Bài tập lớn/học kỳ
Môn Luật Dân sự - Module 2 – K34
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một trong những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự. Trải qua các thời
kì lịch sử và ở những nước khác nhau, quy định về người phải bồi thường, cách
thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường…có sự
khác biệt. Vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia. Trong lịch sử pháp luật của nước ta nói riêng, dù dưới
hình thức nào thì cũng có thể nhận định chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng xuất hiện từ rất sớm. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không còn được coi là hình phạt mà là
nghĩa vụ, bổn phận. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của chế định bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong lý luận cũng như trong thực tiễn, bài viết dưới
đây tập trung nghiên cứu về lỗi - một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước hết, để có thể đi sâu tìm hiểu về lỗi trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, ta cần nắm được những điểm cơ bản về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói riêng.
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm BTTH
được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm BTTH nói chung và
chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai
phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ
phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời
hạn hưởng bồi thường…
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người
sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi
ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi
một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì
chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một
hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi
thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách
nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình
gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2
Điều 604, BLDS 2005 quy định: “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm
danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả
trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là
một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do
pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Nếu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một
hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một
loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay,
pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp
đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 604 BLDS quy định về căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nghị quyết số 03/2006 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện: có thiệt hại
xảy ra; có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có mỗi quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; có lỗi của người gây thiệt hại. Như
vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì lỗi được coi là một trong những
điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
3
• Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng
bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục
những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì
cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo đó, khoản 1 Điều 307
BLDS quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổ thất về tình thần”
Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần.
• Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép
thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định
của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
• Mối quan hệ nhân quả giửa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
ra: Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái
pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt
nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau.
II. LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Khái niệm lỗi và ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong đó
có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định thế nào
là yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói riêng. Ví dụ như: Theo học thuyết cổ điển, lỗi định
4
nghĩa là “một hành vi bất hợp pháp có thể quy trách nhiệm cho người làm hành
vi ấy”. Hoặc như luật dân sự La Mã cũng như Luật dân sự; khoa học pháp luật
dân sự của các nước Châu Âu lục địa đều không đề cập đến trạng thái tâm lý
của chủ thể đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra khi xác
định lỗi. Mà theo Luật La Mã, lỗi (Culpa) là sự không tuân thủ hành vi mà pháp
luật yêu cầu: “Không có lỗi nếu như tuân thủ tất cả những gì được yêu cầu”
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, lỗi được thống nhất hiểu là là trạng
thái tâm lý của con người có thể làm chủ, nhận thức được hành vi của mình và
hậu quả do hành vi đó mang lại. Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách
nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói
riêng khác với trách nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm hình sự, hình thức và
mức độ lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình
phạt. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định kẻ phạm tội có lỗi trong
việc thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, đối với trách nhiệm dân sự do
gây thiệt hại vấn đề hình thức lỗi và mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác
định trách nhiệm. Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi
người gây thiệt hại có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi cố ý hay lỗi vô ý.
Xung quanh vấn đề lỗi, một câu hỏi thường được đặt ra đó là: Mọi trường
hợp trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đều tiên niệm có sự thiệt hại, nhưng có
phải mọi sự thiệt hại có đều phát sinh trách nhiệm không? Hay sự thiệt hại đó
còn cần phải do một lỗi gây ra? Về vấn đề này có hai quan điểm: một quan
điểm cố điển cho rằng phải có lỗi mới có trách nhiệm, một quan điểm khác lại
chủ trương trách nhiệm khách quan không cần điều kiện lỗi.
Khuynh hướng cổ điển đặt căn bản của trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng trên ý niệm lỗi của người gây ra thiệt hại cho người khác. Theo đó, lỗi là
một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chỉ khi nào một
người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của
5
người khác thì mới phải bồi thường. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi
thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Đây cũng là quan
điểm của Điều 604 BLDS: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc
chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Giá trị của khuynh hướng cổ điển khi đặt trách nhiệm trên nền tảng lỗi là
đã xác định phạm vi của tự do cá nhân: mọi người trong xã hội đều được tự do
hoạt động, sự tự do ấy chỉ bị giới hạn bởi quyền lợi của người khác; vậy chỉ khi
nào một người do lỗi của mình mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác thì mới phải bồi thường. Song trong tình trạng kinh tế xã hội ngày
nay, khuynh hướng cổ điển nhiều khi tỏ ra chật hẹp và không che chở được một
cách có hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho
người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng. Thực vậy, trong trường
hợp thiệt hại xảy ra mà không có ai chứng kiến, hoặc xảy ra mà không do lỗi
của ai cả, nếu buộc nạn nhân phải dẫn chứng lỗi, tức là gián tiếp bác bỏ quyền
đòi bồi thường của nạn nhân. Ngoài ra khuynh hướng cổ điển cũng không giải
thích được trách nhiệm của người chưa thành niên và người mất năng lực hành
vi về các thiệt hại do họ gây ra.
Khuynh hướng thứ hai đó là khuynh hướng chủ trương trách nhiệm
khách quan, không cần điều kiện lỗi. Khuynh hướng này đặt ra trách nhiệm
khách quan cho người gây ra thiệt hại, do đó, trong mọi trường hợp, người này
đều phải chịu trách nhiệm bồi thường. Khuynh hướng này cũng không thỏa
đáng vì bảo đảm sự bồi thường cho nạn nhân trong mọi trường hợp không hẳn
là một giải pháp ích lợi cho xã hội. Trên lập trường lợi ích công cộng còn phải
quan tâm đến quyền tự do hoạt động của cá nhân, nếu thừa nhận sự bồi thường
6
mà không đòi hỏi lỗi, mọi sự hoạt động của cá nhận sẽ bị tê liệt vì ai nấy đều
không khỏi e sợ gây thiệt hại phải bồi thường mặc dầu không phạm lỗi.
Từ những lập luận trên, cùng với thực tế cho thấy các tai nạn mang tính
khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày
càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa
tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, để bảo đảm công
bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân Bộ luật dân sự Việt Nam được xây dựng trên cơ
sở dung hòa cả hai khuynh hướng trên. Bên cạnh những điều khoản quy định
yếu tố lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS Việt Nam cũng áp dụng chế độ trách
nhiệm khách quan đối với các thiệt hại do tác động của các phương tiện cơ giới,
của súc vật và vật vô tri thức khác. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Ví dụ tại
Khoản 3 Điều 627 quy định là: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi
không có lỗi”. Hoặc Điều 624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.”
Khi xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân
biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc
vô ý gây ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ. Sự
kiện bất ngờ được qui định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được dẫn chiếu vì điều luật này không những được áp
dụng trong lĩnh vực luật hình sự, mà còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc xác
định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Sự kiện bất ngờ được
hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm
dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó. Đối với sự kiện bất ngờ thì người
7
gây thiệt hại cũng không bị coi là có lỗi vì họ không thể thấy trước, không buộc
phải thấy trước hậu quả xảy ra do hành vi của mình, vì ở đây họ không có đủ
điều kiện để lựa chọn tránh sự thiệt hại. Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện
pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự của
người có hành vi tạo ra sự kiện đó.
Ngoài ra, đối với người tâm thần, người chưa thành niên dưới 15 tuổi,
hoặc người bị người khác cố ý dùng chất kích thích làm cho mất khả năng nhận
thức, không điều khiển được hành vi của mình, khi họ có hành vi trái pháp luật
mà gây thiệt hại thì cũng không bị coi là có lỗi, từ đó họ cũng không phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, lỗi được xem xét là lỗi
của người quản lý người gây thiệt hại hoặc lỗi của người đã cố ý dùng chất kích
thích làm người khác mất năng lực hành vi dẫn tới gây thiệt hại.
2. Việc phân chia hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý
Vấn đề lỗi được xem xét dưới hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý
• Về lỗi cố ý, Khoản 2 Điều 308 BLDS quy định: “Cố ý gây thiệt hại là
trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người
khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc
cho thiệt hại xảy ra”.
Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt
hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực
hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ
để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành
vi có lỗi cố ý của mình.
Về măt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn
nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai
mức độ:
- Mong muốn có thiệt hại xảy ra.
8