Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.9 KB, 102 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát
điểm thấp, là một nước nông nghiệp lạc hậu lại mới trải qua chiến tranh khơng lâu.
Vì thế, để có thể tái thiết đất nước và hơn thế nữa là phát triển, hội nhập kinh tế thế
giới thì điều kiện tiên quyết nhất đó chính là cần phải có vốn. Bên cạnh việc chi tiêu
tiết kiệm để dành nguồn vốn cho phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
chú trọng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nhằm tranh thủ nguồn vốn,
học tập cơng nghệ quản lý điều hành của các nước tiên tiến trên thế giới. Nhờ đó,
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm
gần đây và đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Đối với mỗi địa phương, việc quán triệt đường lối của Đảng và Nhà nước
trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống người dân là nhiệm vụ hàng đầu trong chủ trương hoạt động. Riêng
đối với tỉnh Phú Thọ, một tỉnh miền núi, thuộc miền đồi núi và trung du Bắc Bộ,
nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đơ Hà Nội, với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng lại thiếu vốn đầu tư thì
việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi để tạo một “cú huých” phá vỡ “vòng
luẩn quẩn” của tích lũy thấp và thu nhập thấp chính là chìa khóa để tạo sự đột phá
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh thời gian tới. Nhận thức được vấn đề
này, trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ, em
đã nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp tăng cường thu

hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Phú Thọ.”
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng mà thời gian nghiên cứu hạn chế nên
chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, kính mong cơ
giáo xem xét và sửa chữa để đề tài được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin cám ơn
cô giáo Trần Mai Hoa và các anh chị ở phòng kinh tế đối ngoại – sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Phú Thọ đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em thực hiện đề tài này.


Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THU HÚT ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
I. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1. Khái niệm:
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì FDI là: “một hoạt động đầu tư được thực hiện
nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh
thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư
là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: “đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở
hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một
khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngồi để có ảnh
hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong
thực thể kinh tế ấy”.
Theo luật đầu tư 2005 thì: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức
kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực
tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu
dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh
hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách :
+ Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn
quyền quản lý của chủ đầu tư.

+ Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
+ Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
+ Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm)
+ Quyền kiểm soát : nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên”.
Từ những khái niệm trên có thể đưa ra một cách hiểu khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


3

di chuyển vốn quốc tế. Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp
quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn”.
Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của
q trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế.
Vốn trong khái niệm này có thể được hiểu là tài sản hữu hình (máy móc, thiết
bị, quy trình cơng nghệ, bát động sản, các loại hợp địng và giáy phép có giá trị …)
hoặc tài sản vơ hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc
tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…).
Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngồi.
Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và
chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và
quản lí đối tượng đầu tư.

1.2. Đặc điểm của FDI:
- FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận
(theo cách phân loại ĐTNN của UNCTAD, IMF và OECD, FDI là đầu tư tư nhân)
Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi
tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và

các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích
tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
- Các chủ đầu tư nước ngồi phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định,
tùy theo luật đầu tư nước ngoài (tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp của bên
nước ngồi phài lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định)
- Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với doanh
nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp
và quản lý đối tượng hợp tác tùy thuộc vào mức vốn góp của các bên khi tham gia,
còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi thì người nước ngồi (chủ đầu tư)
có quyền quản lý hoàn toàn doanh nghiệp.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.
- Đầu tư trực tiếp nước ngồi được thực hiện thơng qua việc xây dựng doanh
nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát
nhập các doanh nghiệp với nhau.

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


4

- Đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn
liền với chuyển giao công nghệ, chuyền giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và
tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. Nhà đầu tư cùng với
việc đưa vốn cịn đưa cả cơng nghệ, bí quyết công nghệ, kỹ năng tiếp thị, quản lý,
đào tạo nhân công và các năng lực trong sản xuất kinh doanh cũng như trong vấn đề
quản lý doanh nghiệp cho nước tiếp nhận vốn. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu
tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà nó cịn bao gồm cả vốn
vay của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ

lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, đi
kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển
giao công nghệ và di cư lao động quốc tế. Di cư lao động quốc tế cũng góp phần
vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý của doanh nghiệp FDI.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh
quốc tế của các công ty đa quốc gia và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính
sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan
điểm hội nhập quốc tế về đầu tư, đây được coi là nhân tố kéo. Mặt khác, các công ty
đa quốc gia, trong chiến lược phát triển của mình sẽ mở rộng phạm vi hoạt động khi
có điều kiện phù hợp.
Bên cạnh những đặc điểm trên, FDI cịn có một số đặc điểm cơ bản sau:
- FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ: FDI do các nhà đầu tư hoặc doanh
nghiệp tư nhân thực hiện nên nó ít chịu sự chi phối của chính phủ, đặc biệt là nó ít
bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nước của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư so
với các hình thức di chuyển vốn quốc tế khác.
- FDI tạo một nguồn vốn dài hạn cho nước chủ nhà: FDI thường dài hạn nên
không dễ rút đi trong thời gian ngắn. Do đó nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một
nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ.
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư: Trong thời gian
đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư, thành viên hội
đồng quản trị và việc điều hành, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh được phân
chia theo tỷ lệ góp vốn. Quyền lợi của chủ đầu tư được gắn liền với lợi ích do đầu
tư mang lại.
- FDI là hình thức kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “chu kỳ tuổi thọ kỹ
thuật” và “nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật”. FDI sẽ giúp cho doanh nghiệp chuyển

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


5


giao được cơng nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình
độ phát triển thấp hơn và từ đó kéo dài được chu kỳ sản xuất.
- Các bên tham gia vào các dự án FDI thường có quốc tịch khác nhau và sử
dụng nhiều ngơn ngữ khác nhau. Vì mỗi quốc gia có ngơn ngữ riêng nên tất yếu
trong FDI sẽ có sự khác nhau về ngơn ngữ. Đặc điểm này địi hỏi phải sử dụng ngôn
ngữ quốc tế và ngôn ngữ nước sở tại trong các văn bản của dự án và trong quá trình
hoạt động của dự án.
- Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau: Một dự án
FDI càng có nhiều bên tham gia thì càng bị chi phối bởi nhiều điều luật khác nhau,
nhưng thông thường là sử dụng luật pháp của nước chủ nhà. Tuy nhiên, ở một mức
độ nào đó, sự hoạt động của các dự án vẫn bị chịu ảnh hưởng của luật pháp của các
nước bên tham gia đầu tư, luật quốc tế, luật khu vực. Vì vậy, trong quá trình hội
nhập và phát triển, các quốc gia phải ln ln có sự điều chỉnh và sửa đổi luật
pháp của mình sao cho ngày càng gần và phù hợp với thông lệ (practice) quốc tế.
Điều này một mặt sẽ tạo điều kiện cho sự mở rộng giao lưu kinh tế giữa các quốc
gia, mặt khác sẽ tránh được những tranh chấp, xung đột khơng đáng có trong q
trình hoạt động, quản lý các dự án FDI.
- Trong quá trình thực hiện các dự án FDI, có sự “cọ xát” giữa các nền văn hóa
khác nhau, sự “cọ xát” này địi hỏi cần có sự giao hịa văn hóa giữa các bên liên
quan từ đó có được sự hợp tác tốt đẹp. Điều này lý giải hiện tượng khi mới đầu tư
vào một thị trường nào đó, các nhà đầu tư nước ngồi thường lựa chọn hình thức
doanh nghiệp liên doanh để giảm bớt rủi ro, nhưng khi đã tìm hiểu và rõ hơn về thị
trường đầu tư thì họ lại có xu hướng đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi để
có thể tồn quyền quyết định mà khơng muốn có sự phụ thuộc hay tranh chấp trong
các quyết định đầu tư.

2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động FDI
2.1. Lý thuyết kinh tế vĩ mô
Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước ngồi của Mac Dougall:

Với giả thiết:
- Có 2 quốc gia, 1 nước phát triển và 1 nước đang phát triển
- Chỉ có hoạt động đầu tư của hai quốc gia trên, khơng có sự tham gia của nước thứ
3
- Sản lượng cận biên của hoạt động đầu tư giảm dần khi vốn đầu tư tăng

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


6

A

B

M

m
E

IA

NA
O

O1

2
P
Q

Sơ đồ : Mơ hình về lợi ích của FDI
Một nước phát triển có sản lượng cận biên thấp (thừa vốn) sẽ đầu tư sang một
nước đang phát triển có sản lượng cận biên cao (thiếu vốn)

Nước phát triển
Nước đang phát triển
Trước FDI
GDP=GNP=MO1QN
GDP=GNP=mO2Qn
Sau FDI
Vốn giảm, năng suất cận biên tăng
Vốn tăng, năng suất cận biên giảm
GDP=MO1PE
GDP=mO2PE
GDP=ENn do năng suất cận biên cao hơn, giảm tình trạng thâm dụng đất
GNP= MO1PE+PQEF
GNP=mO2PE-PQEF
GNP=EFN
GNP=EFn
FDI mang lại lợi ích cho cả 2 quốc gia do sử dụng vốn có hiệu quả hơn khi nó
được huy động từ nước này sang nước khác.
Ưu điểm: Mơ hình này đơn giản rõ ràng, chỉ ra 1 trong những lợi ích của FDI.
Nhược điểm: đơn giản, khơng đề cập đến các nhân tố khác ngồi vốn (ví dụ,
sự bành trướng, sự can thiệp của các chính phủ), chưa đề cập đến hết nguồn gốc của
FDI, FDI mới chỉ có một chiều từ nước phát triển sang nước đang phát triển =>
chưa giải thích được tính lưỡng cực của FDI.
Học thuyết của Mac Dougall mới chỉ trả lời được câu hỏi vì sao cần phải tiến
hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: để tăng năng suất cận biên của vốn.

2.1. Lý thuyết kinh tế vi mô:


Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


7

Nếu như các học thuyết vĩ mơ đứng trên góc độ quốc gia để xem xét lý thuyết
FDI thì các học thuyết vi mơ lại đứng trên góc độ các doanh nghiệp hoặc các ngành
kinh doanh.
2.1.1. Học thuyết về lợi thế độc quyền (Stephen Hymer - Mỹ)
Khi đầu tư ra nước ngồi, chủ đầu tư có một số bất lợi như: khoảng cách địa lý
làm tăng chi phí vận chuyển các nguồn lực (chuyển giao công nghệ), thiếu hiểu biết
về mội trường xa lạ làm tăng chi phí thơng tin, thiết lập mối quan hệ khách hàng
mới và hệ thống cung cấp mới cũng mất nhiều chi phí so với các công ty bản địa.
Tuy vậy họ vẫn nên tiến hành FDI khi họ có những lợi thế độc quyền (monogoly
rights), họ sẽ giảm được chi phí kinh doanh và tăng doanh thu so với các công ty
bản địa. Các lợi thế độc quyền đó có thể là cơng nghệ (tech innovation) hay nhãn
hiệu. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các
điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế độc quyền
này. Động lực chính trong việc ĐTNQ của các nhà đầu tư ở đây là vì họ có thể giữ
độc quyền khai thác kỹ thuật cốt lõi, chúng cũng chiếm vị thế độc quyền, ở các
nước chậm tiến.
2.1.2. Học thuyết nội bộ hoá (Internalization)
Theo học thuyết này, FDI tăng khi giao dịch bên trong cơng ty (Internal
Transaction) tốt hơn giao dịch bên ngồi công ty (Market Transaction), IT tốt hơn
MT khi thị trường khơng hồn hảo: khơng hồn hảo tự nhiên (khoảng cách giữa các
quốc gia làm tăng chi phí vận tải), khơng hồn hảo mang tính cơ cấu (rào cản
thương mại như các tiêu chuẩn về sản phẩm, về môi trường; các yêu cầu liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ (là một sản phẩm vơ hình mang tính thơng tin nên dễ bị
chia sẻ, khó bảo hộ và dễ bị đánh cắp…), công nghệ (cái không tồn tại như một thực

thể, khơng có giá, khơng chứng minh được, q khi nó mới..). Khi thị trường khơng
hồn hảo như vậy, người ta phải tạo ra thị trường bằng cách tạo ra Internal Market,
sử dụng tài sản trong nội bộ công ty mẹ – con, con – con. Ví dụ, nếu có vấn đề liên
quan đến việc mua các sản phẩm dầu lửa trên thị trường thi một doanh nghiệp có
thể quyết định mua một nhà máy lọc dầu. Lợi ích của việc nội bộ hoá là tránh được
độ trễ về thời gian, việc mặc cả khi mua bán và tình trạng thiếu thốn người mua.
Hay một ví dụ khác, một doanh nghiệp thép có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu
ngun liệu cung cấp và chi phí giao dịch cao khi phải mua quặng sắt từ nước
ngoài, đặc biệt khi doanh nghiệp này phải mua hàng ở một châu lục khác. Tuy
nhiên, khi doanh nghiệp này mua lại một công ty khai mỏ nước ngoài, tức là tiến

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


8

hành việc nội bộ hoá bao gồm cả việc mua ln quặng sắt và chi phí vận chuyển, nó
sẽ loại bỏ được tình trạng thiếu thốn nguyên liệu. Nội bộ hố phải có những lợi ích
lớn hơn chí phí phát sinh khi thành lập mạng lưới công ty mẹ – con thì mới được sử
dụng. Tuy nhiên lý thuyết này khơng giải thích lợi ích của nội bộ hố là gì (là lợi
thế độc quyền), nó rất chung chung, khơng đưa ra được các bằng chứng cụ thể và
rất khó kiểm chứng.
2.1.3. Lý thuyết chiết trung – Eclectic (Dunning - Đại học Needs Anh – học
giả nổi tiếng nhất về FDI trên thế giới)
Học thuyết này kế thừa tất cả những ưu điểm của các học thuyết khác về FDI.
Một cơng ty có lợi thế tiến hành FDI khi có OLI- Ownership Advantages , Location
Advantage (lợi thế riêng của đất nước – country specific advantages- CSA),
Internalization Incentives
Một mơ hình được xây dựng khá công phu của Dunning (1977, 1980, 1981a,
1981b, 1986, 1988a, 1988b, 1993), tổng hợp các yếu tố chính của nhiều cơng trình

khác nhau lý giải về FDI, và đề xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh
nghiệp có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp. Cách tiếp cận này được biết đến dưới
tên mô hình “OLI”: lợi thế về sở hữu, lợi thế địa điểm và lợi thế nội bộ hoá.
Lợi thế về sở hữu của một doanh nghiệp có thể là một sản phẩm hoặc một qui
trình sản xuất mà có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp
khác khơng thể tiếp cận, ví dụ như bằng sáng chế hoặc kế hoạch hành động
(blueprint). Đó cũng có thể là một số tài sản vơ hình hoặc các khả năng đặc biệt như
công nghệ và thông tin, kỹ năng quản lý, marketing, hệ thống tổ chức và khả năng
tiếp cận các thị trường hàng tiêu dùng cuối cùng hoặc các hàng hố trung gian hoặc
nguồn ngun liệu thơ, hoặc khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Dù tồn
tại dưới hình thức nào, lợi thế về quyền sở hữu đem lại quyền lực nhất định trên thị
trường hoặc lợi thế về chi phí đủ để doanh nghiệp bù lại những bất lợi khi kinh
doanh ở nước ngoài. Mặc dù các lợi thế về quyền sở hữu mang đặc trưng riêng của
mỗi doanh nghiệp, chúng có liên hệ mật thiết đến các năng lực về công nghệ và
sáng tạo và đến trình độ phát triển kinh tế của các nước chủ đầu tư.
Thêm vào đó, thị trường nước ngồi phải có lợi thế địa điểm giúp các doanh
nghiệp có lợi khi tiến hành sản xuất ở nước ngoài thay vì sản xuất ở nước mình rồi
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Các lợi thế về địa điểm bao gồm khơng chỉ
các yếu tố về nguồn lực, mà cịn có cả các yếu tố kinh tế và xã hội, như dung lượng
và cơ cấu thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, mơi

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


9

trường văn hố, pháp luật, chính trị và thể chế, và các qui định và các chính sách
của chính phủ.
Cuối cùng, MNE phải có lợi thế nội bộ hố. Nếu một doanh nghiệp sở hữu một
sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất và nếu việc sản xuất sản phẩm ở nước ngồi

có lợi hơn xuất khẩu hay cho th, thì cũng chưa chắc doanh nghiệp đã xây dựng
một chi nhánh ở nước ngoài. Một trong những cách lựa chọn khác là cấp license cho
một doanh nghiệp nước ngoài để họ sản xuất sản phẩm hoặc sử dụng qui trình sản
xuất. Tuy nhiên, do khó có thể tiến hành trao đổi các tài sản vơ hình này trên thị
trường, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sẽ được khai thác trong nội bộ doanh
nghiệp hơn là đem trao đổi trên thị trường. Đây chính là một lợi thế nội bộ hố.
Cách lý giải của mơ hình OLI rất dễ hiểu. Tại bất cứ thời điểm nào, các doanh
nghiệp của một nước, so với các doanh nghiệp của các nước khác, càng nắm giữ
nhiều các lợi thế về quyền sở hữu, thì họ càng có động cơ mạnh để sử dụng chúng
trong nội bộ hơn là phổ biến ra bên ngoài, họ càng tìm được nhiều lợi ích khi sử
dụng chúng ở một nước khác thì họ càng có động cơ để phát triển sản xuất ở nước
ngoài. Những thay đổi về vị trí của dịng FDI vào hoặc ra của một nước có thể được
giải thích bởi những thay đổi về lợi thế địa điểm so với các nước khác, và những
thay đổi trong chứng mực mà doanh nghiệp thấy các tài sản này nếu được sử dụng
trong nội bộ sẽ tốt hơn so với khi đem bán trên thị trường (Dunning 1993).
Cho đến nay mơ hình OLI của Dunning có thể coi là cách lý giải đầy đủ và
nhiều tham vọng nhất về FDI.
2.1.4. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product
life cycle - IPLC) của Raymond Vernon
Lý thuyết này được S. Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R. Vernon phát
triển một cách có hệ thống từ năm 1966.
Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc
tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò
của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích
quá trình quốc tế hố sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Ưu điểm của lý
thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép lý giải sự thay đổi theo ngành
hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về
công nghệ, trước tiên là đến các nước "bắt chước sớm", sau là đến các nước "bắt
chước muộn".
Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này rất đơn giản, đó là:


Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


10

+Mỗi sản phẩm có một vịng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào thải;
vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm.
+Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ độc
quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và do có lợi thế về quy mơ.
Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước
phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã
được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành
ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại
nước phát minh ra nó. Cụ thể vòng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : Sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh xem có
thoả mãn nhu cầu khách hàng khơng và được bán ở trong nước cũng là để tối thiểu
hoá chi phí. Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này khơng đáng kể. Người tiêu dùng chú
trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm. Qui trình sản xuất chủ
yếu là sản xuất nhỏ.
+ Giai đoạn 2 : Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các
đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được nhiều lợi
nhuận. Nhưng dần dần nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp
tục tăng. Xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy ở nước ngồi bắt đầu
được xây dựng (sản xuất mở rộng thơng qua FDI). Giá trở thành yếu tố quan trọng
trong quyết định của người tiêu dùng.
+ Giai đoạn 3 : Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa
trở nên thơng dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng
tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, các thị trường trong nước trì trệ, cần sử dụng lao động rẻ. Sản xuất

tiếp tục được chuyển sang các nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI. Nhiều
nước xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước (trong đó có nước phát minh ra
sản phẩm) nay trở thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì
sản phẩm sản xuất trong nước khơng cịn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường
quốc tế. Các nước này nên tập trung đầu tư cho những phát minh mới.
Các hạn chế của lý thuyết này:
Các giả thuyết mà lý thuyết này đưa ra căn cứ chủ yếu vào tình hình thực tế
của đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngồi trong những năm 1950-1960. Nhưng nó
khiến tác giả khơng thể lý giải được đầu tư của Châu Âu sang Mỹ. Còn về bản chất
của các phát minh, R. Vernon khơng phân biệt được các hình thức phát minh khác

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


11

nhau. Tác giả chỉ xem xét trường hợp duy nhất đó là những thay đổi về cơng nghệ
diễn ra đồng thời cả đối với đặc điểm của sản phẩm và qui trình sản xuất. J.M.
Finger (1975) phân biệt hai loại phát minh khác nhau đó là phát minh liên quan đến
đặc điểm sản phẩm và phát minh liên quan đến qui trình sản xuất và chỉ ra rằng xuất
khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng nhiều của sự khác biệt về sản phẩm chứ ít chịu ảnh
hưởng của những tiến bộ trong qui trình sản xuất. Về thời gian của vịng đời, không
nhất thiết các giai đoạn khác nhau phải diễn ra tuần tự trong một khoảng thời gian
quá ngắn. Vòng đời sản phẩm phải đủ dài để đảm bảo sự chuyển giao thực sự sản
xuất trên phạm vi quốc tế.
Trong các nghiên cứu sau, R. Vernon đã khẳng định rằng thời gian giữa khi
bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới ở Mỹ đến khi bắt đầu sản xuất ở nước ngoài liên
tục được rút ngắn trong giai đoạn 1945-1975. Ngày nay, khoảng thời gian này của
một nửa các sản phẩm tin học là chưa đến 5 năm; trong ngành hoá chất khoảng thời
gian này của một nửa các sản phẩm là chưa đến 10 năm. Việc giảm thời gian của

vịng đời sẽ đe doạ các vị trí đã có được và các yêu cầu về tiêu dùng và làm trầm
trọng hơn sự không ổn định. Lý thuyết của Vernon gặp nhiều khó khăn trong việc
giải thích sự di chuyển của một số hoạt động sản xuất như sản xuất các thiết bị theo
đó chu kỳ phụ thuộc vào nhu cầu của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng có liên
quan chứ không phụ thuộc trực tiếp vào dung lượng thị trường này (A. Cotta, 1970).
Quan sát này cho thấy một hạn chế quan trọng trật tự qui trình của các giai đoạn
trong vịng đời sản phẩm.

3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên
(gọi là bên hợp danh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho mỗi bên, để
tiến hành đầu tư vào Việt Nam mà khơng lập thành một pháp nhân.
Hình thức đầu tư này đã xuất hiện từ sớm ở Việt Nam nhưng đáng tiếc
cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho hình thức này.
Điều đó đã gây khơng ít khó khăn cho việc giải thích, hướng dẫn và vận dụng vào
thực tế ở Việt Nam. Ví dụ như có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh
với các dạng hợp đồng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư trực
tiếp nước ngồi tại Việt Nam.(như hợp đồng gia cơng sản phẩm, hợp đồng mau
thiết bị trả chậm vv...). Lợi dụng sơ hở này, mà một số nhà đầu tư nước ngoài đã

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


12

trốn sự quản lý của Nhà Nước. Tuy vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngồi dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản
phẩm .Các sản phẩm kỹ thuật cao địi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty
của nhiều quốc gia khác nhau. Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh

trong một tương lai gần xu hướng của sự phân công lao động chun mơn hóa sản
xuất trên phạm vi quốc tế.

3.2. Doanh nghiệp liên doanh
Là doanh nghiệp được hình thành giữa một bên là nước nhận đầu tư (nước
chủ nhà) với một bên là hoặc các bên nước ngoài trong đó các bên cùng đóng góp
vốn, cùng kinh doanh và hưởng quyền lợi nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn.
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp liên
doanh được thành lập theo hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp
nhân. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngồi hoặc các bên nước ngoài do các bên liên
doanh thoả thuận nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh
nghiệp liên doanh và trong q trình hoạt động khơng được giảm vốn pháp định.
Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư phổ biến được các nước chủ
nhà đặc biệt là các nước đang phát triển khuyến khích áp dụng bởi ưu điểm của hình
thức này là nước nhận đầu tư được tham gia vào điều hành quá trình kinh doanh do
đó tiếp thu được cơng nghệ tiên tiến đồng thời nâng cao được kinh nghiệm quản lý.

3.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá
nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự
quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngồi được thành lập theo hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư
cách pháp nhân.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là hình thức được các nhà đầu tư nước
ngồi ưa chuộng vì được tự mình quản lý và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư tạo
ra đồng thời giữ được các bí mật về cơng nghệ.
Ngồi ra, cịn có một vài dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước
ngoài áp dụng đối với các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
+ Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT): Với hình thức này,

các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng, kinh doanh cơng trình trong

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


13

một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Saukhi dự án kết
thúc, tồn bộ cơng trình sẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất cứ
một khoản tiền nào.
+ Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinhdoanh (BTO): Khác với hình thức
BTO, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình cho nước chủ nhà.
Chính phủ nước chủ nhà giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh cơng trình đó
trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
+ Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT): Với hình thức này, sau khi xây
dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho nước chủ nhà, nước chủ nhà
sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu
tư và có lợi nhuận hợp lý.

4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu
tư:
4.1. Tác động tích cực của FDI
4.1.1. Là nguồn hỗ trợ cho phát triển
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại
tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển.
Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái “vịng luẩn quẩn” đó là: Thu
nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả thu lại là thu
nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này
phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo ta kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình
trạng trì trệ của nghèo đói bởi lẽ khơng lựa chọn và tạo ra điểm đột phá chính xác.

Một mắt xích của “vịng luẩn quẩn” này.
Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước kém phát triển là vốn
đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới
công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động vv...Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập,
tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trơng chờ vào vốn nội bộ thì hậu
quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn
nước ngồi sẽ là một “cú hch” để góp ghần đột phá vào cái “vịng luẩn quẩn” đó.
Đặc biệt là FDI nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà khơng gây
nợ cho các nước nhận đầu tư. Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần
lợi nhuận thích đáng khi cơng trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa lượng

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


14

vốn này cịn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ. Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố
định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, cịn thời hạn vốn FDI thì linh
hoạt hơn.
Theo mơ hình lý thuyết “hai lỗ hổng” của Cherery và Stront có hai cản trở
chính cho sự ta của một quốc gia đó là: Tiết kiệm khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu
tư được gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”.Và thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương mại”.
Hầu hết các nước kém phát triển, hai lỗ hổng trên rất lớn. Vì vậy FDI góp phần
làm tăng khả năng cạnh tranhvà mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư,
thu một phần lợi nhuận từ các cơng ty nước ngồi, thu ngoại tệ từ các hoạt dộng
dịch vụ cho FDI.
4.1.2. Chuyển giao cơng nghệ
Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là cơng nghệ khoa học hiện đại, kỹ sảo

chun mơn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư
khơng chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà cịn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc
thiết bị, nhuyên vật liệu....(hay cịn gọi là cộng cứng) trí thức khoa hoạch bí quyết
quản lý, năng lực tiếp cận thị thường ...(hay còn gọi là phần mềm.) Do vậy đứng về
lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư. FDI có thể thúc
đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng cơng nghệ
cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với q trình cơng nghiệp hóa, dịch chuyển cơ
cấu kinh tế, ta nhanh của các nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệm quản lý,
kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư,
thơng qua những chương trình đào tạo và q trình vừa học vừa làm. FDI cịn mang
lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các
nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo
những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chun mơn để tham gia vào các cơng
ty liên doanh với nước ngồi.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình
độ kỹ thuật cơng nghệ của mình. Chẳng hạn như đầu những năm 60 Hàn Quốc còn
kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật, và các nước
khác mà năm 1993 họ đã trở thành những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới.
Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều cơng ty của nhiều quốc gia
khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công ghệ cho
nước nào tiếp nhận đầu tư. Thì đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


15

tiếp thu được các công nghệ thuận lợi nhất. Nhưng không phải các nước đang phát
triển được “đi xe miễn phí” mà họ phải trả một khoản “học phí” khơng nhỏ trong
việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ này.

4.1.3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn
thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh ta kinh tế. Đây cũng là điểm
nút để các nước đang phát triển khốt ra khỏi các vịng luẩn quẩn của sự đói nghèo.
Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thực hiện
chiến lược kinh tế mở của với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của các
nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo được
tốc độ tăng cao.
Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu
tư, nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động
cũng tăng lên theo. Vì vậy có thể thơng qua tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
ta kinh tế.
Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần tích cực thúc đẩy
ta kinh tế ở các nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác những
tiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển nền kinh tế.
4.1.4. Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế khơng chỉ địi hỏi của bản thân sự phát
triển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hứng quốc tế hóa đời sống kinh tế
đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động
kinh tế đối ngoại. Thông qua các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào q
trình phân cơng lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên
thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp
với sự phân công lao dộng quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù
hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư
nước ngoài. Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì: Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước
nhận đầu tư. Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng
trình độ kỹ thuật cơng nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng

suất lao động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. Ba là,

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


16

một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngồi, nhưng
cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.
4.1.5. Một số tác động khác
Ngoài những tác động trên đây, đầư tư trực tiếp nước ngồi cịn có một số tác
động sau:
Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việc
nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê đất ....
Đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước
tiếp nhận đầu tư. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra
các sản phẩm hướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc
phá triển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước đang phát triển.Ví dụ như
Singapore lên72,1%, Brazin là 37,2%, Mehico là 32,1%, Đài loan là 22,7%, Nam
Hàn 24,7%, Agentina 24,9%. Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu
tư trực tiếp nước ngồi cịn mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước. Đa số
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm. Đây gọi
là hiên tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển
hiện nay.
Về mặt xã hội, đầu tư trục tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới,
thu hút một khối lượng đáng kể người lao độngở nước nhận đầu tư vào làm việc tại
các đơn vị của đầu tư nước ngồi. Điều đó góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt
nạn thất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. Đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng khơng
có điều kiện khai thác và sử dụng được. Thì đầu tư trực tiếp nước ngồi đước coi là

chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề trên đây. Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài
tạo ra được các điều kiện về vốn và kỹ thuật, cho phép khai thác và sử dụng các
tiềm năng về lao động. Ở một số nước đang phát triển số người làm việc trong các
xí nghiệp chi nhánh nước ngồi so với tổng người có việc làm đạt tỷ lệ tương đối
cao như Singapore 54,6%, Brazin 23%, Mehico 21%. Mức trung bình ở nhiều nước
khác là 10%. Ở Việt Nam có khoảng trên100 nghìn người đang làm trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là con số khá khiêm tốn.
Tuy nhiên sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong nước nhận đầu tư thụ
thuộc rất nhiều vào chính sach và khả năng lỹ thuật của nước đó.

4.2. Tác động tiêu cực của FDI
4.2.1. Chuyển giao công nghệ

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


17

Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thơng qua kênh đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở phần trên,chểng ta đã đề cập đến một nguy cơ là nước tiếp nhận đầu tư sẽ
nhận nhiều kỹ thuật khơng thích hợp. Các cơng ty nước ngồi thường chuyển giao
những cơng nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ. Điều này cũng có thể giải
thich là: Một là, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên
máy móc cơng nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Vì vậy họ thường chuyển giao
những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi
mới sản phẩm, nâng cao chát lượng của sản phẩm của chính nước họ.Hai là, vào
giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sự dụng
lao động.Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả là
giá thánhản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay đổi cơng nghệ bằng những cơng nghệ
có hàm lượng cao để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc

hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là:
Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó
nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên
doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.
Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các cơng ty nước ngồi bị cưỡng chế
phải bảovệ mơi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát
triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngồi họ muốn xuất khẩu mơi trường sang các
nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường khơng hữu hiệu.
Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất caovà do đó sản phẩm của các nước
nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Thực tiễn cho thấy, tình hình chuyển giao cơng nghệ của các nước công
nghiệp sang các nước đang phát triển đang cịn là vấn đề gay cấn.Ví dụ theo báo cáo
của ngân hàng phát triển Mỹ thì 70% thiệt bị của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu
từ các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu.Cũng tương tự, các trường hợp
chuyển giao công nghệ ASEAN lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra nên đã bị
nhiều thiệt thịi.
Tuy nhiên, mặt trái này cũng một phần phụ thuộc vào chính sách cơng nghệ
của các nước nhận đầu tư. Chẳng hạn như Mehico có 1800 nhà máy lắp ráp sản
xuất của các công ty xuyên gia của Mỹ. Mội số nhà máy này được chuyển sang
Mehico để tránh những quy định chặt chẽ về môi thường ở Mỹ và lợi dụng những
khe hở của luật môi trường ở Mehico.
4.2.2. Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


18

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc
gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh

tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các
cơng ty xun qc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngồi có đóng góp phần vốn bổ sung
quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho
các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là
những bên đối tác nươc ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các cơng ty
này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu
càng dựa nhiều vào đầu tuu trực tiếp nước ngồi, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế
vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn . Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào
đầu tư trực tiếp nước ngồi thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo. Sự
phồn vinh có được bằng cái của người khác.
Nhưng vấn đề này có xảy ra hay khơng cịn phụ thuộc vào chính sách và khả
năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật
và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngồi mà nhanh chịng
phát triển cơng nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường
tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai
trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các cơng ty đa quốc gia.
4.2.3. Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa khơng thích hợp
Một là: Chi phí của việc thu hút FDI
Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu
tư như là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự
án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và
một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay
trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan.... Và như vậy đơi khi lợi
ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. Thế mà, các nhà
đầu tư cịn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào. Các nhà đầu
tư thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết bị
mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các
nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế
mà họ kiếm được. Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào
thị trường. Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước

chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn.

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


19

Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ sảy ra khi nước chủ nhà thiếu thơng tin, trình
độ kiểm sốt, trình độ quản lý, trình độ chun mơn yếu, hoặc các chính sách của
nước đó cịn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được.
Hai là: Sản xuất hàng hóa khơng thích hợp
Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa khơng thích hợp cho
các nước kém phát triển, thậm chí đơi khi cịn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe
con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích dùng thuốclá, thuốc
trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng vv...
4.2.4. Những mặt trái khác
Trong một số các nhà đầu tư khơng phải khơng có trường hợp hoạt động tình
báo, gây rối an ninh chính trị. Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn
biến hịa bình”. Có thể nói rằng sự tấn cơng của các thế lực thù địch nhằm phá hoại
ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư ln diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi và
xảo quyệt. Trường hợp chính phủ Xanvado Agiende ở Chile bị giật dây lật đổ năm
1973 là một ví dụ về sự can thiệp của các công ty xuyên quốc gia ITT(công ty viễn
thơng và điện tín qc tế) và chính phủ Mỹ cam thiệp công việc nội bộ của Chile.
Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào
những nơi có lợi nhất. Vì vậy khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất
cân đối giữa các vùng,giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối này có thể gây ra
mất ổn định về chính trị. Hoặc FDI cũng có thẻ gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.
Những người dân bản xứ làm thuê cho các nhà đầu tư có thể bị mua chuộc, biến
chất, thay đổi quan điểm, lối sống và nguy cơ hơn là họ có thể phản bội Tổ Quốc.
Các tệ nãnã hội cũng có thể tăng cường với FDI như mại dâm, nghiện hút....

Những mặt trái của FDI khơng có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơ
bản của nó mà chúng ta chỉ lưu ý rằng không nên quá hy vọng vào FDI và cần phải
có những chính sách, những biện pháp kiểm sốt hữu hiệu để phát huy những mặt
tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Bởi vì mức độ thiệt hại của FDI gây
ra cho nước chủ nhà nhiều hay ít lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực,
trình độ quản lý, trình độ chun mơn của nước nhận đầu tư.

II. Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm thu hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể hiểu là các biện pháp tác
động, các chính sách ưu đãi của địa phương nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ,

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ


20

kỹ năng quản lý từ các đơn vị, tổ chức nước ngồi thơng qua hình thức đầu tư trực
tiếp vào địa phương đó.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FDI trên
phương diện là nước tiếp nhận đầu tư
2.1. Quy mô, cấu trúc và giới hạn của thị trường
Khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì các yếu tố thuộc về mơi trường kinh tế
của nước tiếp nhận đầu tư là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu mà các
nhà đầu tư xem xét đến.
Thứ nhất, các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các
yếu tố như quy mơ thị trường và thu nhập bình qn đầu người; tốc độ tăng trưởng
của thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc
biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường. Đối với các chủ

đầu tư muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì quy mơ thị trường của nước
nhận đầu tư là một yếu tố rất quan trọng khi chủ đầu tư cân nhắc để lựa chọn địa
điểm đầu tư. Một nước với dân số đơng, GDP bình qn đầu người cao, GDP tăng
trưởng với tốc độ cao, sức mua lớn sẽ có sức hấp dẫn đối với FDI vì đem lại cho
chủ đầu tư cơ hội tăng thị phần và lợi nhuận.
Thị trường trong nước nhận đầu tư cũng rất quan trọng đối với các chủ đầu tư
là các hãng cung ứng dịch vụ. Lý do chính trong trường hợp này khơng phải vì hàng
rào thuế quan hay phi thuế quan mà do tính đặc thù của sản phẩm dịch vụ là không
thể vận chuyển sản phẩm từ nước này sang nước khác, từ nơi này sang nơi khác.
Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu dịch vụ ở nước ngồi các cơng ty dịch vụ phải
thiết lập các cơ sở cung ứng ở chính nước đó.
Thứ hai, bên cạnh thị trường trong nước, các chủ đầu tư nước ngoài ngày càng
quan tâm nhiều hơn đến khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của hàng
hóa sản xuất ra tại nước nhận đầu tư. Trong xu thế tăng cường liên kết kinh tế quốc
tế và khu vực ngày nay, những nước tham gia vào nhiều các liên kết quốc tế sẽ có
lợi thế trong thương mại quốc tế vì hàng hóa từ nước này xuất khẩu sang các nước
thành viên khác trong liên kết sẽ được hưởng chế độ thương mại ưu đãi hơn hàng
hóa từ các nước khơng phải thành viên chảy vào. Chính vì vậy chủ đầu tư nước
ngoài chỉ cần đầu tư vào một nước có tham gia vào nhiều các liên kết kinh tế khu
vực và thế giới sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn rất nhiều thị

Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại tỉnh Phú Thọ



×