản
149.794
2,1%
45.259
0,9%
7
Indonesia
0

0,0%
39.996
0,8%
8
Trung Quốc
462.102
6,5%
207.348
3,9%
9
Thái Lan
0
0,0%
27.366
0,5%
10
Khác
240.943
3,4%
57.363
1,1%
Tổng
7.065.775
100%
5.262.634
100%
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam)
Đặc điểm của các thị trường nhập khẩu chính:
Thị trường Singapore:
Singapore là quốc gia phát triển nhất Đông Nam á, là thị trường xăng dầu lớn

của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi tập trung nhiều nhà máy lọc dầu và
các nhà buôn xăng dầu lớn. Đây là một thị trường xăng dầu có tính chuyên nghiệp
cao. Bên cạnh đó, Singapore còn có vị trí địa lý gần với Việt Nam, nằm trong cùng
khu vực Đông Nam Á, và là nơi có rất nhiều hải cảng. Chính vì vậy, Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam đã chọn Singapore là thị trường cung cấp xăng dầu chính, với tỷ
trọng nhập khẩu ngày càng cao. Từ năm 2010 đến 2014, tỷ trọng xăng dầu nhập
khẩu từ Singapore tăng từ 47% lên 54% và được dự báo sẽ tăng trong các năm tiếp
theo khi mà các mặt hàng xăng dầu có xuất xứ ASEAN đã được giảm thuế nhập
khẩu vào đầu năm 2015 theo lộ trình thực hiện hiệp định ATIGA.
20


Singapore được coi là trạm trung chuyển hàng hóa của khu vực với nhiều các
hãng dầu khí lớn tập trung kinh doanh tại đây, vì thế tại Singapore, Tập đoàn tiếp
cận được các mặt hàng xăng dầu có chất lượng cao, chủng loại đa dạng, phong phú.
Đồng thời do có vị trí địa lý gần Việt Nam và có nhiều hải cảng nên việc vận
chuyển thuận lợi, giá cước vận chuyển thấp.
Thị trường Đài Loan:
Đài Loan là một đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam đại lục Trung
Quốc, phía nam giáp với Biển Đông. Đài Loan là một trong các nước công nghiệp
mới của khu vực Châu Á (NIC) và là thị trường xăng dầu lớn, nơi tập trung nguồn
hàng có chất lượng cao và phong phú. Đài Loan cũng là một thị trường nhập khẩu
xăng dầu quan trọng sau Singapore của Tập đoàn. Trong 5 năm gần đây tỷ trọng
trong kim ngạch nhập khẩu tại thị trường này đạt mức khá cao nhưng đang có xu
hướng giảm từ 17 % năm 2010 xuống 15% năm 2014 do Tập đoàn đang chủ trưởng
đẩy mạnh mua xăng đầu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất và khai thác thị trường
Singapore nhằm nắm bắt cơ hội hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu đối với hàng hóa
ASEAN. Ngoài ra, do thị trường Đài Loan chủ yếu phục vụ cho thị trường Trung
Quốc nên việc mở rộng quy mô để Đài Loan trở thành thị trường nhập khẩu chính
của tập đoàn là tương đối khó khăn.

Thị trường Hàn Quốc:
Hàn Quốc là một quốc gia cũng khá phát triển trong khu vực. Ở Hàn Quốc có
nhiều nhà máy lọc dầu, do đó đây cũng là một thị trường xăng dầu lớn, có nhiều
chủng loại phong phú. Nhưng xét về mặt địa lý thì thị trường này có khoảng cách xa
so với Việt Nam nên việc vận chuyển không thuận tiện bằng các nguồn hàng
Singapore và Đài Loan, nguồn hàng này cũng chủ yếu chảy về thị trường Trung
Quốc nên tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này của Tập đoàn tuy khá lớn nhưng vẫn
kém hơn ở thị trường Singapore và Đài Loan.
Cũng như thị trường Đài Loan, Tập đoàn đang tập trung vào mua hàng từ nhà
máy lọc dầu Dung Quất và nhập khẩu từ Singapore nên tỷ trọng nhập khẩu, khối
lượng nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc cũng đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên,
cả hai thị trường Đài Loan và Hàn Quốc vẫn luôn những thị trường quan trọng mà
Tập đoàn có kế hoạch làm ăn lâu dài.
21


Bên cạnh 3 thị trường nhập khẩu chủ yếu, Tập đoàn cũng nhập khẩu ở một số
thị trường khác như: Cô-oét, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Nga
Những thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu nhưng đó gúp
phần đảm bảo nguồn hàng cho Petrolimex khi mà các thị trường chủ yếu khan hiếm
hàng. Trong các nguồn hàng trên, phần lớn đều nẳm trong khu vực Châu Á có vị trí
địa lý gần Việt Nam.
Trong số các thị trường phụ, thị trường Cô-oét cũng là thị trường đáng quan
tâm nhất. Quốc gia này là một thành viên của OPEC, nằm trong vùng có tài nguyên
dầu mỏ dồi dào của thế giới. Cô-oét có trữ lượng dầu mỏ chiếm gần 10% trữ lượng
của thế giới tương đương với gần 13,3 tỷ tấn. Cô-oét là một thị trường mà Tập đoàn
nhập khẩu với tỷ trọng khá lớn, năm 2014, tỷ trọng này đạt 9%. Tuy nhiên, đây
không phải là bạn hàng ký kết nhiều hợp đồng dài hạn với Petrolimex nên tỷ trọng
nhập khẩu hàng năm không ổn định, nhưng với dự dồi dào về trữ lượng dầu mỏ và
tính chuyên nghiệp trong kinh doanh của thị trường này giúp Tập đoàn có thể huy

động nhanh chóng được lượng xăng dầu cần thiết trong thời gian ngắn.
Như vậy ta có thể thấy rằng, hiện nay các thị trường xăng dầu nhập khẩu của
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng khá đa dạng, song phần lớn vẫn tập trung ở
những khu vực địa lý gần. Những thị trường nhập khẩu này đang trong giai đoạn
phát triển kinh tế với tốc độ khá cao nên nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu trong
tương lai là rất lớn. Mà xăng dầu lại là nguồn tài nguyên quý với trữ lượng hạn chế,
đồng thời nó là mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia nên chịu sự chi phối của yếu
tố chính trị , vì thế sự ổn định thị trường nhập khẩu hiện tại khó có thể là sự ổn định
trong tương lai. Chính vì vậy, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cần có những biện
pháp để đa dạng thêm các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh những bạn hàng truyền
thống, hàng năm vẫn cung ứng một lượng hàng ổn định, Tập đoàn cần tìm những
bạn hàng mới ở những thị trường xăng dầu lớn của thế giới chẳng hạn như Ấn Độ,
Trung Đông có như vậy nguồn hàng mới thật sự được đảm bảo lâu dài và ổn định.
2.2.4. Phương thức và giá cả nhập khẩu
Phương thức nhập khẩu chính của Tập đoàn là nhập khẩu trực tiếp, chủ động
tìm kiếm, đàm phán và thực hiện nhập khẩu trực tiếp với các nhà cung cấp mà
không qua các trung gian. Tập đoàn ưu tiên nhập khẩu theo điều kiện FOB (99%)

×