Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thực trạng của tình hình tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội (2003-2009).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.49 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
I.Tính cấp thiết của đề tài.
II. Tình hình nghiên cứu.
III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
V. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
VI. Cơ cấu của đề tài.(Đề cương)
1. Thực trạng của tình hình tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán hàng giả
trên địa bàn thành phố Hà Nội (2003-2009).
a. Tội phạm rõ.
b. Tội phạm ẩn.
c. Chỉ số tội phạm.
d. Thông số về thiệt hại.
2. Diễn biến của tình hình tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán hàng giả
trên địa bàn thành phố Hà Nội (2003-2009).
3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán
hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội (2003-2009).
a. Cơ cấu.
b. Tính chất.
VII. Kết luận.
I.Tính cấp thiết của đề tài.
Sự xuất hiện hàng giả đã có từ lâu và luôn là mối quan tâm lo lắng của
nhiều người, cả nhà sản xuất lẫn hàng chục triệu người tiêu dùng trên thế giới.
Tuy trước đây nạn hàng giả chỉ mang tính thủ công nhất thời, nhưng nay nó
đã trở nên một hiện tượng có tính chất toàn cầu. Hàng giả không những gây
thiệt hại về tiền của, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của con người mà còn
gây rối loạn trật tự kinh tế thị trường, giá cả, kìm hãm sự phát triển sản xuất
và lưu thông hàng hóa. Hàng giả trực tiếp gây thiệt hại cho người tiêu dùng
và làm điêu đứng các nhà sản xuất chân chính. Đối với Việt Nam chúng ta và
riêng trên địa bàn thủ đô Hà Nội, hàng giả hơn bao giờ hết đang tràn lan khắp
nơi, đủ các chủng loại từ hàng cao cấp đến hàng bình dân, len chân vào từ


những quầy hàng quốc doanh lẫn tư nhân, thậm chí cả trong các khu thương
mại sầm uất. Hầu như ngày nào các lực lượng Quản lý thị trường cũng phát
hiện và xử lý các vụ việc về hàng gian, hàng giả trên thị trường. Có thể lấy ví
dụ như việc thành phố Hà Nội đã từng phát hiện ngay tại Tràng Tiền Plaza
bán túi sách hiệu L.V giá hàng triệu đồng một chiếc nhưng cũng là hàng giả
xuất xứ từ Trung Quốc. Hoặc ngay ở một số xã ở ngoại thành Hà Nội cũng có
tổ chức sản xuất bánh kẹo dán các nhãn hiệu Bảo Ngọc, Hải Hà, Kinh Đô…
và hàng may mặc giả các nhãn hiệu May 10, Thành Công, Nhà Bè, thậm chí
là cả nhãn của Anh, Pháp, ý…
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn đang là một lực cản lớn đối với sự phát
triển kinh tế của nước ta. Tuy nhà nước ta vào các thời kì khác nhau đã có
những ghi nhận nhất định trong luật những quy định về hàng giả nhằm cấm
đoán và xử lý các hành vi có liên quan tới vấn đề này nhưng việc áp dụng
trong thực tiễn ra sao vẫn cần nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hơn.
II. Tình hình nghiên cứu.
2
Trong thời gian vừa qua đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về
tình hình tội phạm này. Chẳng hạn như: Trần Văn Độ (1999), “Các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, 2000, Số 6; Ngô Như Quỳnh, “Một số vấn đề về nhãn
hiệu hàng hóa nổi tiếng”, Tạp chí Luật học, Số 2/2001; Nguyễn Phan Khiêm
(2000), “Hàng giả nỗi lo chưa giảm”, Tạp chí người bảo vệ công lý, 2000, Số
23; Lê Quang Bình (1999), “Nâng cao hiệu quả pháp luật trong đấu tranh
chống hàng giả, buôn bán hàng giả ở Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
1999, Số 8; Đề tài “Tội phạm kinh tế trong quá trình chuyển sang cơ chế thị
trường” , đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX – 04 – 14 do Bộ Công
an chủ trì và các bài viết khác về tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả.
Trước kia vấn đề này ít giành được quan tâm nghiên cứu. Trước và sau khi
Pháp lệnh ngày 30/6/1982 của Hội đồng Nhà nước về trừng trị các tội đầu cơ,
buôn lậu, buôn bán hàng giả được ban hành, các tội sản xuất hàng giả và buôn

bán hàng giả được nghiên cứu chung với một số tội phạm kinh tế như “Tội
đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép” của tác giả Vũ Thiện
Kim (Nhà xuất bản pháp lý 1983). Và sau khi BLHS được ban hành, trong
các cuốn giáo trình luật hình sự, bình luận khoa học LHS, trong các tạp chí
chuyên ngành, tội sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả cũng được nghiên
cứu như là một chế định hình sự nhưng nhìn chung chưa được sâu và có hệ
thống. Ngoài ra, trên thực tế cho đến nay có rất ít các bài viết, công trình
nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, tỉ mỉ và có hệ thống về tội làm hàng
giả, tội buôn bán hàng giả.
III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về hàng giả là một đề tài tương đối rộng, thực tiễn
đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết một cách thấu đáo. Tuy nhiên trong phạm
vi bài viết này em chỉ đề cập đến tội phạm về hàng giả dưới góc độ tình hình
tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Hà Nội từ năm 2003 đến năm
2009. Do đó, việc nghiên cứu chủ yếu sẽ là những nội dung của tình hình tội
3
sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Hà Nội từ năm 2003 đến 2009 bao
gồm: Thực trạng, diễn biến và cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm này.
Ngoài ra, do không có điều kiện phân tích hai tội sản xuất hàng giả và buôn
bán hàng giả một cách độc lập, riêng rẽ nên số liệu hai tội này sẽ được tổng
hợp chung (cùng được quy định trong BLHS).
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu có thể kể đến như
phương pháp luật học so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê,
phương pháp điều tra xã hội học… trong đó phương pháp được dùng chủ yếu
và đặc trưng nhất là phương pháp thống kê.
V. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Mục đích: Việc nghiên cứu tình hình tội sản xuất, buôn bán hàng giả
không chỉ giúp cho nhận diện “bức tranh” về tội phạm này được rõ nét, tìm ra
được quy luật vận động của tội phạm mà còn giúp cho việc dự đoán (tuy chỉ

là tương đối) xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo, từ đó
giúp cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm của cơ quan chức
năng sát với thực tiễn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tội sản xuất, buôn bán hàng
giả trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2009 nhằm làm rõ
các nội dung bao gồm: thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình
tội phạm này, từ đó có những biện pháp khả thi đấu tranh phòng chống các tội
phạm này trong giai đoạn hiện nay và tương lai, nhằm đẩy lùi tiến tới xóa bỏ
hiện tượng này.
VI. Cơ cấu của đề tài.(Đề cương)
1. Thực trạng của tình hình tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán hàng giả
trên địa bàn thành phố Hà Nội (2003-2009).
a. Tội phạm rõ.
4
- Thống kê tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố
Hà Nội (2003-2009)
+ Đưa ra được bảng thống kê và số liệu theo các nội dung sau đây:
Bảng 1:
Năm
Số vụ án đã xét xử Số bị cáo
Số vụ Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
Bảng 2:
Năm Số vụ bị phát hiện Số vụ đã xét xử Tỷ lệ %
+ Nhận xét về các số liệu được đưa ra như xu hướng tăng giảm về số người và
số vụ theo từng năm…
+ Nhận xét về tỷ lệ giữa số vụ bị phát hiện và số vụ đã xét xử để thấy được
phần chìm cũng như mức độ nghiêm trọng của các tội sản xuất, buôn bán
hàng giả.
- So sánh tội phạm sản xuất hàng giả (SXHG), tội phạm buôn bán hàng giả
(BBHG) với tội phạm chung trên địa bàn thành phố Hà Nội (2003-2009)

+ Đưa ra được bảng thống kê và số liệu theo các nội dung sau:
Năm
Số vụ tội phạm Số người phạm tội
TP
chung
Tội
SXHG,
BBHG
Tỷ lệ %
TP
chung
Tội
SXHG,
BBHG
Tỷ lệ %
+ Nhận xét về số liệu được đưa ra như sự tăng giảm về số vụ và số người qua
các năm, tỉ lệ giữa số vụ và số người về tội phạm sản xuất hàng giả, buôn bán
hàng giả so với tội phạm chung trên địa bàn Hà Nội.
+ Đánh giá: Việc chỉ dựa vào các con số thống kê chưa thể phản ánh đầy đủ
thực trạng của tội phạm. Bởi ngoài yếu tố này cần phải chú ý tới tình trạng vi
phạm pháp luật trên thực tế xảy ra. Nó có thể được phản ánh bằng rất nhiều
nguồn như: Các báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng khác có liên
quan mà không phải là cơ quan pháp luật như cơ quan quản lý thị trường,
5

×