Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số kiến nghị về phương hướng đổi mới, hoàn thiện hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.52 KB, 12 trang )

Bài tập lớn/học kỳ
Môn Luật Hành chính – K34
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời
sống xã hội. Chính vì lẽ đó, công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính
luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xử phạt vi
phạm hành chính, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định như: Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
được UBTV Quốc Hội thông qua ngày 6/7/1989 hay những Nghị định về xử phạt hành
chính trong những lĩnh vực nhà nước cụ thể do Chính phủ ban hành. Trong những năm
qua, pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục
hậu quả (gọi chung là các chế tài xử phạt hành chính) đã góp phần không nhỏ đảm bảo
cho việc quản lí hành chính nhà nước có hiệu lực. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật nói
chung và vi phạm hành chính nói riêng là hiện tượng xã hội phức tạp có mối liên hệ đa
chiều với rất nhiều các yếu tố xã hội khác. Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật
cũng như vi phạm hành chính đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề trong đó cần
coi trọng việc nhận thức và hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính; chính vì ý nghĩa này, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tính hợp lí
của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục
hậu quả.”
NỘI DUNG
I. Khái niệm vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
1. Vi phạm hành chính
Định nghĩa vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh xử phạt
vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, chỉ rõ: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá
nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính”.
Sau này, tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, vi
phạm hành chính được định nghĩa một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm hành chính


được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức)
có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng quan niệm về vi phạm hành chính
trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của
loại vi phạm pháp luật này: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực
hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính”.
2. Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ
vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành
chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo
quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
II. Khái quát về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các
biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
a. Các hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong
các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
 Hình thức xử phạt cảnh cáo
Hình thức xử phạt cảnh cáo được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh xử phạt hành
chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với hành vi vi
phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh
cáo được quyết định bằng văn bản”. Như vậy, chỉ có thể áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo đối với các trường hợp sau: Thứ nhất, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Thứ hai, cá nhân từ đủ
16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau đây:
• Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là
có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

• Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy
định của Điều 8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
2
Ví dụ: Vào lúc 3 giờ sáng ngày 1/7/2009, Nguyễn Văn A (15 tuổi) có hành vi gây
tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo khu dân cư xung quanh nhà mình. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính
lĩnh vực an ninh trật tự thì hành vi trên của A có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tuy nhiên, do A chưa đủ 16 tuổi nên A chỉ bị chủ tịch
UBND xã xử phạt cảnh cáo. Trong trường hợp A từ đủ 16 tuổi thì A chỉ có thể bị xử
phạt cảnh cáo với điều kiện A thực hiện hành vi này lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.
 Hình thức phạt tiền
Phạt tiền là một trong hai hình thức xử phạt chính, được quy định tại khoản 1
Điều 12 và Điều 14 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm
2008. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường
hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Pháp lệnh xử lí vi phạm
hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ
10.000đ đến 500.000.000đ
Ví dụ: Do có xích mích từ trước, ngày 30/8/2007, Nguyễn Văn A (20 tuổi) và
Phạm Văn N (21 tuổi) tình cờ gặp nhau trên đường, hai bên lời quan tiếng lại, xảy ra xô
sát và dẫn đến đánh nhau. Sự việc đã được công an xã phát hiện và can thiệp kịp thời.
Do A và N thực hiện hành vi lần đầu nhưng không có tình tiết giảm nhẹ theo Điều 8
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính nên căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định của
Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và
căn cứ vào Điều 30 Nghị định này quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của
Công an nhân dân thì trưởng công an cấp xã có thể phạt tiền A và N từ 200.000 đồng đến
500.000 đồng.
 Hình thức trục xuất
Căn cứ vào Điều 15 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 thì trục xuất là
việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam phải rời khỏi
Việt Nam.

Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc áp dụng cùng
với hình thức phạt bổ sung. Hình thức này là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng
kèm theo hình thức phạt chính khác. Hình thức này được đánh giá cao, vì nó vừa có
mục đích răn đe người nước ngoài có hành vi vi phạm vừa có tác dụng ngăn chặn vi
phạm một cách triệt để khả năng vi phạm của người này trên lãnh thổ Việt Nam. Hình
thức trục xuất phải được thực hiện theo một thủ tục chặt chẽ và cụ thể bởi trục xuất là
một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế của Việt Nam với các
quốc gia.
b. Các hình thức xử phạt bổ sung
3
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân,
tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (cơ sở pháp lý: Điều
16 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002) Theo quy định tại Điều 11 Nghị định
của Chính phủ số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2008 thì tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo
hình thức xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy
định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các
loại giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động,
hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện
nhất định. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại điều này không bao gồm giấy
đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có
mục đích cho phép hành nghề.
 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (Điều
17 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002) Là việc người có thẩm quyền xử phạt
quyết định áp dụng biện pháp tịch thu để sung vào công quỹ nhà nước các tài sản, vật
dụng, hàng hóa, tiền bạc, …dùng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc do vi

phạm hành chính mà có. Khi áp dụng hình thức này cần lưu ý đối với vật, tiền bạc,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thuộc các hình thức sở hữu hợp pháp
bị tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chiếm đoạt một cách bất hợp pháp hoặc sử dụng
trái phép thì không được tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Về mặt bản chất, biện
pháp cưỡng chế hành chính này không có tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà
chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính để lại trên thực tế.
Ngoài những biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể từ Điều 18 đến
Điều 21 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, thì người có thẩm quyền có thể
quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định của Chính
phủ. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
• Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây
ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
4
• Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
• Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm,
phương tiện
• Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và
văn hóa phẩm độc hại.
• Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng
theo quy định của Chính phủ.
III. Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi
phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
Nhìn về tổng thể, việc ban hành pháp lệnh xử lý VPHC và các Nghị định, các văn
bản hướng dẫn là hết sức kịp thời, phù hợp với đòi hỏi thực tế với mong muốn và
nguyện vọng của toàn dân. Những quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức

xử phạt vi phạm hành chính là tương đối cụ thể và nghiêm khắc nên đã có tác dụng hạn
chế, ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm. Nói cách khác, Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ đã góp phần không nhỏ từng bước
tạo lập trật tự kỉ cương xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đề
cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thi hành pháp luật và xử
lý các hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, các hình
thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả vẫn bộc lộ những
điểm hạn chế nhất định. Cụ thể:
1. Về hình thức phạt cảnh cáo
Cảnh cáo là hình thức phạt truyền thống, trong tất cả các văn bản về xử lí vi
phạm hành chính từ năm 1945 đến nay đều quy định hình thức phạt này. Nhưng trên
thực tiễn, việc áp dụng hình thức phạt này so với phạt tiền là rất ít cũng như do nhận
thức coi nhẹ hình thức thức này cho rằng nó không đạt được mục đích của chế tài nên
có nhiều ý kiến đang muốn đưa hình thức này ra khỏi hệ thống chế tài xử phạt hành
chính. Tuy nhiên, ta thấy rằng, mục đích của xử phạt vi phạm hành chính là nhằm nhắc
nhở, giáo dục người vi phạm tôn trọng và chấp hành trật tự quản lí nhà nước chứ không
nhằm trừng trị đối với người vi phạm. Do đó, cảnh cáo là hình thức xử phạt thích hợp
đối với các vi phạm nhỏ, lần đầu và với trẻ vị thành niên. Việc áp dụng hình thức xử
phạt nhẹ này sẽ làm cho người vi phạm thấy được sự nghiêm minh cũng như nhân đạo
của pháp luật mà trở nên tự giác chấp hành pháp luật hơn. Trong nhiều trường hợp, phạt
cảnh cáo còn đem lại hiệu quả thực tế hơn phạt tiền tràn lan.
Tuy nhiên, hiện tại việc quy định cơ sở cũng như đối tượng áp dụng phạt cảnh
cáo trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chưa rõ ràng dẫn đến khó vận dụng.
5

×