Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích thực trạng kinh doanh thua lỗ của tập đoàn kinh tế Vinashin.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.88 KB, 13 trang )

Tiểu luận Kinh tế phát triển
I. Giới thiệu về Vinashin
1. Lịch sử hình thành
Ngành công nghiệp Tàu thủy Việt Nam khởi nguồn từ những năm 1958 -
1960, với tên ban đầu là cơ khí thủy, trực thuộc Cục Cơ khí - Bộ Giao thông
Vận tải. Sự hình thành và phát triển của Ngành gắn liền với đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên Đất
nước Việt Nam.
Trong giai đoạn 1975 – 1985: các cơ sở đóng tàu của Việt Nam vừa ít ỏi
lại vừa thoát khỏi chiến tranh. Chúng ta vừa phải phục hồi vừa phải xây dựng
lại vừa phải tổ chức sản xuất, đơn vị chủ quản cấp trên là Cục Cơ khí vừa làm
chức năng quản lý nhà nước vừa làm chức năng quản lý doanh nghiệp.
Giai đoạn 1986 – 1995: lực lượng cơ khí thủy trong Cục Cơ khí được
tách ra tổ chức hoạt động dưới dạng Liên hiệp các xí nghiệp, giai đoạn này
ngành Đóng tàu dần dần được hồi sinh nhưng chưa có định hướng phát triển
rõ ràng, năng lực sản xuất hạn chế, tàu lớn nhất đóng được có trọng tại
khoảng 3.800 tấn.
Ngày 31/01/1996: Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam được
thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở đóng tàu trong cả nước, giai đoạn
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã
có những quyết định số 1420/QĐ – TTg ngày 21/11/2001 và Quyết định
1055/QĐ – TTg ngày 21/11/2002 về việc phê duyệt Đề án phát triển Tổng
Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và quy hoạch tổng thể ngành Công
nghiệp ngành tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với mục tiêu chính là
xây dựng và phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam lớn
mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại trở thành nòng cốt của của
ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của Đất nước.
Để tổ chức và hoạt động cũng như đầu tư phát triển có hiệu quả hơn, Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định số 60/2003/QĐ-TTg ngày 04/11/2003 về
việc thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chuyển sang hoạt


động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đồng thời Thủ tướng đã có quyết
Học viên: Trần Anh Dũng Lớp: Cao học Kinh tế phát triển
Trang: 1
Tiểu luận Kinh tế phát triển
định số 247/QĐ - TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo mô hình này.
Tiếp theo là Quyết định số 1106/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án điều
chỉnh phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2005
- 2010 và định hướng đến 2015.
Ngày 15/5/2006: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 103/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin,
và quyết định 104 QĐ - TTg về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam với mục đích hình thành Tập đoàn Kinh tế
Vinashin đa sở hữu trong đó có sở hữu Nhà nước là chi phối bao gồm các
doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam; có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có
chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành Công nghiệp
đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn
kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu
triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công nghiệp tàu thủy việt Nam
phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Công ty mẹ
Tập đoàn Kinh tế Vinashin được hình thành trên cơ sở Tổng công ty, các
đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Trong đó, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành
lập trên cơ sở Văn phòng tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các
đơn vị phụ thuộc: 03 Chi nhánh (Công ty xuất nhập khẩu Vinasshin; Trung tâm
đào tạo và hợp tác lao động với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn quản lý đầu tư và
Kiểm định xây dựng Vinashin) và các Ban chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay Văn

phòng tập đoàn có: 14 Ban chuyên môn nghiệp vụ và 32 Phòng thuộc các Ban
nghiệp vụ.
Một số chi nhánh còn lại của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam, Tập đoàn đã chuyển thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động
theo Luật doanh nghiệp. Sau khi các dự án đầu tư này đi vào hoạt động có
Học viên: Trần Anh Dũng Lớp: Cao học Kinh tế phát triển
Trang: 2
Tiểu luận Kinh tế phát triển
hiệu quả, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Tập đoàn sẽ nhượng lại
một phần vốn điều lệ của các công ty này để chuyển thành các công ty cổ
phần, thu hồi vốn đầu tư.
b, Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan
của Tập đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và
phương tiện nổi; Chế tạo kết cấu dàn khoan; Thiết kế thi công công trình
thuỷ, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ;
- Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục
vụ công nghiệp tàu thuỷ; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ
kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công nghiệp Tàu thuỷ; Tư
vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động trong
ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Dịch vụ, khách sạn, cung ứng hàng hải; Dịch vụ Logistic, tàu mẫu,
quảng cáo; Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải
thuỷ mới sản xuất; Vận tải biển;
- Sản xuất, mua bán thép đóng tàu, thép cường độ cao; Sản xuất, lắp ráp
động cơ Diezel, động cơ lắp đặt cho tàu thuỷ; Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị
nội thất tàu thuỷ; Mua, bán, vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí;
- Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và mua bán vật tư, thiết bị
giao thông vận tải (trừ vật tư thiết bị, phương tiện giao thông vận tải cấm xuất

nhập khẩu do pháp luật quy định);
- Khảo sát, thiết kế, cung cấp lắp đặt các hệ thống tự động, phòng cháy, chữa
cháy;
- Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ hàng hải: Đại lý cung ứng, lai dắt,
sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; Đại lý hàng
hoá và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải; Dịch vụ cảng, bến cảng, bốc
xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải;
Học viên: Trần Anh Dũng Lớp: Cao học Kinh tế phát triển
Trang: 3
Tiểu luận Kinh tế phát triển
- Kinh doanh nạo vét luồng lạch và san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng;
Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp;
c, Cơ cấu quản lý và điều hành
Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ
quyết định gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Ban kiểm soát Tập
đoàn, Tổng giám đốc điều hành, các Tổng giám đốc chức năng, Kế toán trưởng
và bộ máy giúp việc.
Hội đồng quản trị Tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại
Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn. Chủ tịch Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam là đại diện theo pháp luật của Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cơ cấu quản lý của các công ty con là các Tổng công ty gồm: chủ tịch
Tổng công ty, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám
đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Công ty con là Công ty trách nhiệm
hữu hạn 1 thành viên hoạt động theo mô hình Chủ tịch Công ty.
II. Hiện tượng Vinashin kinh doanh thua lỗ
1. Hiện tượng Vinashin thua lỗ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong giai đoạn 1996 - 2008, tốc
độ tăng trưởng bình quân của Vinashin hàng năm đạt 35 - 40%, kinh doanh
đều có lãi (theo kết quả kiểm toán độc lập, lợi nhuận trước thuế năm 2005 là

126,5 tỷ đồng, năm 2006 là 503,3 tỷ đồng, năm 2007 là 858,8 tỷ đồng, năm
2008 là 645,1 tỷ đồng); đến hết năm 2009 đã đóng góp vào ngân sách nhà
nước trên 3.300 tỷ đồng.
Tập đoàn đã có bước phát triển đáng kể về năng lực đóng và sửa chữa
tàu biển; đến năm 2008, có đội ngũ lao động gần 70 nghìn người, trong đó,
trình độ đại học và trên đại học hơn 12 nghìn, công nhân kỹ thuật trên 55
nghìn. Tính đến đầu năm 2009, Tập đoàn đã có số đơn đặt hàng đóng tàu với
tổng giá trị gần 12 tỷ USD.
Tập đoàn đã hoàn thành đóng và bàn giao được 279 tàu trị giá trên 1,8 tỷ
USD, bao gồm: 59 tàu trọng tải 6.500 và 15.000 tấn, 9 tàu 22.500 và 34.000
Học viên: Trần Anh Dũng Lớp: Cao học Kinh tế phát triển
Trang: 4
Tiểu luận Kinh tế phát triển
tấn, 9 tàu 53.000 tấn, 6 tàu container, 1 tàu chở ô tô 4.900 xe, 1 kho nổi chứa
xuất dầu thô 150.000 tấn với trang thiết bị hiện đại và nhiều loại tàu khác.
Trong số tàu trên, đã xuất khẩu 155 tàu, trị giá trên 1,1 tỷ USD.
Từ cuối năm 2008, Vinashin gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh bị
đình trệ, không thu xếp được vốn để thực hiện các hợp đồng đã ký. Tập đoàn
lâm vào tình trạng thua lỗ (năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng).
Thực trạng này có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nặng nề của
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều chủ tàu đã
hủy hợp đồng (từ đơn hàng có giá trị gần 12 tỷ USD xuống chỉ còn trên 2 tỷ).
Song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trước hết là do việc cố ý làm
trái, báo cáo không trung thực và yếu kém của lãnh đạo Tập đoàn trong quản trị
doanh nghiệp, quản lý tài chính và đầu tư, phát triển thêm quá nhiều doanh
nghiệp và ngành nghề kinh doanh…Trong khi đó, một số cơ quan chức năng
thuộc Chính phủ chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý của
chủ sở hữu đối với Tập đoàn.
Khi được báo cáo tình hình quản lý yếu kém và sai trái của lãnh đạo
Vinashin, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ chức năng, Bộ quản lý ngành liên tục

theo sát để tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh và yêu cầu cắt giảm
từ 106 dự án với tổng mức đầu tư gần 64 nghìn tỷ đồng xuống còn 28 dự án
với tổng mức đầu tư gần 25 nghìn tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2010 - 2011, chỉ
thực hiện 13 dự án đang đầu tư dở dang với tổng mức đầu tư gần 2 nghìn tỷ
đồng.
Tháng 7 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập tổ công
tác liên ngành để nghiên cứu đề xuất phương án tái cơ cấu Tập đoàn; đồng thời,
đã yêu cầu Tập đoàn nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân
trong Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thành viên và
yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, điều tra xử lý nghiêm các sai
phạm theo pháp luật.
Theo báo cáo của Tổ công tác và Hội đồng quản trị tập đoàn Vinashin,
đến ngày 30 tháng 6 năm 2010, tổng số nợ của Tập đoàn là hơn 86 nghìn tỷ
đồng, trong đó nợ đến hạn phải trả trên 14 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở
Học viên: Trần Anh Dũng Lớp: Cao học Kinh tế phát triển
Trang: 5

×