Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.04 KB, 76 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TƯ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1
1.1. Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1.1.3. Các hình thức đầu tư của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
1.2. Các chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.2.1. Theo số lượng dự án và quy mô dự án 4
1.2.2. Theo cơ cấu ngành 4
1.2.3. Theo cơ cấu vùng 5
1.2.4. Theo hình thức đầu tư 5
1.2.5. Theo vùng, lãnh thổ 5
1.3. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.3.1. Tác động tích cực 5
1.3.2. Tác động tiêu cực 7
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 17
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Nam 17
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 20
2.2. Thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam 22
2.2.1. Các chính sách liên quan đến việc thu hút vốn FDI 22
2.2.2. Kết quả thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh 27
2.2.2.1. Quy mô vốn chung 27


1
2.2.2.2. Theo cơ cấu ngành kinh tế 30
2.2.2.3. Theo hình thức đầu tư 33
2.2.2.4. Theo nhà đầu tư 35
2.2.3. Khái quát tác động của vốn FDI đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
37
2.3. Đánh giá chung 38
2.3.1. Những kết quả đạt được 38
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 38
2.3.2.1. Hạn chế 38
2.3.2.2. Nguyên nhân 40
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 47
3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài củatỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020 47
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2016 – 2020 47
3.1.2. Địnhhướng thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2020 47
3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 49
3.2.1.Giải pháp tiếp tục đổi mới, cải thiện, đơn giản hóa hệ thống pháp luật và
các chính sách liên quan đến hoạt động thu hút vốn FDI 49
3.2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch không gian phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 53
3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 59
3.2.4. Giải pháp xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
theohướng hiện đại, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài 62
2
3.3. Những kiến nghị 63

3.1.1. Đối với nhà nước 63
3.3.2. Đối với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Quảng Nam 65
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
4
STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
1 CNH Công nghiệp hóa
2 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3 GPMB Giải phóng mặt bằng
4 HĐH Hiện đại hóa
5 HĐHTKD Hợp đồng hợp tác kinh doanh
6 KCN Khu công nghiệp
7 KH & ĐT Kế hoạch và đầu tư
8 KKT Khu kinh tế
9 MNE Công ty đa quốc gia
10 QN Quảng Nam
11 UBND Uỷ Ban Nhân Dân
12 XTĐT Xúc tiến đầu tư
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
 Bảng:
Bảng 2.1 : Số lượng dự án và quy mô vốn FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2012-2014 27
Bảng 2.2: Số vốn FDI theo cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam tính đến hết năm 2014 30
Bảng 2.3: Số dự án đầu tư và vốn đầu tư theo hình thức đầu tư trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam tính đến hết năm 2014 33
Bảng 2.4: Số dự án đầu tư và vốn đầu tư theo nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam tính đến hết năm 2014 35

 Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Namgiai đoạn 2012 –
2014 29
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ số dự án đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam tính đến hết năm 2014 31
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ số vốn FDI theo cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam tính đến hết năm 2014 31
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ số dự án đầu tư theo hình thức đầu tư trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam tính đến hết năm 2014 34
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ vốn đầu tư theo hình thức đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam tính đến hết năm 2014 34
5
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vàonền kinh tế nói riêng là một vấn
đềđặc biệt quan trọng, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế như thế nào để đáp ứng được nhu cầu
đầu tư phát triển của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt
được hiệu quả kinh tế cao. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, trong những năm qua Quảng Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của
khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước nói chung và của Quảng Nam nói riêng và đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng đời sống xã hội trên địa bàn
tỉnh trong những năm qua.
Mục đích nghiên cứu
Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Xác định những kết quả đạt được,

tồn tại cùng các nguyên nhân gây ra những hạn chế đó trong thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đưa ra giải pháp
để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài làm sao cho có hiệu quả vào
việc phát triển nền kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi: hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2014
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích thống kê, so sánh,
mô tả, khái quát, đánh giá, diễn giải…
6
Kết cấu của bài khóa luận gồm:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các danh mục thì nội dung
của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI)
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của tập thể nhân viên
phòng hợp tác đầu tư tại Sở Kế Hoạch& Đầu Tư tỉnh Quảng Nam cùng với
thầy giáo PGS.TS Hà Thanh Việt đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận
này. Tuy nhiên, hiểu biết thực tế còn hạn chế nên bài khóa luận không thể
tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy,
cô giáo trong khoa để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Quy Nhơn, ngày… tháng… năm…
Sinh viên thực hiện
7
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.5. Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.5.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt
là FDI) là “một hình thức của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn
đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn”
[2,tr143].
“Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện từ
nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận
cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước
ngoài”[2,tr144].
Đây là một nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh
tế ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển.
1.5.2. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau:
- Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu
theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều
phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Phần vốn góp của bên nước
ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ
quy định.[2,tr144].
- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động mà
nó còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án
công như đầu tư từ lợi nhuận thu được.
- Về quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
quyền điều hành quản lý sẽ phụ thuộc vào mức vốn góp. Chủ đầu tư nước
ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động tuỳ theo tỷ lệ
góp vốn của mình, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.[2,tr144].
8
- Về phân chia LN: dựa trên kết quả SXKD, lãi lỗ đều được phân chia theo

tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định. Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các
nhà đầu tư, họ tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Chính vì
vậy hình thức này thường mang tính khả thi và hiệu quả cao.[2,tr144].
1.5.3. Các hình thức đầu tư của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức:
 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trong khoản 16 điều 3 luật Đầu tư 2005. Hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanhlà hình thức đầu tư được nhà nước ta cho phép theo đó bên nước
ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký kết giữa hai
bên. Trong thời gian thực hiện hợp đồng các bên phải xác định rõ quyền lợi
và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mỗi bên mà không tạo ra một pháp
nhân mới và mỗi bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình.
 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa
Chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác
với doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với
nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư
cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50
năm kể từ ngày cấp giấy phép. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
được thành lập sau khi cơ quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tư nước sở tại
cấp giấy phép và chứng nhận doanh nghiệp đã tiến hành ĐKKD hợp pháp.
9
 Hình thức hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT build operation-
transfer)

Trong khoản 17 điều 3 luật Đầu tư 2005. Hợp đồng xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong
một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng BOT được thực hiện thông qua các dự án với 100% vốn
nước ngoài cũng có thể do nhà đầu tư cộng tác với chính phủ nước sở tại và
được thực hiện đầu tư trên cơ sở pháp lệnh của nhà nước đó. Với hình thức
đầu tư này nhà đầu tư sau khi xây dựng hoàn thành dự án thì được quyền thực
hiện kinh doanh khai thác dự án để thu hồi vốn và có được lợi nhuận hợp lý
sau đó phải có trách nhiệm chuyển giao công trình lại cho phía chủ nhà mà
không kèm theo điều kiện nào.
 Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO build- transfer-operation)
Trong khoản 18 điều 3 luật Đầu tư 2005.Hợp đồng xây dựng chuyển
giao kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính
phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn
nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
 Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT build-transfer)
Trong khoản 19 điều 3 luật Đầu tư 2005.Hợp đồng xây dựng - chuyển
giao là hợp đồng ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà
đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính
phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án
khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
1.6. Các chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
10
1.6.1. Theo số lượng dự án và quy mô dự án
Chỉ tiêu số dự án đầu tưnhằm xác định số dự án đầu tư được đầu tư

vào từng vùng, miền và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời cũng là
tiêu chí so sánh hiệu quả khai thác giữa các vùng, miền với nhau.Tuy nhiên,
chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối, bởi nếu số dự án đầu tư vào các vùng,
miền nhiều nhưng tổng vốn đầu tư thấp thì chưa phản ánh hết được.
Tốc độ tăng của dự án đầu tư là số lượng dự án tăng lên của năm sau so
với năm trước. Qui mô vốn đầu tư là số lượng vốn đầu tư mà nhà đầu tưbỏ ra
để tiến hành đầu tư tại nước sở tại.
Chỉ tiêu vốn đầu tư đăng ký nhằm xác định tổng lượng vốn đầu tư vào
từng các dự án, đây cũng là một tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả thu hút
FDI. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng chưa phản ánh chính xác sự phát triển và
hiệu quả khai thác bởi giữa các vùng miền có diện tích khác nhau, và vốn
đăng kí so với thực tế thực hiện là hoàn toàn khác nhau.
Chỉ tiêu vốn thực hiện là tổng số vốn thực tế đã chi ra để tiến hành các
hoạt động đầu tư bao gồm các chi phí như chi phí cho công tác xây lắp, chi
phí cho công tác mua sắm thiết bị và các chi phíkhác theo quy định của thiết
kế dự án và được ghi trong dự án đầu tư được phê duyệt. Tổng số vốn FDI
thực hiện trong kỳ càng tăng kết quả thu hút FDI càng tăng và ngược lại.
- Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký trong kỳ
Tỷ lệ vốn thực hiện so với đăng ký = x 100%
- Vốn đầu tư bình quân một dự án
Vốn đầu tư bình quân một dự án =
1.6.2. Theo cơ cấu ngành
Tức là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đầu tư vào một số
ngành nghềnhư : Nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ.
- Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành.
Tỷ trọng vốn đầu tư của ngành nào đó = x100%
1.6.3. Theo cơ cấu vùng
11
Là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đầu tưtheo từng địa bàn
khu vực hay tỉnh thành phố nào đó.

1.6.4. Theo hình thức đầu tư
Có nhiều lý do cho việc thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tư
như 100% vốn đầu tư nước ngoài, hình thức liên doanh, hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh …
1.6.5. Theo vùng, lãnh thổ
Là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nguồn gốc đầu tư từ quốc
gia vùng lãnh thổ hay công ty tập đoàn nào đó.
1.7. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.7.1. Tác động tích cực
 Đối với nước nhận đầu tư tác động tích cực của đầu tư nước ngoài
(FDI) thể hiện ở một số ích lợi sau:
- Chuyển giao vốn, công nghệ và năng lực quản lý (chuyển giao nguồn lực):
Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất kém, năng lực sản xuất chưa được
phát huy kèm với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một
nguồn vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến chất lượng
sản phẩm, trình độ quản lý chặt chẽ là một điều hết sức cần thiết. Đầu tư nước
ngoài (FDI) giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do
tích luỹ nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kĩ thuật trong điều kiện khoa
học kĩ thuật thế giới phát triển mạnh.
- Các nhà đầu tư gánh chịu rủi ro: Đầu tư trực tiếp khác với đầu tư gián tiếp là
nhà đầu tư phải tự đứng ra quản lý đồng vốn của mình, tự chịu trách nhiệm
trước những quyết định đầu tư của mình, do vậy độ rủi ro cao hơn so với đầu
tư gián tiếp. Các nước nhận đầu tư trực tiếp do vậy cũng không phải lo trả nợ
như đầu tư gián tiếp theo mức lãi suất nào đó hay phải chịu trách nhiệm trước
sự phá sản hay giải thể của nhà đầu tư nước ngoài.
- Tăng năng suất và thu nhập quốc dân: Cạnh tranh hơn, hiệu quả kinh tế hơn
do có công nghệ cùng với trình độ quản lý được nâng lên nên đối với các
ngành sản xuất thì việc tăng năng suất là điều tất yếu. Không những thế
những công nghệ này còn cho ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, tính
12

năng đa dạng hơn, bền hơn và với những mẫu mã đa dạng, hàng hoá lúc này
sẽ nhiều và tất nhiên sẽ rẻ hơn so với trước. Điều này chính là cung tăng lên
nhưng thực ra nó tăng lên để đáp ứng lại lượng cầu cũng tăng lên rất nhanh do
quá trình đầu tư có tác động vào. Tốc độ quay của vòng vốn tăng lên nhanh
hơn, do vậy sản phẩm cũng được sản xuất ra nhiều hơn và tiêu thụ cũng nhiều
hơn. Do sự tiêu thụ được tăng lên do vậy các ngành sản xuất, dịch vụ được
tiếp thêm một luồng sức sống mới, nhân lực, máy móc và các nguyên vật liệu
được đem ngay vào sản xuất, từ đó sức đóng góp của các ngành này vào GDP
cũng đã tăng lên.
- Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước: Do có các nhà đầu tư nước
ngoài nhảy vào các thị trường vốn có các nhà đầu tư trong nước chiếm giữ
phần lớn thị phần, nhưng ưu thế này sẽ không kéo dài đối với nhà đầu tư
trong nước khi ưu thế về nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài trội hơn hẳn.
Chính vì vậy các nhà đầu tư trong nước phải đổi mới cả quá trình sản xuất của
mình từ trước từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bằng việc cải tiến công nghệ
và phương pháp quản lý để có thể trụ vững trên thị trường đó. Đó chính là
một trong những thử thách tất yếu của nền kinh tế thị trường đối với các nhà
sản xuất trong nước, không có kẻ yếu nào có thể tồn tại nếu không tự nó làm
mình mạnh lên để sống trong cơ chế đó.
- Tiếp cận với thị trường nước ngoài: Nếu như trước đây khi chưa có FDI, các
doanh nghiệp trong nước chỉ biết đến có thị trường trong nước, nhưng khi có
FDI thì họ được làm quen với các đối tác kinh tế mới không phải trong nước.
Họ chắc chắn sẽ nhận thấy rất nhiều nơi cần cái họ đang có, và họ cũng đang
cần thì ở nơi đối tác lại có, do vậy cần phải tăng cường hợp tác sẽ có nhiều
sản phẩm được xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho đất nước đồng thời cũng cần
phải nhập khẩu một số loại mặt hàng mà trong nước đang cần. Từ các việc
trao đổi thương mại này sẽ lại thúc đẩy các công cuộc đầu tư giữa các nước.
Như vậy quá trình đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế là một quá trình
luôn luôn thúc đẩy nhau, hỗ trợ nhau và cùng phát triển.
13

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực trong việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước sở tại theo chiều hướng tích cực hơn. Nó
thường tập trung vào những ngành công nghệ cao có sức cạnh tranh như công
nghiệp hay thông tin. Nếu là một nước nông nghiệp thì bây giờ trong cơ cấu
kinh tế các ngành đòi hỏi cao hơn như công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên với
tỷ trọng và sức đóng góp cho ngân sách, GDP và cho xã hội nói chung. Ngoài
ra về cơ cấu lãnh thổ, nó có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát
triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng nghèo đói, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, đưa
những tiềm năng chưa khai phá vào quá trình sản xuất và dịch vụ, và làm bàn
đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Ngoài ra với việc tiếp nhận FDI, không đẩy các nước vào cảnh nợ nần,
không chịu những ràng buộc về chính trị xã hội. FDI góp phần tăng thu cho
ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài. Từ
đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong việc huy động
nguồn tài chính cho các dự án phát triển.
1.7.2. Tác động tiêu cực
 Tuy nhiên thì đầu tư nước ngoài (FDI) cũng có một số những tồn tại thể
hiện ở một số vấn đề sau:
- Chuyển giao công nghệ: Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua
kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phần trên, chúng ta có thể thấy một nguy
cơ là nước tiếp nhận đầu tư sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công
ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy
móc thiết bị cũ. Điều này cũng có thể giải thích là: Một là, dưới sự tác động
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh
chóng trở thành lạc hậu. Vì vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã
lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm,
nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ. Hai là, vào giai đoạn
đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sử dụng lao
14

động. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả
là giá thành sản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những
công nghệ có hàm lượng cao để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy việc chuyển
giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là:
+ Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do
đó nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh
nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.
+ Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các công ty nước ngoài bị cưỡng
chế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công
nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu
môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường
không hữu hiệu.
+ Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các
nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư: Đầu tư trực tiếp nước
ngoài thường chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo
rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu
tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên
quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan
trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho
các nước nhận đầu tư . Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia
là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các
công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước
khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ
thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn . Nhưng
vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng
tiếp nhận kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật
và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh
chóng phát triển công nghệ nội địa, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng
15

hóa thị trường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên
cứu và triển khai trong nước thì sẽ hạn chế được rất nhiều sự phụ thuộc của
các công ty đa quốc gia.
- Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp: Để thu hút
FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là
giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án
đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng
và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước.
Hay trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan Và như vậy
đôi khi lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được.
Thế mà, các nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố
đầu vào. Các nhà đầu tư thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm
này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư chẳng hạn như tránh được thuế,
hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được. Từ đó hạn chế
cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị trường. Ngược lại, điều
này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua
hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn. Tuy nhiên
việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm
soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nước
đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được. Các nhà
đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các
nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho
sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
- Những mặt trái khác: Trong một số các nhà đầu tư không phải không có
trường hợp hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị. Thông qua nhiều thủ
đoạn khác nhau theo kiểu “Diễn biến hòa bình”. Có thể nói rằng sự tấn công
của các thế lực thù địch nhằm phá hoại ổn định về chính trị của nước nhận
đầu tư luôn diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi và xảo quyệt
16

Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư
vào những nơi có lợi nhất. Vì vậy khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm
sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối
này có thể gây ra mất ổn định về chính trị. Hoặc FDI cũng có thể gây ảnh
hưởng xấu về mặt xã hội. Những người dân bản xứ làm thuê cho các nhà đầu
tư có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi quan điểm, lối sống và nguy cơ
hơn là họ có thể phản bội Tổ quốc. Các tệ nạn xã hội cũng có thể tăng cường
với FDI như mại dâm, nghiện hút
1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
Trong chiến lược đầu tư của mình các nhà đầu tư thường có xu hướng
tìm tới những nước có điều kiện tốt nhất đối với công việc kinh doanh của
mình như điều kiện kinh tế, chính trị và hệ thống pháp luật ra làm sao. Hàng
loạt câu hỏi đó đặt ra của các nhà đầu tư đòi hỏi các nước muốn tiếp nhận và
thu hút nguồn vốn này phải đưa ra những điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư,
cho họ thấy ra được những lợi ích khi quyết định tham gia đầu tư ở nước
mình. Ngoài ra môi trường cũng có tác động không nhỏ tới công việc kinh
doanh của các nhà đầu tư vì cũng như hầu hết các hoạt động đầu tư khác nó
mang tính chất đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế nói chung, do vậy nó chịu
tác động của các quy luật kinh tế nói chung và những ảnh hưởng của môi
trường kinh tế xã hội, các chính sách có liên quan, hệ thống cơ sở hạ tầng …
 Môi trường kinh tế
Với điều kiện của từng nước mà các nhà đầu tư quyết định tham gia
vào từng khu vực với từng dự án cho phù hợp với điều kiện của tỉnh đó như
về điều kiện kinh tế: GDP, GDP/đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu
các ngành…
Nói chung để quyết định đầu tư và một quốc gia nào đó các nhà đầu tư
phải cân nhắc xem điều kiện kinh tế tại nước sở tại có đáp ứng được yêu cầu
về mặt kinh tế cho dự án của mình phát triển và tồn tại hay không. Chẳng hạn
17

như thu nhập bình quân đầu người nếu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới đầu ra
của sản phẩm vì người dân sẽ không có tiền để mua sản phẩm đó, cơ cấu các
ngành trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư của
các nhà đầu tư vì với cơ cấu của nền kinh tế thiên về những ngành công
nghiệp chế tạo hay công nghiệp cơ khí.
Cơ chế kinh tế của nước sở tại, điều này ảnh hưởng rất lớn tới xu
hướng đầu tư, cơ chế không phù hợp sẽ là rào cản đối với họ, nếu giờ chúng
ta vẫn còn giữ cơ chế tập chung thì thành phần kinh tế quốc doanh vẫn là chủ
yếu thì sẽ không thể chấp nhận một dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được
hơn nữa các nhà đầu tư không dại gì mà đầu tư vào một quốc gia như thế bởi
họ không được hoan nghênh và còn phải cạnh tranh với doanh nghiệp quốc
doanh.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các
công ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp
nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng
như các chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi
phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên
quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan,
cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.
 Về tình hình chính trị
Các nhà đầu tư thường tìm đến những quốc gia mà họ cảm thấy yên
tâm không có những biến động về chính trị vì chính trị không ổn định sẽ ảnh
hưởng tới dự án của mình và nhất là xác suất về rủi ro là rất cao, có thể dự án
sẽ không tiếp tục được thực hiện và không có cơ hội sinh lời, thậm chí còn có
thể sẽ mất khả năng thu hồi vốn. Các biến động về chính trị có thể làm thiệt
hại cho các nhà đầu tư do có những quy định đưa ra sẽ khác nhau khi có
những biến động chính trị vì khi thể chế thay đổi thì các quy định và các luật
có liên quan cũng hoàn toàn thay đổi và những hiệp định ký kết giữa hai bên
18

sẽ không còn do đó các nhà đầu tư phải gánh chịu hoàn toàn những bất lợi khi
xảy ra biến động chính trị. Khi có chiến tranh xảy ra sẽ khiến cho các hoạt
động kinh doanh ngừng trệ và có thể gây ra thiệt hại về cơ sở vật chất.
Đây là yếu tố thường được các nhà đầu tư nước ngoài phải thường
xuyên quan tâm theo dõi trước khi có nên quyết định đầu tư vào quốc gia này
hay không. Những bất ổn về chính trị không chỉ làm cho nguồn vốn đầu tư bị
kẹt mà còn có thể không thu lại được hoặc bị chảy ngược ra ngoài. Nhân tố
tác động này không chỉ bao gồm các yêu cầu như bảo đảm an toàn về mặt
chính trị xã hội mà còn phải tạo ra được tâm lý dư luận tốt cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Bất kể sự không ổn định chính trị nào, các xung đột khu vực, nội
chiến hay sự hoài nghi, thiếu thiện cảm từ phía các nhà đầu tư đối với chính
quyền các nước sở tại đều là những yếu tố nhạy cảm tác động tiêu cực tới tâm
lý các nhà đầu tư có ý định tham gia đầu tư
Trong giai đoạn hiện nay nước ta được coi là một nước có tình hình
chính trị ổn định, đây là lợi thế rất lớn cho chúng ta và chúng ta phải luôn tạo
ra được sự tin tưởng từ phía các đối tác.
 Môi trường văn hoá
Môi trường văn hoá cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đầu tư nước ngoài.
Đây là yếu tố rất nhạy cảm mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, theo đó các
nhà đầu tư xem xét xem có nên đầu tư vào quốc gia này hay không.
 Yếu tố luật pháp
Luật pháp là những quy định đã được Quốc hội thông qua, bắt buộc
mọi người phải tuân theo và kể cả các đối tác tham gia đầu tư vào nước đó
cũng phải tuân theo điều này. Để quyết định tham gia đầu tư vào một nước
nào đó các nhà đầu tư phải xem xét rất kỹ về yếu tố này vì nó liên quan trực
tiếp tới cách thức thực hiện đầu tư dự án của mình mà còn ảnh hưởng tới
phương án kinh doanh của mình trong tương lai. Các quốc gia muốn thu hút
được các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào nước mình thì phải bằng cách nào đó
19
từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình đặc biệt là hoàn thiện hệ

thống luật đầu tư nước ngoài .
Ngoài sự kín kẽ không sơ suất của hệ thống luật đầu tư không có khe
hở thì các nhà làm luật Việt Nam cũng còn phải chú ý tới các quy định để
không quá khắt khe đối với nhà đầu tư.
Hệ thống pháp luật là thành phần quan trọng trong môi trường đầu tư
bao gồm các văn bản luật các văn bản quản lý hoạt động đầu tư nhằm tạo nên
hành lang pháp lý đồng bộ và thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư nước ngoài.
 Mức độ hoàn thiện của chính sách
Qua thời gian thực hiện và điều chỉnh sẽ làm cho các chính sách dần
hoàn thiện và phù hợp, với những quốc gia có kinh nghiệm trong thu FDI thì
họ đã phải trải qua nhiều thời gian thực hiện chính sách chính vì thế mà họ đã
có được những kinh nghiệm trong lĩnh vực này, không chỉ thu hút được nhiều
dự án đầu tư mà còn khiến cho các dự án đầu tư phát huy hết những ưu điểm
của mình, đóng góp nhiều hơn vào thu nhập ngân sách, góp phần giải quyết
các vấn đề kinh tế xã hội, thu được những kết quả hết sức to lớn trong lĩnh
vực này. Với các nước mới thực hiện Chính sách đầu tư do kinh nghiệm còn
ít trong lĩnh vực này và chưa hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thì đóng góp của nó không phải nhiều song những gì mà đầu
tư trực tiếp nước ngoài mang lại không phải là nhỏ, nếu đưa ra được chính
sách đầu tư hợp lý không những sẽ thu hút được nhiều vốn mà còn làm cho
các dự án phát huy hết hiệu quả của mình, góp phần vào phát triển kinh tế xã
hội trong tương lai và từng bước tạo nền tảng kinh tế vững chắc phục vụ cho
nền kinh tế có đà phát triển tốt hơn .
Các chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát
và ổn định tiền tệ để nhà đầu tư nhìn vào nền kinh tế với một cách nhìn khả
quan hơn .Chính sách lãi suất và tỷ giá tác động trực tiếp đến dòng chảy của
FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận ở
một thị trường nhất định.
 Các ưu đãi của nhà nước
20

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế đánh vào thu nhập của các
doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài
chảy vào trong nước bởi nó liên quan tới việc phân chia lợi nhuận của nhà đầu
tư với các bên đối tác, sự hấp dẫn của chính sách là làm sao cho các dự án có
vốn đầu tư trực tiếp đóng góp nhiều nhất có thể vào ngân sách nhưng phải
đảm bảo vẫn phải hấp dẫn được các nhà đầu tư. Thuế thu nhập doanh nghiệp
áp dụng với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao thấp sẽ ảnh
hưởng tới dòng chảy của FDI vào trong nước .
Thuế nhập khẩu vốn, máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu: Đây là
những yếu tố liên quan tới đầu vào của doanh nghiệp thực hiện đầu tư, nếu có
sự khuyến khích giảm mức thuế đối với các yếu tố kể trên thì sẽ làm cho đầu
vào của các dự án giảm xuống do đó làm tăng lợi thế của các dự án đầu tư vì
thế mà số lượng các dự án sẽ tăng và trang thiết bị cũng như vốn sẽ được đưa
vào nhiều hơn .
Thuế đánh vào các khoản lợi nhuận luân chuyển ra nước ngoài: Ưu đãi
về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính giành
cho đầu tư nước ngoài, mức ưu đãi thuế cao hơn là động lực lớn khuyến khích
các nhà đầu tư tìm tới, vì thế cần áp dụng sự ưu đãi này với những mức khác
nhau cho từng loại dự án và áp dụng với mức thấp nhất có thể, đặc biệt đối
với các dự án đầu tư có tỷ lệ vốn nước ngoài cao, quy mô lớn dài hạn, sử
dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động trong nước .
 Lực lượng lao động
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát
triển, các MNEs cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương
đối thừa thải ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn
được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty nước ngoài.
Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật
có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc
21
của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa

điểm để đầu tư.
 Cơ sở hạ tầng
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có
ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc
một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả
hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, mạng lưới
cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là
điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài. Các nước phát triển trên
thế giới rất quan tâm đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ hệ thống
sân bay, bến cảng, cầu cống bởi đây chính là vấn đề quan trọng hàng đầu
trong chiến lược phát triển một nền kinh tế vững mạnh. Hệ thống giao thông
có phát triển thì mới làm cho các dự án các công trình được triển khai và đi
vào thực hiện nhanh chóng vì đây được coi là huyết mạch lưu thông của nền
kinh tế, nếu hệ thống này hoạt động kém có nghĩa là các hoạt động kinh tế
cũng bị ảnh hưởng và không thể tiến nhanh được, các dự án đầu tư không
nằm ngoài quy luật đó nên cũng chịu ảnh hưởng của sự phát triển hệ thống
giao thông và hệ thống thông tin liên lạc. Các nhà đầu tư quan tâm tới điều
này bởi vì nó có ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án và liên quan tới tương
lai của dự án mà họ sẽ quyết định kinh doanh. Hệ thống điện nước cũng là
một yếu tố quan trọng trong chiến lược cải thiện môi trường nhằm thu hút
FDI, nếu không có các yếu tố này thì sẽ không thể thực hiện được dự án, hệ
thống lưới điện cần phải được đưa tới tất cả các vùng và được bố chí đầy đủ
hợp lý, thuận tiện cho các dự án phát triển và đi vào thực hiện. Các yếu tố về
hệ thống lưới điện hoàn thiện và nguồn nước được cung cấp tận nơi sẽ khuyến
khích các dự án tìm tới vì ở nơi đó cũng có điều kiện tương tự như các vùng
khác và còn có thể tốt hơn.
Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống,
kho tàng, bến bãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống
22
ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các

hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài
ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của
các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty
nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng
cần phải được xem xét đến.
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh
hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ
thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo,
vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội,
phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa cũng cấu thành trong bức tranh
chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.
 Các khu chế xuất, khu công nghiệp
Với nhiều dự án để có thể triển khai được, nó đòi hỏi những điều kiện
hết sức khắt khe và không thể nơi nào cũng có thể đáp ứng được những yêu
cầu, điều kiện đó, các nước sở tại phải tiến hành đầu tư xây dựng các khu kinh
tế đặc biệt và trong đó có đầy đủ các điều kiện có thể đáp ứng đầy đủ các điều
kiện mà dự án đặt ra. Với những khu công nghiệp hiện đại, khu kinh tế mởnày
có thể tập trung rất nhiều dự án và có nhiều vốn, các dự án khác nhau này có
thể hỗ trợ và cung cấp các đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho thu hút vốn đầu tư.
Quốc gia nào có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại thì sẽ thu hút
được nhiều dự án đầu tư.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí chiến lược
Nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng - Trung tâm thương mại, dịch
23
vụ, đào tạo của miền Trung; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp

nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông; cách Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh 01 giờ bay.
Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi
là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà
My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành phố đồng bằng là :
thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc,
Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh.
Nằm ở trung tâm của khu vực ASEAN, trên tuyến Hành lang kinh tế
Đông - Tây, thuận lợi trong vận chuyển đường bộ sang Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanmar và đường biển sang các nước khác thuộc khu vực ASEAN.
Trong bán kính 3.200 km, Quảng Nam là trung tâm của các vùng kinh
tế năng động nhất khu vực Đông Á như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản; trong vòng 04 đến 05 giờ bay sẽ tiếp cận đến hầu hết các sân bay
lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
 Địa hình
Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3
kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa
và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với
nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao
2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn).Núi Ngọc Linh cao
2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của
dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là
dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề
mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu
Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
 Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa
mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ
24
trung bình năm 25,4

o
C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới
20
o
C. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình
2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa
ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm
80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào
miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và
gây ngập lũ ở các vùng ven sông.
 Hệ thống sông ngoài
Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sông ngòi trong tỉnh
khá phát triển. Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn
của Việt Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km
2
. Sông Tam Kỳ với
diện tích lưu vực 800 km
2
là sông lớn thứ hai. Ngoài ra còn có các sông có
diện tích nhỏ hơn như sông Cu Đê 400 km
2
, Tuý Loan 300 km
2
, LiLi
280 km
2
,
Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. lưu lượng
dòng chảy sông Vu Gia 400m
3

/s, Thu Bồn 200m
3
/s có giá trị thủy điện, giao
thông và thủy nông lớn. Hiện tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy
thủy điện công suất lớn như Sông Tranh 1 và 2, Sông A Vương, Sông Bung
đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của
cả nước.
 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được
hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù
sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất
bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan
trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp
ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây
25

×